Giáo án ngữ văn chuẩn lớp 11

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). Tên hiệu đó gắn với quê hương tác giả: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên). Sau này, khi ông từ bỏ nghiệp võ theo nghiệp y, chuyển về rồi gắn bó với quê ngoại Hương Sơn. Hà Tĩnh, chữ Hải Thượng có lẽ vẫn là sự khắc khoải không nguôi một tấm lòng với cố hương.

- Chữ “lãn”(lười) trong tên hiệu thể hiện rất rõ con người Lê Hữu Trác: ghét danh lợi, nghe thấy hai chữ đó thì “dựng cả tóc gáy lên” như ông từng viết trong “Thượng kinh kí sự”, yêu thích thiên nhiên, chuyên tâm vào làm thuốc chữa bệnh, viết sách.

- Lê Hữu Trác là một danh y đồng thời là một nhà văn, nhà thơ.

 

2. Tác phẩm

a. Vị trí

- Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.

- Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, ghi chép việc Lê Hữu Trác về kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1782 đến khi trở về. Tác phẩm thể hiện rất rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật, tương đối hoàn chỉnh và ghi lại cảm xúc chân thực của mình trước sự việc đó ( cụ thể: tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa, quyền uy thế lực của nhà chúa, thái độ coi thường danh lợi của tác giả).

b. Tóm tắt nội dung

- Thượng kinh kí sự có thể chia thành các phần:

