Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

- Kiểm tra tổng hợp năng lực viết bài nghị luận xã hội của học sinh

- HS nhận thức được những ưu điểm, hạn chế của mình trong các bước làm văn, từ đó có hướng khắc phục.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng lập luận (giải thích, phân tích, chứng minh) cho HS.

 3. Thái độ:

- Giáo dục HS ý thức giữ gìn sức khoẻ, thái độ phê phán thói quen không tốt đang phổ biến trong giới trẻ .

* THMT: Nội dung đề liên quan đến môi trường.

 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,.

 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, .

 

doc83 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Ngữ văn 9 - Tuần 20 - Trường PTDTBT-THCS Trà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông Ten" V. Rút kinh nghiệm: ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM - Bài làm đảm bảo các yêu cầu sau: Đề 1: - Thể loại: Dạng văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. - Hình thức: Bố cục đầy đủ, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng, thuyết phục, lời văn trong sáng - Nội dung: Tệ nạn hút thuốc lá Bài làm thể hiện đầy đủ các ý sau: + Giới thiệu về tính cấp bách của một số tệ nạn xã hội đang diễn ra, trong đó có nạn hút thuốc lá + Tại sao ngày nay, nhất là lớp trẻ lại thích hút thuốc lá (nguyên nhân) + Vậy hút thuốc lá có hại hay có lợi ? Nếu có hại thì tác hại của nó như thế nào đối với cộng đồng và bản thân + Thái độ của em là đồng tình hay phản đối + Cần làm gì để mọi người cùng bỏ + Lên án kịch liệt những người hút thuốc. Thái độ dứt khoát của bản thân đối với hiện tượng trên. *Đề 2: - Đặt tên phải nêu được vấn đề môi trường đang là sự bức xúc của toàn XH. (1 điểm) VD: - Hãy dừng tay với môi trường. - Nỗi đau của môi trường. - Thể loại: Dạng văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống. - Hình thức: Bố cục đầy đủ, trình bày rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận xác đáng, thuyết phục, lời văn trong sáng - Nội dung: Bảo vệ môi trường Bài làm thể hiện đầy đủ các ý sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận: bảo vệ môi trường. Thực tế nhiều người chưa có ý thức BVMT . - Những tác hại của việc ô nhiễm môi trường: + ô nhiễm môi trường.... phá vỡ cảnh quan + gây bệnh tật - Đánh giá: + Những việc làm đó là thiếu ý thức với BVMT. + Chưa có tinh thần trách nhiệm cộng đồng. + Phải lên án phê phán... - Hướng giải quyết: + Rèn cho mình có ý thức BVMT + Tuyên truyền cho mọi người cùng làm theo + Đây là vấn đề cấp bách của toàn XH - Khẳng định tầm quan trọng của môi trường và của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người. *Biểu điểm: - Điểm 9- 10: Bố cục bài chặt chẽ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, diễn đạt rõ ràng trong sáng, nội dung phong phú, không sai lỗi chính tả. - Điểm 7- 8: Bố cục bài viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, nội dung đạt 70 – 80%, sai 1 - 2 lỗi chính tả - Điểm 5- 6: Viết đúng yêu cầu của đề, bố cục tương đối rõ ràng, nội dung đạt 50-60%, sai 3 - 4 lỗi chính tả và cách dùng từ - Điểm 3- 4: Bố cục không rõ ràng, nội dung 30 – 40%, sai chính tả nhiều. - Điểm 1- 2: Lạc đề, bài làm không đúng yêu cầu. Tuần: 24 Ngày soạn: 19/02/2017 Tiết : 107 Ngày dạy: 21/02/2017 CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG – TEN (T.2) (Hi-pô- lít Ten) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức:- Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả. - Cách lập luận của tác giả trong văn bản. 2. Kĩ năng:- Đọc - hiểu một văn bản dịch về nghị luận văn chương. - Nhận ra và phân tích được các yếu tố của lập luận (luận điểm, luận cứ, luận chứng) trong văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục về lẽ sống cho HS. 4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, tiếp nhận VB, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ; NL tạo lập văn bản,... