Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 25

Bài 3 - Tiết 12

SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự

- Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự

2. Kỹ năng

- Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự

- Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể

3. Thái độ

- HS có ý thức tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự

4. Năng lực

- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch bài học, bảng phụ ghi mẫu

2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định tổ chức lớp

2. Kiểm tra bài cũ

? Nêu đặc điểm của nhân vật và sự việc trong bài tự sự?

- Sự việc trong văn tự sự trình bày một cách cụ thể.

- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp cho thể hiện được tư tưởng con người kể.

- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản.

 

doc123 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nêu và giải quyết vấn đề, bình giảng. - Thời gian: 30 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV gọi hs đọc: Một hôm......thần nước đành rút quân về. ? Đoạn truyện trên kể về sự việc gì? ? NV Sơn Tinh và Thủy Tinh được người xưa giới thiệu qua những chi tiết nào? Sơn Tinh Vùng núi Tản Viên có tài lạ, vẫy tay về phía Đông, phía đông nổi cồn bãi. Vẫy tay về phía Tây, phía tây mọc dãy núi đồi. Là chúa miền non cao. Thủy Tinh Ở miền biển, tài năng cũng không kém, gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Chúa vùng nước thẳm ? Em có nhận xét gì về những chi tiết trên? Chi tiết nghệ thuật tưởng tưởng kỳ ảo. ? Từ những chi tiết trên em thấy 2 vị thần là người như thế nào? GV: Bằng trí tưởng tượng phong phú với những chi tiết ng.thuật tưởng tượng, kỳ ảo, người xưa đã dựng lên mọt cảnh thi tài sinh động, hấp dẫn tạo không khí cho truyện. đến đây ta càng thây rõ tài phép của 2 thần ngang nhau. Điều này khiến cho Vua Hùng băn khoăn, người đọc cũng băn khoăn, theo dõi xem vua Hùng sẽ lựa chọn được vị thần nào, xứng đáng được mặc chiêc áo phò mã. ? Ai là người sẽ lấy được Mỵ Nương? - ST mang đủ lễ vật đến trước và rước Mỵ Nương về núi. Điều này gây lên cơn cuồng ghen của thần biển. Đây là cuộc đánh ghen chưa từng có trong c/đời như trong vh. ? Với tài năng của 2 thần, em hình dung cuộc giao tranh này sẽ ntn? - Rất dữ dội và quyết liệt. ? Trong cuộc giao tranh, TT đã thể hiện sức mạnh ghê gớm của mình ntn? - Hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên ? Người xưa đã tưởng tượng ra sức mạnh ghê gớm của TT nhằm phản ánh điều gì xảy ra trong cuộc sống? - Nhằm hình tượng hoá sức mạnh của mưa, gió , bão. Hiện tượng bão lụt thường xuyên xảy ra ở đồng bằng sông Hồng vào mùa hè hàng năm. - GV: TT đã biến sự trả thù cá nhân thành mối hận thù làm hại sinh linh, cây cỏ. TT là vị thần độc ác, tượng trưng cho sức mạnh của tn. ? ST đã tỏ rõ sức mạnh thần kỳ của mình ntn trong cuộc giao tranh? Không hề nao núng... Nước dâng cao bao nhiêu.... ? Theo em chi tiết: nước sông .....có ý nghĩa ntn? - Thần nước không bao giờ thắng được thần núi -> Ước mơ của người xưa muốn chinh phục tự nhiên, chiến thắng nạn lũ lụt để có cuộc sống bình yên. ? Tác giả dân gian đã xây dựng hình tượng ST, TT bằng nghệ thuật gì? - Tgdg đã xd hình tượng ST,TT bằng chi tiết kỳ ảo, tưởng tượng độc đáo nhưng đầy ý nghĩa. ?Truyện nhằm giải thích hiện tượng gì trong tn? - Hiện tượng lũ lụt ở lưu vực sông Hồng. ? Sự việc hằng năm TT vẫn dâng nước để đánh ST nhưng không