Giáo án Ngữ văn 9 tiết 13: Các phương châm hội thoại (tt)

 Nói có đầu có đuôi

Phú ông có người đầy tớ tính nhanh nhảu, thấy gì nói đấy. Phú ông bảo:

- Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả. Từ nay mày định nói cái gì thì phải nghĩ cho kỹ xem cái ấy bắt đầu như thế nào nghe không?.

 Một hôm, phú ông mặc áo mới chuẩn bị đi ăn cổ. Đang ngồi hút thuốc thì anh đầy tớ chắp tay trịnh trọng nói:

- Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem bán cho người tàu, người tàu đem dệt thành tơ rồi đem bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo.

 Hôm nay, ông mặc áo hút thuốc. Tàn thuốc rơi xuống áo và áo ông đang cháy. Phú ông giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to.

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 736 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 13: Các phương châm hội thoại (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3- Tiết: 13 Ngày soạn: .............................. Ngày dạy:............................ CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được mối quan hệ giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Đánh giá được hiệu quả diễn đạt ở những trường hợp tuân thủ( hoặc khơng tuân thủ)các phương châm hội thoại trong những hồn cảnh giao tiếp cụ thể. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG: 1. Kiến thức: - Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp. - Những trường hợp khơng tuân thủ phương châm hội thoại. 2. Kỹ năng: - Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp. - Hiểu đúng nguyên nhân của việc khơng tuân thủ các phương châm hội thoại. - Rèn kỹ năng: giao tiếp 3. Phương pháp: Gợi tìm , nêu vấn đề, đàm thoại , thảo luận. 4. GD học sinh: ý thức tốt trong việc giao tiếp. Vận dụng trong giao tiếp cuộc sống cho phù hợp với ngữ cảnh. 5. Chuẩn bị : GV: Giáo án, SGK, thiết kế , bảng phụ .. HS: Vở soạn, SGK, đọc trước ở nhà III. TIẾN TRÌNH ÊN LỚP: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung 1. Ổn định: (1 phút) Báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra : (4 phút) ? Kể các PC hội thoại được học? 3 PC (Lượng – chất ;Quan hệ -cách thức- lịch sự) ? Qua các PC đĩ, em đúc kết được kinh nghiệm gì trong giao tiếp? - Nĩi cần cĩ nội dung, khơng thiếu, khơng thừa. - Khơng nĩi những điều khơng tin là đúng, khơng bằng chứng xác thực. - Cần nĩi đúng vào đề tài, tránh nĩi lạc đề. - Cần chú ý nĩi ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nĩi mơ hồ. - Cần tế nhị tơn trọng người khác. 3. Bài mới: Tiết 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (TT) Giới thiệu: (1 phút) Hội thoại là một vấn đề hết sức quan trọng đối với mỗi chúng ta. Vì vậy khi giao tiếp ta phải biết vận dụng sao cho phù hợp với tình huống giao tiếp..... HOẠT ĐỘNG 1 HD tìm hiểu chung (20 phút ) A. TÌM HIỂU CHUNG: I/ Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: ? Cuộc hội thoại trong truyện diễn ra ở địa điểm nào? Trong hoàn cảnh nào? Đối tượng giao tiếp là ai? Nhằm mục đích gì? - HS đọc truyện cười “ Chào hỏi” + Ở nơi làm việc của người đốn củi. + Vào lúc anh ta đang ở trên cây chặt cành, đang làm việc mệt nhọc. Còn chàng rể đi dạo chơi dưới đất. Người lao động đã lớn tuổi, chàng rể là thanh niên ít tuổi hơn. + Đối tượng là người đốn củi & chàng rể + Mục đích là chàng rể gọi người đốn củi từ trên cây xuống chỉ là để chào hỏi. 1/ VD: Truyện cười “ chào hỏi” + Đối tượng là người đốn củi & chàng rể. + Mục đích là chàng rể gọi người đốn củi từ trên cây xuống chỉ là để chào hỏi. ? Trong hoàn cảnh giao tiếp như vậy thì việc chào hỏi của chàng rể nên như thế nào? à Chỉ cần đứng dưới gốc cây, ngước lên chào hỏi là được. ? Nếu chỉ xem xét nội dung lời chào hỏi, ta thấy chàng rễ có tuân thủ đúng PC lịch sự không? Vì sao? à Có, bởi nó thể hiện sự quan tâm tới người khác. ? Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể này. Lời chào hỏi của chàng rể đã vi phạm PC giao tiếp nào? Vì sao? à Vi phạm PC lịch sự vì: không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp à Vi phạm PC lịch sự vì: không nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp. GV bổ sung: ngoắc tay ra dấu gọi người lớn tuổi, một lời chào mà bắt người lao động phải trèo từ trên cây xuống, bỏ dở công việc đang làm, mất công. ? Từ việc phân tích trên, rút ra được bài học gì trong giao tiếp? - HS xem ghi nhớ 1 (sgk) 2/. Kết luận1: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (nói với ai ? nói khi nào? Nói ở đâu? Nói để làm gì?) GV cho HS thực hiện bài tập nhanh. GV đọc truyện vui “ Nói có đầu có đuôi” Nói có đầu có đuôi Phú ông có người đầy tớ tính nhanh nhảu, thấy gì nói đấy. Phú ông bảo: - Mày ăn nói chẳng có đầu có đuôi gì cả. Từ nay mày định nói cái gì thì phải nghĩ cho kỹ xem cái ấy bắt đầu như thế nào nghe không?. Một hôm, phú ông mặc áo mới chuẩn bị đi ăn cổ. Đang ngồi hút thuốc thì anh đầy tớ chắp tay trịnh trọng nói: - Thưa ông, con tằm nó nhả ra tơ, người ta đem bán cho người tàu, người tàu đem dệt thành tơ rồi đem bán sang ta. Ông đi mua the về may thành áo. Hôm nay, ông mặc áo hút thuốc. Tàn thuốc rơi xuống áo và áo ông đang cháy. Phú ông giật mình nhìn xuống thì áo đã cháy một miếng to. ? Lời nói của anh đầy tớ đã không tuân thủ PC nào? - P/C về lượng => Nói thừa nội dung ? Anh đầy tớ vận dụng PC hội thoại không đúng tình huống như thế nào? - Nói không đúng lúc. HS nêu lại các PC đã học. - PC về lượng, về chất, quan hệ, cách thức... II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại: ? Tình huống nào, PC hội thoại không được tuân thủ? -Trừ tình huống phương châm lịch sự. 4 tình huống khơng tuân thủ: (PC về lượng, về chất, quan hệ, cách thức) 1.Thí dụ 1: Các PC hội thoại khơng được tuân thủ: (PC về lượng, về chất, quan hệ, cách thức) ? Đoạn đối thoại khơng tuân thủ PC hội thoại nào? Vì sao? HS: đọc đoạn thoại sgk - Bởi An hỏi năm nào( cụ thể ). Ba trả lời đầu thế kỷ (chung chung) - Ba vi phạm PC về lượng (không nắm chính xác điều cần trả lời). 2.Thí dụ2: đoạn đối thoại giữa An và Ba. - Ba không tuân thủ PC về lượng GV: Nêu tình huống để HS suy nghĩ trả lời. ? Một người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, sau khi phát hiện bệnh trạng, bác sĩ nên nói với người bệnh như thế nào? Bác cứ yên tâm nhập viện điều dưỡng. bệnh bác còn có hi vọng 3. Thí dụ 3: Bác sí khơng tuân thủ PC hội thoại nào? ? Bác sĩ đã vi phạm PC hội thoại nào? ? Vì sao bác sĩ phải nói vậy? Vi phạm PC về chất( không trả lời đúng sự thật) - Động viên người bệnh để họ không bị tuyệt vọng, tiếp tục có nghị lực hi vọng sống. - Bác sĩ không tuân thủ phương châm về chất GV giáo dục HS: đó là việc làm nhân đạo & cần thiết vì nhờ động viên mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn. Như vậy không phải sự nói dối nào cũng chê trách hay lên án. GV cho HS tìm những tình huống khác tương tự ghi lên bảng và cho HS phân tích. VD: nói dối để giữ bí mật quốc gia, bí mật của công ty, của đoàn thể hoặc tổ chức CM. Nói dối để từ chối một cách lịch sự. GV: chuyển Vd 4 thành đối thoại. A: Anh được con cái gửi cho nhiều tiền. Thật sướng quá! B: Tiền bạc chỉ là tiền bạc. ? Có phải B không tuân thủ phương châm về lượng không? HS thảo luận 3 ‘ - Xét về nghĩa hiển ngôn thì câu nói của B không có nội dung mới. (Vi phạm PC về lượng). - Xét về nghĩa hàm ý ( Tiền bạc chỉ là phương tiện, không phải mục đích sống cuối cùng của con người ) thì câu nói có nội dung (không vi phạm PC nào cả ). 