Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22

Văn bản:TỨC CẢNH PÁC BÓ

 (Hồ Chí Minh)

I/ Mục tiêu bài học:

 1.Kiến thức:

 - Cảm nhận được niềm thích thúthật sự của chủ tịch HCM trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “khách lâm tuyền” ung dung hoà hợp với thiên nhiên.

 - Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ

 2.Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ.

 3.Thái độ:

 GD học sinh lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 Chép bài thơ ra bảng phụ

 2. Học sinh:

 Đọc trước bài thơ, đọc chú thích

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 535 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 22, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ hiện đại. 3.Thái độ: GD học sinh lòng yêu quê hương, đất nước . II/ Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 2.Học sinh: Đọc trước bài thơ, đọc chú thích Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III/ Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh và cho biết tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương được thể hiện như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Tự do vốn là niềm khao khát của con người từ xưa đến nay vẫn thế. Nó tha thiết và thiêng liêng. Tuy nhiên quan niệm về tự do thì mỗi thời mỗi khác. Cái khác ấy được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Khi con tu hú”, khi mà tác giả là một chàng trai 19 tuổi đầy ước mơ và nhiệt huyết cách mạng? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm? -> HS trả lời. - GV bổ sung thêm: Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Huế. Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng.. Cuộc đời thơ Tố Hữu gắn với cuộc đời cách mạng của ông. Bài thơ được sáng tác 7/ 1939, in trong tập “Từ ấy” khi đó Tố Hữu mới 19 tuổi và đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). Trước đó, (vào năm 18 tuổi) ông đang say sưa đón nhận ánh sáng cộng sản: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.” Đang hoà mình vào cuộc sống tự do, bỗng dưng bị bắt, bị cầm tù. Ngột ngạt và tù túng , vì vậy tâm trạng của ông luôn sôi sục, hướng ra cuộc sống bên ngoài. Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn cách đọc: + 6 câu đầu: Giọng vui, náo nức, phấn chấn + 4 câu sau: dằn vặt, bực bội - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS - Giải thích từ khó: bầy, lúa chiêm, rây Hoạt động 4: H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? -> Thơ lục bát H: Phương thức biểu đạt chính của bài thơ? -> MT và BC trực tiếp. H: Dựa vào nội dung, em có thể chia bài thơ thành mấy phần? Nội dung từng phần? -> 2 phần: + P1: 6 câu đầu (Cảnh trời đất vào hè trong tâm tưởng của người tù). + P2: 4 câu sau(Tâm trạng của người tù CM). H: Ngay từ đầu bài thơ, ta bắt gặp âm thanh nào? H: Tại sao mở đầu bài thơ, tác giả lại miêu tả tiếng chim tu hú? GV: Tiếng chim tu hú là âm thanh báo hiệu mùa hè về. Mùa hè với không gian bao la, ánh nắng rực rỡ, sức sống trở nên rộn rã, tưng bừng...tiếng chim đã làm bừng dậy tất cả trong lòng người tù cách mạng đang bị nhốt trong phòng giam chật chội. Tiếng chim lúc này đối với tác giả là tiếng gọi vô cùng hào hứng và phấn khởi. H: Khi mùa hè đến, cảnh vật thiên nhiên được phác hoạ qua những chi tiết nào? H: Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? H: Qua đó em hình dung như thế nào về cảnh vào hạ mà tác giả miêu tả? H: Lí do khiến em biết được đây là một bức tranh mùa hè tràn đầy sức sống? -> Có đủ màu sắc, âm thanh, mùi vị: + Màu vàng của lúa chiêm, của bắp; Màu hồng của nắng; màu xanh của cây cối và bầu trời; màu trái cây chín... + Âm thanh của tiếng