bao giờ thắng nổi thần núi ở phần cuối truyện có ý nghĩa gì? - Tgdg muốn nói lên hiện tượng lũ lụt không chỉ xảy ra một lần mà năm nào cũng vậy, vào mùa mưa lũ lụt vẫn xảy ra nhưng con người không bao giờ khuất phục tự nhiên mà luôn tìm mọi cách phòng chống và khắc phục nó để dành lấy cuộc sống cho mình. ? Truyện phản ánh ước mơ gì của người xưa? - Ước mơ cải tạo, chinh phục tự nhiên. ? Truyện đã phản ánh hiện thực khách quan bằng nét nghệ thuật cơ bản gì? - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh Sơn Tinh và Thủy Tinh với nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo: tài dời non, dựng lũy của Sơn Tinh, tài hô mưa gọi gió của Thủy Tinh. - Tạo sự việc hấp dẫn: hai vị thần Sơn Tinh, Thủy Tinh cùng cầu hôn Mỵ Nương - Dẫn dắt, kể truyện lôi cuốn, sinh động. ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” - “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước, đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người Việt Cổ. - GV Gọi HS đọc ghi nhớ. - Đọc - Trả lời - Trả lời - Rút ra nhận xét chung về 2 vị thần - HS trả lời - HS trả lời HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS nêu đặc điểm nghệ thuật. - Ghi bài - HS trả lời - Đọc ghi nhớ I. Đọc và tìm hiểu chung. II. Đọc hiểu văn bản. 1. Vua Hùng kén rể. 2. Cuộc thi tài giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Cả 2 người đều có tài cao, phép lạ. - Sơn Tinh: mang đủ lễ vật đến trước lấy được Mỵ Nương - Cuộc giao tranh: + Thủy Tinh: làm ra mưa gió, dâng nước lên cao, đuổi đánh Sơn Tinh. + Sơn Tinh: dựng thành lũy, ngăn dòng nước lũ. - Thần nước không bao giờ thắng được thần núi. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật 2. Nội dung * Ghi nhớ (SGK) * Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để so sánh chủ trương xây dựng củng cố đê điều của Đảng và nhà nước ta hiện nay và thời các Vua Hùng - Phương pháp - Kĩ năng: So sánh, vấn đáp - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Từ truyện “Sơn Tinh - Thuỷ Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiên cấm nạn phá rừng. - GV nhận xét, bổ sung: Ngày nay, nạn lũ lụt vẫn xảy ra, chúng ta rất tốn nhiều tiền của củng cố đê điều. Do rừng bị phá nước lũ về nhanh và nhiều. Để khắc phục tình trạng trên. Chúng ta đã giao rừng cho dân, trừng phạt lâm tặc một cách nghiêm khắc. Mỗi chúng ta hãy là một người chiến sĩ trên mặt trận này. - HS suy nghĩ, tự bộc lộ. IV. Luyện tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Học sinh vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, qua bài học chỉ ra những chi tiết, hình ảnh sự thật lịch sử - Phương pháp: Thảo luận nhóm bàn - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Sự thật lịch sử trong tác phẩm này thể hiện rõ nhất qua những chi tiết, hình ảnh nào? GV:Gợi ý (Giai đoạn lịch sử, hiện tượng thiên nhiên lũ lụt, việc trị thủy, Các địa danh) HS: Thảo luận *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiếu về một số công trình thủy lợi ở nước ta - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp -Thời gian: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Em hãy kể tên một số công trình thủy lợi tiêu biểu trên đất nước ta HS: Suy nghĩ, trả lời *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Em hãy kể diễn cảm câu chuyện? ? Trình bày nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của truyện? 