4. Thí dụ 4: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” - Xét về nghĩa hiển ngôn: không tuân thủ phương châm về lượng . - Xét về nghĩa hàm ngôn: tuân thủ phương châm về lượng. => Răn dạy người đời không nên chaỵ theo tiền bạc.... GV cho HS xem lại các VD đã được phân tích khi học về các PC hội thoại. ? Cho biết những tình huống nào PC hội thoại không được tuân thủ? à 2 tình huống về PC lịch sự được tuân thủ. - Các tình huống còn lại không được tuân thủ. ? Nguyên nhân nào dẫn đến việc khơng tuân thủ PC hội thoại? HS dựa vào ghi nhớ 2 sgk - Có 3 nguyên nhân. - Người nói vô ý, vụn về - Người nói phải ưu tiên một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây sự chú ý 5. Kết luận 2: Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Người nói vô ý, vụn về , thiếu văn hoá giao tiếp. - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. - Người nói muốn gây sự chú ý, để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. HOẠT ĐỘNG 2. HD luyện tập. ( 15 phút ) B. LUYỆN TẬP. Bài tập 1. Đọc câu chuyện “ Quả bóng nhựa” thảo luận nhóm & trả lời câu hỏi. Bài tập 1: câu chuyện “ Quả bóng nhựa” ? Đối với một người có học vấn (biết chữ) thì câu trả lời của ông bố tuân theo PC hội thoại nào? - Ơng bố tuân theo PC về chất. Vì trả lời chính xác. ? Đối với cậu bé 5 tuổi, câu trả lời đó vi phạm PC hội thoại nào? - Vi phạm PC cách thức. Vì mơ hồ ( cậu bé 5 tuổi chưa đọc được tên sách ) => Vi phạm PC cách thức ( cậu bé 5 tuổi chưa đọc được tên sách ) ? Bố nên trả lời cậu bé thế nào? -Quả bóng ở ngăn dưới của kệ sách GV nhấn mạnh: ông bố đã vận dụng PC hội thoại không đúng với tình huống giao tiếp (nói với ai? ). Đứa bé 5 tuổi chưa biết đọc nên không thể nhận biết tập truyện ngắn Nam Cao. Người nói đã không quan tâm đến đối tượng giao tiếp. Bài tập 2: cho HS thảo luận nhóm & trả lời câu hỏi. Bài tập 2: Chân, tay, tai, mắt, miệng. Cậu Chân, Tay nĩi: “Từ nay.....nhiều rồi” ? Trong mối quan hệ với lão Miệng thì lời nói của cậu Chân, cậu Tay vi phạm PC gì? Vi phạm phương châm lịch sự. => Vi phạm phương châm lịch sự. ? Nếu là em ( thay mặt cậu Chân, cậu Tay ) em sẽ nói thế nào? - Cháu chào ông ạ. Chúng cháu hôm nay đến đây có chuyện muốn bàn với ông. Mong ông hợp tác. ? Việc cậu Chân, cậu Tay không tuân thủ PC ấy có lí do không? Vì sao? - Có. Vì : ganh tị với miệng mà có thái độ như vậy. Lí do ấy không chính đáng. HOẠT ĐỘNG 3. hướng dẫn đọc ( 1 phút ) C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC: - Tìm trong truyện dân gian một số vd về việc vận dụng hoặc vi phạm phương châm hội thoại trong các tình huống cụ thể và rút ra nhận xét của bản thân. 4. Củng cố: ( 2 phút) ? Khi giao tiếp ta cần chú ý điều gì? Đặc điểm của tình huống giao tiếp ? Tình huống :một bài văn điểm kém bị thầy , cô phê “ lạc đề”t /g bài văn vi phạm phương châm hội thoại nào? Vi phạm phương châm quan hệ 5. Dặn dị: ( 1 phút ) - Học bài, xem lại bài tập – Chuẩn bị viết bài số 1 tiết 14- 15. xem 4 đề sgk , tr /42 - Chuẩn bị phần TV tiết 18 “ Xưng hơ trong hội thoại” Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an 9 tiet 13_12411407.doc
Tài liệu liên quan