Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt)

I Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.

- Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật.

 2. Kĩ năng:

- Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn bản.

- Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể.

*GDKNS:

 - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt.

- Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp.

 

doc18 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 465 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 11 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào trình tự ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ? - H: Thời gian và không gian trong bài thơ có điểm gì đáng chú ý? (Không gian rộng lớn bao la với mặt trời, biển, trăng, sao, mây, gió. - Thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ từ lúc hoàng hôn đến bình minh) - GV: Đây cũng chính là thời gian của một chuyến ra biển rồi trở về của đoàn thuyền đánh cá: mặt trời xuống biển là cả đất trời vào đêm; mặt trời đội biển nhô lên là một ngày mới bắt đầu. Điểm nhịp thời gian cho công việc của đoàn thuyền đánh cá là nhịp tuần hoàn của thiên nhiên, vũ trụ. Như vậy, bài thơ được bố cục theo hành trình của một chuyến ra khơi của đoàn thuyền đánh cá. - HS đọc lại 2 khổ thơ đầu. -H: Đoàn thuyền ra khơi trong 1 không gian, khung cảnh như thế nào? - GV: Mặt trời được ví như hòn lửa khổng lồ đang từ từ chìm xuống đáy đại dương và màn đêm ập xuống. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn có tấm cửa khổng lồ là màn đêm và then cửa là những lượn sóng. - H: Nhà thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả? *THMT: Em cảm nhận cảnh hoàng hôn trên biển như thế nào? (rực rỡ, nguy nga, tráng lệ) - H: Trong cảnh thiên nhiên đó, hình ảnh con người được khắc họa ra sao? - H: Từ “lại” trong câu thơ trên có ý nghĩa gì? - GV: Từ “lại” cho thấy đây là công việc hàng ngày, thường xuyên của những người dân nhưng cái náo nức vẫn không vơi đi. Chữ “lại” là sự khẳng định nhịp điệu hoạt động của dân chài đã ổn định đi vào nề nếp trong hoà bình. - H: Em hiểu hình ảnh “Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là như thế nào? - GV: Đó là hình ảnh ẩn dụ thật thơ mộng, khỏe khoắn, đẹp lãng mạn từ sự kết hợp ba sự vật hiện tượng: cánh buồm, câu hát, gió khơi. Đó là những người dân chài vừa chèo thuyền vừa cất cao tiếng hát. Tiếng hát vang khỏe của nhiều người vang xa, hòa quyện vào gió nâng cánh buồm đẩy con thuyền lao nhanh ra khơi. => Tiếng hát chan chứa niềm vui của người dân lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước và công việc mà mình yêu thích, gắn bó suốt đời. Nghệ thuật mang tính chất tượng trưng diễn tả tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của người lao động vùng biển, cảm hứng lãng mạn đã bắt đầu xuất hiện. - H: Nội dung ở hai câu đầu và hai câu cuối của khổ thơ 1 có gì đặc biệt? - GV: 2 câu đầu và 2 câu cuối của khổ 1 là 2 sự việc tương phản: 2 câu đầu là sự vận động của vũ trụ, biển cả đang dần khép lại, chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi. Mặc dù vậy, cảnh lúc này vẫn hiện lên một cách rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ. Còn 2 câu cuối là cảnh con người bắt đầu ra khơi, bắt đầu một ngày lao động mới. - GV: Khi mọi người trên bờ bước vào thời gian nghỉ ngơi, thư giãn thì những ngư dân ở Hạ Long lại bắt đầu một đêm làm việc vất vả nhưng hăng say, lấp lánh niềm vui. Những ngư dân không ngần ngại, e sợ. Xưa