Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Lý Thường Kiệt

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Lý Thường Kiệt

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: nguyên văn chữ Hán. Bài thơ do Nam Trân và Lê Thước dịch.

- Hoàn cảnh sáng tác:

+ Năm 1077, khi quân Tống xâm lược nước ta.

+ Đền thờ của Trương Hống,Trương Hát

→ Bài thơ thần.

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

II. Đọc – hiểu

1. Đọc – giải nghĩa chú thích

2. Bố cục

- Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền dân tộc

- Hai câu cuối: Ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 7 tiết 17: Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 SÔNG NÚI NƯỚC NAM (Nam quốc sơn hà) Lý Thường Kiệt A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại. - Cảm nhân được tinh thần độc lập, khí phách của dân tộc ta qua bản dịch bài thơ chữ Hán “Nam quốc sơn hà”. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức - Những hiểu biết bước đầu về thơ trung đại. - Đặc điểm thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. 2. Kỹ năng - Nhận biết thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt. C. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Soạn giáo án và chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho tiết dạy. 2. Học sinh: Đọc trước bài, trả lời các câu hỏi trong SGK. D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Dạy bài mới Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung - Bài thơ được viết bằng chữ gì? Do ai dịch? - Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ? - Bài thơ được viết theo thể thơ gì? HĐ2: Hướng dẫn HS đọc – hiểu TT1: Hướng dẫn HS đọc và giải nghĩa chú thích - Yêu cầu HS đọc bài thơ - GV đọc lại - GV giải nghĩa phiên âm - Bài thơ được chia làm mấy phần? TT2: Hướng dẫn HS phân tích - Gọi HS đọc hai câu đầu - Mở đầu bài thơ, tác giả đã tuyên báo về sự việc trọng đại gì? - Em có nhận xét gì về việc sử dụng lặp từ ngữ ở câu đầu? - Vì sao tác giả không dùng “vua” mà lại dùng “đế” ? - Ý của 2 câu thơ đầu? - Gọi HS đọc hai câu cuối - Nhận xét về giọng thơ ở hai câu cuối - Cách dùng từ “nghịch lỗ”? - Vì sao bài thơ được xem là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt Nam? - Ngoài biểu ý, bài “Sông núi nước Nam” còn biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) - Sự biểu cảm ở đây bộc lộ rõ hay ẩn kín? HĐ3: Hướng dẫn HS tổng kết - HS trả lời - HS trả lời - HS trả lời - HS đọc - HS lắng nghe - HS ghi chú vào vở - HS đọc - Tuyên cáo một sự thật hiển nhiên. Nước Nam là của người Nam. - Ý nghĩa khẳng định. - Ngang hàng với Trung Hoa. Không phụ thuộc vào các nước lớn. Thể hiện rõ sự tự tôn dân tộc. - Nước Nam là của người Nam ở, sách trời định sẵn rõ ràng. - HS đọc - Giọng thơ: đanh thép, hàm ý cảnh cáo - Thái độ mỉa mai, coi thường và sự căm thù sâu sắc - Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc: khẳng định và quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. - Về biểu ý: bài thơ đã trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyếtchống ngoại xâm. - Về biểu cảm: Đó là thái độ mãnh liệt, sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Lý Thường Kiệt 2. Tác phẩm - Xuất xứ: nguyên văn chữ Hán. Bài thơ do Nam Trân và Lê Thước dịch. - Hoàn cảnh sáng tác: + Năm 1077, khi quân Tống xâm lược nước ta. + Đền thờ của Trương Hống, Trương Hát → Bài thơ thần. - Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt II. Đọc – hiểu 1. Đọc – giải nghĩa chú thích 2. Bố cục - Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền dân tộc - Hai câu cuối: Ý chí quyết tâm bảo vệ lãnh thổ 3. Phân tích a. Hai câu đầu “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” + Cách dùng từ “đế” → Khẳng định một cách tuyệt đối về sự bình đẳng. “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” → Thái độ tin tưởng, thuận theo sách trời. ⇨ Lời tuyên ngôn hết sức hào sảng về chủ quyền dân tộc. Niềm tự hào, tự tôn dân tộc. b. Hai câu cuối “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” → Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì phải chuốc thất bại. “Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” → Cảnh cáo răn đe, sự khẳng định chắc chắc. ⇨ Lời thề thiêng liêng, thể hiện rõ quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm. III.Tổng kết 1. Nội dung (SKG) 2. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ ngắn gọn, xúc tích - Dồn nén cảm xúc; - Lựa chọn ngôn ngữ hùng hồn đanh thép, giọng điệu dõng dạc. 4. Củng cố 5. Dặn dò E. RÚT KINH NGHIỆM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 5 Song nui nuoc Nam Nam quoc son ha_12398449.docx
Tài liệu liên quan