Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 83 Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Qua lời nói và hành vi “Vênh mặt lên” của KP, em cảm nhận được điều gì ở cô Mèo con này ?

Hành vi Vênh Mặt lên của Kiều Phương khiến người ta lầm tưởng đó là một cô gái bướng bỉnh và hỗn xược. Nhưng qua câu nói của Kiều Phương, một câu nói có vẻ như cự lại người anh ( Mèo mà lại ) nhưng thực chất lại mang nét dí dỏm, vừa trêu lại anh nhưng cũng chứa đựng sự thích thú và bằng lòng với cái tên Mèo mà anh đã đặt cho. Mặt khác, Kiều Phương còn cho ta thấy cô bé rất hiểu và có ý thức trách nhiệm với việc làm của mình ( Em không phá là được ) => Qua đó ta có thể khẳng định : KP là cô bé hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 83 Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/02/2017 Ngày giảng: 6C 11/02/2017 Bài 20 - Tiết 83 BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI (Tạ Duy Anh) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Tình cảm của người em có tài năng đối với anh. - Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện. - Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhận thức của nhân vật chính. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tâm lí nhân vật. 3. Thái độ - Tình anh em, tình cảm gia đình, thái độ ứng xử đối với người có tài năng và thái độ của người có tài năng đối với những người xung quanh. 4. Năng lực - Năng lực phân tích, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: - Nghiên cứu tài liệu, kế hoạch dạy học, bảng phụ 2. Học sinh: - Soạn bài, tóm tắt truyện, tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của truyện C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 6A 6D 2. Kiểm tra bài cũ ? Em hãy kể tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi 3. Bài mới * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Phân tích - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Cho học sinh đọc một đoạn thơ trên bảng phụ GV: Dẫn học sinh vào bài - HS nhận xét *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Hiểu được so sánh, biết các cấu tạo của so sánh. - Phương pháp - Kĩ năng: Nêu và giải quyết vấn đề, nêu ví dụ, phân tích. - Thời gian: 20 phút - GV: Gọi HS nêu cảm nhận chung về nhân vật người em ? Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình, tài năng? - Tính tình : hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu. - Tài năng: Vẽ SV có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất, vẽ đẹp những gì gần gũi nhất như: con mèo, anh trai. - Cả tài năng và tấm lòng. - Nhiều hơn ở tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai. ? Ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến nhất? - Tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và NT. ?Những khi bắt gặp Kiều Phương lục lọi đồ đạc thì người anh có thái độ như thế nào ? Khi đó NA thấy khó chịu và thường căn vặn em : - Này, em không để chúng nó yên được à ? Kiều phương đã phản ứng lại thế nào ? - Những khi đó, Kiều Phương đã : Vênh mặt lên : - Mèo mà lại. Em không phá là được Qua lời nói và hành vi “Vênh mặt lên” của KP, em cảm nhận được điều gì ở cô Mèo con này ? Hành vi Vênh Mặt lên của Kiều Phương khiến người ta lầm tưởng đó là một cô gái bướng bỉnh và hỗn xược. Nhưng qua câu nói của Kiều Phương, một câu nói có vẻ như cự lại người anh ( Mèo mà lại ) nhưng thực chất lại mang nét dí dỏm, vừa trêu lại anh nhưng cũng chứa đựng sự thích thú và bằng lòng với cái tên Mèo mà anh đã đặt cho. Mặt khác, Kiều Phương còn cho ta thấy cô bé rất hiểu và có ý thức trách nhiệm với việc làm của mình ( Em không phá là được) => Qua đó ta có thể khẳng định : KP là cô bé hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu. ?Qua đó, cho thấy Kiều Phương là cô bé như thế nào? HS phát hiện tài năng và tính tình của người em HS nêu suy nghĩ Nêu cảm nhận Nghe I. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm II. Đọc – hiểu văn bản 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh: 2. Nhân vật Kiều Phương. - Biệt danh là Mèo – cái tên thật ngộ nghĩnh - Ngoại hình: mặt luôn bôi bẩn, lọ lem - Cử chỉ, hành động: rất hay lục lọi đồ vật - Có tài năng hội họa. - Tài năng: Vẽ rất đẹp - Thái độ: Hồn nhiên, gần gũi, yêu quý anh,... => Là cô bé hiÕu ®éng, th«ng minh, cã tài năng hội họa, cã t©m hån trong sáng, nh©n hËu, bao dung => Kiều Phương là cô bé hồn nhiên, tinh nghịch, đáng yêu ? VB này cho em hiểu gì về NT kể chuyện và miêu tả trong truyện hiện đại? - Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất (dễ kể, hồn nhiên, chân thực). - Miêu tả chân thực, tinh tế tâm lý nhân vật. ? Theo em, truyện có ý nghĩa nào? + Ghen gét, đố kị là tính xấu. + Tự ái, tự ti là nhược điểm cần khắc phục. + Lòng nhân ái, bao dung là đức tính tốt cần phát huy. + Tài năng luôn phải đi cùng với khiêm tốn và giản dị Truyện còn có ý nghĩa về NT đề cao sứ mạnh của NT, góp phần hoàn thiện con người. ? Tác giả muốn gửi tới người đọc thông điệp gì? * ý nghĩa văn bản: Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị. - GV gọi HS đọc ghi nhớ Khái quát những nét chính về nghệ thuật Nêu ý nghĩa của chuyện III. Tổng kết 1. Nghệ thuật: 2. Nội dung: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của mình. * Ghi nhớ *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vận dụng làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT 1. Thiện cảm của em dành cho nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Cá nhân Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức để viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ - Phương pháp - Kĩ năng: Tự bộc lộ nhận thức, viết sáng tạo - Thời gian: 5 phút. HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ ND CẦN ĐẠT Hãy viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái. Viết bài Bài tập 1 (T.35) Điều chỉnh, bổ sung: Hoạt động 5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng. - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để vận dụng vào thực tiễn, qua bài học biết tu dưỡng bản thân để cuộc sống tốt đẹp hơn. - Phương pháp - Kĩ năng: Tự bộc lộ nhận thức viết sáng tạo. - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY HĐ CỦA TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Em viết một đoạn văn ngắn từ 3-5 câu về tình cảm gia đình. - Cá nhân Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: 4. Củng cố - Đọc thêm sgk.35 5. Hướng dẫn tự học Đọc và tóm tắt truyện, liên hệ với bản thân cần học tập và khắc phục điều gì? Soạn bài: Luyện nói quan sát, tưởng tượng * Rút kinh nghiệm Ký duyệt, ngày 06 tháng 02 năm 2017 Tổ trưởng Hoàng Thúy Vinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn 6 Tuần 24 tiết 83.doc
Tài liệu liên quan