Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 51: Văn bản: Treo biển; Lợn cưới, áo mới (hướng dẫn đọc thêm) (truyện cười)

III. Lên lớp :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ :

 - Kể tóm tắt truyện “CTTMM”. Nêu nghệ thuật ,ý nghĩa của vb?

 3. Bài mới:

 GV dẫn vào bài: Người Việt nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất kì tình huống hoàn cảnh nào.Vì vậy, rừng cười Việt Nam rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay để châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đã kích kẻ thù, Chương trình NV6 sẽ giới thiệu hai truyện cười trong rừng cười đó.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 51: Văn bản: Treo biển; Lợn cưới, áo mới (hướng dẫn đọc thêm) (truyện cười), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13 – TIẾT 51 NGÀY SOẠN: ... BàI 12 NGÀY DẠY : Văn bản: TREO BIỂN LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (HDĐT) (Truyện cười) I. Mức độ cần đạt. 1.Kiến thức . -Khái niệm truyện cười. -Đặc điểm thể loại của truyện cười với nhân vật,sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới. -Cách kể hài hước về người hành động không suy xét,không có ý kiến trước ý kiến của người khác. -Ý nghĩa chế giễu ,phê phán người có tính hay khoe khoang ,hợm hĩnh chỉ làm trò cười cho thiên hạ. -Những chi tiết miêu tả điệu bộ ,hành động ,ngôn ngữ của nhân vật lố bịch ,trái tự nhiên. 2.Kĩ năng. -Đọc hiểu văn bản truyện cười. -Nhận ra các chi tiết gây cười của truyện. -Kể lại câu truyện. 3. Thái độ . -Phê phán những kẻ có tính hay khoe của. II. Chuẩn bị: - GV:Giáo án, sgk, tranh,... - HS: SGK, tập ghi, tập soạn,... III. Lên lớp : 1. Ổn định : 2. Bài cũ : - Kể tóm tắt truyện “CTTMM”. Nêu nghệ thuật ,ý nghĩa của vb? 3. Bài mới: GV dẫn vào bài: Người Việt nam chúng ta rất biết cười, dù ở bất kì tình huống hoàn cảnh nào.Vì vậy, rừng cười Việt Nam rất phong phú. Rừng cười ấy có đủ các cung bậc khác nhau. Có tiếng cười vui hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần sâu sắc để mua vui. Có tiếng cười sâu cay để châm biếm để phê phán những thói hư tật xấu và để đã kích kẻ thù, Chương trình NV6 sẽ giới thiệu hai truyện cười trong rừng cười đó. Hoạt động thầy – trò Nội dung Bổ sung ? Em hiểu thế nào là truyện cười? - GV hướng dẫn đọc: Giọng tự tin, hăng hái. - GV đọc – HS đọc. ? Kể tóm tắt vb? ? Vb được chia làm mấy phần? - P1: Từ đầu ... “ở đây có bán cá tươi.” Treo biển bán hàng. - P2: phần còn lại. Chữa biển và cất biển GV chuyển ý. ?Theo em nhà hàng treo biển nhằm mục đích gì? -Để quảng cáo ,gây sự chú ý đối với người mua. ?Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng ntn?có mấy yếu tố ?Vai trò của từng yếu tố?_HS có 4 yếu tố. +Ở đây:chỉ nơi bán hàng. +Có bán :hoạt động của nhà hàng . +Cá :Thứ hàng được bán. +Tươi:chất lượng hàng. ? Theo em,bốn yếu tố đó có cần thiết cho một tấm biển quảng cáo không ? tại sao? -HS:đáp ứng đầy đủ thông tin cần thiết cho người mua. ?Vậy khi biển được treo lên có sự việc gì xảy ra? ? Họ nói gì về nội dung cái biển? -Bốn lời góp ý tuy có khác nhau về nội dung nhưng đều giống nhau ở cách nhinfchir quan tâm tới một thành phaanf cuar tấm biển ,không chú ý đến thành phần khác. ? Thái độ và hành động của chủ cửa hàng, với những góp ý của khách hàng? ? Theo em, trong vb yếu tố nào gây cười? Hs :cất luôn cái biển. ?Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống của truyện ?Em suy nghĩ gì về về phần kết thúc truyện? ? Yếu tố gây cười có ý nghĩa gì? ? Qua tìm hiểu, em rút ra được bài học gì cho bản thân trong thực tế cuộc sống? ? VB có ý nghĩa gì? - 2 hs đọc ghi nhớ. - GV hướng dẫn đọc. - GV đọc – HS đọc. ? Kể tóm tắt? ? Bố cục chia làm mấy phần? ? Trong thực tế khi nào bị coi là khoe của? ? Thái độ của mọi người đối với tính ấy? ? Suy nghĩ của em về tính ấy? ?Anh tìm lợn khoe của trong tình huống ntn? Hs: tất tưởi chạy tìm lợn sổng. ?Tất tưởi có nghĩa là gì? ? 2 anh khoe của trong tình huống ntn? ? Khoe cái gì , khoe ntn? ? Nhận xét của em? ? Theo em , yếu tố nào đáng cười? ? Theo em,truyện này được tác giả dân gian xây dựng bằng nghệ thuật gì?Cho biết tác dụng của nghệ thuật ấy? ?Truyện chế giễu, phê phán ai? ?Thói xấu này có phổ biến không? 4. Củng cố: - HS đọc vb ĐCGĐ. - HS kể lại 2 vb. A. Định nghĩa truyện cười. - Truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. B. Văn bản: TREO BIỂN. I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc –Kể tóm tắt. 2. Tìm hiểu chú thích: (sgk) 3. Bố cục. 2 phần. II. Đọc – hiếu văn bản. 1. Nội dung tấm biển và những lời góp ý. Tên biển:Ở ĐÂYCÓBÁN CÁ TƯƠI - Giới thiệu quảng cáo để thu hút khách hàng. " Nghệ thuật kinh doanh có chủ kiến tốt. 2.Chữa biển và cất biển. *4 người góp ý: Bỏ chữ” tươi” “ở đây” “có bán” “cá” - Nghe khách hàng góp ý bỏ ngay các yếu tố cất luôn biển, đó cũng là đỉnh điểm của sự phi lí gây nên tiếng cười trong truyện. " Thái độ hành động không suy xét, mất chủ kiến. -Xây dựng tình huống cực đoan ,vô lí(cái biển bị bắt bẻ)và cách giải quyết một chiều không suy nghĩ,đắn đo của chủ nhà hàng. ->yếu tố gây cười. -Kết thúc truyện bất ngờ:chủ nhà hàng cất luôn tấm biển. 3.Ý nghĩa văn bản. -Tạo tiếng cười hài hước ,vui vẻ, phê phán những người hành động thiếu chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác. 4. Ghi nhớ: (sgk) C. Văn bản: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (HDĐT) I. Tìm hiểu chung: 1. Đọc –Kể tóm tắt. 2. Tìm hiếu chú thích: (sgk) 3. Bố cục. 2 phần. II. Đọc – hiếu văn bản. 1. Nội dung. *Tình huống khoe của. - Anh có lợn đang đi tìm lợn. + Hỏi: “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không ? ” " Không đúng với nhu cầu của người được hỏi. - Anh có áo mới: Đứng hóng ở cửa, tức vì chả thấy ai hỏi cả. + Không trả lời mà giơ vạt áo ra nói “ Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” " Không đáp đúng câu hỏi. 2.Nghệ thuật. -Tạo tình huống truyện gây cười. -Miêu tả điệu bộ ,hành động ,ngôn ngữ khoe rất lố bịch của hai nhân vật. -Sử dụng biện pháp nghệ thuật phóng đại. 3 .Ý nghĩa văn bản. -Truyện chế giễu ,phê phán những người có tính hay khoe của-một tính xấu khá phổ biến trong xh. 4.Ghi nhớ: Sgk III. Luyện tập. - Đọc VB: ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG. - Kể sáng tạo. 5. Dặn dò: - Đọc lại các vb và tập kể. -Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện. - Soạn : Số từ và lượng từ. + Đọc ví dụ, ghi nhớ. + Trả lời các câu hỏi, và tìm thêm ví dụ. + Xem lại bài cụm DT để xác định vị trí của số từ và lượng từ trong CDT. - GV nhận xét tiết học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctiet 51.doc
Tài liệu liên quan