Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 - Trường THCS Bản luốc

Bài 12 - Tiết 58, Văn bản :

ÁNH TRĂNG

 (Nguyễn Duy)

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức.

- Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.

- Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại.

- Ngôn ngư, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng.

- Đọc – hiểu văn bản thơ sáng tác năm 1975.

- Vận dụng kiến thức thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạttrong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

 

doc16 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn lớp 9 - Tuần 12 - Trường THCS Bản luốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12. Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy................................................Sĩ số.......Vắng....... Bài 11 - Tiết 56, Văn bản: BẾP LỬA (Bằng Việt) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được bài thơ gợi nhớ những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà. - Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng kết hợp giữa miêu tả , tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Những hiểu biết bước đầu về tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Những xúc cản chân thành của nhà thơ và hình ảnh người bàn giàu tình thương, đức hi sinh. - Việc sử dụng kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, bình luận trong tác phẩm trử tình. 2. Kĩ năng. - Nhận diện, phân tích được các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ. - Liện hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh tác giả đang ở xa Tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những tình cảm với quê hương đất nước. III. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: Bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra 15p Phân tích cảnh đoàn thuyền đánh cá của người dân chài vùng biển trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Đáp án: * Hình ảnh đoàn thuyền: “ Thuyền ta lái gió với buồm trăng (0,25 điểm) Lướt giữa mây cao với biển bằng” (0,25 điểm) - Tác giả miêu tả rất lãng mạn: vừa thực vừa ảo, Trăng, gió, mây đã hòa nhập với con thuyền, chuẩn bị bao vây, buông lưới để bắt cá. (1,0 điểm) * Cảnh biển: - Biển cả bao la rộng lớn giàu có mà hiền từ, đẹp như một bức tranh. (1,0 điểm) - Biển nhiều cá được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. (0,25 điểm) “ Cá nhụ, các chim cùng các đé. (0,25 điểm) Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. (0,25 điểm) Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe(0,25 điểm) Đêm thở, sao lùa nước Hạ Long.” (0,25điểm) -> Cảnh vật lung linh huyền ảo thế giới thần tiên cổ tích dành cho người lao động. Đây là cảm hứng hào hùng của tác giả. (1,5 điểm) * Hình ảnh người ngư dân: Con người chủ động ra biển. (0,25 điểm) - Ra đậu.... (0,25 điểm) - Dàn đan... (0,25 điểm) - Ta hát (0,25 điểm) -> Đây là vẻ đẹp niềm vui phơi phới khoẻ khoắn của người lao động làm chủ biển trời. Công việc trở thành bài ca đầy niềm vui, họ say sưa, hào hứng khẩn trương lao động hoà hợp với thiên nhiên tươi đẹp. (1,5 điểm) * Cảnh kéo lưới: “ Ta kéo xoan tay chùm cá nặng”.(0,25 điểm) -> kéo hết sức, liên tục, suốt đêm. (0,5 điểm) -> Vẩy bạc, đuôi vàng lóe rạng đông: Hình ảnh lãng mạn. Con người và thiên nhiên hòa nhập vào nhau tạo thành sức mạnh chinh phục biển cả. (1,5 điểm) 2. Bài mới. - GV giới thiệu bài HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD tìm hiểu chung. - Gọi hs đọc * chú thích. ? Nêu hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm. HĐ2: HD đọc - hiểu văn bản. - GV HD cách đọc. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Gọi hs đọc chú thích. ? Dựa vào mạch tâm trạng của nhân vật trữ tình, em hãy nêu bố cục của bài thơ và nội dung của từng phần. ? Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào nói về ai và nói về những điều gì. - Cho HS đọc khổ 1 ? Hình ảnh nào khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về cảm xúc về bà? Hình ảnh đó như thế nào? Từ “ấp iu” trong câu thơ “Mộtấp iu”gợi đến hình ảnh bàn tay người bà như thế nào. - GV chốt ý. - Cho HS đọc các khổ 2, 3, 4, 5. ? Trong hồi tưởng của người cháu gợi về những kỷ niệm nào? Và tình bà cháu được gợi lại như thế nào? Hãy PT hình ảnh bếp lửa ở trong bài thơ. ? Ngoài hình ảnh bếp lửa hồi tưởng của người cháu còn nhớ về điều gì nữa? Điều đó ntn. - Cho HS đọc khổ thơ thứ 6. ? Khổ thơ thứ 6 nói lên nội dung gì. ? Ba câu thơ “Mấy chục nămnồng đượm” có ý nghĩa gì. ? Tại sao khi nhắc đến người bà tác giả lại nhớ đến ngọn lửa và ngược lại. ? Hình ảnh đó có ý nghĩa gì trong bài thơ. ? Vì sao tác giả viết “Ôi kì lạbếp lửa” - Cho HS đọc khổ thơ thứ 7. ? Khổ cuối bài thơ có nội dung gì. ? ý nghĩa của nó. ? Bài thơ chứa đựng 1 triết lý thầm kín đó là gì. HĐ3: HD tổng kết. - Gọi hs đọc ghi nhớ. - Đọc. - Trả lời. - HS theo dõi - HS đọc văn bản - Đọc. - HS xp trả lời cá nhân HS khác nhận xét, bổ sung. - Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những kỉ niệm về bà, nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm về bà - Đọc - HS thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời, đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - 1HS đọc khổ thơ 2, 3, 4, 5 - HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt ý. - HS xp trả lời cá nhân (Chú ý gọi HS khá, giỏi) - 1HS đọc khổ thơ thứ 6. - HS xp trả lời cá nhân: Những suy ngẫm của người cháu về bà. - HS xp trả lời: sự tần tảo đức hy sinh của người bà. - Bài thơ có tới 10 lần tác giả nhắc tới bếp lửa và sự hiện diện của bếp lửa là người bà. - Hình ảnh bếp lửa bình dị thân thuộc nhưng lại kỳ diệu, thiêng liêng. - 1 HS đọc khổ 7. - HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. - HS xp trả lời cá nhân (chú ý gọi HS khá, giỏi) - Đọc. I. Tìm hiểu chung 1.Tác giả - Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở Thạch Thất – Hà Tây. - Ông làm thơ từ đầu những năm 60 của TK XX. - Ông thuộc lớp nhà văn trưởng thành trong thời kì chống Mỹ. - Hiện nay ông là Chủ tịch Hội liên hiệp văn học nghệ thuật ở Hà Nội. 2. Tác phẩm: - Bài thơ Bếp lửa được Bằng Việt sáng tác năm 1963, lúc ông đang học ngành luật ở nước ngoài. II. Đọc - hiểu văn bản. 1- Đọc, giải nghĩa từ: a, Đọc. b, Giaỉ nghĩa từ. - Đinh ninh, chiến khu. 2. Bố cục. Khổ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà. Khổ 2, 3, 4, 5 : Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh Bếp lửa. Khổ 6: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà. Khổ 7: Người cháu đã trưởng thàn, đi xa nhưng không nguôi nhớ về bà. 3- Tìm hiểu chi tiết văn bản. a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà: - Sự hồi tưởng được bắt nguồn từ hình ảnh “bếp lửa”: Là một hình ảnh thân thương, ấm áp, gần gũi, quen thuộc của người Việt Nam. - “ấp iu”: gợi bàn tay kiên nhẫn. Khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa. Hình ảnh chính xác, cụ thể. b. Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh Bếp lửa: - Tuổi thơ sống bên bà: là một tuổi thơ gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn: đói ăn, giặc tàn phá, mẹ và cha luôn đi công tác vắng nhà. - Người cháu sống trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà. - Kỷ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa. - Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc chắt chiu của bà. - Tiếng chim tu hú dục giã, da diết gợi cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai bà cháu. c. Những suy ngẫm về bà: - Hình ảnh bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa, ngọn lửa. - Bà vừa là người nhóm lửa lại cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và toả sáng trong mỗi gia đình. - Bà tần tảo, chăm lo, hy sinh cho mọi người. - Bà nhóm niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ - Hình ảnh bà là hình ảnh người PNVN trong kháng chiến chống Mỹ và muôn thuở: tần tảo, nhẫn nại, yêu thương con cháu. - Bếp lửacòn là ngọn