Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1: Con rồng cháu tiên (truyền thuyết)

II. Tìm hiểu chi tiết.

1. Giới thiêu LLQ và ÂC.

- Nguồn gốc:

+ Lạc Long Quân: vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sống ở nơi biển cả.

+ Âu Cơ: con vua Thần Nông, dòng Tiên, sống ở non cao.

=> Cao quý.

- Hình dạng:

+LLQ: Thần mình rồng

+ ẨC: Xinh đẹp tuyệt trần

=> Kì lạ

-Tài năng:

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1: Con rồng cháu tiên (truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giaó viên: Thiều Ngọc Trâm NGỮ VĂN 6-1 TIẾT 1: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) A. Mục tiêu 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ B. Chuẩn bị 1. Giaó viên - SGK, sách giáo viên, giáo án đã soạn - Tranh minh họa, các tài liệu tham khảo 2. Học sinh - Soạn bài trước khi đến lớp - Sách giáo khoa, vở ghi, vở soạn. C. Tiến trình dạy học 1. Giới thiệu bài mới: - Trong chương trình văn bản của lớp 6 kì 1 này, cô trò chúng ta sẽ được tìm hiểu một thể loại văn học rất gấn gũi với người dân Việt Nam chúng ta, đó chính là thể loại truyền thuyết. Ở bài học ngày hôm nay thì cô và các con sẽ được hiểu rõ hơn về thể loại này. Các con hãy hướng lên hình ảnh: - GV đưa hình ảnh Ai có thể cho cô biết bức hình trên mô phỏng lại câu chuyện gì? À đúng rồi đó chính là hình ảnh của Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng những người con của mình. Nhắc đến giống nòi, mỗi người Việt Nam đều rất tự hào về nguồn gốc cao quí của mình - nguồn gốc Tiên, Rồng, con Lạc cháu Hồng. Vậy tại sao muôn triệu người Việt Nam từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền biển đến rừng núi lại cùng có chung một nguồn gốc như vậy. Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ về điều đó. 2. Dạy học bài mới. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Đọc, tìm hiểu chung. -GV hướng dẫn cách đọc, đọc mẫu, gọi HS đọc nối và nhận xét Yêu cầu giọng đọc: Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng. Giọng của LLQ: ân cần, chậm rãi. Giọng của ÂC: lo lắng, than thở - Hãy kể tóm tắt câu truyện từ 5-7 câu? GV có thể đưa tranh ảnh để HS dựa vào tóm tắt *Tóm tắt LLQ và ÂC gặp nhau và nên duyên vợ chồng. ÂC mang thai và sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 1ô người con trai hồng hào khoẻ manh. LLQ không thể sông lâu trên cạn nên đành từ biệt vợ mang theo 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo mẹ lên non. Người con cả được tôn lên làm vua, lấy hiệu là vua Hùng, lập nước là Văn Lang. - GV yêu cầu HS theo dõi chú thích (*) trong SGK + Cho biết truyện CRCT thuộc thể loại văn học nào? Có những đặc điểm gì? HS dựa vào chú thích trả lời -GV nhấn mạnh: Truyền thuyết có tính truyền miệng, nhân vật và sự kiện lịch sử mang yếu tố tưởng tượng kì ảo - GV giới thiệu tp: Văn bản CRCT thuộc nhóm các truyện truyền thuyết thời Hùng Vương giai đoạn đầu. -Gỉai thích từ khó bỏ qua GV yêu cầu HS giải thích các từ: Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh, Thần nông, tập quán. - Theo em, câu truyện có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì? 3 phần. I. Đọc, tìm hiểu chung. 1. Đọc, tóm tắt. 2. Thể loại: truyền thuyết. - Là một loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật LS. 3. Bố cục: 3 phần. - Phần 1: Từ đầu à Long Trang: giới thiệu LLQ và ÂC - Phần 2: Tiếp theoà lên đường: Chuyện sinh nở kì lạ của ÂC và cuộc chia tay, chia con. - Phần 3: Còn lại: giải thích nguồn gốc con Rồng cháu Tiên. