Giáo án Ngữ Văn 7 HK2

 Tiết 98: Kiểm tra Văn.

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Kiểm tra kiến thức các VB của học sinh từ đầu học kì 2 thông qua hệ thống bài tập.

- Nhận xét, đánh giá.

B- CHUẨN BỊ

- GV: Đề bài.

- HS: Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra.

C- LÊN LỚP

* Ổn định.

* Bài mới:

HĐ1: Phát đề

HĐ2: Thu bài

Tiết 99: Tiếng Việt:

Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp)

A.Mục tiêu:

 Giúp học sinh:

 -Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

 -Thực hành được thao tác trên.

B.Chuẩn bị:

 -Giáo viên: giáo án, bảng phụ.

 -Học sinh: soạn bài, học bài tiết 1.

C.Lên lớp:

 

doc117 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 594 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ Văn 7 HK2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó công + Biết ơn thầy cô giáo. + Biết ơn những người phụ nữ: người bà, người mẹ, người vợ + Biết ơn người thầy thuốc cứu chữa người bệnh. . 3.Lập dàn ý 4.Viết đoạn 5.Kiểm tra. Chuẩn bị kiểm tra. Tiết 92 ( giãn):Luyện tập lập luận chứng minh. A.Mục đích. -Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. -Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, 1 ý kiến về những vấn đề xã hội gần gũi, quen thuộc. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: giáo án -Học sinh: soạn bài, học bài, chuẩn bị đề theo phần dặn dò tiết 92. C.Lên lớp. HĐ của thầy HĐ của trò ND cần đạt Ổn định KTBC: Ktra phần chuẩn bị của HS Bài mới: Để chuẩn bị cho bài viết nghị luận đầu tiên được tốt hôm nay chúng ta cùng luyện tập về NLCM với 1 số đề đã cho để tham khảo. ? Nhắc lại các bước làm bài. ( 5 bước) Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh trình bày các bước đã chuẩn bị. Làm đề 2 • Tìm hiểu đề: -Đề yêu cầu chứng minh vấn đề gì? • Tìm ý: -Em hiểu 4 câu thơ của Bác nghĩa là gì? -Em hãy tìm những lí lẽ để khẳng định ý kiến trên. + tại sao Bác khẳng định “ Không có việc gì khó/ chỉ sợ lòng không bền? Bền ở đây có nghĩa là gì? + Người xưa có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi, e sông”. Có gì giống với câu nói trong bài thơ? -Em hãy tìm những dẫn chứng minh họa, khẳng định ý kiến trên. -Chân lí trong bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì? + Em cần làm gì? + Có kế hoạch gì cho tương lai? • Lập dàn ý: theo 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận • Viết đoạn văn: Mở bài, kết bài, 1 đoạn thân bài. Hoạt động 2: Giáo viên nhận xét. + sự chuẩn bị + quá trình thực hiện trên lớp * Dặn dò : chuẩn bị ktra 2 tiết TL cá nhân Tìm VD theo cbị PB theo suy nghĩ Thực hành viết vào vở hoặc bảng Đề 2: Chứng minh tính chân lí trong bài thơ “Không nên” của Bác Hồ. - Đề yêu cầu CM chân lí về ý chí trong bài thơ của Bác. - Muốn khuyên chúng ta phải có ý chí trong công việc – đó là một chân lí đúng. - VD: + Học chậm nhưng mình cần cù sẽ vẫn có kq tốt. + Tấm gương + Tiết 93: Văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng) A.Mục tiêu: HS -Cảm nhận được phẩm chất giản dị cao đẹp của Bác Hồ. -Nhận ra được nghệ thuật nghị luận của tác giả: nêu dẫn chứng, giả thiết và biện luận -Thuộc một số câu văn hay. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: tư liệu về tác giả và văn bản, thơ Tố Hữu. -Học sinh: soạn bài, đọc thêm về tác giả và văn bản. C.Lên lớp: Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt • Ổn định. • Kiểm tra bài cũ: -Hai luận điểm chính của bài “Tiếng Việt giàu và đẹp”? -Tác giả đã chứng minh như thế nào? • Bài mới. Giới thiệu bài: Đồng chí Phạm Văn Đồng là một trong những học trò xuất sắc và cũng là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông đã viết rất nhiều về Bác, không chỉ nói về cuộc đời hoạt động cách mạng mà còn ca ngợi phẩm chất đạo đức tốt đẹp của vị lãnh tụ vĩ đại mà vô cùng giản dị. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung văn bản. -Nêu hiểu biết của em về tác giả và văn bản? -Hướng dẫn đọc: mạch lạc, rõ ràng, chú ý những câu cảm. -Thể loại văn bản? GT, BL, CM (chủ yếu) -Tìm bố cục: + Mở bài (câu 1,2): Cuộc sống giản dị của Bác Hồ. + Thân bài (còn lại): Biểu hiện của đức tính giản dị. (Không có kết bài vì đây là đoạn trích) Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết văn bản. -Hai câu đầu bài văn có vai trò gì? → khái quát -Trong 2 câu ấy, câu nào nêu nhận xét chung và câu nào giải thích nhận xét ấy? -Chú ý câu 1. Em hiểu câu văn này như thế nào? (Câu văn này đề cập đến mấy phương diện cuộc sống của Hồ Chủ tịch? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các phương diện đó? → vừa độc lập vừa nhất quán. Em hiểu nhất quán là gì?) -Văn bản này tập trung làm rõ phương diện nào? → đời sống bình thường, giản dị. -Sự giản dị của Bác được thể hiện qua những từ ngữ nào? -Qua những từ ngữ đó, kết hợp với những cụm từ “rất lạ lùng”, “rất kì diệu”, em hiểu được điều gì về tình cảm của tác giả đối với Bác Hồ? Giáo viên chuyển: Vậy đức tính giản dị của Bác Hồ được biểu hiện cụ thể như thế nào?→ phần 2. -Theo dõi phần thân bài. Hãy chia nhỏ các ý ở phần thân bài. (Đức tính giản dị của Bác có những biểu hiện nào?) Hai biểu hiện lớn: -Giản dị trong đời sống: Con người thế giới ngày nay. -Giản dị trong nói là viết: Giản dị đến hết. -Để làm rõ sự giản dị trong đời sống của Bác, tác giả đã đưa ra những chứng cớ khái quát nào? ăn uống, cái nhà, lối sống → Câu khái quát. -Dẫn chứng về cách ăn uống được tác giả trình bày cụ thể như thế nào? Tác giả bình luận ra sao? + vài ba món giản đơn → đạm bạc + Bác không làm rơi vãi cơm → tiết kiệm. + sạch sẽ, tươm tất → giản dị, ngăn nắp → “Ở vụ” -Ngôi nhà của Bác được nhắc đến như thế nào? Nó chứng tỏ điều gì? -Lối sống của Bác có gì đặc biệt so với một vị Chủ tịch nước? +tự mình làm việc một vị Chủ tịch nước giữ >< nhiều trọng trách, rất bận +suốt đời làm việc rộn. -Cách lập luận chứng minh của tác giả có sức thuyết phục không? Tại sao? -Dẫn chứng phong phú, toàn diện, cụ thể. -Tính xác thực được đảm bảo bởi mối quan hệ gần gũi, lâu dài, gắn bó của tác giả và Bác Hồ. -Tìm đọc các câu cảm có trong đoạn. Các câu cảm xen kẽ với dẫn chứng có tác dụng gì? + Cái nhà biết bao! + Trong đời sống Thắng, Lợi! → Nêu cảm xúc của tác giả, làm bài văn thêm hấp dẫn. -Lấy thêm 1 số câu văn, câu thơ cũng nói về sự giản dị của Bác Hồ: + Bác ngồi đó, chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ, đạm đà + Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường. + Đôi dép cao su, đôi dép Bác Hồ Đã đi khắp nẻo quê nhà Bác ơi! + Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) + Nơi Bác ở, sàn mây vách gió Sớm nghe tiếng chim rừng hót quanh nhà Đêm trăng, một ngọn đèn khêu nhỏ Tiếng suối trong như tiếng hát xa. -Đọc đoạn văn “Nhưng chớ ngày nay”. Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phương pháp bình luận nào? Tác dụng? giải thích – bình luận → phân biệt lối sống giản dị nhưng vẫn phong phú và sôi nổi ở Bác với lối sống khắc khổ của nhà tu hành hay lối sống cô độc của nhà hiền triết → đánh giá ý nghĩa của phẩm chất giản dị nơi Bác. Giáo viên chuyển: Không chỉ mà Bác còn -Đoạn cuối văn bản, để làm sáng tỏ sự giản dị của Bác trong cách nói và cách viết, tác giả đã dẫn những câu nói nào của Bác? Tại sao tác giả dùng câu nói này để chứng minh sự giản dị trong cách nói và viết của Bác? Những câu nói nổi tiếng về ý nghĩa, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc, ai cũng biết → dẫn chứng tiêu biểu. Những điều có ý nghĩa lớn lao, qua câu nói của Bác đều trở nên thật giản dị. -Vì sao Bác lại chọn cách nói giản dị như thế? → cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được (95% dân số mù chữ) → có sức tập hợp, lôi cuốn và cảm hóa lòng người. -Trước cách nói giản dị của Bác Hồ, tác giả có lời bình luận như thế nào? Em hiểu lời bình luận này như thế nào? “Những mang” → tác dụng: đề cao sức mạnh phi thường của lối nói giản dị mà sâu sắc của Bác, đó là sức mạnh khơi dậy lòng yêu nước, ý chí cách mạng trong quần chúng nhân dân. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết văn bản. -Văn bản này cho em hiểu thêm những gì về Bác Hồ? -Em học tập được gì từ cách nghị luận của tác giả Phạm Văn Đồng qua văn bản? + kết hợp chứng minh – GT – bình luận. + dẫn chứng gần gũi, tiêu biểu. + cảm xúc của tác giả. • Đọc ghi nhớ. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Kể mẩu chuyện nói về đức tính giản dị của Bác. • Củng cố: đọc thuộc ghi nhớ. • Dặn dò: soạn bài sau. Nhớ lại Trả lời Nghe→ vào bài Đọc Tóm tắt Xác định Tìm Phân tích Phát hiện Phát hiện Nhận xét Giải thích Phát hiện Tìm Nhận xét Chia ý Tìm Phát hiện Nhận xét Nhận xét Nhận xét Giải thích Tìm Nêu tác dụng Tìm Đọc Phân tích Nghe Phát hiện Giải thích Giải thích Nêu cách hiểu Khái quát Nêu CN Khái quát Đọc Kể Đọc thuộc Ghi I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả 2.Văn bản -Đọc -Thể loại: Nghị luận chứng minh -Bố cục: 2 phần II. Đọc hiểu chi tiết 1.Kquát về đ tính giản dị của Bác Hồ. -Đời hoạt động chính trị -Đời sống bình thường giản dị → nhất quán → trong sáng, thanh bạch tuyệt đẹp → sự ngợi ca của tác giả 2.Biểu hiện của đức tính giản a, Giản dị trong đời sống. -Bữa ăn đạm bạc -Căn nhà thanh bạch -Lối sống giản dị → Dẫn chứng phong phú, toàn diện, cụ thể, xác thực. -Kết hợp câu cảm để bộc lộ cảm xúc. b, Giản dị trong nói và viết. -Không có gì -Nước Việt Nam → ai cũng biết → dẫn chứng thuyết phục. -Lời bình “Những mang” → sức mạnh của lối nói giản dị. III.Tổng kết • Ghi nhớ: sgk IV.Luyện tập Tiết 94: Tiếng Việt : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. A.Mục tiêu.HS: -Nắm được khái niệm câu chủ động, câu bị động. -Nắm được mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. B.Chuẩn bị -Giáo viên: giáo án, bảng phụ. -Học sinh: soạn bài C.Lên lớp: Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt • Ổn định • Kiểm tra bài cũ -Người ta tách TN thành câu riêng nhằm mục đích gì? -Lấy ví dụ? • Bài mới. Giới thiệu bài: Cùng một nội dung, người ta có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhiều kiểu câu khác nhau, đó là câu chủ động và câu bị động. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm câu chủ động và câu bị động. -Đọc ví dụ a,b. -Phân tích cấu tạo câu: a, Mọi người / yêu mến em. CN VN (ĐT) BN b,Em / được mọi người yêu mến. CN VN -Câu nào có chủ ngữ thực hiện hành động hướng vào người khác? (chủ ngữ là chủ thể của hành động) → câu a→ câu chủ động Câu nào có chủ ngữ được hành động của người khác hướng vào? (chủ ngữ chỉ đối tượng của hành động) → câu b → câu bị động -Vậy em hiểu ntn là câu chủ động và câu bị động?Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục đích -Hãy đọc đoạn trích. -Em sẽ chọn câu a hay câu b để điền vào chỗ trống? Giải thích vì sao? → Chọn câu b vì nó giúp các câu trong đoạn văn được liên kết chặt chẽ hơn. Câu trước đã nói về Thủy (em tôi), vì vậy sẽ hợp lôgic và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng tiếp tục nói về Thủy (em). -Vậy em thấy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại) có tác dụng gì? • Lưu ý: -Điều kiện để câu chủ động chuyển được thành câu bị động? Động từ trong câu phải là động từ ngoại động (tác động đến người, vật khác) -Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại: + Câu chủ động → câu bị động: Lấy bổ ngữ của câu chủ động thành chủ ngữ của câu (thêm “bị”, “được”) + Câu bị động → câu chủ động: Lấy chủ ngữ của câu bị động làm bổ ngữ của câu. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập. Bài tập sgk. Các câu bị động là: -Có khi (các thứ của quý) / được trưng bày -Nhưng cũng có khi () / được cất giấu -Tác giả “Mấy vần thơ? / liền được tôn làm → Tác dụng: Tránh lặp lại các kiểu câu trước đó (câu chủ động), tạo ra sự liên kết giữa các câu trong đaọn được tốt hơn. Trả lời Nghe → viết bài Phân tích Phân tích Rút ghi nhớ Đọc Chọn Giải thích Rút ghi nhớ Xét Đt → Nhận xét Phân tích Tìm Phân tích I.Câu chủ động và câu bị động. 1.Ví dụ: a, Mọi người / yêu mến em. CN (chủ thể của của hành động “yêu mến”) → câu chủ động. b, Em / được mọi người yêu mến. CN (đối tượng của hành động “yêu mến”) → Câu bị động. 2.Ghi nhớ 1 (trang 57) II.Mục đích của việc chuyển đổi CCĐ thành CBĐ. 1.Ví dụ: Chọn câu b → giúp việc liên kết giữa các câu chặt chẽ hơn. 2.Ghi nhớ 2 (trang 58) III.Luyện tập. Bài tập thêm: 1.Trong hai câu sau, câu nào là câu bị động. Vì sao? a, Nó được thầy khen. b, Nó được đi bơi. Câu a là câu bị động (chủ ngữ “nó” là đối tượng của hoạt động “khen”) Câu b là câu bình thường vì chủ ngữ “nó” là chủ thể của hành động “đi bơi”. 2.So sánh các cách viết sau, cho biết cách viết nào hợp lí hơn? Vì sao? a,-Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Khách hàng ở châu Âu rất ưa chuộng những sản phẩm này. -Nhà máy đã sản xuất được một số sản phẩm có giá trị. Các sản phẩm này được khách hàng châu Âu rất ưa chuộng. → Cách 2 tốt hơn vì việc sử dụng câu bị động tạo liên kết theo kiểu móc xích: “một số sản phẩm” (câu trước) – “các sản phẩm này” (câu sau) b,-Chị dắt con chó đi dạo ven rừng, chốc chốc dừng lại ngửi chỗ này một tí, chỗ kia một tí. -Con chó được chị dắt đi dạo ven rừng → Nếu viết theo cách 1 thì người đọc sẽ hiểu thành “chị dắt con chó đi dạo ven rừng” và “chốc chốc chị dừng lại ngửi chỗ này một Tí, chỗ kia một tí.