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Tác giả đã chỉ ra những điểm mạnh nào cần phát huy và những điểm yếu nào cần loại bỏ của người VN khi chuẩn bị bước vào thế kỉ mới? ? Em chuẩn bị hành trang gì cho mình khi bước vào thế kỉ mới? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 2: HDHS đọc – hiểu văn bản. II. Đọc – hiểu văn bản. - Gọi HS đọc lại văn bản. ? Tác giả đã nhận xét về hình tượng con cừu trong thơ của La Phông- ten qua những câu nào? Hình tượng con cừu có những đặc tính gì? ? So sánh với nhận nhận xét của Buy Phông, em thấy có điều gì giống và khác? ? Em có nhận xét gì về hình ảnh chú cừu ở đây? ? Tác giả nhận xét gì về con chó sói trong thơ của La Phông- ten? ? Qua đó, em thấy thái độ của tác giả như thế nào? ? Em có nhận xét gì về con chó sói? - GV chốt ý. - HS đọc. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. 1. Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học: 2. Hình tượng con cừu trong truyện ngụ ngôn. - Đặc tính chân thực của cừu: + Hiền lành, nhút nhát. + Thân thương, tốt bụng. + Tình mẫu tử. → Ngòi bút phóng thoáng, trí tưởng tượng phong phú→ nhân cách hóa. => Cừu con tội nghiệp, đáng thương. 3. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn. - Đói meo, gầy giơ xương. - Chó sói ngu ngốc. - Là tên bạo chúa, khát máu. - Độc ác mà khổ sở. → Độc ác, gian giảo, hống hách, đáng ghét và hay bắt nạt kẻ yếu. Hoạt động 3: HDHS tổng kết. III. Tổng kết. ? Tư tưởng, nội dung của truyện ngụ ngôn là gì? ? Biện pháp nghệ thuật của tác phẩm là gì? *Hoạt động 4: HDHS luyện tập. ? So sánh hai cách lập luận của tác giả. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày. 1. Nội dung: Phê phán kẻ ác và là lời khuyên về lẽ sống cho mọi người. 2. Nghệ thuật: - Lập luận, so sánh. IV. Luyện tập. 4. Củng cố: *Hình thành sơ đồ tư duy: 1. Phương thức lập luận chính của văn bản là: a. Lập luận; b. Miêu tả; c. Biểu cảm; d. Tự sự. 2. Nội dung chủ yếu của văn bản là: a. Cách nhìn của nhà văn về loài cừu. b. Cách nhìn của nhà khoa học về loài chó sói. c. Cách nhìn của nhà văn và nhà khoa học về cừu và chó sói. d. Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật. 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn lại những đặc trưng cơ bản của một bài nghị luận văn chương. - Tập đưa ra những nhận xét, đánh giá về một tác phẩm văn chương. - Ôn lại bài Nghị luận 1 sự việc, hiện tượng đời sống. - Chuẩn bị bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. (Tìm hiểu thuật ngữ: tư tưởng, đạo lý; sau khi tìm hiểu bài thử so sánh 1 vài nét khác nhau với bài nghị luận 1 hiện tượng, sự việc). V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 24 Ngày soạn: 19/02/2017 Tiết : 108 Ngày dạy: 21/02/2017 NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ I. Mục tiêu: Giúp HS. 1. Kiến thức:- Đặc điểm yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 2. Kĩ năng:- Làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý. 3. Thái độ:- Giáo dục HS nhận thức về vấn đề tư tưởng đạo lí. 