Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12

Tuần 12

Tiết 58, 59

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :

a. Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm của đoạn văn tự sự. Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự.

b. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ; phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự.

c.Thái dộ: Hợp tác, xây dựng đoạn văn đúng đặc điểm như hướng dẫn của giáo viên.

2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Năng lực giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.

II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ bài trong SGK, bảng phụ.

2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH

1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động)

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chung (12 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Kĩ năng: Liệt kê được những nét chính về tác giả, tác phẩm, đọc bài thơ, tìm hiểu chú thích, chia bố cục bài thơ. - Thái độ: Hợp tác, tích cực trong tìm hiểu, xây dựng bài. - Năng lực giao tiếp, hợp tác. 2. Các bước tiến hành * PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi. GV: Giao nhiệm vụ cho HS HS: Đọc chú thích * SGK, trả lời các nội dung sau: H: Nêu những nét cơ bản về tác giả? Tác phẩm? H: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? Thể loại? Đọc bài thơ, chia bố cục? HS:Trao đổi cặp đôi, trình bày, bổ sung GV: Nhận xét, bổ sung 3. Chốt kiến thức: - Tác giả, quê ở Thừa Thiên – Huế; Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Bài thơ viết 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. - Bố cục: 3 phần (mỗi phần gồm 2 khổ thơ). - Cần chú ý hợp tác, tìm hiểu, trình bày được nội dung giáo viên yêu cầu. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Quê ở Thừa Thiên – Huế. - Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. 2. Tác phẩm: Bài thơ viết 1971 khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên. 3. Đọc, tìm hiểu bố cục: a. Đọc: b. Bố cục: 3 phần (mỗi phần gồm 2 khổ thơ) Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật chính (25 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu lên được nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ. - Kĩ năng: Tìm hiểu, thu thập, trình bày đúng được nội dung và nghệ thuật chính của văn bản. - Thái độ: Đồng tình, trân trọng những người mẹ cách mạng. - Năng lực: Hợp tác, giao tiếp. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: giao nhiệm vụ, hoạt động cá nhân, hoạt động cặp đôi. GV: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản Đọc đúng nhịp, giọng nhẹ nhàng, chú ý nhấn giọng ở các lời ru... HS: Đọc cá nhân, các em khác nhận xét, bổ sung. GV: Giao nhiệm vụ cho HS. H: Tìm hiểu nội dung của toàn bài thơ, nêu tóm tắt những nội dung chính? Nhận xét về giọng điệu, lời thơ, ngôn ngữ thơ? H: Từ đó em hiểu gì về tấm lòng người mẹ kháng chiến? HS: trao đổi cặp đôi, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý. 3. Chốt kiến thức: - ND: Thể hiện lòng yêu thương con, thương bộ đội, nhân dân và khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. - NT: Giọng điệu ngọt ngào trìu mến như một lời ru, nhiều hình ảnh so sánh liên tưởng độc đáo. - Lưu ý: Cần chú ý các điệp từ, điệp ngữ, âm điệu của lời ru, nội dung từng lời ru để hiểu cho đúng. II. Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật chính: 1. Đọc văn bản 2. Nội dung: - Hình ảnh bà mẹ Tà ôi - một người mẹ dân tộc gầy guộc, mong manh nhưng lại có một sức mạnh phi thường. - Thể hiện lòng yêu thương con, thương bộ đội, nhân dân và khát vọng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 3. Nghệ thuật: Giọng điệu ngọt ngào trìu mến như một lời ru, nhiều hình ảnh so sánh liên tưởng 3. Hoạt động luyện tập (củng cố) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động củng cố (3 phút) 1.Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được kiến thức bài học. - Kĩ năng: Đọc diễn cảm được bài thơ. - Thái độ: Tuân thủ quy định trong học tập. - Năng lực: Giao tiếp, tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Vấn đáp, giao nhiệm vụ. GV: Giao nhiệm vụ cho HS - Đọc diễn cảm bài thơ - Tìm thêm, đọc một bài (đoạn) thơ có cùng chủ đề. - Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của bài thơ? - Qua đó em hiểu gì về tình cảm của người mẹ đối với con cái, quê hương, đất nước? HS: Thực hiện, nhận xét, bổ sung 3. Chốt kiến thức: - Bài thơ với giai điệu là lời hát ru, được thốt lên bởi một người mẹ dân tộc miền núi. Từ đó càng thấm thía hơn tấm lòng yêu thương con của mẹ: Yêu con gắn liền với yêu quê hương đất nước, ước mơ nước nhà độc lập, được thấy bác Hồ. - Các em càng trân trân trọng biết ơn những người mẹ, những người chiến sĩ, biết ơn Bác, * Dặn dò: - Chuẩn bị bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. 4. Hoạt động vận dụng( nếu có) 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng( nếu có) IV. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày soạn : 15/11/2018 Tuần 12 Tiết 57 Văn bản: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : a. Kiến thức: Nhận biết được kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính; sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại; ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. b. Kĩ năng: Đọc - hiểu được văn bản thơ được sáng tác năm 1975; vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. c. Thái độ: Đồng tình với đạo lí Uống nước nhớ nguồn, sống thủy chung là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Lồng ghép: BVMT 2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Năng lực giao tiếp, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, SGV, TLTK về tác giả. 2. Học sinh: Đọc kĩ bài thơ, soạn kĩ phần đã hướng dẫn ở tiết trước. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài(khởi động) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động kiểm tra bài cũ, dẫn dắt vào bài( CV 1479- pgd) (5 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức:Trình bày được nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Tạo tâm thế đón nhận bài học mới. - Kĩ năng: Liệt kê được nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Khúc hát..mẹ”. Nêu cảm nhận của bản thân về hình ảnh người mẹ trong bài thơ. - Thái độ: Tuân thủ quy định học tập. - Năng lực: Tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Vấn đáp. GV nêu câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Khúc hát ru. Mẹ”. Nêu những nội dung và nghệ thuật chính cua bài thơ? Em cảm nhận thế nào về hình ảnh người mẹ kháng chiến? HS: Trả lời cá nhân GV: Nhận xét, cho điểm. Dẫn vào bài mới: Ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm. Nhà thơ đứng giữa hôm nay mà nhìn lại thời đã qua và từ tâm trạng riêng, tiếng thơ ông như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở mỗi con người về lẽ sống chung thủy với chính mình ÁNH TRĂNG 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung (13 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được nội dung cơ bản về tác giả, tác phẩm. - Kĩ năng: Liệt kê được những nét cơ bản về tác giả và văn bản. - Thái độ: Tuân thủ quy định trong học tập. - Năng lực: Giao tiếp, tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ. GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc chú thích * tìm hiểu và trả lời các vấn đề sau: H: Nêu những nét chính về tác giả? Hoàn cảnh ra đời bài thơ? Thể thơ? H: Đọc bài thơ và chia bố cục. HS: Suy nghĩ, tìm hiểu và trình bày cá nhân, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý. 3. Chốt kiến thức: - Nguyễn Duy Nhuệ, quê Thanh Hóa; Nhà thơ - chiến sĩ. Ông có nhiều tác phẩm giải nhất thi thơ báo văn nghệ; Tác phẩm viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. - Bố cục: 3 phần theo trình tự sự việc. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Nguyễn Duy Nhuệ, quê Thanh Hóa. - Nhà thơ – chiến sĩ. - Nhiều tác phẩm giải nhất thi thơ báo văn nghệ. 2. Tác phẩm: Viết năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh. 3. Bố cục: 3 phần Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản (23 phút) 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Tìm hiểu được nội dung bài thơ. - Kĩ năng: Thực hiện được việc tìm hiểu và rút ra được nguyên nhân vì sao trăng “Hóa thành người dưng”. Từ đó hiểu sâu sắc hơn điều tác giả muốn gửi gắm. - Thái độ: Biết trân trọng quá khứ, sống có tình nghĩa. - Năng lực: Giao tiếp, hợp tác, giải quyết VĐ và sáng tạo. