Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117 đến 120

Bài 28 - Tiết 119

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU

(Nguyễn Ái Quốc)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn ái Quốc.

- Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả trong truyện ngắn này.

2. Kĩ năng

- Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp.

- Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói cử chỉ và hành động.

3. Thái độ

- Giáo dục tinh thần yêu nước

 

doc23 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 - Tiết 117 đến 120, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.Bieåu caûm. 4.Ñôn xin nghæ hoïc. 5.Ñeà nghò. 6.Töï söï, mieâu taû II. Luyện tập * Dùng văn bản hành chính trong trường hợp: 1. Dùng văn bản thông báo. 2. Dùng văn bản báo cáo. 3. Dùng phương thức biểu cảm (phát biểu những suy nghĩ, cảm xúc của mình) 4. Đơn từ (Đơn xin nghỉ học) 5. Dùng văn bản đề nghị. 6. Dùng phương thức tự sự, miêu tả tái hiện buổi tham quan cho bạn nghe. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học viết đơn xin nghỉ học - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Em hãy viết đơn xin nghỉ học Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân làm ở nhà - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị Tiết 118: Trả bài viết tập làm văn số 6 (Văn nghị luận giải thích làm ở nhà) Bài tập về nhà * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/03/2018 Ngày giảng: 7B 28/03/2018 7A 31/03/2018 Bài 28 - Tiết 118 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (Văn lập luận giải thích – làm ở nhà) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - HS nhận ra được những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày. Thấy được phương hướng sửa chữa các lỗi sai. - Ôn tập lại kiến thức lý thuyết và kĩ năng văn lập luận giải thích. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng tự chữa lỗi trong bài làm của mình và chữa những lỗi trong bài làm của bạn. - Rèn luyện kĩ năng làm bài văn lập luận giải thích 3. Thái độ - Có thái độ hứng thú trong tiết học và tham gia xây dựng bài. 4. Năng lực - Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: Chấm bài, nhận xét bài làm học sinh, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: - Ôn tập văn lập luận giải thích C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Đọc lại đề bài, xác định yêu cầu và các bước hoàn thành bài theo yêu cầu của đề. - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - GV cho HS đọc GV Gợi dẫn HS vào bài. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hoạt động cơ bản - Mục tiêu: Yêu cầu HS nắm được đề bài, đáp án, biết cách sửa lỗi bài làm - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, giải thích, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 17 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV: Yêu cầu HS: §äc l¹i ®Ò bµi. GV gọi HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. Câu 1: (2 điểm) Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải làm gì? Câu 2: (8 điểm) HS lựa chọn 1 trong 2 đề sau: - Đề 1: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. - Đề 2: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. * Yêu cầu: Viết đúng thể loại: Văn nghị luận chứng minh; bài viết đủ 3 phần. Trình bày thật rõ ràng, liên kết chặt chẽ. Chữ viết dễ đọc, sạch sẽ. 1. Điểm 9, 10: Bố cục bài làm rõ ràng; Biết sắp xếp ý theo trình tự hợp lý; Diễn đạt lưu loát. Không mắc lỗi về dùng từ, diễn đạt, lỗi chính tả 2. Điểm 7, 8: Đạt các yêu cầu trên. Tuy