(cách 2 tốt hơn) • Củng cố: đọc lại ghi nhớ. • Dặn dò: + soạn bài + chuẩn bị kiểm tra tập làm văn 2 tiết (95+96) Chuẩn bị các đề sau: -Đề 3+4 (sgk trang 59) -Đề: Chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” -Đề: Chứng minh luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người”. Tiết 95+96: Viết bài tập làm văn lập luận chứng minh. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Giúp HS rèn luyện cách làm bài văn NLCM ® thể hiện vào bài viết của mình. - Thông qua bài viết , học sinh tự nhận xét ưu nhược điểm và rút kinh nghiệm. B- CHUẨN BỊ- GV: Đề bài. - HS: Ôn bài. C- LÊN LỚP Ổn định tổ chức. Phát đề : Đề 1:Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Đề 2:Hãy trình bày lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. YÊU CẦU VÀ BIỂU ĐIỂM I.Yêu cầu : - Bài làm đúng thể loại văn NLCM kết hợp bộc lộ cảm xúc. - Đảm bảo đầy đủ dẫn chứng ,có phân tích dẫn chứng. - Bố cục rõ ràng. - Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ. - Chữ viết rõ, sạch,không mắc lỗi chính tả. II.Biểu điểm : -Điểm 9-10: đạt tất cả các yêu cầu trên ,có thể mắc 1,2 lỗi. - Điểm 7-8: đạt phần lớn các yêu cầu trên ,thiếu ý nhỏ hoặc mắc từ 2-4 lỗi. - Điểm 5-6 : đạt một nửa các yêu cầu trên,có thể thiếu 1 ý lớn hoặc mắc từ 5-7 lỗi. - Điểm 3-4 :Chỉ đạt một phần yêu cầu trên ,bài qúa sơ sài hoặc diễn đạt quá kém. - Điểm 1-2 :Chỉ viết được một phần. - Điểm 0: Lạc đề hoặc không viết được gì. Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương (Hoài Thanh) A.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. -Hiểu được phần nào phong cách lập luận văn chương của Hoài Thanh. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: ảnh tác giả, cuốn “Thi nhân Việt Nam” -Học sinh: soạn bài. C.Lên lớp: Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt B1: Ổn định. B2: Kiểm tra: -Bố cục bài văn “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? -Tác giả đã minh họa cho đức tính giản dị của Bác Hồ như thế nào? B3: Bài mới: Giới thiệu bài: Trong văn nghị luận có nhiều thể loại nghị luận: NL chính trị - xã hội, NL khoa học, NL văn chương Bài văn “Ý nghĩa văn chương” bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung. Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu khái quát văn bản. -Nêu vài nét về tác giả và văn bản. -Hướng dẫn đọc: rành mạch, chậm và sâu lắng. -Xác định thể loại? Bài tập trắc nghiệm: 1.NL chính trị 2.NL xã hội 3.NL văn chương. -Tìm bố cục. + muôn loài: nguồn gốc cốt yếu của văn chương. + bực nào: ý nghĩa, công dụng của văn chương. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu chi tiết văn bản. -Tác giả đã mở đầu bài bình luận về ý nghĩa của văn chương bằng cách nào? Câu chuyện nhà thơ Ấn Độ có ý nghĩa như thế nào? → nói lên nguồn gốc của văn chương 1 cách khái quát. -Vậy theo tác giả, văn chương có nguồn gốc như thế nào? Nói “nguồn gốc cốt yếu” là như thế nào? Nói “cốt yếu” là nói cái chính, cái quan trọng nhất chứ chưa phải là nói tất cả. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài. -Quan niệm ấy có đúng không? Thử nêu 1 vài dẫn chứng văn học mà em biết để chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh. → Quan niệm đúng. Vd1: Đặng Trần Côn với “Chinh phụ ngâm khúc”, Đoàn Thị Điểm dịch đều vì đồng cảm với người chinh phụ buồn xa nhớ chồng. Vd2: Bà Huyện Thanh Quan viết “Qua đèo Ngang” vì nhớ nước, đau lòng Quả thật, cội nguồn của những tác phẩm văn chương chân chính đều xuất phát từ tình thương, lòng nhân ái của tác giả. -Tuy nhiên, em thấy quan niệm ấy của Hoài Thanh đã đầy đủ chưa? Chưa đầy đủ vì còn có những quan niệm khác về nguồn gốc văn chương: từ lao động, từ nghi lễ tôn giáo, từ trò chơi → Ý kiến của Hoài Thanh chỉ là 1 trong những quan niệm về nguồn gốc của văn chương mà thôi. Giáo viên chuyển: Văn chương xuất phát từ lòng thương người. Vật văn chương có ý nghĩa và công dụng như thế nào? → phần 2. -Trong quan hệ với sự sống, văn chương có ý nghĩa như thế nào? “Văn sống”. Em hiểu câu văn ấy như thế nào? Hãy chứng minh. Gồm 2 vế: -Văn chương là hình dung của sự sống: văn chương phản ánh cuộc sống, đọc văn chương người ta thấy được hình ảnh cuộc sống. Vd:- Đọc bài “Chống nạn thất học” ta hình dung ra hoàn cảnh đất nước và nhân dân ta sau CMT8. -Đọc ca dao, tục ngữ ta biết được cuộc sống tình cảm và những kinh nghiệm của nhân dân ta thời xưa. → Cuộc sống của con người, của xã hội là thiên hình vạn trạng, văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó. -Văn chương sáng tạo ra sự sống nghĩa là văn chương dựng lên những hình ảnh, đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có để biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Vd: Thế giới loài vật đoàn kết muôn loài trong “Dế Mèn phiêu lưu kí”. -Từ những ý nghĩa đó, Hoài Thanh khẳng định văn chương có công dụng với con người như thế nào? Thử lấy ví dụ minh họa? -Gây cho ta những tình cảm ta chưa có: con người từ thủa ấu thơ lớn lên, có những tình cảm người ta chưa nhận thức được nhưng đọc văn chương, ta hiểu và có những tình cảm đó. Vd: Đọc truyện “BHCC” → có thêm tình cảm yêu tiếng nói của dân tộc. -Luyện những tình cảm ta sẵn có: chúng ta vẫn có những tình cảm với gia đình, với bạn bè nhưng nhờ văn chương, chúng ta càng hiểu rõ và được bồi đắp thêm những tình cảm đó. Giáo viên bình: Văn chương khơi dậy lòng vị tha, nhân ái. Điều đặc biệt là văn chương tác dụng đến người đọc một cách tự giác, thâm trầm theo lối đồng cảm, đồng điệu tâm hồn chứ không phải bằng những lời giáo huấn khô khan. Nó giúp cho người đọc có thể hòa cái cá nhân “cặm cụi” và riêng lẻ của mình với buồn vui của nhân vật, sống cùng câu chuyện trong liên tưởng và tưởng tượng mà như với người bạn thân gần gũi nhất, hiểu mình nhất. Tố Hữu trò chuyện cùng Nguyễn Trãi: Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng. → Một nhà thơ hiện đại, hàng trăm năm sau đọc thơ Nguyễn Trãi vẫn có sự đồng cảm với cuộc đời oan khuất của NT. -Không chỉ bàn về công dụng của văn chương đối với con người, Hoài Thanh đã nói về công dụng của văn chương với xã hội trong câu văn nào? Hãy giải thích những câu đó. + “Có kẻ quá đáng” → văn chương làm đẹp và hay những thứ bình thường. + “Nếu bậc nào” → văn chương làm giàu cho lich sử nhân loại. Hoạt động 3: HDHS tổng kết văn bản -Vậy tóm lại, văn chương có những công dụng như thế nào? -Tác giả Hoài Thanh đã làm cho em hiểu được những gì về văn chương? -Chọn đáp án đúng nói về nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh: A.Lập luận chặt chẽ, sáng sủa. B.Lập luận giàu cảm xúc. C.Lập luận có lí lẽ, giàu cảm xúc, hình ảnh. -Luyện tập: (63) B4: Củng cố. B5: Dặn dò: -Thuộc các câu nói về công dụng của văn chương. -Soạn bài sau. -Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. Nội dung: + Tục ngữ. + Các bài văn nghị luận đã học (4 bài). Nhớ lại Trả lời Nghe Tóm tắt Đọc Chọn đáp án đúng Xác định bố cục Phát hiện Giải thích Phát hiện Giải thích Nhận xét Chứng minh Nhận xét Phát hiện Giải thích Chứng minh Phát hiện Chứng minh Tìm và giải thích Khái quát Thảo luận Chọn đáp án Làm BT Đọc Ghi I.Đọc – hiểu khái quát. 1.Tác giả 2.Văn bản -Đọc -Thể loại: NL văn chương. -Bố cục. II.Đọc – hiểu chi tiết. 1.Nguồn gốc của văn chương. -Kể câu chuyện để nói lên nguồn gốc của văn chương: là lòng thương người, thương muôn loài. 2.Ý nghĩa và công dụng của văn chương. -Ý nghĩa:+là hình dung của sự sống. + sáng tạo ra sự sống. -Công dụng của văn chương: + Đối với con người: ○ gây cho ta những tình cảm ta chưa có. ○ luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. + Đối với xã hội: ○ làm đẹp những thứ bình thường. ○ làm giàu lịch sử nhân loại. III.Tổng kết. • Ghi nhớ: tr 63 IV.Luyện tập. Tiết 98: Kiểm tra Văn. A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT - Kiểm tra kiến thức các VB của học sinh từ đầu học kì 2 thông qua hệ thống bài tập. - Nhận xét, đánh giá. B- CHUẨN BỊ - GV: Đề bài. - HS: Chuẩn bị bài, giấy kiểm tra. C- LÊN LỚP * Ổn định. * Bài mới: HĐ1: Phát đề HĐ2: Thu bài Tiết 99: Tiếng Việt: Chuyển câu chủ động thành câu bị động (tiếp) A.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. -Thực hành được thao tác trên. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: giáo án, bảng phụ. -Học sinh: soạn bài, học bài tiết 1. C.Lên lớp: Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt B1: Ổn định. B2: Kiểm tra. -Câu chủ động? Câu bị động? -Mục đích của việc chuyển câu chủ động → câu bị động và ngược lại? B3: Bài tiếp. Giới thiệu bài: Cách chuyển câu chủ động thành câu bị động và ngược lại? → Vào bài. Hoạt động 1: -Đọc ví dụ a,b (tr 64). Hai câu có gì giống và khác nhau? (Có cùng nội dung không? Có cùng là câu bị động không? Có từ nào khác nhau?) -Cho câu: Các vua chúa / xây dựng những công trình lớn vào TK 15. CN VN BN Hãy chuyển câu trên thành CBĐ. → C1: Những công trình lớn / được xây dựng vào TK 15. CN VN (Chuyển BN chỉ đối tượng của hành động lên làm chủ ngữ ở đầu câu, thêm “bị”, “được”). → C2: Nhiều công trình lớn xây dựng vào thế kỉ 15. (Chuyển BN chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu làm CN, biến chủ ngữ cũ thành 1 bộ phận không bắt buộc) → Vậy có những cách nào để chuyển CCĐ thành CBĐ? -Đọc 2 ví dụ a,b (mục 3 – 64). Đó có phải là CBĐ không? Tại sao? → Không vì không có hành động hướng vào người khác và không có câu chủ động tương ứng. • Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Bài tập 1: a, -Ngôi nhà ấy được (một nhà sư) xây dựng -Ngôi chùa ấy xây dựng từ thế kỉ XIII. b, -Tất cả cánh cửa chùa được (người ta) làm bằng gỗ lim. -Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c, -Con ngựa bạch được (chàng kị sĩ) buộc bên gốc đào. -Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d, -Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân. -Một lá cờ đại dựng ở giữa sân. Bài tập 2: được → hàm ý đánh giá tích cực. bị → hàm ý đánh giá tiêu cực. B4: Củng cố: Các cách chuyển CCĐ thành CBĐ? B5: Dặn dò: -Hoàn chỉnh bài tập. -Soạn bài sau. KT 15’: Vd c,d BT1. Trả lời Vào bài Nhận xét Chuyển Rút GN Đọc Nhận xét Giải thích Đọc Làm Nhận xét Đọc thuộc Ghi Làm bài. I.Cách chuyển đổi CCĐ thành CBĐ. 1.Ví dụ. a, CBĐ có từ “được” b, CBĐ không có từ “được” a+b mục 3 → không phải CBĐ. 2.Ghi nhớ (tr 64) II.Luyện tập. Tiết 100: Tập làm văn: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh. A.Mục tiêu: Giúp học sinh: -Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh. -Biết vận dụng những hiểu biết đó vào việc viết 1 đoạn văn chứng minh. B.Chuẩn bị: -Giáo viên: phân công học sinh chuẩn bị -Học sinh: chuẩn bị theo nhóm: mỗi nhóm 1 đề (2,3,4,8) C.Lên lớp: Hoạt động của thầy Hđ của trò Nội dung cần đạt B1: Ổn định. B2: Kiểm tra: -Khái niệm phép lập luận chứng minh? -Bố cục của bài văn chứng minh? B3: Bài mới. Giới thiệu bài: Tiết học ngày hôm nay giúp các em luyện tập viết đoạn văn chứng minh để bài văn chứng minh được hòan chỉnh hơn. Nội dung bài: Hoạt động 1: -Xét đoạn văn sau: [1]Không chỉ phản ánh tinh thần cách mạng của Bác, tập thơ “Nhật kí trong tù” còn thể hiện lòng thương người của Bác. [2]Bác thương người bạn tù chết thảm thương. [3]Bác thương nhân dân ta vẫn trong cảnh lầm than. [4]Bác thương cả đứa trẻ phải vào tù cùng mẹ[5]Tình thương ấy thật cảm động. -Luận điểm? Đoạn văn trên tồn tại độc lập, riêng biệt hay chỉ là 1 bộ phận của bài văn? Vì sao em biết? → bộ phận của bài văn. → căn cứ vào vế 1 của câu 1 → vế để chuyển đoạn → trên đoạn này còn ít nhất 1 đoạn nữa. Bài văn: Nội dung của tập “Nhật kí trong tù” + tinh thần cách mạng + lòng thương người. Vì vậy khi tập viết 1 đoạn văn, cần cố hình dung đoạn văn đó nằm ở vị trí nào của bài văn, có thế mới viết được thành phần chuyển đoạn. -Câu 1 đóng vai trò gì? Câu 2 +3+4 đóng vai trò gì? Câu 5? Câu 1 Dẫn chứng: 2 3 4 → Đoạn văn tổng- phân - hợp 5 → Vậy 1 đoạn văn chứng minh có cấu tạo như thế nào? -Theo em, cách sắp xếp các dẫn chứng trong đoạn đã hợp lí chưa? → Chưa. Nên đổi câu 2 và câu 3: thương dân Việt Nam → thương người bạn tù → thương đứa trẻ (dân Trung Quốc) Vậy: → Hoạt động 2: • Yêu cầu: Học sinh đọc đoạn văn của mình cho các bạn trong nhóm nghe, sửa (theo đặc điểm của đoạn văn chứng minh – mục I) • Yêu cầu các nhóm cử 2 bạn lên trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, rút kinh nghiệm. B4: Củng cố: Nhắc lại yêu cầu của đoạn văn chứng minh. B5: Dặn dò: 4 nhóm viết 4 đề còn lại (tr 65, 66) Vào bài Đọc Tìm Nhận xét Nhận xét Rút ghi nhớ. Nhận xét Thảo luận Trình bày Nhận xét Nhắc lại Ghi I.Đặc điểm của đoạn văn chứng minh. 1.Đoạn văn mẫu. 2.Ghi nhớ -Đoạn văn là 1 bộ phận của bài văn, cần xác định vị trí của nó để viết phần chuyển đoạn. -Cần có câu chủ đề nêu luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12393309.doc