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, ... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội có ý nghĩa như thế nào? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. *Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. - Gọi HS đọc văn bản (SGK/34-35). - H: Văn bản bàn về vấn đề gì? - GV giao thảo luận tìm hiểu bố cục văn bản, mỗi tổ 1 đoạn (ghi phiếu thảo luận). (1) Nêu nội dung đoạn trích. (2) Câu nào nêu luận điểm chính, câu nào là lí lẽ, câu nào là dẫn chứng. (3) phép lập luận chính là gì? - HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, bổ sung. - H: Quan sát lại bố cục văn bản – Nội dung của mỗi phần văn bản: mở bài, thân bài, kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? - H: Các câu thể hiện luận điểm chính có diễn đạt rõ ràng ý người viết không? - H: Bài viết làm rõ vấn đề chủ yếu bằng phép lập luận nào? (phân tích chứng minh, giải thích...) có thuyết phục không? - H: Thế nào là bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý? - Gọi HS đọc ghi nhớ (SGK). *Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. - Gọi HS đọc văn bản và suy nghĩ theo các câu hỏi gợi ý. + Văn bản nghị luận vấn đề gì? + Người viết đưa ra những luận điểm nào để làm rõ tư tưởng – Làm rõ từng luận điểm bằng cách nào? - H: Nhận xét cách đưa, phân tích dẫn chứng có thuyết phục không? - HS đọc văn bản (SGK) và trả lời các câu hỏi. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ/ SGK. - HS đọc, suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. I. Tìm hiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý. 1. Ví dụ: văn bản "Tri thức là sức mạnh". a. Văn bản bàn về: chứng minh giá trị của tri thức khoa học và vai trò của người tri thức trong sự phát triển của xã hội. b. Bố cục văn bản: *Mở bài: (đoạn 1) - Nêu vấn đề nghị luận (câu 1, 2): tri thức là sức mạnh. - Nêu nhận định chung về tư tưởng (câu 3, 4): rất sâu sắc nhưng... *Thân bài: (đoạn 2, 3): chứng minh làm rõ tư tưởng. - Làm rõ luận điểm: tri thức đúng là sức mạnh (câu 1). +Dẫn chứng: máy phát điện ở công ty Pho (câu 2 đến 6). +Lĩ lẽ: người có tri thức có thể làm được những việc mà người khác không làm được (câu 7, 8). - Làm rõ luận điểm: tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng (câu 1). + Dẫn chứng: những người tri thức đóng góp công sức trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ, trong sản xuất xây dựng đất nước. *Kết bài: (đoạn 4) - Phê phán những biểu hiện không coi trọng tri thức hoặc sử dụng tri thức không đúng. c. Quan hệ các phần mở bài, thân bài, kết bài rất chặt chẽ, làm rõ vấn đề nghị luận. - Các luận điểm diễn đạt rõ ràng dứt khoát ý kiến người viết. d. Phép lập luận chủ yếu là phân tích chứng minh. ==> Bài nghị luận 1 vấn đề về tư tưởng, đạo lý: chứng minh làm sáng tỏ 1 tư tưởng quan trọng đối với đời sống con người. 2. Ghi nhớ: SGK. II. Luyện tập. Văn bản: « Thời gian là vàng ». - Văn bản nghị luận về 1 tư tưởng: thời gian là vàng -> giá trị của thời gian. - Các luận điểm chính: + Thời gian là sự sống – dẫn chứng. + Thời gian là thắng lợi – dẫn chứng. + Thời gian là tiền – dẫn chứng. + Thời gian là tri thức – dẫn chứng. - Phép lập luận chủ yếu: chứng minh – dẫn chứng ngắn gọn nhưng thực tế, thuyết phục. 4. Củng cố: Giữa bài nghị luận 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống và nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lý có nét nào khác biệt. (Nghị luận 1SVHT..: bày tỏ thái độ trước sự việc, hiện tượng => phân tích rõ đúng sai. Nghị luận về 1 vấn đềTTĐL...: giải thích chứng minh làm sáng tỏ các tư tưởng, đạo lý quan trọng, giúp người đọc nhận thức đúng và làm theo.) 1. Nội dung của một bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích...để chỉ ra chỗ đúng hoặc sai của một tư tưởng nào đó nhằm khẳng định quan điểm của người viết. a. Đúng b. Sai 2. Để làm rỏ ý nghĩa một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép lập luận nào? a. Phân tích b. Tổng hợp c. Cả a và b đều đúng. d. Cả a và b đều sai. 5. Hướng dẫn về nhà: - Phân biệt hai dạng bài nghị luận xã hội => nắm được đặc điểm từng dạng. - Chuẩn bị bài: Liên kết câu và liên kết đoạn văn. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 24 Ngày soạn: 21/02/2017 Tiết : 109 Ngày dạy: 23/02/2017 LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn - Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: - Nhận biết một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản. - Sử dụng một số phép liên kết câu, liên kết đoạn trong việc tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức trình bày vấn đề mạch lạc, rõ ràng và có sự liên kết chặt chẽ. 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, ... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh:- Ôn lại kiến thức (tiết 4, tuần 1 lớp 7; tiết 16 - tuần 4 lớp 8). - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Phân biệt các thành phần biệt lập của câu? Cho ví dụ? 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới. - Gọi HS đọc đoạn văn (bảng phụ). ? Đoạn văn bàn về vấn đề gì? ? Chủ đề đoạn văn có quan hệ như thế nào với chủ đề chung của văn bản "Tiếng nói của văn nghệ". ? Nêu nội dung chính của từng câu trong đoạn văn. ? Nội dung của các câu có quan hệ như thế nào đối với chủ đề của đoạn văn? ? Thế nào là liên kết chủ đề? ? Nhận xét trình tự sắp xếp của các câu trong đoạn? (làm gì? Làm như thế nào? phản ánh như thế để làm gì?) ? Thế nào là LK lo-gich. LK chủ đề và LK lo-gich thuộc LK về nội dung hay hình thức? - Quan sát lại đoạn văn, chú ý các từ in đậm. ? Mối quan hệ giữa nội dung câu sau với câu trước chặt chẽ nhờ những từ ngữ nào? ? Để liên kết giữa các câu trong đoạn văn, giữa các đoạn văn trong văn bản có những cách liên kết nào? - Gọi HS đọc ghi nhớ: SGK. - HS đọc văn bản (SGK) và trả lời các câu hỏi. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS quan sát. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS đọc ghi nhớ/ SGK. I. Khái niệm liên kết. 1. Ví dụ: đoạn văn (SGK/42,43). a. Đoạn văn bàn: cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ -> chủ đề đoạn văn. => Là bộ phận góp phần thể hiện rõ chủ đề của văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" -> liên kết chủ đề. b. Câu 1: tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại (làm gì?) Câu 2: khi phản ánh thực tại, người nghệ sĩ muốn nói lên một điều mới mẻ (để làm gì?). Câu 3: nêu cụ thể cái mới mẻ (một lá thư, một lời...) (bằng cách nào?) => Nội dung các câu hướng đến làm rõ chủ đề của đoạn văn -> liên kết chủ đề. ==> Trình tự sắp xếp các câu hợp lý, chặt chẽ => liên kết lo-gich. c. - Câu (2) liên kết với câu (1) bằng từ "nhưng" => phép nối. "Cái đã có rồi" liên kết với "những vật liệu... tại" => phép thế. - Câu (3) liên kết với câu (2) bằng "anh" (nghệ sĩ) => phép thế. Nghệ sĩ (2)–Tác phẩm (3) => phép liên tưởng. ==> Liên kết nội dung (gồm liên kết chủ đề, liên kết lo-gich). Liên kết hình thức (phép thế, nối, liên tưởng...). 