5. Hướng dẫn tự học - Đọc kĩ truyện, nhớ những sự việc chính và kể lại được truyện. - Liệt kê những chi tiết tưởng tượng kì ảo về Sơn Tinh - Thuỷ Tinh và cuộc giao tranh giữa 2 vị thần. - Hiểu ý nghĩa tượng trưng của 2 nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh - Chuẩn bị bài “Nghĩa của từ” Ngày soạn: 25/08//2016 Ngày giảng: 6A, 6D 31/08/2016 Bài 3 - Tiết 10 NGHĨA CỦA TỪ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Khái niệm nghĩa của từ. - Cách giải thích nghĩa của từ. 2. Kỹ năng - Giải thích nghĩa của từ. - Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết. - Tra từ điển để hiểu nghĩa của từ. 3. Thái độ - Nâng cao ý thức giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, soạn bài. 2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là từ mượn ? Cho ví dụ và giải nghĩa. - Từ mượn là những từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm mà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị. HS cho ví dụ và giải thích nghĩa của từ đã cho. 3. Bài mới * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, tái hiện trả lời. - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Em hiểu thế nào là “nao núng” GV: Dựa vào đâu để giải thích ? Gợi dẫn HS vào bài *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm nghĩa của từ - Phương pháp - Kĩ năng: Phân tích mẫu, vấn đáp, tổng hợp, thảo luận nhóm - Thời gian: 18 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV đọc ví dụ. + Tập quán: thói quen của 1 cộng đồng được hình thành từ lâu trong đời sống được mọi người làm theo. + Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm. + Nao núng: lung lay, ko vững lòng tin ở mình nữa. ? Nếu lấy dấu 2 chấm làm chuẩn thì các vd trên gồm mấy phần? Đó là những phần nào? - Gồm 2 phần: Phần bên trái là các từ cần giải thích. Phần bên phải là nội dung giải nghĩa của từ. - Gọi Hs đọc lại phần nội dung giải nghĩa của từ. GV: Đó là phần nội dung mà từ biểu thị. ? Thế nào là nghĩa của từ? - GV gọi HS đọc ghi nhớ 1. - HS theo dõi ví dụ - Trả lời - Đọc ghi nhớ 1 I. Nghĩa của từ là gì? 1. Ví dụ -> Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. 2. Ghi nhớ: (SGK) - Vậy có thể giải nghĩa của từ bằng những cách nào? - Yêu cầu hs theo dõi các vd trong sgk. Gọi 1 hs đọc phần giải nghĩa từ tập quán. ? Trong 2 câu sau đây, 2 từ : tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao? a/ Người Việt có tập quán ăn trầu. b/ Bạn Nam có thói quen ăn qùa vặt. + Câu a có thể dùng cả 2 từ. + Câu b chỉ dùng từ thói quen. Vì: Từ tập quán có phạm vi biểu vật rộng thường gắn với chủ thể là số đông. Thói quen có phạm vi biểu vật hẹp thường gắn với chủ thể là một các nhân. ? Vậy từ tập quán đã được giải thích ý nghĩa bằng cách nào? Trình bày kn mà từ biểu thị. * BT nhanh: Hãy giải thích nghĩa của các từ: Cây, đi, già theo cách trên? + Cây: Một loại thực vật có rễ, thân, cành lá. + Đi: Hoạt động rời chỗ bằng chân, tốc độ bình thường, hai bàn chân ko đồng thời nhấc khỏi mặt đất. + Già: tính chất của sv, phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối. - Gọi hs đọc phần giải thích từ : lẫm liệt. ? Trong 3 câu sau đây, 3 từ: lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế được cho nhau không? a/ Tư thế lẫm liệt của người anh hùng. b/ Tư thế hùng dũng của người anh hùng. c/ Tư thế oai nghiêm của người anh hùng. + 3 từ có thể thay thế cho nhau được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi. ? 