nhiên, có thể mắc 2, 3 lỗi về diễn đạt, dùng từ .... Lí lẽ chưa đầy đủ 3. Điểm 5, 6 : Đạt các yêu cầu trên ở mức trung bình 4. Điểm <5 Chưa nắm được kiến thức cơ bản * Ưu điểm: + Nội dung: Nhìn chung bài làm của các em biết viết văn nghị luận chứng minh. Nhiều bài viết có tiến bộ hơn so với các bài viết trước. Tuyên dương những em đạt được điểm cao và có sự đầu tư kĩ cho bài làm của mình. + Hình thức: - Đúng chính tả, chữ viết cẩn thận, trình bày rõ ràng, sạch đẹp. - 7A: T. Anh, T My, Dung, Q. Anh - 7B: D Linh, Ngân, Vy, K Linh * Nhược điểm: + Nội dung: Một số em chưa nắm kĩ đề bài làm nên mắc phải các lỗi. + Hình thức: - Sai lỗi chính tả rất nhiều, câu từ dùng không chính xác, dấu câu đôi khi không có, bài làm sơ sài... - Chữ ẩu, trình bày bẩn, gạch xóa nhiều, thiếu dấu câu, viết tắt (7A: B Anh, Duy, T Vũ; 7B Dũng, H. Ngân, An) * Lỗi diễn đạt Đọc các bài làm của HS (7A: Bình; 7B: An, H. Ngân, T. Thành) GV trả bài Yêu cầu HS sửa bài theo cặp I. Đề bài – Đáp án Câu 1: (2 điểm) - Muốn làm được bài văn giải thích tốt, người viết cần phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp thao tác phù hợp. Câu 2: (8 điểm) * Đề 1: * MB - Dẫn vào đề: Phong trào học tập hiện nay. - Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi" *TB 1. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi" * Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường... - Học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi... * Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được * Học mãi: học không ngừng, học suốt đời - Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã có được vị trí nhất định trong xã hội. 2. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi" - Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội. - Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn... - Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng. - Biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé ( học tập giúp làm cho tâm hồn, trí tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân). - Học tập giúp ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. - Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi sẽ tụt hậu về kiến thức. - Cuộc sống có nhiều người tài giỏi, không học sẽ tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. 3. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả? - Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn bè, cuộc sống. - Nắm vững kiến thức cơ bản để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích. - Có thể học mọi lúc, mọi nơi. - Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó. - Áp dụng những điều học được vào trong cuộc sống. - Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập... - "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niên, học sinh... 4. Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào? *KB: - Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói: "Học, học nữa, học mãi" - Rút ra bài học cho bản thân * Đề 2: a. Mở bài : ( 1 điểm) Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng tầm hiểu biết. b. Thân bài: ( 6 điểm) Học sinh có thể giải thích một số luận điểm sau: * Giải thích câu tục ngữ: - Nghĩa đen: + Đi một ngày đàng: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày + Một sàng khôn: Đo trí khôn kiến thức học được nhiều, thấy được nhiều bằng sàng. ( 1 điểm) - Nghĩa bóng: Nhân dân ta đúc kết một kinh nghiệm đi xa học được nhiều, thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt và hiểu biết. ( 1 điểm) * Giá trị câu tục ngữ: ( 2điểm) - Ý nghĩa