2. Ghi nhớ: (SGK). Hoạt động 2: HDHS luyện tập. - Gọi HS đọc bài tập và câu hỏi gợi ý. - Giao HS thảo luận – trình bày kết quả: + Xác định chủ đề đoạn văn. + Nội dung từng câu. + Phân tích liên kết nội dung, hình thức. - GV chốt ý. - HS đọc bài tập và câu hỏi gợi ý. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày. II. Luyện tập. *Đoạn trích từ văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới". - Chủ đề văn bản: khẳng định điểm mạnh, yếu về trí tuệ, năng lực của người Việt Nam. +Câu 1,2: điểm mạnh và thuận lợi của điểm mạnh. + Câu 3, 4: điểm yếu và những bất cập của các điểm yếu. +Câu 5: nêu nhiệm vụ cấp bách: lấp... những điểm yếu. => Nội dung các câu làm rõ chủ đề đoạn văn, được sắp xếp hợp lý => đã liên kết về nội dung. => Câu (2) liên kết với câu (1) bằng cụm từ: “Bản chất trù phú ấy” (phép thế đồng nghĩa); câu (3) liên kết với câu (2) bằng từ "nhưng" (phép nối)... => đã liên kết về hình thức. 4. Củng cố: ? Trong quá trình tạo lập văn bản nói chung, tính liên kết có vai trò như thế nào? Có mấy loại liên kết? cách nhận biết? 5. Hướng dẫn về nhà: - Nắm kĩ cách LKvề nội dung, hình thức – chú ý vận dụng viết đoạn, bài văn NL. - Chuẩn bị cho tiết luyện tập: đọc kĩ các đoạn trích và thực hiện theo từng yêu cầu bài tập. Tổ 1: viết đoạn văn 1a, b vào bảng phụ. Tổ 2: viết đoạn văn 1c, d vào bảng phụ. Tổ 3: viết đoạn văn 3a, b vào bảng phụ. Tổ 4: viết đoạn văn 4a, b vào bảng phụ. V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 24 Ngày soạn: 21/02/2017 Tiết : 110 Ngày dạy: 23/02/2017 LIÊN KÊT CÂU VÀ ĐOẠN VĂN (TT) I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức:- Một số phép liên kết thường dùng trong việc tạo lập văn bản, - Một số lỗi liên kết có thể gặp trong văn bản. 2. Kĩ năng:- Nhận biết được phép liên kết câu,liên kết đoạn trong văn bản. - Nhận ra và sửa được một số lỗi về liên kết. 3. Thái độ:- Ý thức trình bày rõ ràng, mạch lạc các sự việc trong giao tiếp. 4. Năng lực chung: NL tự học, NLđọc hiểu, NL đọc viết, NL giao tiếp, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), NL tạo lập văn bản, ... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên:- SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, bảng phụ. 2. Học sinh:- Nắm lại kiến thức: Liên kết nội dung, liên kết hình thức. - Đọc và thực hiện các bài tập (phần luyện tập). - Các tổ chuẩn bị theo phần giao việc của GV. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Về nội dung các đoạn văn liên kết với nhau như thế nào? Cho ví dụ? - Về hình thức, các câu, các đoạn liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? Lấy ví dụ minh họa cho một phép liên kết về hình thức? - Hình thành sơ đồ liên kết của đoạn văn? 3. Bài mới: - Cho HS ôn lại các liên kết về nội dung, hình thức. - GV chốt ý. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: HDHS luyện tập. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1. - Tổ chức HS phân tích, chỉ ra phép liên kết câu, đoạn ở 2 đoạn a, b. - HS trao đổi, thống nhất => trình bày (chỉ ra trên bảng phụ). Tổ 1, 2: phần a; Tổ 3, 4: phần b. - Gọi Hs đọc bài tập 2; nêu yêu cầu bài tập => Gọi HS lên bảng xác định. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3, 4. - Giao tổ 1 bài tập 3a. Tổ 2 bài tập 3b. - Tổ 3 bài tập 4a; Tổ 4 bài tập 4b. => HS trao đổi các yêu cầu của bài tập. - Cho HS lên trình bày (bảng phụ). - Bài tập bổ trợ: viết đoạn văn (3-5 câu): bàn về tác hại của việc hút thuốc lá – chú ý sử dụng liên kết câu. (cho HS thực hành ngay tại lớp) - HS đọc bài tập và thực hiện yêu cầu. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày. - HS suy nghĩ, trả lời. - HS thảo luận – đại diện nhóm trình bày. - HS viết. 1.Chỉ ra các phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. a. Phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. - Đoạn 1: câu 2 liên kết với câu 1 bởi cụm từ "trường học của chúng ta" => phép lặp từ vựng; Liên kết câu) - Đoạn 2 liên kết với đoạn 1 bằng cụm từ "như thế" (thay cho ý câu 2 của đoạn 1) => phép thế đại từ; liên kết đoạn văn. b. Phép liên kết câu, liên kết đoạn văn. - Đoạn 1: câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp: văn nghệ - sống – văn nghệ- sự sống. - Đoạn 2: câu 2 liên kết với câu 1 bằng phép lặp từ vựng: tâm hồn – tâm hồn. - Đoạn 2: liên kết với đoạn 1 bằng phép lặp từ "sự sống". c. Phép liên kết câu: Câu 1 liên kết với câu 2 và câu 3 bằng phép lặp: Thời gian – thời gian- thời gian; con người- con người – con người. d. Phép liên kết câu: Câu 1 liên kết với câu 2 bằng phép dung từ trái nghĩa: yếu đuối – mạnh; hiền lành – ác. 2. Các cặp từ trái nghĩa phân biệt đặc điểm Thời gian vật lý – thời gian tâm lý: Vô hình – hữu hình; giá lạnh – nóng bỏng thẳng tắp – hình tròn; đều đặn – lúc nhanh lúc chậm. ==> Dùng những từ, cụm từ trái nghĩa để liên kết câu. 3. Chỉ ra lỗi sai về liên kết nội dung – nêu cách sửa. a. Mỗi câu nêu một ý riêng biệt không thể hiện chủ đề chung => không liên kết về chủ đề. Sửa: Cắm đi một mình trong đềm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên dòng sông. Anh chợt nhớ, hồi đầu mùa lạc, hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã qua rồi. b. Cách sắp các câu không hợp lý => không liên kết nội dung (lo-gic). Sắp xếp lại: (1). Trong suốt 2 năm đó, (2). (3). 4. Chỉ ra các lỗi về hình thức – sửa lại. a. - Dùng từ thay thế "nó" (2) không phù hợp với đối tượng –> dùng "chúng" (loài vật). b.- Dùng từ "hội trường" (2) không phù hợp vì không cùng nghĩa với "văn phòng" trong trường hợp này. -> Thay từ "hội trường" bằng từ "văn phòng". 4. Củng cố: Nhận xét tiết thực hành của lớp. 5. Hướng dẫn về nhà: - Hoàn chỉnh các bài tập, chú ý vận dụng vào thực tế viết bài nghị luận cho hiệu quả. - Chuẩn bị bài: Con cò. - Ghi lại 1 số câu ca dao về con cò. Học thuộc bài thơ. - Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK. - Tìm hiểu tác giả Chế Lan Viên (thuộc thế hệ nhà thơ nào? Đặc điểm sáng tác; nhớ bài thơ nào của Chế Lan Viên...?). V. Rút kinh nghiệm: Tuần: 25 Ngày soạn: 26/02/2017 Tiết : 111 Ngày dạy: 28/02/2017 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM: CON CÒ (T.1) - Chế Lan Viên- I. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những lời hát ru ngọt ngào. - Tác dụng của việc vận dụng ca dao một cách sáng tạo trong bài thơ. 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình. - Cảm thụ những hình tượng thơ được sáng tác bằng liên tưởng, tưởng tượng. 3. Thái độ: - Giáo dục HS tình yêu thương gia đình, đặc biệt là đối với mẹ. 4. Năng lực chung: NL đọc hiểu, tiếp nhận VB, NL giải quyết vấn đề, NL hợp tác,... 5. Năng lực chuyên biệt: NL sáng tạo, NL tự quản bản thân (Thực chất là KNS), Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mĩ; NL tạo lập văn bản,... II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, chuẩn kiến thức - kĩ năng, giáo án, ảnh, bảng phụ. 2. Học sinh: - Vở ghi, vở soạn, SGK. III. Phương pháp: - Đọc, nêu, giải quyết vấn đề, phân tích, thảo luận nhóm, thuyết trình IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật được sử dụng trong văn bản “Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten”? 