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, hoạt động nhóm. - GV giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc 2 khổ thơ, cho biết giọng điệu, lời thơ có gì đặc biệt? + Hình ảnh trăng và con người trong 2 khổ thơ có mối quan hệ như thế nào? HS: Thảo luận nhóm nhỏ, 3 phút, các nhóm trình bày, bổ sung GV: Kết luận và giáo dục BVMT: Giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Trăng chính là hình ảnh thiên nhiên trong trẻo tươi mát. Con người gần gũi với trăng => hình ảnh đất nước bình dị hiền hòa. GV: Giao nhiệm vụ cho HS + Đọc khổ thơ tiếp theo. Trả lời cá nhân các câu hỏi sau: H: Tác giả lí giải vì sao trăng thành người dưng? Em thấy lí do đó có gần gũi với thực tế không? Có phải chuyện của tác giả không? H: Qua đó tác giả muốn nói gì? Em có bao giờ xem một điều gì dó như “người dưng” chưa ? HS: Trao đổi cặp đôi, trình bày, bổ sung GV: Yêu cầu học sinh đọc khổ thơ cuối và trả lời các câu hỏi. H: Nguyên cớ nào tác giả gặp lại và nhận ra trăng ? Khi nhận ra trăng, thái độ tác giả như thế nào? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? H: Thái độ của trăng đối với người như thế nào? Em hiểu gì về điều đó? HS: Trình bày cá nhân, học sinh khác nhận xét . 3. Chốt kiến thức: - ND: Con người gần gũi với trăng => hình ảnh đất nước bình dị hiền hòa. Cuộc sống hiện đại bủa vây con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên -> trăn trở thành người dưng. NT: Mạch thơ như một dòng tự sự, tự kể chuyện, tác giả lý giải bằng lí do thực tế. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ. - Giáo dục, nhắc nhở: Đâu đó trong chúng ta cũng đã từng xem một người thân, một vật kỉ niệm là “Người dưng”Nhưng “ trăng”...vẫn vẹn nguyên tình nghĩa khiến chúng ta giật mình nhìn lại, tự ân hận, sửa chữa những lỗi lầm. II. Phân tích 1. Vầng trăng tình nghĩa - Bằng mạch văn tự sự, cách kể tự nhiên: + Hồi nhỏ (tuổi thơ) + Hồi chiến tranh (lính) ->Trăng thành tri kỉ. - Con người với thiên nhiên hòa hợp làm một, trong sáng đẹp đẽ lạ thường. - Trăng: hình ảnh thiên nhiên trong trẻo tươi mát. - Con người gần gũi với trăng => hình ảnh đất nước bình dị hiền hòa. 2. Trăng hóa thành người dưng - Ánh điện cửa gương: Cuộc sống hiện đại, vòng xoáy công việc con người không có điều kiện mở rộng hồn mình với thiên nhiên -> trăng trở thành người dưng. - Lý giải bằng lí do thực tế. Trăng lướt nhanh như cuộc sống hiện đại gấp gáp hối hả không có điều kiện để con người nhớ về quá khứ. 3. Trăng nhắc nhở tình nghĩa Hoàn cảnh : + “Thình lình đèn điện tắt” + Vội bật tung cửa sổ. + Nhìn thấy ánh trăng -> vui sướng ngỡ ngàng. - Cảm xúc rưng rưng: như rừng, bể, sông, đồng - So sánh -> gợi nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ và chiến tranh gian khổ. - Hình ảnh liên tưởng, ẩn dụ “Trăng cứ tròn vành vạnh” -> biểu tượng cho quá khứ tình nghĩa và còn là vẻ đẹp bình dị vĩnh hằng, quá khứ đẹp đẽ không phai mờ. + Ánh trăng im phăng phắc: nhắc nhở nhà thơ không nên quên quá khứ. * Tổng kết( Ghi nhớ SGK) 3. Hoạt động luyện tập (củng cố) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động củng cố (4 phút) 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Tóm tắt được kiến thức cơ bản vừa học. - Kĩ năng: Liệt kê được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật chính của bài thơ. - Thái độ: Đồng tình, trân trọng quá khứ, giữ gìn mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Năng lực: Giao tiếp, tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Vấn đáp. GV nêu câu hỏi: Hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ? Qua bài thơ tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? Em rút ra bài học gì cho bản thân đối với vấn dề ân nghĩa ? Bài thơ này hay ở điểm nào? HS: Trả lời cá nhân. GV chốt ý. 