lửa trong lòng và ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. - Bà vừa là người nhóm lửa – giữ lửa và truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ. d. Người cháu không nguôi nhớ về bà: - Cháu đã chắp cánh bay xa được sống ở những khung cảnh rộng lớn, hiện đại nhưng không quên ngọn lửa của bà, tấm lòng ấp iu của bà. - Ngọn lửa ấy thành kỷ niệm, niềm tin thiêng liêng kỳ diệu nâng bước chân trên những chặng đường dài. - Cháu yêu bà, yêu cội nguồn dân tộc. - Triết lí: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người trong suốt hành trình rộng dài. e. Nghệ thuật. - Xây dựng hình ảnh vừa cụ thể, gần gũi vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghiwx biểu tượng. - Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm. - Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự và biểu cảm. III- Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản. - Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ về nhân dân nghĩa tình. 2. Ghi nhớ ở SGK trang 146 3. hd tự học - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. - Phân tích sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm ở một đoạn tự chọn của bài thơ’ 4. Củng cố, dặn dò: ? Cảm nhận của em khi học xong bài thơ - Học bài. Soạn “ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy.............................................Sĩ số.......Vắng.. Bài 12 - Tiết 57, Văn bản: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ (Nguyễn Khoa Điềm) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy được sự phong phú của thể thơ tự do. - Hiểu, cảm nhận những giá trị nội dungvà nghệ thuật của bài thơ. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ. - Tình cảm bà mẹ Tà-ôi dành cho con gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước và niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru tha thiết trìu mến. 2. Kĩ năng: - Nhận diện các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang màu sắc dân gian trong thơ. - Phân tích được mạch cảm xúc trữ tình trong bài thơ qua những khúc hát của bà mẹ, của tác giả. - Cảm nhận được tình thần kháng chiến của nhân dân ta trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. III. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới. - GV giới thiệu bài Hoạt động của GV HĐ của HS Nội dung bài học HĐ1: HD tìm hiểu chung - Gọi đọc * chú thích ? Hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khoa Điềm ? Hãy nêu những nét cơ bản về tác phẩm. - đọc - trả lời - trả lời I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả. SGK 2. Tác phẩm. SGK Hoạt động2: HD HS đọc, hiểu văn bản - Hướng dẫn đọc - đọc mẫu - Gọi đọc - Kiểm tra một số từ khó - nghe - đọc - trả lời II. Đọc, hiểu văn bản. 1. Đọc, giải nghĩa từ. a, Đọc b. Giaỉ nghĩa từ (Chú thích). ? Tác giả ghi lại công việc của người mẹ ntn ? Người mẹ tham gia công việc với ý thức ntn. ? Mẹ có ước mong gì ? vì sao. ? Bao trùm toàn bộ bài thơ là tình cảm gì của mẹ ? tình yêu đó gắn với tình cảm gì ? Nhận xét của em về tình cảm của mẹ - GV tổng kết nghệ thuật. Hoạt động3: Tổng kết ? Ý nghĩa văn bản. - Gọi hs đọc ghi nhớ. - trả lời - trao đổi trả lời - trả lời - thảo luận nhóm - đại diện nhóm trình bày - trả lời - Trả lời - Đọc. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Hình ảnh người mẹ Tà ôi - Công việc : + Giã gạo + Tỉa bắp + Chuyển lán - Mong ước của mẹ : Con mẹ mau khôn lớn làm người tự do - Gửi chọn niềm tin mong mỏi vào đứa con b.Tình cảm của người mẹ Tà ôi - Thương con : + Yêu bộ đội + Làng quê + Yêu nước => Tình cảm của mẹ ngày càng rộng lớn sâu sắc đó là tình yêu quê hương đất nước, ý chí đấu tranh của người dân Việt Nam c. Nghệ thuật. - Sáng tạo nên kết cấu nghệ thuật, tạo nên sự lặp lại giống như giai điệu của lời ru, âm hưởng của lời ru. - Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại. - Liên tưởng độc đáo, diễn đạt bằng những hình ảnh thơ có ý nghiã biểu tượng. III. Tổng kết 1. Ý nghĩa văn bản. - Văn bản ngợi ca tình