3. Bài mới:  Giới thiệu bài: Tình mẫu tử thiêng liêng mà gần gũi với con người đã từ lâu trở thành đề tài cho thi ca nhạc hoạ đông tây cổ kim mà không bao giờ cũ, không bao giờ thôi quyến rũ người đọc. Chế Lan Viên góp thêm tiếng nói độc đáo và đặc sắc của mình vào đề tài trên bằng cách phát triển những câu ca dao quen thuộc nói về con cò để ca ngợi tình mẹ và lời ru đối với cuộc sống của con người VN. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoat động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chung văn bản. - Gọi HS đọc rõ phần chú thích *, sgk/47 và nêu những nét cơ bản về tác giả? ? Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Con cò? - Hướng dẫn đọc: giọng thủ thỉ, tâm tình như lời ru, chú ý những điệp từ ngữ, câu cảm, câu hỏi như đối thoại, những câu thơ trong ngặoc kép, dựa ý ca dao (Ngủ yên! Ngủ đi! À ơi! Con làm gì? Con làm thi sĩ...). - Gọi HS đọc chú thích. - Chú thích thêm: Phủ: đơn vị hành chính trên huyện, dưới tỉnh thời phong kiến và thời Pháp thuộc. - Đọc mẫu một đoạn và gọi HS đọc tiếp. ? Sau khi đọc xong văn bản, em có nhận xét gì vềt hể thơ của văn bản này? ? Em có nhận xét gì bố cục của bài thơ và nội dung của mỗi đoạn? àBố cục này được dẫn dắt theo sự phát triển của hình tượng trung tâm và xuyên suốt cả bài thơ - hình tượng con cò, trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người. - Đọc rõ và trả lời: Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989) trước Cách mạng nổi tiếng với phong trào thơ mới qua tập Điêu tàn , là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỉ XX. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. + Trả lời: được sáng tác năm 1962, in trong Hoa ngày thường - chim báo bão (1967). - Theo dõi và đọc. - Đọc - Theo dõi. - Đọc. - Trả lời: Thể thơ tự do, các câu thơ dài, ngắn không đều nhau, theo mạch cảm xúc. Số tiếng trong mỗi câu thơ cũng không hạn định. - Trả lời: 3 Đoạn. + Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ. + Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ cùng con người tren mọi chặng đường đời. + Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người. - Theo dõi. I. Đọc và Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Chế Lan Viên (1920 - 1989) 2. Tác phẩm: 3. Đọc và chú thích: 4. Thể thơ: tự do. 5. Bố cục: Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu hình ảnh con cò trong đoạn 1. - Gọi HS đọc thầm đoạn 1. - GV đọc diễn cảm 4 câu thơ đầu và nêu câu hỏi: Em hiểu ý nghĩa 4 câu thơ đầu như thế nào? Tại sao tác giả viết: ..trong lời mẹ hát, có cánh cò đang bay ? - Gọi HS đọc tiếp đoạn: “Con cò bay la ... cò sợ xáo măng”. ? Đọc những câu ca dao hoàn chỉnh mà tác giả đã vận dụng theo chú thích 1 sgk? ? Các câu ca dao: Con cò bay la ... Đồng Đăng gợi lên điều gì? ? Con cò mà đi ăn đêm gợi lên hình ảnh nào ? ? Các hình ảnh về làng quê thời xưa và người phụ nữ vất vả, nhọc nhằn đến với bé thơ như thế nào ? - Đọc diễn cảm. - Trả lời: Tác giả muốn thể hiện ý lời ru con gắn với cánh cò bay. Lời ru ấy cứ dần dần thấm vào tâm hồn của con, tự nhiên âu yếm, như là bắt đầu từ vô thức, bản năng như dòng suối ngọt ngào, như dòng sữa ngọt ngào, con chưa hiểu, con cần hiểu nhưng tuổi thơ của con không thể thiếu lời ru vớ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUAẦN 20- NV9.doc
Tài liệu liên quan