Giáo án Ngữ văn 9 tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản

- Hs đọc 6 câu đầu.

?: Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích trong 6 câu đầu được miêu tả như thế nào?

- Không gian: Rộng mênh mông “vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Bao la trống trải: bốn bề bát ngát, cồn cát, biển rộng con người nhỏ bé cô đơn (bốn câu thơ đầu phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt).

- Thời gian: tuần hoàn khép kín, sáng -> tối, “mây sớm đèn khuya”.

? Qua không gian và thời gian em có nhận xét gì về cảnh vật và tâm trạng của Kiều ở 6 câu thơ đầu?

- Hs cảm nhận, phát biểu.

- GV chốt ý:

 

doc4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 tiết 36: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 - Tiết 36 Tuần 8 KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Giúp Hs: - Biết được nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của nàng. - Hiểu được ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại. - Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, của nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều. - Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện. 3. Thái độ:  Giáo dục Hs biết thương cảm số phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. 4. Phát triển năng lực HS: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác. II. NỘI DUNG HỌC TẬP: - Đọc – tìm hiểu chú thích. - Phân tích văn bản. - Nội dung và nghệ thuật của văn bản. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Nghiên cứu bài, bảng phụ. 2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 2/ Kiểm tra miệng: ? Đọc thuộc lòng đoạn trích: “Cảnh ngày xuân”, nêu nội dung chính và vài nét nghệ thuật chính của bài thơ? (8 đ) + Đọc thuộc lòng và diễn cảm: 4đ. + Nêu nội dung chính: Đoạn trích miêu tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du (2đ). + Nghệ thuật chính: Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật; miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều (2đ). => Gv kiểm tra vở soạn (2đ). 3/ Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 1:Vào bài gv hỏi: Em hãy cho biết vì sao TK phải ra ở lầu Ngưng Bích? - Hs trả lời, Gv chốt, vào bài. * Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích. - GV hướng dẫn Hs đọc: Giọng chậm buồn, nhấn mạnh các từ: bẽ bàng, buồn trông. - GV đọc mẫu 1 đoạn, gọi hs đọc. GV nhận xét cách đọc của hs. ? Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về vị trí đoạn trích? - Hs nêu. - Hs tìm hiểu các từ khó trong Sgk. Lưu ý các từ 1, 8, 9,10. ?: Đoạn trích được chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần? - Hs chia đoạn. - GV nhận xét, chốt: 3 phần. + 6 câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều. + 8 câu tt: nỗi nhớ của Kiều. + 8 câu cuối: Tâm trạng đau buồn lo âu của Kiều qua cái nhìn cảnh vật. * Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản - Hs đọc 6 câu đầu. ?: Cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích trong 6 câu đầu được miêu tả như thế nào? - Không gian: Rộng mênh mông “vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”. Bao la trống trải: bốn bề bát ngát, cồn cát, biển rộng con người nhỏ bé cô đơn (bốn câu thơ đầu phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Kiều khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt). - Thời gian: tuần hoàn khép kín, sáng -> tối, “mây sớm đèn khuya”. ? Qua không gian và thời gian em có nhận xét gì về cảnh vật và tâm trạng của Kiều ở 6 câu thơ đầu? - Hs cảm nhận, phát biểu. - GV chốt ý: * Hs đọc 8 câu tiếp theo. ? Bốn câu đầu Kiều nhớ đến ai? với tâm trạng như thế nào? Thể hiện qua từ ngữ và hình ảnh nào? - Hs căn cứ vào đoạn thơ trả lời. - GV nhận xét, chốt: + Nhớ đến Kim Trọng, sợ ngày đêm mong ngóng đến nàng, còn nàng thì ở tận đâu, tấm lòng trinh bạch bị oen ố bao giờ cho trong sạch. Qua từ ngữ: tin sương, rày trông mai chờ, tấm son; hình ảnh: dưới nguyệt chén đồng. ? Bốn câu sau Kiều nhớ đến ai với tâm trạng như thế nào? Thể hiện qua từ ngữ và hình ảnh nào? - Hs phát biểu. - GV nhận xét, chốt ý: + Nhớ đến cha mẹ già, sớm hôm trông đợi nàng, nàng xót xa vì không báo hiếu cha mẹ được. Qua từ ngữ, hình ảnh: quạt nồng ấp lạnh, Sân Lai, gốc tử. ? Qua 8 câu thơ em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? - Hs nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: ? Trong XHPK con cái phải nhớ tới cha mẹ sau đó mới tới