ve, của sáo diều + Vị ngọt của trái cây chín. GV: Những câu thơ thật trong trẻo, tất cả sự sống như bừng dậy bởi tiếng tu hú gọi. H: Bức tranh thiên nhiên ấy, tác giả có được tận mắt nhìn thấy, nghe thấy không? -> Không. Vì tác giả đang ở trong tù. H: Vậy nhà thơ đã cảm nhận mùa hè bằng giác quan nào? -> Tưởng tượng, liên tưởng. H: Câu thơ nào giúp em biết được bức tranh mùa hè này chính là sự mường tượng của tác giả? -> Ta nghe hè dậy bên lòng H: Chỉ nghe âm thanh của tiếng tu hú vọng vào, nhà thơ đã biết ngay mùa hè đến và liên tưởng tới những dấu hiệu thiên nhiên bên ngoài. điều đó khiến em hiểu thêm gì về tâm hồn của nhà thơ? GV: Liên hệ bài “Tâm tư trong tù (4 – 1939) Cô đơn thay là cảnh thân tù Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu -> Tâm hồn của nhà thơ luôn hướng ra ngoài song sắt và luôn theo dõi từng âm thanh, từng biến động nhỏ của cuộc sống. * HS đọc 4 câu thơ còn lại. GV: Bài thơ được làm trong tù. Bức tranh thiên nhiên được miêu tả đang ở ngoài bầu trời cao rộng. Bên trong là 4 bức tường nhưng nhà thơ vẫn hướng tâm hồn ra phía ngoài, vẫn ẩn chứa 1 tâm trạng mãnh liệt. H: “Nghe” thấy mùa hè đến, nhà thơ bộc lộ tâm trạng của mình như thế nào? H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và các biện pháp nghệ thuật? H: Các biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần diễn tả điều gì? H: Tại sao nhà thơ lại có tâm trạng như vậy? -> Vì nhà tù ngăn bước chân chính nghĩa, làm mất tự do, cô đơn... H: Kết thúc bài thơ là âm thanh gì? H: Cùng là tiếng chim tu hú, nhưng tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có giống nhau không? vì sao? -> Không giống nhau vì: + Ở đầu bài thơ là tiếng chim gọi mùa hè, kết hợp với sự sống, say mê sự sống; mở ra 1bức tranh sinh động, náo nhiệt -> Khiến người tù hào hứng đón nhận mùa hè. + Ở cuối bài thơ, là sự u uất, nôn nóng, khắc khoải, bồn chồn “Cứ kêu”. H: Em hiểu được điều mãnh liệt nào của người tù trong những lời thơ cuối? H: Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? - GV chốt lại. đưa ra ghi nhớ. - Gọi HS đọc. H: Cảm nhận của em về nhan đề của bài thơ? -> HS trả lời. GV: Chốt: Cụm từ “Khi con tu hú” chưa diễn đạt được 1 ý hoàn chỉnh, nhưng lại vô cùng ý nghĩa đối với nhà thơ. Nó là tiếng gọi của đất trời, tiếng gọi của tự do, ấm áp và cũng nóng bỏng làm sao... I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả : - Tố Hữu (1920 – 2002) quê ở Huế. - Là lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng.. Cuộc đời thơ Tố Hữu gắn với cuộc đời cách mạng của ông. 2. Tác phẩm. Bài thơ được sáng tác 7/ 1939, in trong tập “Từ ấy” khi đó Tố Hữu mới 19 tuổi và đang bị giam cầm trong nhà lao Thừa Phủ (Huế). II/ Đọc và tìm hiểu chú thích Đọc. Chú thích. III/ Tìm hiểu văn bản 1. Cảnh vào hạ Khi con tu hú gọi bầy... - Tiếng chim tu hú -> Báo hiệu mùa hè đến. + Lúa chiêm: chín + Trái cây: ngọt +Vườn: rậy tiếng ve + Bắp: vàng hạt + Nắng đào +Trời: xanh, rộng, cao + Diều sáo - Dùng động từ, tính từ gợi cảm giác về hình ảnh, âm thanh, màu sắc. -> Bức tranh mùa hè đẹp, trong sáng, rực rỡ, sống động và tràn đầy sức sống. => Nhà thơ yêu cuộc sống, nhạy cảm với những biến động của thiên nhiên. 2. Tâm trạng của người tù - Chân: muốn đạp tan phòng - Tâm trạng: Ngột làm sao Chết uất thôi - NT: Động từ mạnh, câu cảm thán và nhiều thanh trắc. -> Tâm trạng ngột ngạt, uất ức dồn nén, bức bối cao độ, muốn vươn ra ngoài bầu trời. - Tiếng chim tu hú -> Tiếng gọi của khát vọng tự do cháy bỏng, mãnh liệt 3. Nghệ thuật: - M.tả cảnh vật, tâm trạng rất tài tình. - Giọng điệu: tự nhiên, tươi sáng - Thể thơ lục bát mềm mại, uyển chuyển. - Sử dụng nhiều động từ, tính từ, động từ mạnh * Ghi nhớ: (SGK - 20) 4. Củng cố: - Bức tranh mùa hè hiện lên qua những chi tiết nào? - Tâm trạng của người tù? 