Giáo án sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Ngữ văn 10 kì 1

Tiết PPCT: 62 – Làm văn

Ngày dạy:

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH;

I.Xác định vấn đề cần giải quyết

1.Tên bài học: Phương pháp thuyết minh

2. Hình thức dạy: trên lớp

3. Chuẩn bị GV và HS

- GV:

+ SGK, SGV, thiết kế bài học, các sơ đồ , ngữ liệu, phiếu học tập

+ Kĩ thuật DH: trình bày một phút, đặt câu hỏi, chia nhóm

-HS:

+ Đọc kĩ bài học trong sgk Ngữ văn 10

+ Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn bài học.

+ Các sản phẩm chuẩn bị được giao( thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án)

II. Nội dung, chủ đề bài học: Các phương pháp thuyết minh

III. Mục tiêu bài học

1. Trọng tâm kiến thức kĩ năng

a. Kiến thức

- Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh.

- Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh.

- Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh

 

doc59 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học - Ngữ văn 10 kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình bày một phút, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học trong sgk Ngữ văn 10 + Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn bài học. + Các sản phẩm chuẩn bị được giao( thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án) II. Nội dung, chủ đề bài học: Đặc điểm văn chính luận- văn bản Đại cáo bình Ngô III. Mục tiêu bài học 1. Trọng tâm kiến thức kĩ năng a. Kiến thức - Bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ mà hào hùng của quân dân Đại Việt. - Bản Tuyên ngôn Độc lập sáng chói tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước và khát vọng hoà bình. - Nghệ thuật mang đậm tính chất sử thi, lí lẽ chặt chẽ, đanh thép, chứng cứ giàu sức thuyết phục. b. Kĩ năng Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại cáo. c. Thái độ: Có thái độ tôn trọng và tri ân với những người anh hùng dân tộc 2. Định hướng năng lực, phẩm chất HS a. Năng lực Giúp HS hình thành một số năng lực trong các năng lực sau: - Năng lực chung: Năng lực tự học, , Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, CNTT... - Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt b. Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Nội dung cần đạt B1:? Nguyễn Trãi nổi tiếng trước hết bởi tài năng của một nhà văn chính luận kiệt xuất. Em hãy kể tên các tác phẩm văn chính luận tiêu biểu của ông ? Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận của Nguyễn Trãi là gì ? –B2,3: HS: tiếp nhận câu hỏi; trả lời –B4: GV: Nhận xét,  chấm điểm; giới thiệu bài học  -Tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập; Đại cáo bình Ngô; -Tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các tác phẩm:  tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 1: I. Tìm hiểu chung Mục tiêu: Giúp HS nắm những nét cơ bản về Nhan đề, Thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Nhiệm vụ: Cá nhân tự nghiên cứu khi chuẩn bị bài ở nhà; trên lớp so sánh với bạn để kiểm tra nội dung chuẩn bị. 1.     Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? 2.     Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? Bố cục của tác phẩm ? 3.     Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô” ? Phương pháp: làm việc cá nhân; phương pháp nêu và giải quyết vấn đề Sản phẩm: Những nét cơ bản về Nhan đề, Thể loại và bố cục, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá câu trả lời của HS Tiến trình thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT GV yêu cầu HS đọc nhanh phần tiểu dẫn, trả lời câu hỏi:(Chiếu slide câu hỏi) – Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? –  Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? – Giải thích nhan đề “Đại cáo bình Ngô”? ?- GV Đại cáo bình Ngô ra đời trong hoàn cảnh như thế nào ? – HS: Đọc đoạn văn; Trả lời câu hỏi vào trong vở – GV : yêu cầu một HS trở lời câu hỏi: – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức.  – GV: Tác phẩm viết bằng thể loại nào ? Đặc điểm cơ bản của thể loại đó ? – HS: HS làm việc cá nhân; Ghi câu trả lời vào trong vở; Phát biểu trả lời câu hỏi – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét (nếu có), bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức. – GV: Giải thích thêm nhan đề “Đại cáo bình Ngô” – HS: Trả lời. – GV: Giáo viên giải thích thêm  (Chiếu Slide)  chốt lại nội dung kiến thức I. Tìm hiểu chung 1.Hoàn cảnh ra đời: 2.Thể loại: – Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết – Trong thể cáo, có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống về một vấn đề nào đó, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại, có tính chất quốc gia. – Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau – Cáo là thể văn hùng biện, do đó lời lẽ phải đanh thép, lí luận phải sắc bén, kết cấu phải chặt chẽ, mạch lạc. Tác phẩm tiêu biểu: “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi. Nhan đề:  Bài bá cáo rộng khắp cho toàn dân biết về việc đã dẹp yên giặc Minh. Hoạt động 2: 1. Đoạn 1 – Mục tiêu:  Nắm được nội dung kiến thức cơ bản về tư tưởng và nghệ thuật của đoạn 1 văn bản; tư tưởng nhân nghĩa, quan niệm về quốc gia độc lập. – Nhiệm vụ: HS  hoạt động cá nhân, nhóm ghi đầy đủ những thông tin vào phiếu học tập. – Phương thức thực hiện: Hoạt động cá  nhân,  nhóm; Dựa trên phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, kĩ thuật khăn trải bàn. – Sản phẩm: Kết quả phiếu học tập – Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá kết quả hoạt động nhóm của học sinh. – Tiến trình thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC GV đọc mẫu một số câu, yêu cầu HS đọc đoạn 1. ?- GV: Đoạn văn bản nêu những vấn đề gì ? – HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS) – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức. ?- GV: Qua 2 câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo“, có thể hiểu vấn đề cốt lõi mà Nguyễn Trãi muốn nêu ra là tư tưởng nhân nghĩa. Vậy tư tưởng nhân nghĩa là gì? Theo em, cốt lõi trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? So sánh với người xưa, ông tiến bộ ở điểm nào ? – HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS) – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức. ?- GV: Để khẳng định chủ quyền của dân tộc tác giả đã dựa vào các yếu tố nào ? So sánh với người xưa, ở đây có điểm gì khác ? – HS: HS hoạt động cá nhân/nhóm theo bàn( GV phát Phiếu học tập) ; Trả lời ( Sản phẩm của HS) – GV: Quan sát, hỗ trợ HS – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức. – GV: Đánh giá thành tựu về nghệ thuật của đoạn văn bản ? – HS: HS hoạt động cá nhân; Trả lời ( Sản phẩm của HS) – GV: Yêu cầu học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức II. Đọc hiểu văn bản 1.     Đoạn 1 * Tư tưởng nhân nghĩa – Khái niệm tư tưởng nhân nghĩa: + Theo quan niệm của đạo Nho: nhân nghĩa là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. + Nhân nghĩa cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN – Nguyễn Trãi: nhân nghĩa chủ yếu để yên dânvà trừ bạo -> Đây là tư tưởng mới mẻ với quan điểm lấy dân làm gốc ” Đây cũng là cơ sở để bóc trần luận điệu xảo trá của giặc Minh (phù Trần diệt Hồ giúp Đại Việt). ” Khẳng định lập trường chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của kẻ thù xâm lược. – Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là ‘yên dân’, ‘trừ bạo’. Yên dân  cho dân được an hưởng thái bình, hạnh phúc. Muốn yên dân thì phải trừ diệt mọi thế lực bạo tàn. Đặt trong hoàn cảnh Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo thì người dân mà tác giả nói tới là người dân Đại Việt đang bị xâm lược, còn kẻ thù tàn bạo chính là giặc Minh cướp nước. Như vậy, với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước, chống ngoại xâm. Nhân nghĩa không những trong quan hệ giữa người với người mà còn trong quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Đây là nội dung mới, là sự phát triển của tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi so với Nho giáo. Nhân nghĩa trong phạm trù Nho giáo chủ yếu là mối quan hệ giữa người với người, khi vào Việt Nam, do hoàn cảnh riêng của nước ta thường xuyên phải chống xâm lược, trong nội dung nhân nghĩa còn có cả mối quan hệ dân tộc với dân tộc. * Quan niệm về quốc gia độc lập: – Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc : nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. – Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, dân tộc. – Người đời sau vẫn xem quan niệm của Nguyễn Trãi là sự kết tinh học thuyết