3 từ trên thuộc nhóm từ nào mà em đã học? + 3 từ đồng nghĩa. ? Vậy từ lẫm liệt đã được giải thích ý nghĩa bằng cách nào? - Giải thích ý nghĩa bằng cách dùng từ đồng nghĩa. * Bài tập nhanh: Hãy giải thích ý nghĩa của các từ sau theo cách trên: Trung thực, dũng cảm, phân minh? + Trung thực: thật thà , thẳng thắn. + Dũng cảm: can đảm, quả cảm. + Phân minh: rõ ràng, minh bạch. - Gọi hs đọc phần giải thích từ : nao núng. ? Em có nhận xét gì về cách giải thích ý nghĩa từ: nao núng? + Giống cách giải thích ý nghĩa của từ : lẫm liệt. - GV chuyển ý: ngoài 2 cách trên, chúng ta còn có cách giải thích khác. Các em hãy làm bài tập sau: ? Tìm những từ trái nghĩa với từ: cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi? + Cao thượng: nhỏ nhen, ti tiện, đê hèn, hèn hạ.... + Sáng sủa: tối tăm, hắc ám, âm u, u ám.... + Nhẵn nhụi: sù sì, nham nhở... ? Các từ trên đã được giải thích nghĩa bằng cách nào? + Giải thích bằng từ trái nghĩa. ? Ngoài cách giải thích nghĩa của từ bằng cách trình bày kn, còn có cách nào giải thích nghĩa của từ? * HS rút ra những nội dung ghi nhớ. HS đọc. HS thảo luận. Chia nhóm trình bày nhanh. - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời Đại diện 3 tổ lên tìm. - Trả lời - Trả lời - Đọc ghi nhớ II. Cách giải thích nghĩa của từ. 1. Ví dụ - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. * Ghi nhớ (SGK) *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS biết vận dụng lí thuyết vào thực hành - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT - Hướng dẫn hs đọc lại các chú thích ở ví dụ: Sơn Tinh, Thuỷ tinh. ? Cho biết mỗi chú thích giải nghĩa từ theo cách nào? VD: + Cầu hôn: xin được lấy vợ. -> Cách trình bày kn mà từ biểu thị. + Tản Viên: Núi cao trên đỉnh ngọn toả ra như cái tán gọi là Tản Viên. -> Cách giải thích bằng việc miêu tả đặc điểm của sự vật. + Phán: truyền bảo -> Giải thích bằng từ đồng nghĩa. - Gọi hs lên bảng trình bày bài tập 2. - Gọi học sinh đọc bài tập 3 Giải thích các từ sau theo những cách đã học? a. Giếng: hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước uống cách trình bày kn mà từ biểu thị b. Rung rinh: chuyển động nhẹ nhàng, liên tục Cách trình bày kn mà từ biểu thị c. Hèn nhát: trái với dũng cảm Dùng từ trái nghĩa để giải thích. ? Giải thích từ “mất” như Nụ có đúng không ? + Mất không còn được sở hữu, không có không thuộc về mình nữa.. “Mất theo cách giải nghĩa của nhân vật Nụ là “không biết ở đâu” có phần đúng và có phần sai. - Nhóm 1: “Con rồng cháu tiên” - Nhóm 2: “Bánh chưng, bánh giầy” Nhóm 3: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” HS lên bảng làm: HS điền từ: HS giải thích nghĩa cua từ: - Đọc truyện. III. Luyện tập Bài tập 1 Bài tập 2 a. Học tập b. Học lỏm c. Học hỏi d. Học hành. Bài tập 3 Trung bình Trung gian c. Trung niên Bài tập 4 Bài tập 5 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức vào thực tiễn, qua bài học học sinh biết cách giải thích nghĩa của từ tiếng Việt - Phương pháp: Tự bộc lộ, tự nhận thức - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Giải thích nghĩa của các từ “bàn, ghế, giường, tủ bằng cách nêu đặc điểm về hình dáng, chất liệu, công dụng HS: Vận dụng trả lời *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu thêm về nghĩa của từ đồng nghĩa - Phương pháp - Kĩ năng: Cặp đôi chia sẻ, cá nhân . -Thời gian: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Các từ sau cùng chỉ màu đen: ô, mực, thâm, huyền. Tìm các từ có thể kết hợp với chúng. Các từ đó có thể đổi chỗ cho nhau không? GV:Gợi dẫn HS vào bài *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố ? Nghĩa của từ là gì? ? Có thể giải thích nghĩa của từ bằng những cách nào? 5. Hướng dẫn tự học + Lựa chọn từ để đặt câu trong hoạt động giao tiếp - Chuẩn bị bài : “Sự việc và nhân vật trong văn tự sự”. Ngày soạn: 25/8/2016 Ngày giảng: 6D 31/08/2016 6A 08/09/2016 Bài 3 - Tiết 11 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2. Kỹ năng - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể 3. Thái độ - HS có ý thức tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch bài học, bảng phụ ghi mẫu 2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là văn tự sự ? ? Mục đích giao tiếp của văn tự sự ? - Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. - Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê. 3. Bài mới * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, tái hiện trả lời. - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Khi nghe hoặc đọc một câu truyện em thường nhớ nhất điều gì? (- Nhân vật trong chuyện, diễn biến sự việc trong truyện) GV: Gợi dẫn HS vào bài *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự. - Phương pháp - Kĩ năng: Phân tích mẫu, vấn đáp - Thời gian: 30 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV treo bảng phụ. ? Đọc kỹ 7 sự việc trên và cho biết: Sự việc khởi đầu? Sự việc phát triển? Sự việc cao trào? Sự việc kết thúc? + SV khởi đầu: 1 + SV phát triển: 2,3,4 + Sv cao trào: 5,6 + SV kết thúc: 7 ? Em có nhận xét gì về mqh của các sự việc trên? + Có mqh nhân quả với nhau: sự việc trước là nguyên nhân của sv sau. Sự việc sau là kết quả của sự việc trước và lại là nguyên nhân của cái sau. - GV minh hoạ bằng sự việc cụ thể. ? Trong 7 sv trên ta có thể bỏ bớt 1 sự việc nào không? Vì sao? + Không vì sẽ thiếu tính liên tục. ? Ta có thể đổi trật tự trước sau các sv không? + Không. Trật tự lôgic bị phá vỡ. - GV: Tóm lại, các sự việc móc nối với nhau trong mqh rất chặt chẽ, không thể đảo lộn, không thể bỏ bớt 1 sự việc nào. Nếu cứ bỏ dù một sv trong hệ thống, lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng, thậm chí bị phá vỡ. GV minh hoạ: sự việc trong truyện sắp xếp theo 1 trật tự chưa đủ mà sự việc sắp xếp ấy phải có ý nghĩa, sự việc trước giải thích cho sự việc sau và cả chuỗi sự việc khẳng định chiến thắng của Sơn Tinh. -> Kết luận: - GV: Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. ? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố trên trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”? + Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. + Địa điểm: Phong Châu. + Thời gian: Hùng Vương thứ 18. + Nguyên nhân: Vua Hùng kén rể. + Diễn biến: SGK. + Kết quả: Sự chiến thắng của Sơn Tinh. ? Theo em có thể xóa bỏ yếu tố thời gian trong truyện này được không? Vì sao? + Không. Vì câu chuyện sẽ thiếu tính xác thực, cụ thể, thiếu độ tin cậy. ? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? + Cần thiết. Vì nếu ST không có tài thì sẽ không thể thắng được TT. ? Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? + Không thể bỏ vì điều kiện kén rể của vua Hùng chính là nguyên nhân dẫn đến sự nổi giận của TT. ? Vậy TT nổi giận có lí không? Lí ấy thể hiện ở sự việc nào? + TT nổi giận là có lí. Cái lí ấy thể hiện ở các sự việc: ST, TT cùng đến cầu hôn, cả 2 thần đều có tài cao, phép lạ, 2 chàng đều vừa ý vua Hùng, song TT vì đến sau nên không lấy được Mị Nương. ? Như vậy, em thấy sự việc trong văn tự sự phải được trình bày cụ thể với các yếu tố nào? - GV gọi HS đọc ghi nhớ 1 ? Nếu không có sự việc thì có thể có tự sự không? - GV nhấn mạnh: Sự việc là yếu tố then chốt, cốt lõi của tự sự, nếu không có sự việc thì không thể có tự sự. - GV: Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới được biểu dương hay bị lên án. ? Kể tên các nv trong truyện? + Vua Hùng, ST, TT, Mỵ Nương, Lạc hầu. ? Ai là người làm nảy sinh sv trong truyện? + Vua Hùng, ST, TT ? Nhân vật trong văn tự sự có vai trò ntn? + Là người thực hiện các sự việc ? Ai là người được nói tới nhiều nhất? + ST, TT - GV: ST, TT là nhân vật chính ? Vậy nhân vật chính có vai trò gì trong văn bản tự sự? + Nv chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. ? Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không? + Nv phụ chỉ giúp nv chính hoạt động. ? Nv trong văn tự sự được kể ntn? GV kẻ bảng cho hs điền – rút ra nội dung ghi nhớ 2. TÊN GỌI LAI LỊCH CHÂN DUNG TÀI NĂNG VIỆC LÀM Hùng Vương Thứ mười tám Không Dựng và giữ nước Vua Sơn Tinh Ở vùng núi Tản Viên Không Có nhiều tài lạ, đem sính lễ tới trước. Thần núi. Thuỷ Tinh Ở vùng nước thẳm (biển) Không Có tài năng Thần biển Mị Nương Con vua Hùng thứ XVIII Đẹp như hoa Không Không - HS đọc các sự việc trong truyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. - Trả lời - Liệt kê sự việc theo trình tự trước sau Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Đọc ghi nhớ 1 - Kể tên các nhân vật - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Trả lời - Đọc ghi nhớ 2 I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 1. Sự việc trong văn tự sự: (1)Vua Hùng kén rể (2)ST – TT đến cầu hôn. (3)Vua ra điều kiện chọn rể (4)ST đến trước được vợ. (5)TT đến sau, nổi giận dâng nước đánh ST. (6)Hai bên giao chiến, TT thua rút quân về (7)Hằng năm TT trả thù. - Sự việc trong truyện sắp xếp theo 1 trật tự có ý nghĩa. - Sự việc được trình bày một cách cụ thể : thời gian, địa điểm, nhân vật thực hiện, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. * Ghi nhớ 1 2. Nhân vật trong văn tự sự: - Nhân vật: Là người thực hiện các sự việc + Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. + Nhân vật phụ chỉ giúp nv chính hoạt động. - Nhân vật được thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm... * Ghi nhớ 2 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để nhận diện đặc điểm sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Kể tên những truyện mà tên truyện là tên nhân vật chính? - HS trả lời *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để tạo lập một văn bản tự sự - Phương pháp: Tự bộc lộ, tự nhận thức, viết sáng tạo, trình bày 1 phút. - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 dòng kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em? HS: Viết bài *Điều chỉnh, bổ sung: *Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để tìm hiểu về các sự việc chính trong truyện - Phương pháp - Kĩ năng: Cặp đôi chia sẻ, cá nhân . -Thời gian: HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Em hãy phân tích sự việc và nhân vật trong văn bản “Thánh Gióng” đã học *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Sự việc và nhân vật trong văn bản tự sự có đặc điểm gì? 5. Hướng dẫn tự học - Học thuộc phần ghi nhớ, hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập để chuẩn bị giờ sau luyện tập Ngày soạn: 30/8/2016 Ngày giảng: 6D 07/09/2016 6A 12/09/2016 Bài 3 - Tiết 12 SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Vai trò của sự việc trong văn bản tự sự - Ý nghĩa và mối quan hệ của sự việc và nhân vật trong văn tự sự 2. Kỹ năng - Chỉ ra được sự việc, nhân vật trong một văn bản tự sự - Xác định sự việc, nhân vật trong một đề tài cụ thể 3. Thái độ - HS có ý thức tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên : Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch bài học, bảng phụ ghi mẫu 2. Học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ ? Nêu đặc điểm của nhân vật và sự việc trong bài tự sự? - Sự việc trong văn tự sự trình bày một cách cụ thể. - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp cho thể hiện được tư tưởng con người kể. - Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. 3. Bài mới * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, tái hiện trả lời. - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Sù viÖc vµ nh©n vËt lµ hai yÕu tè c¬ b¶n cña tù sù. hai yÕu tè nµy cã vai trß quan träng nh­ thÕ nµo GV: Gợi dẫn HS vào bài HS trả lời *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động thực hành - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức lí thuyết đã học để nhận diện đặc điểm sự việc, nhân vật trong văn bản tự sự. - Phương pháp - Kĩ năng: Thảo luận, so sánh, vấn đáp - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn tinh, Thủy Tinh đã làm? + Vua Hùng: kén rể, mời các lạc hầu bàn bạc, gả Mỵ Nương cho Sơn Tinh. Mỵ Nương: theo chồng về núi. + Sơn Tinh: cầu hôn, đem sính lễ, rước Mỵ Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thủy Tinh. + Thủy Tinh: Cầu hôn, đem sính lễ đến muộn, đem quân đuổi theo định cướp Mỵ Nương, cuối cùng đành rút quân về. A, ? Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật: + Vua Hùng: nhân vật phụ nhưng ko thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử. + Mỵ Nương là nv phụ nhưng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện 2 thần xung đột ghê gớm. + Sơn Tinh, Thủy Tinh là các nv chính làm nên các sự việc chính của truyện. B, ? Em hãy tóm tắt truyện theo các sự việc, nhân vật chính? + Vua Hùng kén rể. + Hai thần đến cầu hôn + Vua Hùng ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho ST. + ST đến trước được vợ, TT đến sau mất Mỵ Nương đuổi theo để cướp nàng + Trận giao tranh giữa 2 thần + Cuối cùng, TT thất bại. C, ? Tại sao truyện lại gọi là “ST – TT”. Nếu đổi bằng các tên khác có được không ? + Không. Vì văn bản được gọi tên theo các nhân vật chính đó là truyền thống, thói quen dân gian. Gọi là “Vua Hùng kén rể”: chưa nói được thực chất của truyện. Cách gọi thứ 2: dài dòng. Cách gọi thứ 3: phù hợp với tinh thần của truyện nhưng không theo thói quen. ? Kể câu chuyện theo nhan đề cho trước “Một lần không vâng lời” - GV hướng dẫn học sinh lựa chọn sự việc, nhân vật để kể GV gợi ý: + Vào thứ 7, được nghỉ học, Lan và các bạn rủ nhau đi chơi biển. + Khi đi mẹ dặn không được tắm biển. + Đến biển Lan thấy các bạn chơi đùa rất vui. + Mọi người rủ nhau xuống tắm. + Lan chần chừ, nhưng rồi cũng bị cuốn vào những con sóng. + Do không biết bơi Lan bị sóng đẩy ra xa. + Các bạn hoảng hốt gọi cấp cứu. + May mắn, có mấy ngư dân đang đánh cá gần đó tới cứu và đưa Lan vào bệnh viện. + Ba mẹ Lan vô cùng lo lắng. + Tỉnh lại, Lan thấy hối hận vô cùng. - HS chỉ ra các sự việc mà các nhân vật trong truyện đã làm - Nhận xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn 6 Tiết 1~20.doc
Tài liệu liên quan