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bài thơ - Học thuộc nội dung cơ bản trong vở ghi. - Học thuộc ghi nhớ - Chuẩn bị tiết sau: Văn bản “Tức cảnh Pắc Bó”. IV/ Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:./../ 2018 Tiết 86: Văn bản:TỨC CẢNH PÁC BÓ (Hồ Chí Minh) I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Cảm nhận được niềm thích thúthật sự của chủ tịch HCM trong những ngày gian khổ ở Pác Bó; qua đó thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: Vừa là một chiến sĩ say mê cách mạng, vừa là một “khách lâm tuyền” ung dung hoà hợp với thiên nhiên. - Thấy được giá trị nghệ thuật độc đáo của bài thơ 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, cảm nhận thơ. 3.Thái độ: GD học sinh lòng yêu nước, kính yêu lãnh tụ. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Chép bài thơ ra bảng phụ 2. Học sinh: Đọc trước bài thơ, đọc chú thích Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III/ Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra: Đọc thuộc lòng bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu và nêu cảm nhận của em về bức tranh mùa hè được đặc tả trong bài thơ này? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Trong chương trình ngữ văn 7, các em đã được học 2 bài thơ rất hay của chủ tịch HCM. Đó là bài “Cảnh khuya”- 1947 và “Rằm tháng giêng”- 1948. Những bài thơ này được Bác viết vào hồi đầu kháng chiến chống Pháp tại Việt Bắc. Hôm nay chúng ta sẽ cùng gặp lại Người tại hang Pác Bó, bên dòng suối Lê nin tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Nêu những hiểu biết của em về chủ tịch Hồ Chí Minh? -> HS trả lời. - GV bổ sung thêm: Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1969) quê xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. Người là nhà yêu nước, người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn, 1 danh nhân văn hoá của DT. H: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? -> Viết năm 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài -> Người về nước, sống và làm việc tại Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. Hoạt động 3: GV: Hướng dẫn cách đọc: Giọng đọc vui tươi, nhẹ nhàng, thanh thoát và pha chút hóm hỉnh. Nhịp 4/3 hoặc 2/2/3. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Nhận xét cách đọc của HS - Giải thích từ khó: Bẹ, Sử Đảng. GV: Người làm thơ , khi nhân 1 sự việc, 1 cảnh tượng nào đó mà tạo thành cảm hứng trữ tình để làm thơ thì thường gọi là “tức cảnh”. Ở đây, cảnh Pác Bó đã tạo cảm hứng cho Bác để Bác viết bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” này. Vậy VB có cấu trúc và nội dung như thế nào? chúng ta sẽ tìm hiểu qua phần III. Hoạt động 4: H: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó? -> Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. H: Em đã được học những bài thơ nào được viết theo thể thơ này? -> HS. GV: Bài thơ tuân thủ khá chặt chẽ quy tắc và theo sát mô hình cấu trúc chung của một bài tứ tuyệt. Nhưng được viết bằng chữ quốc ngữ và bài thơ toát lên một cái gì thật phóng khoáng và mới mẻ. H: Sau khi đọc văn bản, cảm nhận đầu tiên của em là gì? -> Bài thơ 4 câu thật bình dị, tự nhiên; giọng điệu thoải mái, pha chút vui đùa hóm hỉnh. Tất cả cho thấy một cảm giác vui thích, sảng khoái. H: Theo em, bài thơ có mấy nội dung lớn? -> 2 nội dung lớn: + Cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở Pác Bó (câu 1, 2, 3) + Cảm nghĩ của Bác (câu 4). H: Mở đầu bài thơ, tác giả đã kể về nếp sống, nếp sinh hoạt của mình như thế nào? H: Cấu tạo câu thơ này có gì đặc biệt? Hãy chỉ ra cấu tạo đặc biệt đó? -> Đối vế câu + Đối thời gian: sáng – tối + Đối không gian: suối – hang + Đối hoạt động: ra – vào. H: Phép đối này góp phần diễn tả điều gì ở nếp sống sinh hoạt của Bác Hồ? GV: Ra suối chính là ra nơi làm việc để tận dụng chút ánh sáng mặt trời. Và vào hang chính là vào nơi sinh hoạt hàng ngày sau giờ làm việc. Nhịp thơ 4/3 tạo câu thơ thành 2 vế sóng đôi tạo cảm giác nhịp nhàng, nền nếp, khá đều đặn. Cuộc sống của người là cuộc sống bí mật nhưng vẫn vô cùng quy củ, nến nếp, hoà nhịp với núi rừng. -> Đó là cách nói vui, thể hiện tih thần lạc quan của Bác. Niềm vui của bác gắn với thiên nhiên, rừng núi. Đó chính là “Thú lâm tuyền” của các bậc đại trượng phu thời trước. Đọc câu thơ này, người ta có thể tưởng tượng một vị tiên ông hay một nhà hiền triết ẩn dật nào đó: sáng ra bờ suối để hái thuốc, câu cá; chiều tối lại trở về hang động của mình. Quả là 1 cuộc sống đầy tự do, thư thái. H: Câu thơ tiếp theo, Bác đã kể gì về đời sống của mình? GV: Có 3 cách hiểu câu thơ này: C1: Cháo bẹ, rau măng lúc nào cũng có, cũng sẵn sàng (không thiếu). C2: Tuy đời sống thiếu thốn, gian khổ( Phải ăn cháo bẹ rau măng) nhưng tinh thần lúc nào cũng chủ động, sẵn sàng. C3: Kết hợp cả 2 cách hiểu trên: vừa nói cái hiện thực, gian khổ; vừa nói cái tinh thần tươi vui, sảng khoái. -> Hiểu theo cách nào cũng không sai. Và cho dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì thơ Bác cũng vui, cũng tươi, cũng sáng, cũng đẹp. H: Vậy em hình dung như thế nào về cuộc sống của Bác ở Pác Bó? GV: Đơn sơ vì không làm việc trong phòng mà là ngoài bờ suối, đạm bạc và bữa ăn hằng ngày chỉ có cháo bẹ (cháo ngô) và măng rừng, thiếu thốn vì phải ở trong hang núi. đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kể lại: “Những khi trời mưa to, rắn rết chui cả vào chỗ nằm. Có buổi sáng Bác thức dậy, thấy một con rắn rất lớn nằm khoanh tròn ngay cạnh người. Bác sốt rét luôn”. Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, gian khổ là thế nhưng vẫn không làm thay đổi thái độ, cách suy nghĩ của Bác. H: Cụm từ “Vẫn sẵn sàng” giúp em hiểu điều gì về thái độ của Bác? GV: Nhìn trên phương diện “Thú lâm tuyền” mà nói, ta thấy hiện lên những màu sắc thật thú vị. Cháo bẹ, rau măng chẳng phải là những thức ăn thanh đạm ưa thích của các bậc ẩn sĩ chân chính khi xưa đó sao? + Nguyễn Bỉnh Khiêm xưa cũng đã tự hào: Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. + Bác Hồ của chúng ta trong bài “Cảnh rừng Việt Bắc” được sáng tác sau bài thơ này 6 năm cũng viết: Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay ......Rượu ngọt chè tươi mặc sức say. -> Từ đó mới thấy con người tacốt là ở cái tâm. Khi cái tâm tươi vui thanh thản, thoải mái thì không một khó khăn nào có thể làm người ta chùn bước. H: Qua câu thơ thứ nhất và thứ hai, em cảm nhận được điều gì về tình cảm của Bác đối với thiên nhiên? GV: Là người có lòng nồng nàn yêu nước, xa đất nước 30 năm, “đêm mơ nước, ngày thấy hình của nước”-> nay trở về hoạt động tại quê hương mình, lãnh đạo phong trào cách mạng của DT. H: Với nhiệm vụ lớn lao như vậy, công việc của Bác được giới thiệu như thế nào? H: Em hiểu thế nào là “chông chênh”? -> Thế không vững chãi (vì là đá thiên tạo) H: Câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? -> Đối (giữa ĐK làm việc với bản chất của công việc) H: Từ phép đối này, em có suy nghĩ gì về ĐK làm việc và công việc của Bác? GV: Câu thơ thứ 3 nói về công việc hàng ngày của Hồ Chủ Tịch. Người ngồi bên chiếc bàn đá tự tạo để dịch cuốn “Lịch sử Đảng cộng sản Liên xô” ra tiếng Việt làm tài liệu học tập cách mạng. Hình ảnh người chiến sĩ, vị lãnh tụ CM