cảm thiết tha và cao đẹp của bà mẹ Tà ôi dành cho con, cho quê hương, đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 2. Ghi nhớ. Sgk/155 3. hd tự học - Học thuộc lòng, đọc diễn cảm bài thơ. - Trình bày nhận xét về giọng điệu của bài thơ 4. Củng cố, dặn dò: - Học bài. Soạn "ánh trăng” ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy...........................................Sĩ số.......Vắng. Bài 12 - Tiết 58, Văn bản : ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy) I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính. - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ hiện đại. - Ngôn ngư, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu văn bản thơ sáng tác năm 1975. - Vận dụng kiến thức thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạttrong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại. III. NỘI DUNG TÍCH HỢP: 1. Tích hợp GDMT: - Liên hệ môi trường và tình cảm. IV. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới. - GV giới thiệu bài HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Hướng dẫn tìm hiểu chung(15p) ? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Duy. ? Bài thơ Ánh trăng được viết trong thời gian nào. HĐ2: hd đọc, hiểu văn bản(17p) - GV HD cách đọc- GV đọc mẫu. - Gọi HS đọc VB. - Gọi 1 em đọc chú thích. ? Theo em bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần. - Gọi 1HS đọc 2 khổ thơ đầu. ? ND cuả khổ thơ thứ nhất là gì? Từ tri kỷ trong câu cuối khổ 1 có ý nghĩa gì. ? Em hiểu hình ảnh trăng trong khổ 1 và 2 ntn? Trình bày cảm nhận chung. - GV chốt ý. - Gọi 1 HS đọc khổ 3. ? Tác giả lý giải vì sao trăng hoá thành người dưng? Từ “người dưng” có nghĩa là gì? Giáo viên bình và chốt ý. - Gọi 1 HS đọc khổ 4, 5, 6. ? Những từ ngữ nào thể hiện bất ngờ? Cảm xúc của nhân vật trữ tình trước hình ảnh trăng như thế nào. ? Phân tích hình ảnh “ngửa mặt”. ? Hình ảnh trăng cứ im phăng phắc gợi ý nghĩa gì. HĐ3: HD tổng kết(8p). ? Ý nghĩa bài thơ. - Gọi hs đọc ghi nhớ. - Trả lời - Trả lời - HS theo dõi - HS đọc VB - 1 HS đọc chú thích. - Có bố cục 3 phần. - 1HS đọc 2 khổ thơ đầu. - HS xp trả lời cá nhân. - 1Hs đọc khổ 3. - HS xp trả lời cá nhân, HS khác nhận xét, bổ sung. - Người dưng: người hoàn toàn xa lạ không thân thiết với mình. - 1HS đọc khổ 4, 5, 6. - HS xp trả lời cá nhân HS khác nhận xét, bổ sung. - HS xp phân tích (cá nhân). - HS xp trả lời cá nhân (Chú ý gọi HS khá giỏi) - Trả lời. - Đọc. I. Tìm hiểu chung 1, Tác giả: - Nguyễn Duy, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở TP.Thanh Hoá. - Năm 1966 ông gia nhập quân đội - Ông là gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. 2, Tác phẩm: - Bài thơ ánh trăng được sáng tác năm 1978 và in trong tập thơ cùng tên của Nguyễn Duy. II. Đọc, hiểu văn bản. 1- Đọc, giải nghĩa từ, bố cục a, Đọc. b, Giaỉ nghĩa từ. (chú thích) c. Bố cục: * 3 phần - Phần 1: Khổ 1, 2: vầng trăng tình nghĩa. - Phần 2: Khổ 3: Trăng hoá thành người dưng - Phần 3: Khổ 4, 5, 6: Trăng nhắc nhở tình nghĩa. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản. a. Vầng trăng tình nghĩa. - Khổ 1: + Sự gian lao vất vả, sự từng trải của tác giả. + Sự gần gũi gắn bó với thiên nhiên thời quá khứ. - Khổ 2: + Trăng: Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi mát và tình nghĩa. * Con người vẫn sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không bao giờ quên “vầng trăng tình nghĩa”. b. Trăng hoá thành người dưng. - Khổ 3: - Về thành phố. - Quen ánh điện của gương. * Cuộc sống hiện đại, con người không có điều kiện mở hồn mình với thiên nhiên, trăng trở thành người dưng – người hoàn toàn xa lạ c. Trăng nhắc nhở tình nghĩa. - Thình lình mất điện. - Đột ngột vần trăng lên: gợi tả niềm vui sướng ngỡ ngàng, cảm xúc “rưng rưng”: sự thiết tha yêu mến xúc động trước quá khứ lại hiện hình, vầng trăng xuất hiện làm ùa dậy bao kỷ niệm của những năm tháng gian lao, hình ảnh của thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu. * Cảm