câu tục ngữ hoàn toàn đúng vì đã thể hiện rõ khao khát của người nông dân muốn mở rộng tầm mắt. Đi xa hiểu biết được nâng cao, con người sẽ “ khôn “ ra. - Câu tục ngữ khẳng định đất nước Việt Nam ta có nhiều cái hay cái đẹp để học tập. Đi nhiều biết nhiều con người trưởng thành hơn, có cách xử thế đúng hơn có quan hệ tốt với mọi người. * Liên hệ với bản thân và học sinh ngày nay. (2 điểm) c. Kết bài: ( 1 điểm) Khẳng định câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với ngày hôm nay II. Nhận xét 1. Ưu điểm 2. Nhược điểm III. Cách sửa Lỗi diễn đạt 2. Lỗi chính tả Chủ nghiệm => chủ nhiệm Nỗi no => nỗi lo Cảm súc => cảm xúc 3. Trả bài TSHS §iÓm 10 §iÓm 9 §iÓm 8 §iÓm 7 §iÓm 6 §iÓm 5 §iÓm 4 7A 0 3 12 12 9 2 0 7B 0 2 7 8 12 6 3 *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Chuẩn bị tiết 119: HD đọc thêm: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu; Quan âm Thị Kính * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/03/2018 Ngày giảng: 7B 29/03/2018 7A 02/04/2018 Bài 28 - Tiết 119 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM NHỮNG TRÒ LỐ HAY LÀ VA-REN VÀ PHAN BỘI CHÂU (Nguyễn Ái Quốc) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Thấy được khả năng tưởng tượng dồi dào, xây dựng tình huống truyện bất ngờ, thú vị, cách kể chuyện mới mẻ hấp dẫn, giọng văn châm biếm sắc sảo, hóm hỉnh của tác giả Nguyễn ái Quốc. - Hiểu được tình cảm yêu nước, mục đích tuyên truyền cách mạng của tác giả trong truyện ngắn này. 2. Kĩ năng - Đọc kể diễn cảm văn xuôi tự sự (truyện ngắn châm biếm) bằng giọng điệu phù hợp. - Phân tích tính cách nhân vật qua lời nói cử chỉ và hành động. 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần yêu nước 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, phân tích, bình giảng. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, TL tham khảo, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu. C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, thuyết trình. - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Cho HS quan sát chân dung Phan Bội Châu? GV gợi dẫn vào bài: Nhà cách mạng Phan Bội Châu sau bao năm bôn ba hải ngoại để tìm đường cứu nước, đến năm 1925 ông bị thực dân Pháp bố trí bắt cóc từ Trung Quốc giải về nước, kết án tù chung thân, nhưng sau đó, trước phong trào nhân dân cả nước đấu tranh đòi thả, chúng đã phải ra lệnh ân xá. Va-ren vốn là một Đảng viên Đảng Xã hội Pháp, phản bội Đảng, được cử làm toàn quyền Đông Dương. Va-ren trước ngày chuẩn bị sang Đông Dương nhận thức có tuyên bố sẽ quan tâm tới vụ Phan Bội Châu. Nguyễn Ái Quốc viết tác phẩm này để phơi bày sự dối trá, sự lố nbichj của Va-ren. Hôm nay cô trò chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT -Trình bày sự hiểu biết của em về tác giả? *Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước đi sang Pháp và một số nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mĩ Bút danh Nguyễn Ái Quốc có từ năm 1919-1945 gắn với tờ báo “Người cùng khổ”, “Bản án chế độ thực dân Pháp” và một số truyện kí xuất sắc khác. -Trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm. -GV hướng dẫn học sinh đọc: +Giọng người kể chuyện: mỉa mai, châm biếm một cách sắc sảo. + Giọng Toàn quyền Va-ren: thâm độc, mềm mỏng một cách xảo trá. *GV nhận xét -Văn bản thuộc thể loại gì? Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần là gì? 3 phần GV nhận xét I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Nguyễn Ái Quốc (1890-1969) là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh dùng từ năm 1919-1945 2.Tác phẩm: - Trích trong tập Truyện kí Nguyễn Ái Quốc, viết bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 thế kỉ XX ở Pháp. - Đoạn trích kể về trò lố thứ tư, trò lố cuối cùng do toàn quyền Va-ren bày ra tưởng đề cao bản thân và nước Pháp nhưng ngược lại mua cười cho thiên hạ. *Thể loại:truyện ngắn *Bố cục: 3 phần Phần 1: Từ đầuPBC vẫn vị giam trong tù: Varen với lời hứa chăm sóc vụ PBC Phần 2: tiếp theo không hiểu PBC: cuộc chạm trán giữa Varen và PBC Phần 3:còn lại: thái độ của PBC với Va-ren Theo em Va-ren sang VN với mục đích gì? Vì: vừa muốn nhậm chức vừa muốn lấy lòng dư luận ở VN và Đông Dương là chăm sóc vụ Phan Bội Châu Va-ren hứa gì về vụ PBC? -“Nửa chính thức..chăm sóc PBC Thực chất lời hứa đó là gì? -Nửa chính thức hứa của Varen có ý nghĩa là lời hứa này có thể thay đổi -Tác giả bình luận gì về lời hứa nửa chính thức của Varen? - Ông hứa thếlàm sao Qua đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ gì? Thái độ mỉa mai, châm biếm, muốn vạch trần bộ mặt lừa bịp của Varen *Gv: cụm từ “Nửa chính thức hứa” với cách nói lập lửng, lời hứ chung chung chỉ để trấn an dư luận đã làm tăng tính hài hước của câu chuyện và thái độ châm biếm của tác giả vẫn kín. Và câu hỏi “giả sử cho rằng”, “sẽ chăm sóc”vụ PBC vào lúc nào và ra sao. Qua đó tác giả đã bộc lộ thái độ mỉa mai, nghi ngờ mang tính chất hoài nghi với lời hứa của Varen chỉ là một lời vuốt ve để trấn án nhân dân.Thực chất chỉ là trò lố. -Trong cảnh Varen đến Hà Nội để gặp PBC ,hai nhân vật chính là Varen và PBC đã thể hiện sự tương phản đó như thế nào? - Varen: toàn quyền Đông Dương, con người phản bội giai cấp, tên chính khách bị đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ ruồng bỏ quá khứ,lòng tin,g/c của mình Qua đó, em thấy thái độ của tác giả đối với hai nhân vật này. Và mục đích của tác giả là gì? Varen PBC Tính cách Kẻ phản bội, đê hèn Bạc anh hùng, cao thượng Thái độ Kinh bỉ Ngợi ca Mục đích Vạch trần sự lố bịch của Varen Khẳng định sự chính nghĩa của cụ PBC =>kẻ phản bội nhục nhã PBC: là người tù yêu nước, hi sinh cả gđ của cải để xa lánh bọn cướp nước, bị kết án tử hình vắng mặt và bị đày đọa trong nhà giam =>Bậc anh hùng vị thiên sứ đấng xả thân vì độc lập - Theo em số lượng khắc họa tính cách nhân vật nhiều ít như thế nào? - Nhiều ít khác nhau - Số lượng nhiều ít đó thể hiện dụng ý NT gì của tác giả khi khắc họa từng nhân vật? *gv:sự tương phản của hai nhân vật Varen và PBC chính là sự tương phản giữa một bên là kẻ bất lương nhưng nắm quyền và thống trị, một bên là người CM vĩ đại nhưng chịu sự đàn áp.Tác giả dành một số lượng từ ngữ lớn và hình thức ngôn ngữ trần thuật để khắc họa tính cách nhân vật Varen.Còn PBC tác giả dùng sự im lặng để làm phương thức đối lập.Đây là bút pháp một cách viết vừa tả vừa gợi rất thâm thúy sinh động -Theo em, lí lẽ của Varen mang hình thức ngôn ngữ gì? Ngôn ngữ đối thoại đơn phương gần như là độc thoại, tự nói một mình -Tuyên bố: Tôi đem tự do đến cho ông đây -Qua những lời lẽ có tính chất độc thoại của Varen trước PBC.Vậy động cơ, tính cách và bản chát của Varen đã hiện lên như thế nào? -Hành động: Tay phải- bắt tay Tay trái nâng cái gong => lời nói mâu thuẫn với việc làm => thể hiện sự dụ dỗ vuốt ve bịp bợm một cách tắng trợn. -Điều kiện: Trung thành, cộng tác, hợp lực với nước Pháp. Chớ tìm cách xúi giục đồng bào nổi lên, hãy bảo họ hợp tác với người Pháp. -Varen đã dùng lời nói dài vòng vo để thuyết phục cụ PBC. Vậy em có nhận xét gì về giọng điệu của Varen? Khuyên Phan Bội Châu:Để mặc những ý nghĩ phục thù....