về quốc gia, dân tộc. So với thời Lý học thuyết đó phát triển cao hơn bởi tính toàn diện và sâu sắc của nó. + Toàn diện vì ý thức về dân tộc trong : Nam quốc sơn hà được xác định chủ yếu trên hai yếu tố : lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Bình Ngô đại cáo, ba yếu tố nữa được bổ sung : văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử. + Sâu sắc vì trong quan niệm về dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được ‘văn hiến’, truyền thống lịch sử là yếu tố cơ bản nhất là hạt nhân để xác định dân tộc. Vả chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chỗ : điều mà kẻ xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước Nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan. Trong bàiNam quốc sơn hà, tác giả đã thể hiện một ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc qua từ ‘đế’. Ở Bình Ngô đại cáo Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó : ‘mỗi bên xưng đế một phương’. Cần phân biệt sự khác nhau giữa ‘đế’ và ‘vương’ mặc dù dịch sang tiếng Việt đều là ‘vua’. Nếu ‘đế’ là vua thiên tử, duy nhất, toàn quyền thì ‘vương’ là vua chư hầu, có nhiều và phụ thuộc vào đế. Nêu cao tư tưởng hoàng đế là phủ nhận tư tưởng ‘trời không có hai mặt trời, đất không có hai hoàng đế’ là khẳng định Đại Việt có chủ quyền ngang hàng với phương Bắc. * Nghệ thuật của đoạn văn: Tác giả sử dụng những từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập, tự chủ. Bản dịch đã cố gắng lột tả bằng các từ ‘từ trước’, ‘vốn có’, ‘đã lâu’, ‘đã chia’, ‘cũng khác’ (Nguyên văn : ‘duy ngã ’, ‘thực vi ‘, ‘kỳ thù’, ‘diệc dị’). – Sử dụng biện pháp so sánh : so sánh ta với Trung Quốc, đặt ta ngang hàng với Trung Quốc, ngang hàng về trình độ chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia (Triệu, Đinh, Lý, Trần ngang hàng với Hán, Đường, Tống, Nguyên). – Câu văn biến ngẫu cân xứng, nhịp nhàng. – Cách lập luận kết hợp hài hòa giữa lí luận và thực tiễn: sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, nêu chân lí khách quan. Nguyễn Trãi đưa ra những chứng minh đầy tính thuyết phục về sức mạnh của nhân nghĩa, của chân lí, nói chung lại là sức mạnh của chính nghĩa. Lưu Cung thất bại, Triệu Tiết tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã, kẻ bị giết, người bị bắt. Tác giả lấy ‘chứng cớ còn ghi’ để chứng minh cho sức mạnh của chính nghĩa đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc./. Hoạt động 3: 2. Đoạn 2 Mục tiêu: HS hiểu được âm mưu, tội ác của kẻ thù; lập trường của tác giả; các thủ pháp nghệ thuật. Nhiêm vụ:  GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp. 1.     Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả? Phương pháp: HS đọc sáng tạo; HS làm việc theo cặp đôi. Phương án kiểm tra đánh giá: Căn cứ vào phần thực hiện của HS: GV nhận xét việc HĐ của HS. Tiến trình thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Gv yêu cầu HS đọc nhanh đoạn 2 GV: Nguyễn Trãi đã tố cáo những tội ác nào của giặc Minh? Tác giả đứng trên lập trường , thái độ như thế nào? Nghệ thuật viết cáo trạng của tác giả ? GV: Chia lớp thành 4 nhóm; phát phiếu trả lời câu hỏi; thời gian thảo luận 5 phút. –  HS hoạt động nhóm; Trả lời ( Sản phẩm của HS) – GV quan sát, hỗ trợ HS – GV: Yêu cầu đại diện nhóm nhanh nhất trình bày, các nhóm học sinh nhận xét, bổ sung và chốt lại nội dung kiến thức 2.     Đoạn 2: Âm mưu và tội ác của kẻ thù Lập trường, thái độ của tác giả Nghệ thuật viết cáo trạng -Vạch trần luận điệu bịp bợm “phù Trần diệt Hồ” để thừa cơ xâm lược nước ta. – Tố cáo chủ trương, chính sách cai trị vô nhân đạo, vô cùng hà khắc của kẻ thù: – Tàn sát người vô tội – Bóc lột tàn tệ, dã man – Nguyễn Trãi đứng trên đại lập trường dân tộc, nhân bản, chính nghĩa. – Thái độ: Căm thù, thương xót. + Dùng hình tượng để diễn tả tội ác của kẻ thù + Đối lập: + Phóng đại + Câu hỏi tu từ. + Giọng điệu: uất hận trào sôi, cảm thương tha thiết, nghẹn ngào đến tấm tức. + Chứng cứ đầy sức thuyết phục, lời văn gan ruột thống thiết. 3. Hoạt động 3: Luyện tập Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt + GV chiếu câu hỏi: Câu 1: là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Đó là định nghĩa về: a. Hịch;    b. Phú;      c. Cáo;       d. Chiếu Câu 2: Nhận định nào sau đây không chính xác về nghệ thuật của thể loại cáo? a. Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén. b. Không có đối. c. Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc. d. Giọng điệu linh hoạt. Câu 3: Hãy chỉ ra điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện trong hai câu sau? “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Câu 4: Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản ?( Làm ở nhà) + Học sinh làm việc cá nhân 1,2,3, câu 4 HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm. + GV chốt đáp án câu hỏi 1,2,3; chấm điểm HS tích cực, trả lời đúng. + Câu 4 GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau. Đại diện nhóm trình bày [1]=’c’;  [2]=’b’; [3] Điểm nổi bật trong tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi: nhân nghĩa là yên dân trừ bạo [4] Sơ đồ 1 Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt Hãy lập sơ đồ khái quát trình tự lập luận trong đoạn 1 của văn bản ?( Làm ở nhà) + HS làm việc ở nhà, GV chia 4 nhóm, chọn nhóm tốt nhất cho điểm. + GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm vào đầu tiết sau. Đại diện nhóm trình bày Phiếu hoc tập YÊN DÂN, CHỐNG XL NGUYÊN LÝ NHÂN NGHĨA TRỪ BẠO, TRỪ GIẶC MINH CHÂN LÝ SỰ TỒN TẠI, ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC LÃNH THỔ RIÊNG VĂN HIẾN LÂU ĐỜI PHONG TỤC RIÊNG LỊCH SỬ RIÊNG CÁC TRIỀU ĐẠI RIÊNG SỨC MẠNH CỦA NHÂN NGHĨA, ĐỘC LẬP DÂN TỘC KHIẾN KẺ THÙ XÂM LƯỢC THẤT BẠI 5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng Hoạt động của GV-HS Nội dung cần đạt 1.     So sánh so sánh, đối chiếu để phân biệt sự giống và khác nhau giữa các thể loại: Cáo, Hịch, Chiếu.. 2.     Tìm các tài liệu phân tích, bình luận về bài Bình Ngô Đại cáo. * HS làm việc ở nhà, Hoạt động cá nhân; * GV thu sản phẩm của HS chấm cho điểm ( miệng/15’) vào đầu tiết sau. V.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................... Tuần: Từ ngày........ đến ngày......... Ngày soạn: Kí duyệt: Tiết PPCT: 62 – Làm văn Ngày dạy: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH; I.Xác định vấn đề cần giải quyết 1.Tên bài học: Phương pháp thuyết minh 2. Hình thức dạy: trên lớp 3. Chuẩn bị GV và HS - GV: + SGK, SGV, thiết kế bài học, các sơ đồ , ngữ liệu, phiếu học tập + Kĩ thuật DH: trình bày một phút, đặt câu hỏi, chia nhóm -HS: + Đọc kĩ bài học trong sgk Ngữ văn 10 + Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn bài học. + Các sản phẩm chuẩn bị được giao( thực hiện hoạt động nhóm trong dạy học dự án) II. Nội dung, chủ đề bài học: Các phương pháp thuyết minh III. Mục tiêu bài học 1. Trọng tâm kiến thức kĩ năng a. Kiến thức - Tầm quan trọng của các phương pháp thuyết minh trong văn bản thuyết minh. - Các phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh. - Các yêu cầu và nguyên tắc lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh. b. Kĩ năng - Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể. - Lựa chọn, vận dụng và phối hợp các phương pháp thuyết minh phù hợp với đối tượng, làm nổi bật đặc điểm của đối tượng và tăng sức hấp dẫn cho văn bản thuyết minh. c. Thái độ: Khách quan, cẩn trọng khi chọn các phương pháp văn thuyết minh 2. Định hướng năng lực, phẩm chất HS a. Năng lực Giúp HS hình thành một số năng lực trong các năng lực sau: - Năng lực chung: Năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, CNTT... - Năng lực riêng: sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, cảm thụ thẩm mĩ b. Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1 – KHỞI ĐỘNG Phương pháp- phương tiện – kĩ thuật, Nội dung tích hợp Trình bày 1 phút HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH (1) NỘI DUNG CẦN ĐẠT (2) HD HS ôn tập về văn bản thuyết minh. Nhắc lại các phương pháp thuyết minh? B1:- GV nêu vấn đề -B2,3: HS đàm thoại, phát biểu - B4:GV chuyển vào bài *: Thuyết minh là một kiểu bài quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 10 (phân môn làm văn). Song để làm tốt kiểu bài này, chúng ta cần nắm chắc các phương pháp thuyết minh. ở chương trình Ngữ Văn THCS, phần làm văn, các em đã được học các phương pháp thuyết minh: nêu định nghĩa; liệt kê; nêu ví dụ; dùng số liệu; so sánh; phân loại, phân tích. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng ôn lại các phương pháp trên đồng thời tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh mới: chú thích, giảng giải nguyên nhân- kết quả. HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản * HD HS tìm hiểu mục I. - Vai trò của phương pháp thuyết minh? - Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh? *HD HS tìm hiểu mục II. Hình thức: cả lớp Kĩ thuật: ĐCH B1: Gv chia 4 nhóm học sinh thao luận B2: Học sinh thảo luận B3: Đại diện học sinh mỗi nhóm TL B4: Gv nhận xét, bổ sung khẳng định đáp án. - Đoạn 1 có mục đích thuyết minh : công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn. - Đoạn 2 có mục đích thuyết minh: nguyên nhân thay đổi bút danh của Ba-sô. - Đoạn 3 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào. - Đoạn 4 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về nhạc cụ của điệu hát trống quân (một loại hình nghệ thuật dân gian). Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk. Gv nhận xét, bổ sung: Câu văn “Ba-sô là bút danh” ko phải là cách thuyết minh bằng định nghĩa. Vì thông tin “là bút danh” ko nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp người đọc phân biệt Ba-sô với các nhà thơ, nhà văn khác. Hs đọc và thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk. Gv nhận xét, khẳng định đáp án. - Căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói (viết) của mình? - Các mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh của bài văn thuyết minh? *HĐ 3: HD HS tìm hiểu mục III. Hs đọc và thảo luận làm bài tập. Gv nhận xét, bổ sung: Ngoài sự vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh trên, tác giả còn vận dụng yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài...đang bay lượn I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh - Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh. - Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh: + Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh. + Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh. II. Một số phương pháp thuyết minh 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học a. Đoạn 1 - Phương pháp thuyết minh: liệt kê, giải thích. - Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục của văn bản thuyết minh. b. Đoạn 2 - Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ, thú vị. c. Đoạn 3 - Phương pháp thuyết minh: nêu số liệu và so sánh - Tác dụng: thuyết phục, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với sự tiếp nhận của người đọc. d. Đoạn 4 - Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích. - Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị. 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh: a. Thuyết minh bằng cách chú thích Phương pháp định nghĩa Phương pháp chú thích * Giống nhau: có cùng mô hình cấu trúc: A là B. * Khác nhau: - Nêu ra thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, các đối tượng thường cùng loại với nhau. - Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao. - Nêu ra một tên gọi khác hoặc một nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng. - Có tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt. - VD phương pháp định nghĩa: + Cá là loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang. + Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và Truyện Kiều của ông là một kiệt tác. - VD phương pháp chú thích: + Cá là loài động vật ở dưới nước. + Nguyễn Du là nhà thơ. + Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên. b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả - Mục đích (1): niềm say mê cây chuối của Ba-sô là chủ yếu. Vì nó cho thấy “chân dung tâm hồn” của thi sĩ. - Quan hệ nhân- quả: từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô. " Các ý được trình bày hợp lí, sinh động, bất ngờ và thú vị. III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh 1. Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp. 2. Mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh: - Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh. - Giúp người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú. * Ghi nhớ: Sgk. HOẠT ĐỘNG – VẬN DỤNG (1) (2), (3) Hình thức: Cả lớp Kĩ thuật : Làm việc nhóm, học theo dự án – GV ổn định trật tự lớp. – GV nhắc lại sơ lược về phương pháp dạy học dự án mà học sinh đã làm quen. HS lắng nghe và có thể đưa ra một số những thắc mắc rút ra từ quá trình thực hiện dự án ở tiết trước.  