xúc thiết tha, thành kính “ngửa mặtrưng rưng”. - Trăng cứ tròn vành vạnh (mang tư tưởng triết lý) tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ để nguyên vẹn chẳng phai mờ. - Trăng cứ im phăng phắc: chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở tác giả và mọi người. * Con người có vô tình cố quên nhưng TN nghĩa tình, quá khứ thì luôn tràn đầy bất diệt. d- Nghệ thuật: - Nghệ thuật kết cấu kết hợp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng sâu nặng. - Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của tự nhiên , là người bạn gắn bó với con người; là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng. III- Tổng kết: 1. Ý nghĩa văn bản. - Văn bản khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. 2. ghi nhớ sgk 3. hd tự học - Học thuộc lòng bài thơ. - Liên hệ: Qua bài thơ, em nghĩ gì về thiên nhiên và tình cảm con người? (Con người có thể vô tình lãng quên tất cả, nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tràn đầy, bất diệt) 4. Củng cố, dặn dò: - Về nhà học thuộc lòng bài thơ. - HD HS chuẩn bị bài: Tổng kết về từ vựng (TT) (t59) ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng.. Tiết 59 – Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp) I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Vận dụng kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,trường từ vựng.các biện pháp tu từ từ vựng. -Tác dụng của viẹc sủ dụng các phép tu từ trong văn bản nghệ thuật. 2. Kĩ năng. - Nhận diện các từ vựng,các biện pháp tu từ từ vựng trong văn bản. -Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ trong các văn bản nghệ thuật. III. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs. 2. Bài mới. - GV giới thiệu bài HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ghi bảng HĐ: HD hs làm bài tập SGK.(35p) - Giáo viên cho HS đem bài đã làm ở giấy nháp ra. –Làm từ bài 1 đến bài 4. Từng bàn thảo luận để thống nhất kết quả. - Gọi 3 tổ 3 em lên bảng làm. Khi HS làm xong, GV cho HS dưới lớp nhận xét, bổ sung từng bài. Khi hoàn chỉnh cả 4 bài. Cho HS làm vào vở BT ngữ văn. - Gọi 1 HS đọc BT5 nêu yêu cầu Bt5. - Cho HS xp đứng tại chổ trả lời. - Tiến hành tương tự Bt5. - HS đã chuẩn bị bài ở nhà . - Cho HS đọc lần lượt từ Bt1 đến Bt4. Nêu yêu cầu từng bài tập. - Cho HS thảo luận theo bàn để thống nhất ý trả lời của từng bài tập ở vở nháp. - Gọi 3 em ở 3 tổ lên bảng. - HS cả lớp đối chiếu với bài làm ở nhà để nhận xét - Cả lớp cùng chữa bài. - 1HS đọc BT5, nêu yêu cầu BT5. - HS xp trả lời cá nhân - Tiến hành tương tự Bt5. 1- Bài tập 1: - Bài CD biểu thị thái độ vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo. - Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần. - Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay. Từ gật gù thể hiện thích hợp hơn. 2- Bài tập 2: - người chồng dùng từ chân sút (bóng đá) - Người vợ hiểu nhầm “một chân” cụ thể gây cười. 3- Bài tập 3: - các từ dùng theo nghĩa gốc (miệng, chân, tay) - Từ dùng theo nghĩa chuyển (đầu) (vai) 4- Bài tập 4: - Áo đỏ, cây xanh, hồng (liên tưởng, so sánh). - Lửa cháy, tro: (tạo thành 2 trường từ vựng). + Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng + Trường từ vựng chỉ lửa: ánh, lửa, cháy, tro. * Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, thể hiện độc đáo 1 tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng. 5- Bài tập 5: - Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một số nội dung mới dựa vào đặc điểm, hiện tượng được gọi tên. - Trong TV có nhiều trường hợp tương tự: cà tím, cá kiếm, cá kim, cá kìm, chè móc câu, dưa bở.. 6- Bài tập 6: - TC: Phê phán thói sính dùng từ nước ngoài. 3. hd tự học - Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng một số biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,. .. 