3. Chốt kiến thức: Tác giả mượn lời tự sự của bản thân để nói lên thái độ sống của con người trong cuộc sống. Từ đó, nhắc nhở con người hãy biết trân trọng quá khứ, vì có trân trọng quá khứ thì mới sống tốt ở hiện tại và tương lai. * Dặn dò: Về nhà học thuộc bài thơ, ghi nhớ được nội dung nghệ thuật của bài thơ. - Làm bài tập ở phần luyện tập ở SGK trang 157. Chuẩn bị bài tiếp theo. 4. Hoạt động vận dụng ( nếu có) 5. Hoạt động tìm tò, mở rộng ( nếu có) IV. RÚT KINH NGHIỆM: ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày soạn : 15/11/2018 Tuần 12 Tiết 58, 59 LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ : a. Kiến thức: Nhận biết được đặc điểm của đoạn văn tự sự. Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. b. Kĩ năng: Viết được đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ; phân tích được tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. c.Thái dộ: Hợp tác, xây dựng đoạn văn đúng đặc điểm như hướng dẫn của giáo viên. 2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Năng lực giao tiếp, tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: nghiên cứu kĩ bài trong SGK, bảng phụ. 2. Học sinh: Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động dẫn dắt vào bài (2 phút) 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Trình bày được kiến thức cũ về văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Kĩ năng: Liệt kê được kiến thức bài cũ về văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. - Thái độ: Tuân thủ quy định học tập. - Năng lực Tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Vấn đáp. GV nêu câu hỏi: Ở tiết TLV trước chúng ta đã được học nội dung gì? Vai trò của nó? HS trả lời -> GV dẫn dắt vào bài mới Ở bài trước chúng ta tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. Hôm nay chúng ta luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 2. Hoạt động hình thành kiến thức 3. Hoạt động luyện tập( củng cố) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập tìm hiểu yếu tố nghị luận ...( 35 phút) 1. Mục tiêu : - Kiến thức: Phân tích được bài tập để ôn lại lí thuyết. - Kĩ năng: Liệt kê được kiến thức phần lí thuyết. Dựa vào lí thuyết, vận dụng tìm hiểu các yếu tố nghị luận có trong phần trích.... - Thái độ: Tuân thủ quy định trong học tập. - Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Nêu vấn đề, giao nhiệm vụ, hoạt động cặp đôi. - GV nêu yêu cầu. H: Nhắc lại nghị luận là gì? Trong văn tự sự, nghị luận thường được thể hiện ở đâu? Bằng những hình thức gì? - HS trình bày. HS: Đọc đoạn văn “Lỗi lầm và sự biết ơn”, trả lời các câu hỏi. H: Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? H: Chỉ ra vai trò của những yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? H: Qua câu chuyện này, ta rút ra bài học gì? H: Nếu như bỏ đi yếu tố nghị luận này thì đoạn văn sẽ ra sao? HS: Thảo luận nhóm 5 phút, các nhóm trả lời, bổ sung. - Các câu có yếu tố nghị luận: +“Tại sao khắc lên đá” + “Những trong lòng người” - Vai trò: làm nổi bật nội dung đoạn văn. + Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình. - Nếu không có các câu này thì tính tư tưởng của đoạn văn sẽ giảm đi, ấn tượng về câu chuyện sẽ nhạt nhòa. 3. Chốt kiến thức: - Trong tự sự người ta thường sử dụng yếu tố nghị luận; yếu tố nghị luận được thể hiện trong việc nhận xét đánh giá nhân vật, sự vật; được thể hiện qua những lí lẽ, lập luận chặt chẽ.( tại sao- tài vì; nếu- thì; có lẽ- nên ...). - GV dựa vào nội dung bài tập HS làm để nhận xét, khắc sâu. Cần chú ý vào nội dung lí thuyết. I. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn: 1. Đọc đoạn văn: SGK a. Các câu có yếu tố nghị luận: - “Những trong lòng người” - Vậy chúng ta hãy học cách viết những đau buồn.......lên đá” b. Vai trò: - Yếu tố nghị luận câu1: mang dáng dấp của một triết lí về “cái giới hạn và cái trường tồn” trong đời sống tinh thần của con người . - Yếu tố nghị luận câu 2: nhắc nhở con người cách ứng xử có văn hóa trong cuộc sống vốn phức tạp (có yêu thương, có hi vọng, có cả đau thương, thù hận) => Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa ân tình. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn tự sự có....NL (50 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Vận dụng kiến thức vừa học để viết đoạn văn theo yêu cầu. - Kĩ năng: Biết cách sử dụng kiến thức đã học viết thành đoạn văn có sử dụng ... nghị luận theo yêu cầu. - Thái độ: Hợp tác, tích cực học tập. - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Giao nhiệm vụ, thực hành Bài tập 1: SGK GV: Nêu câu hỏi và giao nhiệm vụ cho HS H: BT yêu cầu, ngôi kể là ngôi thứ mấy? Khi nói lời thuyết phục em đặt thành lời thoại hay suy nghĩ của mình? H: Bài tập này nêu lên những yêu cầu gì? GV: Gợi ý học sinh hình thành dàn ý HS: Thảo luận nhóm 5 phút, hình thành dàn ý, cử đại diện nhóm trình bày GV: Chốt, nhận xét, lấy điểm Bài tập 2: GV: Yêu cầu học sinh đọc tham khảo bài viết “Bà nội”. Trả lời các câu hỏi. H: Trong văn bản : Bà nội, những câu nào chứa yếu tố nghị luận? Vai trò của các yếu tố đó? HS: Thảo luận nhóm 4, 5 phút, trình bày.. - ND văn bản: Nhận xét, suy nghĩ của tác giả trước cách sống của người bà“Người ta bảo” -> “nở hư hỏng” - Thông qua chính lời dạy của người bà.“Bà bảo u tôi . bơ vơ mới về ....”. - Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận, từ một lời dạy -> tác giả bàn về tấm gương và hiệu quả của nó trong giáo dục gia đình. bà, tác giả đã bàn về một nguyên tắc giáo dục “Người ta....nó gãy” -> Những suy ngẫm về nguyên tắc giáo dục, về phẩm chất và đức hi sinh của người bà - Từ cuộc đời và những lời răn dạy của việc làm giáo dục. - Hướng dẫn HS thực hành viết đoạn văn. + Bà kể chuyện cổ tích + Bà hiền lành như thế nào? + Bà chăm sóc cháu như thế nào? HS: Thực hành viết theo hướng dẫn của giáo viên. Trình bày, các bạn khác nhận xét, bổ sung GV: Chốt ý, cho điểm. Bài tập 3: GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập HS: Đọc yêu cầu bài tập: Tình huống Bạn em được phân công trực nhật, nhưng bạn không làm, lớp bị trừ hết điểm . Ý kiến của em ? HS: Suy nghĩ và thực hành viết đoạn văn . Trình bày -> cả lớp nhận xét . GV gợi ý: Em trình bày vấn đề này ở đâu? Khi nào? Em trình bày nội dung gì? Em định sẽ thuyết phục ai? Thuyết phục bằng lí lẽ gì? HS: Thực hành độc lập, trình bày, nhận xét, bổ sung. GV: Chốt ý, cho điểm. 3. Chốt kiến thức: GV nhận xét, sửa chữa và đưa ra đáp án đúng. II. Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: 1. Bài tập 1: - Kể lại buổi sinh hoạt: + Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu vấn đề đó? - Em đã thuyết phục cả lớp rằng: Nam là người bạn tốt như thế nào? (lí lẽ, ví dụ, phân tích) (HS thực hành viết đoạn văn nêu lời thuyết phục) 2. Bài tập 2: - Tham khảo bài “Bà nội”. + Các yếu tố nghị luận trong đoạn văn: - Nhận xét suy nghĩ của tác giả trước cách sống của người bà “Người ta bảo” -> “nở hư hỏng” - Thông qua chính lời dạy của người bà. Bà bảo u tôi: “Dạy con .... bơ vơ mới về” - Luyện tập viết đoạn văn: + Bà kể chuyện cổ tích + Bà hiền lành như thế nào? + Bà chăm sóc cháu như thế nào? Bài tập 3 : HS viết với nội dung đã cho bằng hình thức một đoạn văn kể lại việc bạn không trực nhật. Có phần nghị luận về thái độ, ý thức của bạn đối với công việc chung của lớp . Hoạt động 3: Củng cố(3 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Liệt kê được kiến thức vừa ôn tập. - Kĩ năng: Thu thập được các vấn đề cơ bản của bài học. - Thái độ: Tuân thủ, tích cực trình bày. - Năng lực: Giao tiếp, tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Vấn đáp. GV nêu câu hỏi: Thế nào là văn tự sự có yếu tố nghị luận? Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự nhằm mục đích gì? HS: Trả lời. 3. Chốt kiến thức: - Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện. - Sử dụng yếu tố nghị luận làm cho nội dung câu chuyện, nhân vật, sự việc... thêm phần sâu sắc, thuyết phục, nổi bật. - Cần lưu ý sử dụng yếu tố nghị luận một cách hợp lí. * Dặn dò: Hoàn thành các bài tập. Viết hoàn thành bài văn kể về bà. Chuẩn bị bài viết số 3. 