kia, khi đất nước chìm đắm trong bóng đen xâm lược, con người thường rợn ngợp, hãi hùng trước cảnh bao la, rộng lớn của vũ trụ. Còn ngày nay, khi đất nước được giải phóng, con người được làm chủ thì vũ trụ, thiên nhiên trở thành nơi đi tới để thử thách, để khám phá. Và trên đường ra khơi để khám phá đó ngập tràn tiếng hát. - H: Vậy, em hãy cho biết họ hát về những gì? - H: Qua khúc hát đó em thấy người ra khơi ước mong điều gì? (cầu mong đi biển gặp nhiều may mắn, đánh bắt được nhiều hải sản) - H: Như vậy, người ra khơi mang theo tâm trạng như thế nào? - HS trả lời, GV nhận xét - GV: Khổ thơ cho thấy sự miêu tả chính xác nhưng không tẻ nhạt, lời thơ vẫn bay bổng trong tưởng tượng - tưởng tượng biển là tấm thảm dệt, còn đoàn cá như những thoi đưa. Đồng thời, ẩn chứa trong câu hát là mơ ước đánh bắt được thật nhiều hải sản, cá tôm (vì chuyện đi biển làm ăn thường gặp nhiều may rủi). Ra khơi đánh cá, họ cầu mong cho biển lặng sóng êm, gặp luồng cá và đánh bắt được nhiều. Và khổ thơ kết thúc với lời mời gọi thật thân thiết, lãng mạn: Đến dệt lưới ta đoàn cá ơi! - HS đọc. - HS quan sát. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS nghe đọc theo hướng dẫn của GV. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Đọc – hiểu khái quát. 1. Tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: - Huy Cận(1919 - 2005), quê ở Hà Tĩnh. - Nổi tiếng trong phong trào Thơ Mới và là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. b. Tác phẩm: - Viết năm 1958, trong thời kì miền Bắc bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. 2. Đọc và tìm hiểu chú thích: (Sgk) 3. Bố cục: 3 phần. - Phần 1: 2 khổ đầu: cảnh ra khơi và tâm trạng con người. - Phần 2: 4 khổ tiếp: cảnh lao động trên biển ban đêm. - Phần 3: còn lại: Cảnh đoàn thuyền trở về. II. Đọc – hiểu chi tiết: 1. Cảnh ra khơi: *Hình ảnh thiên nhiên: - Mặt trời như hòn lửa. - Sóng cài then. - Đêm sập cửa. ->hình ảnh so sánh, nhân hóa, giàu sức liên tưởng => gợi hình ảnh thiên nhiên thật hùng vĩ, tráng lệ. *Hình ảnh con người: - Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi → công việc hàng ngày, thường xuyên của những người dân. - Câu hát căng buồm cùng gió khơi → tinh thần phấn khởi, hăng say và khí thế ra khơi của người lao động. - Tâm trạng người ra khơi: đầy khí thế, phấn khởi, mang theo khúc hát lạc quan phơi phới. 4. Củng cố: - GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học. 5. Hướng dẫn tự học: -Về học bài và tiếp tục chuẩn bị bài tiết tiếp theo. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 11 Ngày soạn: 12/11/2017 Tiết : 52 Ngày dạy: 14/11/2017 VĂN BẢN: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (T.2) (Huy Cận) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Huy Cận và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những cảm xúc của nhà thơ trước biển cả rộng lớn và cuộc sống lao động của ngư dân trên biển. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những hình ảnh tráng lệ, lãng mạn. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm thơ hiện đại. - Phân tích được một số chi tiết tiêu nghệ thuật biểu trong bài thơ. - Cảm nhận được cảm hứng về thiên nhiên và cuộc sống lao động của tác giả được đề cập đến trong tác phẩm. 3. Thái độ: - Giáo dục HS lòng yêu thiên nhiên, yêu lao động. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tiếp nhận văn bản: Cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống lao động hăng say, sôi nổi trong bài thơ và thấy được bút pháp lãng mạn mà tác giả sử dụng. *THMT: Môi trường biển cần được bảo vệ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - H: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 2: Đọc – Hiểu văn bản - Chuyển tiết 52: với sự giàu có của biển khơi, cùng với tinh thần lạc quan, phấn khởi, vui tươi, khỏe khoắn của những ngư dân sẽ hứa hẹn một chuyến ra khơi được nhiều thắng lợi. Vậy, cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển cũng như khi trở về được miêu tả như thế nào? - HS đọc lại 4 khổ thơ tiếp. - H: Nêu nội dung của các khổ thơ trên? - HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau: - Nhóm (tổ) 1: Thiên nhiên trên biển ban đêm được miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - GV: Có thể thấy nghệ thuật sử dụng màu sắc của nhà thơ rất điêu luyện, sắc cá dưới ánh trăng và dưới ánh rạng đông đều được miêu tả tuyệt đẹp, thiên nhiên trong cảnh đánh cá đêm quả là một bức tranh sống động, lung linh, kì diệu. - Nhóm (tổ) 2: Hình ảnh con thuyền được miêu tả qua những chi tiết nào? Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì để miêu tả? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? - GV: Hình ảnh con thuyền đánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập với kích thước rộng lớn của thiên nhiên vũ trụ. Lấy gió làm người lái, lấy vầng trăng làm cánh buồm đưa đoàn thuyền lướt ra khơi với vận tốc phi thường đến ngư trường “dò bụng biển”, ngư dân khẩn trương lao vào công việc “Dàn đan... giăng”. Ở đây cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh, mỗi ngư dân là một chiến sĩ, con thuyền và các ngư cụ khác đều trở thành vũ khí của họ, thiên nhiên cũng góp sức cùng con người trên con đường lao động và khám phá. - Nhóm 3 (tổ 3): Tìm những chi tiết nói lên hoạt động đánh cá của ngư dân? Họ làm việc với tâm trạng như thế nào? Thực tế hoạt động đánh cá diễn ra trên biển ra sao? Ở đây điều đó có được thể hiện hay không? - Thực tế thì công việc rất vất vả, nặng nề, hoàn cảnh làm việc lại đầy thử thách: thời gian là suốt đêm, không gian là biển rộng mênh mông. Nhưng dưới ngòi bút của Huy Cận, tất cả đã hiện lên một vẻ đẹp lãng mạn. Đó là âm thanh tiếng hát gọi cá hoà trong nhịp gõ thuyền... Vầng trăng soi xuống mặt biển, muôn ngàn ánh vàng tan ra theo làn sóng, vỗ vào mạn thuyền. Đó là lời ngợi ca ân tình của biển quê hương. Đó là sự lao động khẩn trương hết mình, con người chạy đua cùng thời gian. Một đêm trôi nhanh trong nhịp điệu lao động hào hứng, hăng say. Trên bầu trời sao đã thưa và mờ cũng là lúc con người kéo mẻ lưới kết thúc. - Nhóm 4 (tổ 4): Bút pháp lãng mạn có vai trò gì trong khổ thơ này? - GV: ở đây tác giả đã sử dụng thành công bút pháp lãng mạn (điệp lại âm thanh tiếng hát, miêu tả sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên) khiến cho bức tranh lao động trên biển mang một vẻ đẹp khoẻ khoắn, tươi sáng và tràn đầy chất thơ. - HS treo kết quả - GV nhận xét, chốt ý. - HS đọc lại khổ thơ cuối. - H: Không khí quay về của đoàn thuyền như thế nào? - GV: Vẫn là bút pháp lãng mạn, khổ thơ cuối bài thơ có điệp lại câu thơ khổ một “Câu hát căng buồm”, Đây là lần thứ ba ngư dân trên đoàn thuyền lại cất cao tiếng hát - tiếng hát hân hoan, tưng bừng, phấn khởi vì đạt được thắng lợi. - H: Con người trong khổ thơ cuối hiện lên với một tư thế như thế nào? - GV: Con thuyền và mặt trời được nhân hoá, câu thơ có cấu trúc song hành để diễn tả nhịp sống khẩn trương, mới mẻ “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời” là một hình ảnh thơ đẹp và đầy sức gợi, bởi