ông và tôi nắm chặt tay nhau ...đốt cháy cái mình tôn thờ.. -chân thành, có lúc thì mỉa mai châm chọc -giả dối, bịp bợm, đê tiện -Qua những chi tiết trên em thấy Varen là kẻ như thế nào? PBC đã có cách ứng xử với Varen như thế nào ? -Im lặng - Phớt lờ coi như không có Varen trước mặt Qua cách ứng xử đó, thái độ và tính cách của PBC được bộc lộ ra sao? - cứng cỏi, có bản lĩnh. không chịu khuất phục trước kẻ thù -Lời bình của tác giả trước sự im lặng của PBC đã thể hiện giọng điệu như thế nào ? và có ý nghĩa gì ? -giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai góp phần làm rõ thêm tính cách của PBC *gv : sử dụng NT tương phản đối lập một cách triệt để cùng với giọng điệu hỏm hỉnh mỉa mai đã khắc họa thành công hai nhân vật đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Varen gian trá,lố bịch địa diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương.PBC kiên cường, bất khuất xứng đáng là bậc anh hùng xả thân vì độc lập, tiêu biểu cho khí phách dân tộc VN. -giả sử tp kết thúc ở câu ..cũng như Varen không hiểu PBC có được không ? -Có thêm đoạn kết, trong đó có lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và lời đoán thêm của tác giả thì có gì khác ? *gv :Ở đoạn kết có sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù lừng tiếng, đôi ngọn râu mép của người tử tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay và cái đó chỉ diễn ra một lần. Nụ cười như cánh ruồi lướt qua thể hiện sự tiếp tục nâng cấp tính cách thái độ khinh bỉ của PBC trước kẻ thù. -Ngoài lời quả quyết cảu anh lính dõng, thì còn lời TB và sự quả quyết của nhân chứng thứ 2. Vậy giá trị của lời TB này là gì ? - Không chỉ khinh bỉ mà còn bộc lộ sự căm phẫn, giận dữ tột cùng. *gv :việc tách hành động này riêng trong phần tái bút là dụng ý nghệ thuật của tg nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật tính quan trọng cảu nó. -Sự phối hợp giữa lời tái bút và lời quả quyết có gì thú vị ? *gv:Nếu với lời kết ở trên, thái độ khinh bỉ của Phan Bội Châu được thể hiện bằng hình thức im lặng, dửng dưng thì ở lời Tái bút mức độ cao hơn là hành động chống trả lại quyết liệt : nhổ vào mặt Va-ren. Như thế, là với kẻ thù có nhiều cách tỏ thái độ. Chỉ im lặng dửng dưng thì chưa đủ mà còn phải nhổ vào mặt nó. Cách dẫn chuyện thật hóm, thật thú vị, và quan trọng hơn là làm tăng thêm ý nghĩa của vấn đề. -Bạn nào có thể khái quát lại nghệ thuật tác giả đã sử dụng trong văn bản? Ngoài ý nghxia văn học tác phẩm còn có ý nghĩa về chính trị, cổ động đòi thả nhà chính trị yêu nước DPBC đồng thời vạch rõ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân. -bạn nào khái quát lên ý nghĩa của văn bản? Gọi hs đọc ghi nhớ II. Đọc hiểu văn bản Nội dung -Chân dung Va-ren được vẽ lên như một nhà chính trị cáo già, lọc lõi, xảo quyệt. Bản chất đó bộc lộ qua lời nói và hành động của hắn trong các hoàn cảnh: +Trước ngày sang Đông Dương nhậm chức. +Trong cuộc gặp gỡ với nhà cách mạng đang bị giam giữ trong ngục tù -Chân dung nhà yêu nước cách mạng vĩ đại Phan Bội Châu trong nhà ngục của bọn thực dân Pháp hiện lên uy nghi, kiên cường được khắc hoạ: +Qua sự im lặng tuyệt đối trước những lời dụ dỗ, mua chuộc của Va-ren. +Qua nụ cười nhếch mép khinh bỉ hay bãi nước bọt nhổ vào mặt Va-ren. 2.Nghệ thuật -Sử dụng triệt để biện pháp đối lập – tương phản nhằm khắc hoạ hai hình tượng nhân vật đối lập: người anh hùng Phan Bội Châu và kẻ phản bội hèn hạ Va-ren. -Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghĩa tượng trưng. -Sáng tạo nên hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren. -Có giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay. 3.