Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1: Hướng dẫn đọc thêm: Con rồng, cháu tiên (Truyền thuyết)

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên

- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn.

 - Phương tiện: Chuẩn kiến thức- kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, tranh minh hoạ.

2. Học sinh

- SGK, học bài, soạn bài.

III. Phương pháp trọng tâm

+ Nêu vấn đề, gợi mở

+ Vấn đáp

+Thảo luận nhóm

+Trình bày một phút kết quả thảo luận

IV. Chuỗi các hoạt động dạy học

1. Khởi động

- Ổn định lớp:

- Kiểm tra vở, SGK, vở bài soạn:

- Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: dẫn dắt từ cụm từ “Con Rồng, cháu Tiên” và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của người Việt

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 989 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 tiết 1: Hướng dẫn đọc thêm: Con rồng, cháu tiên (Truyền thuyết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Tiết 1 Ngày soạn: 10/08/2018 HDĐT: CON RỒNG, CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện , cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước . 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết . - Nhận ra những sự việc chính và những chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện 3. Thái độ Giáo dục hs tình yêu và niềm tự hào đối với nguồn gốc của dân tộc.. 4. Định hướng phát triển năng lực Giúp học sinh phát triển một số năng lực: - Năng lực làm chủ và phát triển bản thân: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. - Năng lực xã hội: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực công cụ: Năng lực sử dụng ngôn ngữ 5. Tích hợp - Tích hợp truyền thống yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và tinh thần đoàn kết ( trong chiến tranh, khi thiên tai) - Môn lịch sử, địa lí II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 1. Giáo viên - Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm, phát vấn. - Phương tiện: Chuẩn kiến thức- kĩ năng, giáo án, SGK, SGV, STK, tranh minh hoạ. 2. Học sinh - SGK, học bài, soạn bài. III. Phương pháp trọng tâm + Nêu vấn đề, gợi mở + Vấn đáp +Thảo luận nhóm +Trình bày một phút kết quả thảo luận IV. Chuỗi các hoạt động dạy học 1. Khởi động - Ổn định lớp: - Kiểm tra vở, SGK, vở bài soạn: - Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài: dẫn dắt từ cụm từ “Con Rồng, cháu Tiên” và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái của người Việt 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung ghi bảng PTNL HĐ 1: Tìm hiểu chung Giúp học sinh hiểu sơ lược về khái niệm “Truyền thuyết”. ? Em hiểu “Truyền thuyết” là loại truyện ntn. HS : Trả lời I. Tìm hiểu chung: Định nghĩa: Truyền thuyết – SGK/7. NL giải quyết vấn đề HĐ 2 : Tìm hiểu nội dung văn bản Đọc, kể văn bản - Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm. ? Em có thể chia truyện thành mấy đoạn (3 đoạn). Gọi hs đọc. Giáo viên nhận xét, góp ý cách đọc. ? Em hãy kể tóm tắt truyện ? Các em lưu ý thêm chú thích 1, 2, 3, 5, 7. - Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời, thảo luận các câu hỏi trong phần Đọc – hiểu văn bản .Thảo luận theo nhóm ? Em hãy tìm những chi tiết thể hiện tính chất lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ của Lạc Long Quân và Âu Cơ về nguồn gốc và hình dạng? ? Qua đó em thấy tài năng và công việc của Lạc Long Quân và Âu Cơ có ý nghĩa ntn? - Giáo viên: Quá trình chinh phục thiên nhiên, mở mang đời sống của người Việt, khai phá vùng biển, rừng, đồng bằng? ? Em thấy việc kết duyên của Lạc Long Quân và Âu Cơ có gì kì lạ? Việc sinh nở của Âu Cơ ntn ? ? Sự kỳ lạ của việc kết duyên và sinh nở ấy có ý nghĩa gì ? Gv: Gọi các nhóm trình bày Gọi hs nhận xét Gv giảng thêm. - Giáo viên: đó là sư kết hợp những gì đẹp nhất của con người và thiên nhiên, của hai giống nòi xinh đẹp, phi thường tự hào. ? Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con ntn và để làm gì ? ? Việc này có ý nghĩa ntn ? ?Theo em người Việt Nam là con cháu của ai? HS : Lắng nghe. HS : Chia bố cục : 3 đoạn HS : Đọc văn bản Kể tóm tắt. HS : Thảo luận theo nhóm Các nhóm trình bày, bổ sung. HS suy nghĩ, trả lời HS liên hệ để trả lời II.Tìm hiểu nội dung văn bản: 1. Nguồn gốc : a. Lạc Long Quân - Mình rồng,con trai thần Long Nữ, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ diệt trừ yêu quỉ. - Dạy nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, cách ăn ở. b. Âu Cơ: - Dòng họ Thần Nông - Xinh đẹp tuyệt trần -> Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ - Sinh ra một bọc trăm trứng, nở ra một trăm con trai hồng hào, đẹp đẽ -> kì lạ, quan niệm người Việt có chung một nguồn gốc tổ tiên . 2. Ngợi ca công lao của Lạc Long quân và Âu Cơ : - Năm mươi con xuống biển. - Năm mươi con lên rừng - Khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau ->đoàn kết thống nhất, mở mang bờ cõi . -Giúp dân diệt trừ yêu quái , dạy dân cách trồng trọt , chăn nuôi , dạy dân phong tục , lễ nghi . NL sáng tạo NL hợp tác NL cảm thụ thẩm mĩ HĐ 3 : Tổng kết Gv hướng dẫn tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản. ? Em hiểu ntn là chi tiết tưởng tượng kì ảo và vai trò, ý nghĩa của những chi tiết này trong truyền thuyết ? ? Ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên”? HS suy nghĩ, trả lời HS liên hệ để trả lời III.Tổng kết : 1.Nghệ thuật : _Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ. -Xây dựng hình dạng mang dáng dấp thần linh . 2.Ý nghĩa văn bản : Truyện kể về nguồn gốc dân tộc con Rồng cháu Tiên , ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. NL giải quyết vấn đề 3. Hoạt động luyện tập: ? Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc như truyện “Con Rồng, cháu Tiên” ? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì. - Người Mường: Quả trứng to nở ra người. - Người Khơ me: Quả bầu mẹ -> Sự gần gũi về cội nguồn, sự giao lưu về văn hoá giữa các dân tộc. ? Em hãy kể diễn cảm truyện 4. Hoạt động vận dụng: - Liên hệ thực tế: Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng danh “ Con Rồng, cháu Tiên”? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng: - Học sinh đọc kĩ để nhớ một số chi tiết , sự việc chính trong truyện . - Kể lại được truyện. - Vẽ tranh minh họa cho truyền thuyết. - Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt Chuẩn bị : Bài «  Bánh chưng, bánh giầy » + Đọc và tóm tắt văn bản. + Trả lời câu hỏi trong sgk.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 1_12451178.docx