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết. - Theo dõi đoạn 1, hãy tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kì lạ, cao quý về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ? -HS dựa vào SGK để trả lời - Tại sao tác giả dân gian không tưởng tượng LLQ và Âu cơ có nguồn gốc từ các loài khác mà tưởng tượng LLQ nòi rồng, Âu Cơ dòng dõi tiên? Điều đó có ý nghĩa gì? GV bình: Việc tưởng tượng LLQ và Âu Cơ dòng dõi Tiên - Rồng mang ý nghĩa thật sâu sắc. Bởi rồng là 1 trong bốn con vật thuộc nhóm linh mà nhân dân ta tôn sùng và thờ cúng. Còn nói đến Tiên là nói đến vẻ đẹp toàn mĩ không gì sánh được. Tưởng tượng LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên phải chăng tác giả dân gian muốn ca ngợi nguồn gốc cao quí và hơn thế nữa muốn thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi của dân tộc VN ta.? Vậy qua các chi tiết trên, các con thấy hai nhân vật LLQ và Âu Cơ hiện lên như thế nào? -Các nhân vật này có thật hay không có thật? 2 nhân vật được xây dựng từ trí tưởng tượng phong phú của nhân dân về sự kì lạ, tài năng phi thường. Bình: Sự tương đồng về nguồn gốc cao quý, tài năng, công đức của LLQ và ÂC. Qua đó chúng ta thấy nhân dân từ xưa đã đề cao sự cao quý trong nguồn gốc của dân tộc- Cha rồng mẹ Tiên - Cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên nhưng tất yếu giữa LLQ và ÂC. Một người từ chốn biển khơi, một người ở chốn non cao gặp nhau và kết hôn, đó là sự kết hợp giữa 2 yếu tố quan trọng: Đ và N để tạo nên Đất nước như ngày hnay. Để sông núi nối liền 1 mạch, để đât liền nối lại với vùng biển đảo xa xôi. Sự kết hợp tuyệt vời những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người, của hai giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và phi thường. Đây chính là cuộc gặp gỡ khởi đầu, khai sinh cho cội nguồn dân tộc VN ta sau này II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Giới thiêu LLQ và ÂC. - Nguồn gốc: + Lạc Long Quân: vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sống ở nơi biển cả. + Âu Cơ: con vua Thần Nông, dòng Tiên, sống ở non cao. => Cao quý. - Hình dạng: +LLQ: Thần mình rồng + ẨC: Xinh đẹp tuyệt trần => Kì lạ -Tài năng: +LLQ: Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn +ÂC: Góp phần dạy dân cách cấy trồng, chăn nuôi =>Phi thường. Xuất thân cao quý, có nhiều tài năng, công đức với nhân dân. *Sự gặp gỡ tất yếu -> Kết hôn: Đất + Nước- Đât Nước. Vậy đây chính là phần tìm hiểu đầu tiên- giới thiệu về cha rồng mẹ tiên LLQ và Âu Cơ. Và cuộc hôn nhân giữa thần linh và tiên nữ đã đơm hoa kết trái, Âu Cơ mang thai và sinh ra bọc trăm trứng. Cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vào phần 2: - Tìm chi tiết cho thấy cuộc sinh nở của ÂC vô cùng kì lạ? -> Sự sinh hạ kì lạ nhưng cũng dễ lí giải bởi đây là cuộc bén duyên giữa những con người với phâm chất phi thường. * Thảo luận nhóm bốn: -Bọc trăm trứng có ý nghĩa gì? - Lí giải bọc trăm trứng: +Quan niệm truyền thống của cha ông xưa: ước mong con đàn cháu đống, các con đều khỏe mạnh, khôn lớn, mau ăn mau lớn. +XH nông nghiệp lúa nước: cần lao động, đặc biệt là lao động nam giới để gánh vác cv đồng áng. (Lưu ý so sánh sự khác nhau đối với bây giờ) - Tại sao những người con lại sinh ra trong cùng 1 bọc mà kp là trăm lần khác nhau? Dụng ý dân gian nhằm khẳng định: Trăm người con sẽ đi thành trăm hướng trở thành 54 dtoc anh em. Dù mỗi dt có 1 ngôn ngữ, phong tục tập quán, địa bàn cư trú khác nhau nhưng đều do mẹ Âu Cơ đẻ ra, đều đc nuôi lớn từ bọc trăm trứng. Nhân dân ta đều là anh em một nhà. - Lí giải từ: Đồng bào. Đồng: cùng, Bào: bọc=> Những con người sinh ra trong cùng một bọc. Vậy từ chi tiết này chúng ta đã hình thành một dấu hiệu ngôn ngữ, trở thành một từ thân thương để gọi những con