Ý nghĩa văn bản Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu vạch trần bản chất xấu xa, đê hèn của Va-ren, khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong chốn ngục tù, đồng thời giúp ta hiểu rằng không gì có thể lung lạc được ý chí, tinh thần của người chiến sĩ cách mạng. *Ghi nhớ: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào làm bài tập - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 5 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ?Giải thích ý nghĩa nghĩa nhan đề Nghĩa cụm từ “Những trò lố” mang ý nghĩa khái quát sâu sắc: + “Trò”: có ý mỉa mai, châm biếm + “Lố”: lố bịch, giả tạo đến kệch cỡm + Những trò lố: những trò bịp bợm của Va-ren diễn trong cuộc đối thoại với Phan Bội Châu chuốc lấy thất bại và sự khinh bỉ của người tù cách mạng. III. Luyện tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 4: Vận dụng - Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học luyện đọc - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT - Đọc phân vai văn bản và tóm tắt lại văn bản Bài tập *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng - Mục tiêu: HS nắm được nhiệm vụ ở nhà - Phương pháp - Kĩ năng: Cá nhân - Thời gian: 4 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT Chuẩn bị Tiết 120: Quan Âm Thị Kính Bài tập * Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 23/03/2018 Ngày giảng: 7B 29/03/2018 7A 02/04/2018 Bài 28 - Tiết 120 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM QUAN ÂM THỊ KÍNH A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức - Có hiểu biết sơ giản về chèo cổ -một loại hình sân khấu truyền thống. - Bước đầu biết đọc hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm kịch bản chèo theo lối phân vai. - Phân tích mâu thuẫn, nhân vật và ngôn ngữ thể hiện trong một trích đoạn chèo. 3. Thái độ - Giáo dục tinh thần cảm thông với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, yêu mến trân trọng nghệ thuật chèo. 4. Năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác, phân tích, bình giảng. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ 1. Giáo viên: nghiên cứu tài liệu SGK, SGV, TL tham khảo, kế hoạch dạy học. 2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi đọc hiểu C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức lớp: 7A 7B 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Trải nghiệm - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp - Kĩ năng: Trực quan, vấn đáp - Thời gian: 3 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT GV cho HS xem Video trích đoạn chèo GV gợi dẫn vào bài: *Điều chỉnh, bổ sung: * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức - Mục tiêu: Giúp HS nắm được những nét đặc sắc của ca Huế. - Phương pháp - Kĩ năng: Vấn đáp, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề. - Thời gian: 20 phút HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ ND CẦN ĐẠT ? Kể tên các vở chèo tiêu biểu? - Gv dùng máy chiếu giới thiệu các vở chèo tiêu biểu. - GV: Hướng dẫn học sinh đọc đoạn trích theo kiểu phân vai. + Người dẫn chuyện: Đọc tên các nhân vật, các lời chỉ dẫn làn điệu ca, hành động trong ngoặc đơn. Giọng chậm, rõ, bình thản. + Nhân vật Thiện Sĩ: Gịong hốt hoảng,sợ hãi. + Nhân vật Thị Kính: Giọng âu yếm, ân cần chuyễn sang đau đớn, nghẹn tủi, thê thảm, bình tĩnh kìn nén. + Nhân vật sùng bà: Nanh nọc, ác độc, đay nghiến, chì chiết-> hả hê, khoái trá. + Nhân vật Sùng Ông: Lèm nhèm, a dua, tàn nhẫn, thô