chạy đua cùng mặt trời cũng có nghĩa họ đang tiếp tục chạy đua cùng với thời gian để lao động để cống hiến để xây dựng “Mặt trời đội biển” nhô lên, mang một mầu mới, cái mới mẻ tinh khôi của một bình minh trên biển, hay cũng chính là một ngày mới, một cuộc sống mới đang bắt đầu được những người lao động thực sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Bài thơ khép lại, nhưng ý thơ lại mở ra đến vô cùng với hình ảnh “Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”. Một tương lai huy hoàng, đầy hứa hẹn đang chờ đón những con người lao động ấy. *Hoạt động 3: Tổng kết - H: Em học tập được gì từ nghệ thuật (Giọng thơ, hình ảnh thơ...). - H: Bài thơ lặp lại nhiều lần từ "hát", nhà thơ muốn thể hiện điều gì? -H: So với người lao động trước CM tháng 8, người lao động mới có sự khác biệt nào? Qua đó em hiểu được thái độ, tình cảm gì của nhà thơ về công cuộc xây dựng đất nước. *Hoạt động 4: Luyện tập. *Tích Hợp kiến thức về môi trường: Môi trường biển hiện nay đang đứng trước sự tàn phá của con người . Suy nghĩ và thái độ của em về tình trạng này ?(Cần ngăn chặn những hành động dùng thuốc nổ để đánh bắt cá, đổ xăng , dầu, chất thải xuống biển – Môi trường biển cần được bảo vệ). - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - Viết bài văn kể sự việc này I. Đọc – hiểu khái quát. II. Đọc – hiểu chi tiết: 2. Cảnh lao động trên biển ban đêm. * Thiên nhiên: + Biển bằng + Gió, mây, trăng, sao, nước + Cá: Cá song lấp lánh..vàng chóe. - Nghệ thuật: so sánh, nhân hóa, liệt kê → Bức tranh thiên nhiên sống động, lung linh, kì diệu. * Thuyền đánh cá: + Lái gió với buồm trăng + Lướt giữa mây cao + Đậu dặm xa + Dò bụng biển - Nghệ thuật: dùng động từ; phóng đại; liên tưởng mạnh bạo, bất ngờ, → con thuyền vốn nhỏ bé trở nên khổng lồ, kì vĩ, hòa nhập vào thiên nhiên, vũ trụ. * Người lao động: + Hát gọi cá vào + Kéo xoăn tay → Hào hứng, phấn khởi → Công việc đánh cá vốn nặng nhọc trở thành bài ca đầy niềm vui, nhịp nhàng cùng thiên nhiên. => Bút pháp lãng mạn làm giàu thêm cái nhìn cuộc sống, thể hiện niềm say sưa, hào hứng và ước mơ bay bổng của con người muốn hòa hợp, chinh phục thiên nhiên bằng công việc lao động của mình. 3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về. - "Câu hát... chạy đua..." -> tưng bừng, phấn khởi vì đạt được thắng lợi. - "Mắt cá..." -> hình ảnh ẩn dụ sáng tạo -> thành quả lao động đáng tự hào. - Đoàn thuyền chạy đua → con người hiện lên làm chủ biển khơi, thiên nhiên. =>Niềm vui chiến thắng, tin tưởng vào 1 cuộc sống ấm no, tươi sáng. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại. - Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 2. Nội dung: Niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. III. Luyện tập: 4. Củng cố: * HS làm BTTN trên bảng phụ. 1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” là gì? a. Thiên nhiên và cuộc sống tươi đẹp b. Cuộc sống lao động sôi nổi. c. Thiên nhiên và cuộc sống lao động. d. Cuộc sống sau chiến tranh. 2. Bố cục của bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” dựa theo hành trình của đoàn thuyền ra khơi? a. Đúng. b. Sai. *Đáp án: Câu 1 – c; câu 2 – a - GV hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học qua SĐTD: 5. Hướng dẫn tự học: -Về học bài, tập phân tích những nội dung đã học và làm phần luyện tập ở tiết 2. - Chuẩn bị bài “Tổng kết từ vựng” (tt) V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 12 Ngày soạn: 19/11/2017 Tiết : 53 Ngày dạy: 21/11/2017 Tiếng Việt: TỔNG KẾT TỪ VỰNG (tt) I Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Các khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình; phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. - Tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ trong các văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng: - Nhận diện từ tượng thanh, từ tượng hình. Phân tích giá trị của các từ tượng thanh, từ tượng hình trong văn bản. - Nhận diện các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ trong một văn bản. Phân tích tác dụng của các phép tu từ trong văn bản cụ thể. *GDKNS: - Giao tiếp: trao đổi về sự phát triển của từ vựng tiếng Việt, tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ và hệ thống hoá những vấn đề cơ bản của từ vựng tiếng Việt. - Ra quyết định: Lựa chọn và sử dụng từ phù hợp với mục đích giao tiếp. 3. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ vựng nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tiếp nhận văn bản: Thấy được sự đa dạng, phong phú của từ vựng tiếng Việt. - Năng lực tạo lập văn bản: Xây dựng văn bản sử dụng từ vựng đúng nghĩa, thành thạo. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: - Đọc, tìm hiểu bài. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu mục đích, các cách trau dồi vốn từ? Vì sao phải mượn ngôn ngữ nước ngoài? 3. Bài mới: - Giới thiêu nội dung các kiến thức cần hệ thống. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NÔI DUNG GHI BẢNG *Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập - H: Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? Cho ví dụ minh họa. (GV phân bảng-2HS lên bảng ghi nội dung). - H: Phần lớn từ tượng thanh, tượng hình thuộc loại từ nào trong tiếng Việt? (từ láy). - H: Tìm những tên loài vật là từ tượng thanh (lấy tiếng gọi để gọi tên). - Gọi HS đọc đoạn trích bài tập 3. - Cho Hs lên bảng xác định từ tượng hình và phân tích giá trị diễn đạt của chúng. - H: Nêu các biện pháp tu từ đã học từ lớp 6. - Gọi HS đọc bài tập 2, 3. - GV giao nhiệm vụ thảo luận thống nhất bài tập đã chuẩn bị ở nhà, theo tổ. + Xác định biện pháp tu từ có sử dụng trong bài tập. + Gạch chân những từ ngữ thể hiện, giải thích khái niệm biện pháp tu từ đã xác định. + Phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu. + Viết 1 đoạn văn ngắn theo yêu cầu. - Các tổ trình bày kết quả. - Cho lớp nhận xét, bổ sung => kết luận. Tổ 1: 2a,b – đoạn văn (so sánh, nhân hóa) Tổ 2: 2d,e – đoạn văn (nói quá). Tổ 3: 3a,b – đoạn văn (điệp ngữ). Tổ 4: 3d,e – đoạn văn (ẩn dụ). *GDKNS: H: Qua các bài tập, em thấy việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong thơ văn có tác dụng gì? Cần sử dụng như thế nào? Nêu thêm 1 số ví dụ trong các tác phẩm đã học. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc-suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc BT. - HS thảo luận, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Từ tượng thanh và từ tượng hình 1. Khái niệm: - Từ tượng thanh (mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người): lanh lảnh, leng keng, vi vu... - Từ tượng hình (gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật): lắc lư, ngất ngưởng, gập ghềnh... 2. Tên loài vật là từ tượng thanh: bò, mèo, tu hú, cuốc, tắc kè,... 3. Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ. ==> Miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sinh động. II. Một số biện pháp tu từ từ vựng. 1. So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. 