người có chung một mẹ, có chung một huyết thống, cội nguồn. Đó là tình dt, tình anh em, nghĩa đồng bào sâu nặng của chúng ta. Do đó là anh em nên chúng ta phải biết đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để đất nước thêm giàu mạnh. * Câu hỏi về nhà: Lý giải vì sao ÂC lại sinh ra bọc trăm trứng chứ không phải sinh ra con như người bình thường? *HS thảo luận: -Vì sao Lạc Long Quân và ÂC đang chung sống hạnh phúc mà lại có quyết định chia con? +Chia con để cai quản bốn phương để cai quản đất đai, khai hoang ruộng đồng biển cả. - Hai người chia con ntn và việc chia con như vậy để làm gì?( thảo luận nhóm bốn) GV bình: LLQ và ÂC chia con ra để gia đình lớn thêm, để mạnh thêm, để phát triển thành đất nước, sản xuất thêm thuận lợi trù phú. Đây là sự tưởng tượng dựa trên sự phát triển của cộng đồng dân tộc thời cổ xưa, thời điểm cần mở mang đất nước về hai hướng: Biển và Rừng, để khai khẩn ruộng hoang, đồi núi, biển xa; mong muốn của nhân dân ta thời cổ xưa về việc mở rộng lãnh thổ, khẳng định chủ quyền,v.v. .Tuy vây trên hết vẫn là sự đoàn kết, phong phú của cộng đồng người sinh sống trên đất nước VN. 2. Chuyện sinh nở kì lạ và cuộc chia tay giữa LLQ và Âu Cơ. *Chuyện sinh nở. - Sinh ra bọc trăm trứng-> Nở thành trăm người con hồng hảo khỏe mạnh - Bọc trăm trứng: chi tiết lạ +Uớc mong: con đàn cháu đống/ XH Việt cổ mong có thêm lao động lo việc đồng áng. + Khẳng định nguồn gốc chung cao quý của dân tộc ta. Đồng bào: cùng một bọc. *Cuộc chia tay và chia con. - Nguyên nhân: + Khách quan(thực tế): Đất- Nước không hợp. + Chủ quan: khai hoang, mở mang lãnh thổ. -Chia con: +50 con theo cha xuống biển +50 con theo mẹ lên rừng. +100 con -> Gia đình -> Quốc gia à Giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Phản ánh nhu cầu khai phá và gây dựng các miền đất nước. Thể hiện tinh thần đoàn kết - Câu truyện kết thúc như thế nào? - Phần cuối truỵen cho các con biết thêm gì về xã hôi, phong tục tập quán của người Việt cổ? ( Đoàn kết, gắn bó lẫn nhau, các vua Hùng nối nghiệp theo kiểu cha truyền con nối,.v.v..) - Vậy theo câu truyện trên thì người VN chúng ta là con cháu của ai? => XH các vua Hùng là 1 XH văn hóa dù còn sơ khai nhưng đã giải thích, suy tôn nguồn gốc chung cao quy của dân tộc VN, biểu hiện tinh thần đoàn kết, mong muốn gắn bó dân tộc của nd ta từ xa xưa, bồi đắp cho sức mạnh tinh thần cho đất nước 3. Nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. - Các vua Hùng nối nghiệp, đặt tên nước là Văn Lang. - Văn Lang: đất nước tươi đẹp, sáng ngời. => Đề cao nguồn gốc cao quý của nhân dân VN, biểu hiện ý nguyện thống nhất của dân tộc. Trong truyện có bn chi tiết kì ảo? Chúng có tác dụng gì? Là chi tiết không có thật được tác giả dân gian sáng tạo ra nhằm mục đích nhất định, tạo sự hấp dẫn cho truyền thuyết. Trong văn học dg chi tiết tưởng tượng kì ảo gắn liền vs tín ngưỡng của người xưa về thế giới, vè sự đan xen giữa thế giới thần linh và con người,.v.v..giải thích ước mơ chinh phục, khám phá tự nhiên của con người thuở sơ khai. Vậy qua câu truyện trên, các con rút ra được ý nghĩa gì? HS tự do trả lời HS đọc phần ghi nhớ 4. Ghi nhớ: SGK/ 8 HĐ 4: Hướng dẫn hs luyện tập HS làm bài và trình bày trên lớp HS nhận xét, giáo viên bổ sung. III. Luyện tập 4. Củng cố. hướng dẫn về nhà. - Nêu lại khái niệm truyền thuyết, chi tiết kì ảo - Hoàn thành phần tóm tắt truyện, nắm được ý nghĩa của truyện. - Chuẩn bị bài đọc thêm: Bánh chưng, bánh dày( theo câu hỏi hướng dẫn và tìm hiểu về hai loại bánh trong đời sống của nhân dân ngày nay).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxki 1_12403957.docx
Tài liệu liên quan