bạo. + Nhân vật Mãng Ông:Tự hào, hãnh diện-> Ngạc nhiên, đau khổ, bất lực, cam chịu. ? Dựa vào văn bản tóm tắt trong sách giáo khoa em hãy trình bày ngắn gọn nhất nội dung của vở chèo Quan âm thị kính? - Gồm 3 phần. a, án giết chồng: Thị Kính bị vu oan giết Thiện Sĩ bị đuổi ra khỏi nhà họ Sùng. Nàng giả trai lên chùa tu hành, mong được giải oan. b, án hoang thai: Thị Kính- Tiểu Kính Tâm bị Thị Mầu vu oan nên bị đuổi ra khỏi chùa. c, Oan tình được giải - Thị Kính thành Quan thế âm bồ tát: Ba năm liền, Kính Tâm đi xin sữa nuôi con Thị Mầu -> Chết được giải oan hoá thành Quan thế âm bồ tát. ? Em hãy tóm tắt văn bản? ? Đoạn trích có mấy nhân vật? (5 NV). - Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng bà, Sùng ông, Mãng ông. - Nhân vật chính: Thị Kính, Sùng bà. - Thị Kính: NV nữ chính, người phụ nữ, người lao động nghèo. - Sùng bà: Vai mụ ác (mẹ chồng cay nghiệt, tàn nhẫn.) - Sùng ông, Mãng ông ( vai lão) - Vai thư sinh ->Thiện Sĩ: Nhu nhược.) ? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? ? Những nhân vật đó thuộc loại các vai nào trong vở chèo và đại diện cho ai? - Gv dùng máy chiếu giới thiệu các nhân vật trong vở chèo. ? Đoạn trích thuộc phần nào của vở chèo? ? Vì sao vở chèo có tên " Nỗi oan hại chồng"? - Vì nội dung kể là người vợ không định hại chồng, nhưng bị mẹ chồng buộc cho tội hại chồng, đành chiụ nỗi oan này. ? Theo em khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là gì? - Chàng đọc sách dùi mài kinh sử, nàng ngồi khâu áo, quạt cho chồng. ? Qua lời nói và cử chỉ của thị Kính, em có nhận xét gì về nhân vật này? - Người vợ thương chồng, ân cần, dịu dàng lo lắng vì sợi dâu mọc ngược -> Cử chỉ vô tình mở đầu cho sung đột kịch. - Gv dùng máy chiếu giới thiệu cảnh gia đình Thị Kính. ? Sự việc cắt râu chồng của Thị Kính đã bị cho Sùng Bà khép vào tội nào? - Tội giết chồng. ? Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động của Sùng bà đối với Thị Kính? - Dúi đầu Thị Kính xuống. - Bắt Thị Kính ngửa mặt lên, - Không cho Thị Kính phân bua. - Đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống. ? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả ngôn ngữ của Sùng bà? Nói về mình Nói về nhà Thị Kính - Giống nhà bà đây giống phượng giống công. - Nhà bà đây cao môn lệnh tộc. - Trứng rồng lại nở ra rồng... =>Khoe khoang, hãnh diện, vênh váo. - Tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ - Mày là con nhà cua ốc. -> Liu điu lai nở ra dòng liu điu. => Coi thường, khinh bỉ. ? Em có nhận xét gì về những lời nói đó? ? Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà Sùng bà và Sùng ông còn làm điều gì tàn ác? - Đuổi Thị Kính -> gọi Mãng ông sang ăn cữ cháu. - Sùng ông dúi ngã Mãng ông rồi bỏ vào nhà. -> Lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu, thực chất là bắt Mãng ông sang nhận con về. ? Em có nhận xét gì về nhân vật Sùng Bà? ? Theo em xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào ? Vì sao? - Sùng ông dúi Mãng ông ngã Thị Kính đỡ cha, hai cha con khóc. -> Nỗi đau của Thị Kính lên đến cực điểm oan ức, chồng bỏ rơi, tình vợ chồng tan vỡ. Cha chồng khinh bỉ, hành hạ cha mình. - Đó là xung đột giữa quyền lực của kẻ thống trị với kẻ bị trị trong gia đình cũng như trong xã hội phong kiến xưa. ? Cảm nhận của em về bản chất của xung đột này? -> Xung đột bi kịch vì nó tạo thành nỗi đau thê thảm cho kẻ bị trị . ? Trong đoạn trích mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? - 5 lần kêu oan. - Mẹ chồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV7 Tiet 117~120.doc