2.a. Dùng phép ẩn dụ: - Hoa, cánh -> chỉ Thúy Kiều. - Lá, cây -> chỉ gia đình => sự hy sinh của Kiều để cứu cha, cứu gia đình. b. Dùng phép so sánh. - Tiếng đàn của Kiều – tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió, tiếng trời đổ mưa. =>Thể hiện rõ sinh động từng cung đàn của Kiều. c. Nói quá: Kiều tài sắc vẹn toàn d. Nói qúa. - Gác kinh -> nơi Kiều đang ở chép kinh. - Viện sách -> nơi Thúc Sinh đang đọc sách. ==> Gấp 10 lần quan san -> vị trí ở gần nhưng thân phận 2 người cách trở gấp 10 lần => nhấn mạnh cảnh ngộ 2 người. e. Phép chơi chữ: tài-tai ->thuyết tài mệnh tương đố => dự báo tài năng của Kiều ắt sẽ là 1 cuộc đời đầy tai ương. 3.a.Điệp từ "còn"; kết hợp dùng từ nhiều nghĩa "say sưa" -> nhấn mạnh, thể hiện tình cảm mạnh mẽ nhưng kín đáo của anh thanh niên. b. Nói quá: Gươm mài đá, đá núi cũng mòn.Voi uống nước, nước sông cũng cạn. -> Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c. So sánh: Tiếng suối với tiếng hát xa d. Phép nhân hóa: "trăng nhòm... ngắm..." -> trăng như người bạn tri âm tri kỉ của nhà thơ – người tù => thiên nhiên có hồn gắn bó, chia sẻ với con người. e. Ẩn dụ: Mặt trời của mẹ-em bé -> con là nguồn sống, là niềm tin của mẹ => sự yêu quí con. 4. Củng cố: - Nếu biêt sử dụng khéo léo từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng sẽ có tác dụng như thế nào? - Bản thân em đã có ý thức sử dụng các biện pháp tu từ trong khi viết văn chưa? Có hiệu quả như thế nào? Hướng sắp tới. 5. Hướng dẫn tự học: - Nắm chắc các khái niệm, đặc điểm của các biện pháp tu từ. Biết phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong văn cảnh – chú ý vận dụng phù hợp. - Đọc kĩ phần hướng dẫn làm thơ 8 chữ -> chuẩn bị bài theo hướng dẫn. - Các tổ chuẩn bị bảng phụ để làm bài tập. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 21 Ngày soạn: 19/11/2017 Tiết: 54 Ngày dạy : 21/11/2017 Tập làm văn: TẬP LÀM THƠ TÁM CHỮ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đặc điểm của thể thơ tám chữ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết thể thơ tám chữ. - Tạo đối, vần, nhịp trong khi làm thơ. 3. Thái độ: - Giáo dục cho HS yêu thích văn học. *GDMT: Khuyến khích học sinh làm thơ về đề tài môi trường. 4. Năng lực được hình thành: 4.1.Năng lực chung: - Năng lực tự học - Năng lực giải quyết vấn đề - Năng lực sáng tạo - Năng lực giao tiếp, hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ 4.2.Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tiếp nhận văn bản: Hiểu được đặc điểm của thể thơ tám chữ. - Năng lực tạo lập văn bản: Sáng tác được một bài thơ tám chữ đảm bảo về nội dung và nghệ thuật. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập, thiết kế bài giảng. - Dụng cụ, thiết bị điện tử phục vụ tiết dạy (nếu cần) 2. Học sinh: Đọc kĩ các đoạn thơ suy nghĩ và trả lời các câu hỏi, làm các bài tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. III. Phương pháp: Gợi mở-vấn đáp; luyện tập và thực hành; phát hiện và giải quyết vấn đề IV. Tiến trình lên lớp: Hoạt động 1: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng *Hoạt động 2: Hướng dẫn nhận diện thể thơ 8 chữ. - GV yêu cầu HS đọc ba đoạn thơ ở Sgk. - H: Em có nhận xét gì về số chữ trong mỗi dòng ở các đoạn thơ trên? - H: Tìm những chữ có chức năng gieo vần ở mỗi đoạn. Vận dụng kiến thức về vần chân,vần lưng, vần liền, vần gián cách đã học nhận xét cách gieo vần của từng đoạn - H: Nhận xét về cách ngắt nhịp ở mỗi đoạn thơ trên? - H: Từ ví dụ trên em hiểu thế nào là thơ tám chữ? - HS đọc ghi nhớ sgk. *Hoạt động 3: Luyện tập. - Cho hs đọc bài tập 1 và 