4. Củng cố, dặn dò: - Khái quát lại nội dung bài học - Về nhà hoàn thành các BT từ 1 đến 6 trang 158 – 159 sách giáo khoa 9 - HD học sinh chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. ****************************************************************** Lớp 9 Tiết (TKB)........Ngày dạy..................................................Sĩ số.......Vắng.... Tiết 60 – Tập làm văn: LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN I- MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Thấy rõ vai trò kết hợp các yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự và biết vận dụng viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức. - Đoạn văn tự sự. - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 2. Kỹ năng. - Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ. - Phân tích tác dụng của yếu tố lập luận trong đoạn văn tự sự. III. PP/KT DẠY HỌC: - Thuyết trình, hỏi đáp, nêu vấn đề. IV. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. GV: GA, SGK, TLTK. 2. HS: bài soạn, học bài cũ, ĐDHT, V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. TL: Là cuộc đối thoại với người khác hoặc với chính mình trong đó người kể và nhân vật nêu lên nhận xét, phê phán, các lí lẽ nhắm thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, tư tưởng nào đó -> làm cho tự sự thêm sâu sắc. 2. Bài mới. - GV giới thiệu bài HĐ của thầy HĐ của trò Nội dung ghi bảng HĐ1: HD tìm hiểu mục I.(15p) - Cho HS đọc đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn. ? Trong đoạn văn trên yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào. ? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn? HĐ2: HD làm bài tập(20p) - Hướng dẫn học sinh đọc BT1, nêu yêu cầu BT1. - Giáo viên hướng dẫn cho HS làm bài. Gọi 2 em lần lượt đọc bài cho cả lớp nghe. - Gọi HS khác nhận xét – GV chốt ý. - Cho HS đọc BT2 nêu yêu cầu của Bt2 - Cho HS đọc văn bản Bà nội để tham khảo. - GV ghi câu hỏi lên bảng để gợi ý cho HS. - Cho HS làm vào vở nháp. - GV nhận xét, chốt ý. - 1HS đọc văn bản. - HS thảo luận nhóm theo câu hỏi của giáo viên, rồi cử đại diện nhóm trả lời, đại diện nhóm khác bổ sung.. - Trả lời. - 1HS đọc Bt1, nêu yêu cầu BT1. - HS theo dõi. - HS làm bài vào vở nháp. - HS đọc bài cho cả lớp nghe. - HS khác nhận xét, bổ sung. - HS đọc Bt2.. - HS đọc VB Bà nội. -HS theo dõi. - HS viết bài vào vở nháp. - 1HS đọc bài cho cả lớp nghe. - HS khác nhận xét, bổ sung. I- Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự: 1- Đọc đoạn văn: Lỗi lầm và sự biết ơn. - Câu văn có yếu tố nghị luận: “Những điều viết lên cát sẽtrong lòng người” “Vậy mỗi chúng talên đá” - Vai trò: Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc giàu tính chất triết lý và ý nghĩa giáo dục con người. Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình).. II- Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận: 1- Bài tập 1: Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt. - Gợi ý: a) Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào(thời gian, địa điểm, người điều khiển, không khí của buổi sinh hoạt lớp) b) Nôi dung của buổi sinh hoạt lớp là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về việc đó? c) Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn rất tốt như thế nào? (Lý lẽ, ví dụ, lời phân tích). 2- Bài tập 2: Viết một đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động. (Trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận) Gợi ý: a) Người em kể là bà b) người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? c) Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào? d) Suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên. 3. hd tự học - Rút ra được bài học trong việc viết đoạn văn tự sự có sử dụng kết hợp được các yếu tố nghị luận - Viết một đoạn văn tự sự kể lại một sự việc trong một câu chuyện đã học. 4. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS nhắc lại vai trò, tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Hướng dẫn HS chuẩn bị bài Làng của Kim Lân. ******************************************************************

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 12.doc