bỗng nổi bật, được đặc tả bằng những nét đậm, khoẻ, đầy ấn tượng. “Chông chênh” là từ láy tượng hình đã làm cho câu thơ giàu hình tượng và gợi cảm. Nó không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho CM nước ta còn đang trong thời kì khó khăn, trứng nước. Ba từ “dịch sử Đảng” toàn thanh trắc, toát lên cái khoẻ khoắn, gân guốc. Trung tâm của bức tranh Pác Bó là hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực lại vừa có tầm vóc lớn lao. Ba câu thơ đầu, câu 1 nói về cách sinh hoạt, câu 2 nói đến bữa ăn thường nhật, câu 3 nói về công việc. Từ đây, cuộc sống của người chiến sĩ CM Hồ Chí Minh đã hiện lên thật rõ ràng. H: Vậy trong hoàn cảnh đó, Bác có suy nghĩ gì về cuộc đời CM? H: Từ “Sang” ở đây có nghĩa là gì? -> Sang trọng, giàu có, cao quý. H: Ở đây, cuộc đời CM “thật là sang” có phải là sang giàu về mặt vật chất không? -> sang là sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM. -> sang là sự sang trọng, giàu có khi yêu TN, nay lại được sống hoà hợp với TN -> thấy thư thái, lạc quan, làm chủ tình thế. GV: Trong thơ, Bác rất hay nói đến cái “sang” của người làm CM, kể cả khi chịu cảnh tù đày: + Hôm nay xiềng xích thay dây trói Mỗi bước leng keng tiếng nhạc rung. + Tuy bị tình nghi là gián điệp Mà như khanh tướng, vẻ ung dung. H: Niềm vui trước cái “sang” của một cuộc sống đầy gian khổ cho ta hiểu thêm vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác? GV: Câu thơ cuối cùng là lời tự nhận xét, biểu hiện trực tiếp tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Câu thơ kết đọng lại ở chữ “sang”. Có thể coi đó là “nhãn tự” của cả bài thơ nàyoSang là sang trọng, giàu có, cao quý và đẹp đẽ, là cảm giác hài lòng, vui thích. Đó chính là tâm trạng, tình cảm của HCM khi tự nhìn nhận, đánh giá về cuộc sống của chính mình và cuộc đời CM mà mình đang theo đuổi. Trong những ngày ở Pác Bó, ăn, ở, làm việc đều gian khổ, khó khăn, thiếu thốn, nguy hiểm vô cùng. Nhưng người vẫn luôn cảm thấy vui, thích, giàu có và sang trọng. Giọng thơ hóm hỉnh, cách nói khoa trương nhưng niềm vui của Người thật tự nhiên, chân thành, không hề gượng gạo. Niềm vui ấy toát ra từ toàn bộ bài thơ, từ từ ngữ, hình ảnh thơ và cả giọng điệu của bài thơ nữa. Niềm vui và cái sang của cuộc đời CM ấy xuất phát từ quan niệm sống của Người. H: Cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ này? - Gọi HS đọc ghi nhớ. GV: Củng cố: Bài thơ hấp dẫn chúng ta bởi tính cổ điển và tính hiện đại đan xen vào nhau. + Cổ điển: thể thơ TNTT Đường luật với hình ảnh, giọng điệu, ở từ ngữ nhãn tự và ở thú lâm tuyền. + Hiện đại: Cuộc đời CM, lối sống CM, công việc CM, tinh thần lạc quan CM; ngôn từ giản dị tự nhiên, giọng thơ chân thành, dung dị, vui đùa, hóm hỉnh. Các em đã biết, Bác không chủ định làm thơ. Nhưng trong suộc đời CM, bác để lại cho chúng ta 1 lượng thơ đồ sộ. Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Hồ Chủ Tịch, con người bao giờ cũng là trung tâm, là chủ thể. Đó là tinh thần cải tạo thiên nhiên, cải tạo thế giới của người cộng sản. bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” 1 lần nữa đã làm giàu thêm cho điều này và cũng thêm 1 lần nữa cho ta yêu và nhớ thơ Bác. - Gọi HS đọc yêu cầu. - Cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm. 1. Tác giả : - Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1969) quê xã Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An. - Người là nhà yêu nước, người chiến sĩ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là một nhà thơ, nhà văn, 1 danh nhân văn hoá của DT. 2. Tác phẩm : Viết năm 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài -> Người về nước, sống và làm việc tại Cao Bằng, trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta. II/ Đọc và tìm hiểu chú thích Đọc. Chú thích. III/ Tìm hiểu văn bản Sáng ra bờ suối, tối vào hang - NT: Đối vế câu (tiểu đối) -> Sinh hoạt nền nếp, đều đặn, nhịp nhàng. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng -> Cuộc sống đơn sơ, đạm bạc, thiếu thốn. -> Thái độ ung dung, vui vẻ. => Yêu thiên nhiên, sống gắn bó, hoà hợp với thiên nhiên. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng - NT: Đối ý -> Điều kiện làm việc tạm bợ nhưng nội dung công việc lại quan trọng, trang nghiêm. Cuộc đời cách mạng thật là sang -> Sự sang trọng, giàu có về mặt tinh thần của người làm CM => Lạc quan, tin tưởng vào CM. * Ghi nhớ (SGK – 30) IV. Luyện tập: Câu hỏi 3 + Giống: Cả hai đều là những vị anh hùng, nhà tư tưởng lớn của DT. Cả hai đều có tình cảm gắn bó với thiên nhiên. + Khác: - Nguyễn Trãi lấy đá làm chiếu nằm, còn Bác thì lấy đá làm nơi làm việc. - Nguyễn Trãi tin ở thiên mệnh, thiên cơ: Khi gặp thời thế đảo điên thì không thể phò vua cứu nước đành lui về ở ẩn. Còn Bác thì nắm được quy luật khách quan và thời cơ CM, chủ động vượt lên hoàn cảnh. 4. Củng cố: - Bài thơ giúp em có thêm hiểu biết gì về cuộc đời hoạt động CM của Bác? - Em có nhận xét gì về tinh thần của Bác? 5. Hướng dẫn học bài: - Học thuộc lòng bài thơ. Học nội dung theo quá trình phân tích. - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. IV/ Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn:./../ 2018 Tiết 87,88: THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH I/ Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. - Biết cách viết bài văn giới thiệu về một danh lam thắng cảnh trên cơ sở chuẩn bị kĩ càng, hiểu biết sâu sắc và toàn diện về danh lam thắng cảnh đó. - Nắm vững bỗ cục bài văn TM về đề tài này. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc, tra cứu, ghi chép và quan sát. II/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. Bài viết về một danh lam thắng cảnh trên báo chí, phiếu BT. 2. Học sinh: Đọc trước ví dụ, trả lời các câu hỏi vào vở soạn. III/ Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là bài văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm)? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ngày nay, trên sách báo và trên các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta vẫn thường nghe giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của đất nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Những văn bản ấy chính là những văn bản thuyết minh. Vậy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh là làm như thế nào? chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Em hiểu thế nào là danh lam thắng cảnh? H: Thuyết minh về danh lam thắng cảnh nhằm mục đích gì? - Gọi HS đọc VB. H: Bài văn thuyết minh về mấy đối tượng? H: Hai đối tượng này có quan hệ với nhau như thế nào? -> Có quan hệ gần gũi, gắn bó với nhau. đền Ngọc Sơn toạ lạc trên Hồ Hoàn Kiếm. H: Bài viết giúp em hiểu gì về Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn? H: Muốn viết một bài giới thiệu về danh lam thắng cảnh như vậy, cần có những kiến thức gì? H: Làm thế nào để có kiến thức về một danh lam thắng cảnh? GV: Tốt nhất, ta có thể đến tận nơi quan sát, nhìn, nghe, hỏi han thì sẽ tìm ra phương pháp thuyết minh phù hợp. Kiểu bài thuyết minh này ngoài những đặc điểm giống với cách làm các kiểu bài thuyết minh khác như: phải quan sát, tìm hiểu, sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp...còn có 1 số điểm đặc biệt quan trọng. Đó là sự hiểu biết về lịch sử, đó là những điều không thể quan sát được mà phải nghiên cứu, học tập. H: Bài viết trên