người yêu. Nhưng ở đây Kiều lại nhớ tới người yêu trước. Em hãy giải thích vì sao? (Hs thảo luận bàn). - Hs phát biểu theo sự hiểu biết của mình. - GV nhận xét, định hướng, liên hệ: Hợp quy luật tình cảm con người. Với cha mẹ Kiều đã phần nào trả ơn (vừa mới bán mình chuộc cha) còn với Kim Trọng thì nàng là người bội ước. Qua đó thể hiện tài năng NT của ND. ? Ở đoạn thơ này, em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật Thúy Kiều của tác giả Nguyễn Du? - Dùng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật. * Hs đọc 8 câu thơ còn lại. ? Trong đoạn thơ có từ ngữ nào được lặp lại nhiều lần? - Từ “buồn trông” (lặp lại 4 lần). ? Lặp lại nhiều lần như vậy ta gọi là biện pháp nghệ thuật gì? - Điệp ngữ. ? Buồn trông 1 gợi cảnh gì? Những cảnh ấy nói lên tâm trạng gì của Kiều? - Cánh buồm thật đã biến thành cánh buồm biểu tượng gợi đến những chuyến đi xa, đến thân phận tha hương của Kiều. ? Buồn trông 2 gợi cảnh gì? Những cảnh ấy nói lên tâm trạng gì của Kiều? ? Buồn trông 3 gợi cảnh gì? Những cảnh ấy nói lên tâm trạng gì của Kiều? ? Buồn trông 4 gợi cảnh gì? Những cảnh ấy nói lên tâm trạng gì của Kiều? - Tiếng sóng ầm ầm gợi sự bàng hoàng lo sợ những tai biến sẽ đổ ập lên đầu nàng bất cứ lúc nào. ? Điệp ngữ “buồn trông” tạo âm hưởng như thế nào cho đoạn thơ? - Điệp ngữ “Buồn trông” tạo âm hưởng trầm buồn, là điệp khúc của đoạn thơ mà cũng là điệp khúc của tâm trạng. => Gv: 8 câu cuối phản chiếu tâm trạng Kiều trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định. ? Em hãy nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn này? Tác dụng của các biện pháp ấy ra sao? => Dùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và điệp ngữ. - Tích hợp với biện pháp tu từ: điệp ngữ, tả cảnh ngụ tình góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật. * Hoạt động 4: Tổng kết ?: Em có nhận xét gì về NT của đoạn trích? - Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. - Lựa chọn từ ngữ, sử dụng biện pháp tu từ. * GV: Ngôn ngữ độc thoại: Là lời nói của người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng (độc thoại và độc thoại nội tâm, sẽ học ở tiết 64). ? Nêu ý nghĩa văn bản? - Hs đọc ghi nhớ Sgk I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích: Sgk/94,95. a. Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 (gia biến và lưu lạc). b.Giải thích các từ khó: sgk/94,95. c.Bố cục: 3 đoạn. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Cảnh trước lầu Ngưng Bích: - Không gian: hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt. - Thời gian trôi, lòng Kiều tủi thẹn cho thân phận mình. => Cảnh đẹp nhưng người buồn tủi, cô đơn. 2.Nỗi nhớ về người thân của Kiều: - Nhớ Kim Trọng: nàng nhớ tới mối tình đầu và hình dung chàng chờ mình trong tuyệt vọng. - Kiều xót thương về cha mẹ ngày càng già yếu. => Kiều là người tình chung thủy, người con hiếu thảo, có lòng vị tha đáng trân trọng. 3.Tâm trạng của Kiều: - Cánh buồm thấp thoáng gợi nỗi nhớ quê nhà. - Cánh hoa trôi gợi lên thân phận nổi trôi của Kiều. - Màu cỏ úa gợi cuộc sống bi thương. -Tiếng sóng gợi sóng gió cuộc đời. => Điệp ngữ “Buồn trông” tạo âm hưởng trầm buồn, là điệp khúc của đoạn thơ mà cũng là điệp khúc của tâm trạng. III. Tổng kết * Ghi nhớ: Sgk trang 96 4/ Tổng kết: ? Em hiểu thế nào về nghệ thuật: tả cảnh ngụ tình? - NT tả cảnh ngụ tình tức là mượn cảnh vật để gởi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là cảnh, là bức tranh thiên nhiên mà còn là bức tranh tâm trạng. Cảnh ở đây là phương tiện để bộc lộ tâm trạng. ? Nghệ thuật ấy thể hiện qua tám câu thơ cuối như thế nào? - Học sinh nêu cách hiểu của mình, từ đó giáo viên nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Du trong thành công của truyện Kiều – về nghệ thuật. 5/ Hướng dẫn học tập: - Đối với bài học ở tiết học này: + Học thuộc nội dung bài, học thuộc lòng đoạn trích. + Phân tích, cảm thụ những hình ảnh thơ hay, đặc sắc trong văn bản. + Sưu tầm những câu thơ, đoạn thơ hay trong Truyện Kiều có sử dụng nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật thông qua ngôn ngữ độc thoại hoặc tả cảnh ngụ tình. - Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. + Đọc đoạn trích. + Đọc chú thích: nắm đôi nét về Nguyễn Đình Chiểu cũng như tác phẩm Lục Vân Tiên (tóm tắt tác phẩm). + Phân tích hình ảnh Lục Vân Tiên. V. Phụ lục:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 7 Kieu o lau Ngung Bich_12477239.doc