4. Hoạt động vận dụng (nếu có) : 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng (nếu có) IV. RÚT KINH NGHIỆM ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... Ngày soạn : 15/11/2018 Tuần 12 Tiết 60 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: a. Kiến thức: Trình bày được: + Từ ngữ địa phương chỉ sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái + Sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương. b. Kĩ năng: Thu thập được: Từ địa phương của các vùng miền;Nêu được tác dụng của việc sử dụng phương ngữ trong một số văn bản đã học. c. Thái độ: Đồng tình, có ý thức sử dụng từ địa phương trong những văn cảnh cho phù hợp. 2. Những năng lực có thể hình thành và phát triển cho HS: Năng lực giao tiếp, tự học, hợp tác. II. CHUẨN BỊ VỀ TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Giáo viên: Giáo án, các đoạn thơ, đoạn văn có sử dụng từ địa phương. 2. Học sinh: Sưu tầm một số từ địa phương mà em biết. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Hoạt động dẫn dắt vào bài (khởi động) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động dẫn dắt vào bài (5 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Trình bày được nội dung đã chuẩn bị ở nhà. - Kĩ năng: Liệt kê được một số từ ngữ địa phương. - Thái độ: Tuân thủ việc sử dụng từ ngữ địa phương. - Năng lực: Hợp tác, tự học. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Nêu vấn đề, vấn đáp. GV nêu yêu cầu: Nêu một số từ địa phương mà em đã chuẩn bị ở nhà? HS: Trình bày cá nhân GV: Chốt, chuyển ý: Ở mỗi một vùng miền có một số từ ngữ riêng. Để thấy được sự khác biệt giữa các từ ngữ địa phương trong Tiếng Việt, chủ yếu thể hiện qua việc dùng những vỏ ngữ âm khác nhau để biểu thị cùng một khái niệm. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu điều đó. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT) 2. Hoạt động hình thành kiến thức Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm những từ địa phương trong phương ngữ đang sử dụng (35 phút) 1. Mục tiêu: - Kiến thức: Nêu lên được một số từ ngữ địa phương. - Kĩ năng: Liệt kê được các từ ngữ địa phương qua các bài tập SGK đã cho. - Thái độ: Tuân thủ, sử dụng từ địa phương đúng mực. - Năng lực: Giao tiếp, hợp tác. 2. Các bước tiến hành: * PP- KTDH: Nêu vấn đề, thực hành. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập HS: Xác định yêu cầu bài tập và thực hành tìm * Bài tập 1: GV: Yêu cầu đọc bài tập 1 và xác định yêu cầu của bài tập. + Nhút: món ăn Nghệ An (xơ mít) + Bồn bồn: rau (vùng Tây Nam Bộ) HS: thực hiện bài tập theo yêu cầu SGK -> Chỉ sự vật, hiện tượng; Đồng nghĩa nhưng khác về âm: + Miền Bắc: cá quả + Miền Trung: Cá tràu + Miền Nam: cá lóc. + Giống hệt - y hệt - Y chang + Chạn- trạn - tủ ăn. -> Giống về âm nhưng khác về nghĩa: - Miền Bắc: ốm (bị bệnh) - Miền Trung: ốm (gầy) - Miên Nam: ốm (gầy) GV: Nêu thêm một số ngữ liệu khác: hòm, nón, ngất Bài tập 2: GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 2 và thực hiện theo yêu cầu. HS trao đổi cặp đôi, trả lời lí do: - Điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng, khí hậuở mỗi địa phương trên đất nước là khác nhau, do đó có sự vật, hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác - Những từ địa phương “có một không hai” -> Chứng tỏ tính đa dạng, phong phú về tự nhiên và xã hội của các vùng miền trên đất nước . Bài tập 3: Quan sát hai bảng mẫu (b), (c) cho biết trường hợp nào thuộc về ngôn ngữ toàn dân. HS: Cá quả, lợn, ngã, ốm -> đều là phương ngữ phía Bắc. Bài tập 4: GV yêu cầu: Đọc đoạn trích và chỉ ra những từ ngữ địa phương trong đoạn trích, những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Sử dụng có tác dụng gì? HS: Thảo luận nhóm (4 phút), cử đại trình bày. 3. Chốt kiến thức: - Mỗi vùng mỗi miền, mỗi địa phương có những từ ngữ được sử dụng mà vùng, miền, địa phương khác không có. - Lí do là điều kiện tự nhiên, khí hậu, phong tục tập quán....khác nhau, nên có từ ngữ khác nhau. - Cần phải biết tôn trọng ngôn ngữ địa phương, vì nó thể hiện một phần đặc trưng riêng của địa phương đó. . I. Bài tập: Bài Bài tập 1:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNgu van 9 tuan 12_12478241.doc