được sắp xếp theo bố cục, thứ tự nào? H: Bài này có thiếu sót gì về bố cục ? GV: Tuy bài này được chia làm 3 phần nhưng không phải là 3 phần của 1 VB là MB, TB, KL như bố cục thường gặp. Vậy để bài viét hoàn thiện, ta phải làm như thế nào? -> Bổ sung thêm MB và KB. GV: + Mở bài: có thể giới thiệu, dẫn khách có cái nhìn bao quát về quàn thể DLTC Hồ Hoàn Kiếm- Đền Ngọc Sơn. + Kết bài: ý nghĩa lịch sử –VH-XH của DLTC, bài học về giữ gìn và tôn tạo thắng cảnh. Ngoài ra, bài viết này còn chưa giới thiệu vị trí cụ thể, độ rộng hẹp của hồ (Phải nêu rõ vị trí của tháp rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn ở chỗ nào, hướng nào của hồ, cách bao nhiêu mét). Và có thể còn phải giới thiệu quang cảnh xung quanh: cây cối, màu sắc, mặt nước... H: Chỉ ra các phương pháp thuyết minh được sử dụng trong VB này? - Nêu ĐN – giải thích - Liệt kê - Nêu VD, dùng số liệu, so sánh, phân loại phân tích. H: Lời văn sử dụng trong VB thuyết minh phải như thế nào? Vì sao? -> Phải chính xác, biểu cảm. - GV chốt lại. - Đưa ra ghi nhớ.Gọi HS đọc. * GV đọc minh hoạ 1 VB thuyết minh sưu tầm được cho HS nghe. Hoạt động 3: - Gọi HS đọc yêu cầu. - HS chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận 1 nội dung - GV hướng dẫn học sinh làm. - HS làm bài, ghi kết quả ra bảng phụ kèm theo cách sắp xếp bố cục của nhóm mình - GV nhận xét tính hợp lí của từng cách nhưng đảm bảo tính mạch lạc và bố cục 3 phần. - Gọi HS đọc yêu cầu bT2. H: Nếu muốn giới thiệu theo trình tự tham quan hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn từ xa đến gần, từ ngoài vào trong thì nên sắp xếp thứ tự giới thiệu như thế nào? ( Yêu cầu HS ghi ra phiếu BT) - GV chữa một số phiếu và nhận xét. H: Viết lại bài này theo bố cục 3 phần, em sẽ chọn những chi tiết tiêu biểu nào để làm nổi bật giá trị lịch sử và văn hoá của di tích? - Gọi nhiều HS nêu ý kiến. - GV đánh giá. GV: Hướng dẫn HS làm BT bổ sung. HS : Thực hành làm BT theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, sửa lỗi. I. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh. 1. Ví dụ: Đọc VB: “Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn”. 2. Nhận xét. - VB thuyết minh về 2 đối tượng: Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn. + Hồ Hoàn Kiếm: Nguồn gốc hình thành, sự tích những tên hồ. + Đền Ngọc Sơn: Nguồn gốc hình thành, sơ lược quá trình xây dựng đền, vị trí và cấu trúc đền. - Kiến thức: thuộc lĩnh vực Lịch sử, địa lí văn học và Nghệ thuật. -> Phải thăm quan, tra cứu sách vở, hỏi han... - Bố cục: 3 phần + P1: Giới thiệu hồ HK + P2: Giới thiệu đền NS + P3: Giới thiệu bờ hồ. -> Theo thứ tự quan sát của người viết. - Thiếu: Mở bài và kết bài. * Ghi nhớ: (SGK – 34). II/ Luyện tập. 1. Bài tập 1: * MB: Giới thiệu, dẫn dắt, thể hiện cái nhìn bao quát về quần thể danh lam thắng cảnh hồ HK. * TB: Bổ sung thêm vị trí của hồ, diện tích, độ sâu qua các mùa, nói kĩ hơn về táp rùa, rùa Hồ Gươm, quang cảnh đường phố ven hồ. * KB: Nêu ý nghĩa lịch sử – VH – XH của danh lam thắng cảnh (có thể nêu thêm bài học về giữ gìn, tôn tạo thắng cảnh hoặc triển vọng phát triển trong tương lai). 2. Bài tập 2: - Cách 1: có thể từ trên gác nhà Bưu điện, nhìn bao quát toàn cảnh hồ và đền. - Cách 2: từ đường Đinh Tiên Hoàng, nhìn Đài Nghiên, Tháp Bút, qua cầu Thê Húc, vào đền Ngọc Sơn rồi tả bên trong đền. 3. Bài tập 3: - Rùa Hồ Gươm - Truyền thuyết trả gươm thần - Cầu Thê Húc - Tháp bút... * BT bổ sung(Dành cho một số HS khá giỏi lớp 8A): Làm BT 2 tr194 trong sách Ngữ văn 8 nâng cao. 4. Củng cố: - Thế nào là giới thiệu về một danh lam thắng cảnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGA Van 8 tuan 22 nam 2016 (1).doc