+ Lên đường

+ Đến kinh thành

+ Chẩn bệnh thế tử

+ Dọn nhà

+ Hoạ thơ

+ Nhớ nhà

+ Gặp bạn cũ

+ Tiễn bạn

+ Chữa bệnh tại kinh thành

+ Viếng chùa Trấn Quốc

+ Tái ngộ cố nhân

+ Thăm làng cũ

+ Thăm bệnh chúa Trịnh Sâm

+ Chữa bệnh không thành

+ Về nhà

- Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8694 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án ngữ văn chuẩn lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1: Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng kinh kí sự – Lê Hữu Trác) Ngày soạn: Ngày duyệt: Mục tiêu bài học Giúp HS: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm và nhân cách thanh cao của tác giả qua ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo về cuộc sống trong phủ chúa Trịnh. Phương tiện thực hiện: SGK, SGV Thiết kế bài học Tác phẩm Thượng kinh kí sự Cách thức tiến hành Tổ chức cho HS đọc, phát hiện và trả lời câu hỏi thảo luận. Tiến trình dạy học Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Hoạt động 1: GV ổn định tổ chức, kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS. Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - GV yêu cầu HS đọc phần tiểu dẫn và nêu câu hỏi: + Phần tiểu dẫn trong SGK trình bày những nội dung gì? + Lê Hữu Trác có hiệu là gì? Theo em, tại sao ông lại chọn cho mình hiệu đó? + Sự nghiệp của Lê Hữu Trác? - HS suy nghĩ, trả lời - GV nêu câu hỏi: ở THCS, em đã được học tác phẩm kí trung đại nào? Từ đó em có thể rút ra đặc điểm chung của thể kí là gì? đặc điểm đó biểu hiện như thế nào trong Thượng kinh kí sự? - HS thảo luận - GV giới thiệu tóm tắt tác phẩm Thượng kinh kí sự và trích đoạn Vào phủ chúa Trịnh. Hoạt động 4: Đọc hiểu chi tiết văn bản - GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt các sự việc chính - GV hỏi: Quang cảnh của phủ chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? HS dựa vào SGK, suy nghĩ, trả lời Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò GV và HS tóm lại những nét chính của bài. GV dặn dò HS. ở THCS các em đã được làm quen với một tác phẩm kí trung đại, đó là Vũ trung tuỳ bút. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu thêm một tác phẩm kí trung đại khác đó là Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác thông qua đoạn trích: Vào phủ chúa Trịnh. Từ đây các em sẽ rút ra được những giá trị đặc sắc của một tác phẩm kí cũng như cảm nhận sâu hơn về nhân cách, con người tác giả. I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). Tên hiệu đó gắn với quê hương tác giả: làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên). Sau này, khi ông từ bỏ nghiệp võ theo nghiệp y, chuyển về rồi gắn bó với quê ngoại Hương Sơn. Hà Tĩnh, chữ Hải Thượng có lẽ vẫn là sự khắc khoải không nguôi một tấm lòng với cố hương. - Chữ “lãn”(lười) trong tên hiệu thể hiện rất rõ con người Lê Hữu Trác: ghét danh lợi, nghe thấy hai chữ đó thì “dựng cả tóc gáy lên” như ông từng viết trong “Thượng kinh kí sự”, yêu thích thiên nhiên, chuyên tâm vào làm thuốc chữa bệnh, viết sách. - Lê Hữu Trác là một danh y đồng thời là một nhà văn, nhà thơ. 2. Tác phẩm a. Vị trí - Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển, biên soạn trong 40 năm, là công trình nghiên cứu y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam. - Thượng kinh kí sự được xếp ở cuối bộ Hải thượng y tông tâm lĩnh, ghi chép việc Lê Hữu Trác về kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh Sâm trong khoảng thời gian từ tháng Giêng năm 1782 đến khi trở về. Tác phẩm thể hiện rất rõ đặc điểm của thể kí: quan sát, ghi chép những sự việc có thật, tương đối hoàn chỉnh và ghi lại cảm xúc chân thực của mình trước sự việc đó ( cụ thể: tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa, quyền uy thế lực của nhà chúa, thái độ coi thường danh lợi của tác giả). b. Tóm tắt nội dung - Thượng kinh kí sự có thể chia thành các phần: + Lên đường + Đến kinh thành + Chẩn bệnh thế tử + Dọn nhà + Hoạ thơ + Nhớ nhà + Gặp bạn cũ + Tiễn bạn + Chữa bệnh tại kinh thành + Viếng chùa Trấn Quốc + Tái ngộ cố nhân + Thăm làng cũ + Thăm bệnh chúa Trịnh Sâm + Chữa bệnh không thành + Về nhà - Vào phủ chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán. II. Đọc - hiểu văn bản Thánh chỉ (sáng sớm mồng 1 tháng 2) g vào cung (cửa sau) g nhiều lần cửa g vườn cây g hành lang quanh co g điếm Hậu mã quân túc trực g cửa lớn g hành lang phía tây g Đại Đường, Quyển Bồng, Gác tía, phòng trà g trở ra điếm Hậu mã ăn cơm g mấy lần trướng gấmg hậu cung g hầu mạch, dâng đơn g về nơi trọ. 1. Cảnh sống xa hoa, đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả a. Quang cảnh trong phủ chúa Quang cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ, cho ta thấy được uy quyền tột bậc của nhà chúa. + Vào nhà chúa phải đi qua nhiều lần cửa và “những dãy hành lang dài quanh co, nối nhau liên tiếp”, “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. + Từ cửa lớn sau điếm Hậu mã là nhà Đại Đường, Quyển hồng, Gác tía, cao và rộng, nghe tên đã thấy xa hoa. Kiệu vua chúa, đồ nghi trượng hết thảy đều là những thứ nhân gian chưa từng thấy, toát ra vẻ hào nhoáng, “sơn son thiếp vàng”. Đồ dùng tiếp khách toàn mâm vàng, chén bạc. + Nội cung của thế tử đúng là một chốn thâm cung: “ Đột nhiên thấy ông ta mở một chỗ trong màn gấm rồi bước vào”, “ở trong tối om, không thấy cửa ngõ gì cả”, phải năm sáu lần trướng gấm mới đến nơi. Quang cảnh ở đây cũng là nệm gấm, màn lá, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn áo đỏ.. a Quang cảnh phủ chúa là chốn thâm nghiêm kín cổng cao tường, vô cùng xa hoa, tráng lệ. Màu sắc chủ đạo trong bức tranh phủ chúa: màu đỏ, vàng rực rỡ. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc sống hưởng lạc với cung tần mĩ nữ, cảnh vật lạ, món ăn ngon. Không khí trong phủ chúa : ngột ngạt, tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, đèn nến, thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời. Nắm được những nét chính về tác giả, tác phẩm Cảm nhận được rõ nét khung cảnh trong phủ chúa Trịnh Soạn tiết 2 của Vào phủ chúa Trịnh E. Rút kinh nghiệm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
  • doc2.doc
  • doc3+4+5+6.doc
  • doc7.doc
  • doc7+8.doc
  • doc9+10.doc
  • doc11.doc
  • doc12.doc
  • doc13+14.doc
  • doc15.doc
  • doc16.doc
  • doc17.doc
  • doc18.doc
  • doc19.doc
  • doc20.doc
  • rar21- 105.rar
Tài liệu liên quan