2. Xác định yêu cầu để làm. - H: Điền từ vào các chỗ trống trong các dòng thơ ở bài tập 1 và 2? - Cho hs đọc bài tập 3, xác định yêu cầu và làm - H: Hãy chỉ ra chỗ sai, nói rõ lí do và sửa lại cho đúng? - THMT: HS làm một bài (đoạn) thơ tám chữ về chủ đề mái trường hoặc về dòng sông quê hương. *Hoạt động 4: Thực hành. - HS thảo luận nhóm bài tập 1, 2. Đại diện trả lời. - Lớp nhận xét, bổ sung - GV nhận xét. - Các nhóm trao đổi về bài thơ đã chuẩn bị ở nhà của nhóm mình để trình bày trước lớp (chọn một bài hay) - Đại diện nhóm lên trình bày. - Lớp nhận xét,bổ sung - GV nhận xét và thống nhất. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc, xác định y/c BT. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc, xác định y/c BT. - HS suy nghĩ, trả lời - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận theo nhóm-đại diện trình bày-lớp nhận xét, bổ sung. I. Nhận diện thể thơ tám chữ. 1.Đọc các đoạn thơ trong SgK. 2.Nhận xét. a. Mỗi dòng đều gồm tám chữ b. Đoạn 1: Các tiếng bắt vần nhau: tan - ngàn, bừng - rừng, gắt - mật → Gieo vần liên tiếp. - Đoạn 2: Các tiếng bắt vần nhau: Về - nghe, học - nhọc, bà - xa →gieo vần liên tiếp - Đoạn 3: Các tiếng bắt vần nhau: Non - son, ngát - hát, đứng - dựng, tiên – nhiên → gieo vần gián cách c. - Đoạn 1: Ngắt nhịp: 2/3/3; 3/2/3; 4/2/2. - Đoạn 2: Ngắt nhịp 3/5 ; 4/4 - Đoạn 3: Nhịp 3/3/2; 3/2/3 → Cách ngắt nhịp linh hoạt, đa dạng, diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau. *Ghi nhớ: SgK. II. Luyện tập Bài tập 1.Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ: - Ca hát ; Ngày qua ; bát ngát ; muôn hoa Bài tập 2. Điền từ vào chỗ trống cuối các dòng thơ: - cũng mất ; tuần hoàn; đất trời. Bài tập 3.- Câu chép sai ở chỗ: rộn rã - Lý do sai: Đây là khổ thơ gieo vần chân liên tiếp. Lẽ ra 2 chữ cuối của dòng 3 phải hợp vần với 2 chữ cuối của dòng thứ 2. - Sửa lại là: vào trường Bài tập 4: Làm thêm câu cuối. Mỗi độ thu về lòng xao xuyến lạ. Nhớ nôn nao tiếng trống buổi tựu trường. Con đường nhỏ tiếng nói cười rộn rã. (Bóng ai kia thấp thoáng giữa màn sương. Hoặc:...) III. Thực hành: Bài 1: Tìm các từ thích hợp điền vào chỗ trống: - vườn; qua. Bài 2: - Câu thơ còn thiếu: “Dáng tung tăng, những em nhỏ tới trường” Bài 3: Đọc và bình bài thơ của mình đã làm Ví dụ: Người ấy là cha tôi. Người đàn ông tóc đã hoa râm ấy. Rất thương tôi và cũng rất giống tôi. Là người tôi yêu quí nhất trên đời. Đó chính là người đã sinh ra tôi. Tôi vẫn nhớ thời ấu thơ dại dột. Vì mãi chơi nên quên cả học bài. Xấu hổ lắm chẳng hở môi với ai. Những lần bị cha đánh đòn quắn đít. Lớn khôn lên tôi dần dần hiểu biết. Khi đánh tôi, cha quay mặt khóc thầm. Phụ tử xưa nay hiếu trọng tình thâm. Không có đòn roi làm sao tôi nhớ ? 4. Củng cố: - Thơ 8 chữ có thể diễn đạt ý, tình cảm không? Điểm khó khi làm thơ 8 chữ (câu dài dễ lủng củng); - Khi làm thơ cần chú ý điều gì? 5. Hướng dẫn tự học: - Hoàn thành các bài tập. - Nắm được đặc điểm thơ 8 chữ để nhận diện, đọc đúng nhịp, vần. - chuẩn bị cho tiết “Trả bài kiểm tra văn”. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 11 Ngày soạn: 15/11/2017 Tiết: 55 Ngày dạy : 17/11/2017 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Củng cố hệ thống kiến thức về văn học trung đại 2. Kĩ năng: - Hướng dẫn học sinh viết tốt hơn bài tự luận về cảm thụ văn học. 3. Thái độ: - Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, sửa chữa và rút kinh nghiệm. II. Chuẩn bị:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docT11.doc
Tài liệu liên quan