GV tiếp nhận và giải đáp. B1– GV đưa ra chủ đề chung: Thực hành văn thuyết minh (Vận dụng vào nghề nghiệp và phát triển du lịch tại quê hương Ninh Bình). – GV cùng với HS thảo  luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS. Có thể đưa ra các chủ đề nhỏ như sau: Nhóm 1: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu Nhóm 2: Thuyết minh về đền thờ Trương Hán Siêu Nhóm 3: Tập làm người dẫn chương trình. B2: Học sinh chuẩn bị B3: Học sinh trình bày B4: Gv nhận xét, đánh giá trình thực hiện dự án ở tiết trước.  GV tiếp nhận và giải đáp. – GV đưa ra chủ đề chung: Thực hành văn thuyết minh (Vận dụng vào nghề nghiệp và phát triển du lịch tại quê hương Ninh Bình). – GV cùng với HS thảo  luận, xây dựng các chủ đề nhỏ dựa trên sự định hướng của giáo viên cũng như hứng thú của HS. Chọn 1 chủ dề lớn: Quần thể danh thắng, di tích lịch sử đền thờ Trương Hán Siêu Các nhóm xây dựng kế hoạch làm việc. *Xây dựng đề cương: – Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ cùng xây dựng phác thảo đề cương các vấn đề cần giải quyết đối với từng chủ đề. HS cùng nhóm thảo luận, thống nhất đề cương. HS nêu những thắc mắc và các vấn đề chưa rõ để cùng giải quyết. Nhóm 1: Thuyết minh về tác giả Trương Hán Siêu + Vận dụng lí thuyết văn thuyết minh để xây dựng bài thuyết trình và kịch bản (bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh). Giả định một người bạn phương xa (nước Nhật) đến thăm thành phố Ninh Bình, em sẽ giới thiệu với bạn về: + Quê hương, gia đình, con đường học hành, đỗ đạt của Trương Hán Siêu. Đóng góp của Trương Hán Siêu trong sự nghiệp chống xâm lược và với nền văn học nước nhà. Sự ghi nhận và tưởng nhớ của nhân dân Ninh Bình đối với Trương Hán Siêu: đền thờ Trương Hán Siêu (Đi thực tế tại đền thờ Trương Hán Siêu) –         Sự nghiệp –         Vị trí trong lịch sử và văn học –         Tập diễn xuất và trình diễn. –          Học sinh trình bày bằng tiếng Anh, có phiên dịch ra tiếng Việt Nhóm 2: Thuyết minh về đền thờ Trương Hán Siêu + Vị trí địa lí. + Đặc điểm cấu trúc: từ ngoài vào trong đền. + Lịch sử xây dựng, sửa chữa trùng tu đền. + Những nét đẹp độc đáo của ngôi đền + Ý nghĩa của ngôi đền. Nhóm 3: Tập làm người dẫn chương trình. – Giả định là một MC của chương trình truyền hình thực tế “Nét đẹp văn hoá quê hương”. Đi thực tế tại núi Thúy, sông Vân. + Thăm quan các cảnh đẹp + Gặp gỡ một số nhà nghiên cứu, lịch sử – Vận dụng lí thuyết về văn thuyết minh, kiến thức phỏng vấn và trả lời phỏng vấn xây dựng một kịch bản của chương trình truyền hình: + Nhân vật tham gia: MC. + Nội dung: Trao đổi về cảnh quan thiên thiên , tiềm năng phát triển du lịch, giá trị văn hóa và lịch sử. Sau khi các nhóm đã thống nhất kế hoạch giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, GV yêu cầu HS làm việc ở nhà, thu thập các thông tin, tư liệu, tranh ảnh minh học hoặc đi thực tế đến các địa điểm cần thuyế minh, quya phim, chụp ảnh. Từ đó tập hợp các dữ liệu để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị cho tiết học sau để báo cáo kết quả bằng sản phẩm trình chiếu có thuyết trình. HOẠT ĐỘNG – TÌM TÒI MỞ RỘNG (1) (2) Kĩ thuật ĐCH Viết đoạn văn thuyết minh V. RÚT KINH NGHIỆM ....... HOẠT ĐỘNG 1 – KHỞI ĐỘNG Phương pháp- phương tiện – kĩ thuật, Nội dung tích hợp (1) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH (2) NỘI DUNG CẦN ĐẠT (3) Định hướng năng lực, PC (4) Trình bày 1 phút * Đọc thuộc 2 phần đầu bài Phú - HS đọc thuộc văn bản - GV dẫn dắt: Nguyễn Trãi là nhân vật lịch sử vĩ đại, một thiên tài trong quá khứ lịch sử. Cuộc đời ông tiêu biểu về cả hai phương diện: anh hùng và bi kịch. Tố Hữu viết về ông:“Nghe hồn Nguyễn Trãi phiêu diêu/ Tiếng gươm khua, tiếng thơ kêu xé lòng”. Riêng về mặt VH, ông là tác giả có vị trí lớn trong lịch sử VH dân tộc, được đánh giá là nhà văn chính luận kiệt xuất và là nhà thơ khai sáng VH tiếng Việt. Bài học hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu các vấn đề đó. - tự học HOẠT ĐỘNG: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV&HS Nội dung kiến thức cơ bản *HĐ 1: HD HS tìm hiểu về cuộc đời Nguyễn Trãi. - Nêu những nét chính về quê hương, gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12476579.doc