Giáo án Sinh học 10 Bài 25, 26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

2, Nuôi cấy không kiên tục.

+ Là nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng ở nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định và trong suốt quá trình đó, không cho thêm môi trường mới vào mà cũng không rút bớt sinh khối ra.

+Trong quá trình nuôi cấy liên tục, quần thể VSV sinh trưởng theo 4 pha:

Pha tiềm phát: thời kì thích nghi.

Pha lũy thừa: sinh trưởng mạnh theo cấp số nhân.

Pha cân bằng: sinh = tử, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian.

Pha suy vong: số TB sống giảm dần do dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tích lũy.

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 870 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 10 Bài 25, 26: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 3/3/2016.                                         Ngày dạy: 21/3/2016. Lớp: 10a1. Giáo án Sinh học 10 – Bài 25, 26: SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT I, Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: 1, Kiến thức: -          Nêu được khái niệm sự sinh trưởng của quần thể của vi sinh vật. -          Tính toán được một số bài tập đơn giản. -          Vẽ được đồ thị sinh trưởng của quần thể nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. -          So sánh được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. -          Giải thích được tại sao dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy không liên tục đối với vi sinh vật. -         Mô tả được một số hình thức sinh sản: phân đôi, nảy chồi, tạo bào tử. -         Vẽ được sơ đồ các hình thức sinh sản ở vi sinh vật. -         Giải thích được tại sao nếu không tiêu diệt hết nội bào tử thì hộp thịt để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng. 2, Kỹ năng: nêu, tính toán, vẽ đồ thị, so sánh, mô tả, giải thích, vẽ sơ đồ, hoạt động nhóm 3, Thái độ: thấy được sự đa dạng của vi sinh vật trong sinh giới, giải thích được một số hiện tượng thực tế, nâng cao ý thức bảo quản lương thực thực phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. II, Phương pháp dạy học: thuyết trình, vấn đáp, trực quan, tổ chức hoạt động nhóm III, Phương tiện dạy học:  máy chiếu powerpoint, bảng số liệu, đồ thị trong sách giáo khoa và học sinh tự vẽ về các hình thức nuôi cấy, sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật. Đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn trong nuôi cấy liên tục. Sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật. IV, Tiến trình dạy học: 1, Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số (1-2 phút). 2, Kiểm tra bài cũ (3-5 phút): Câu hỏi: Trình bày đặc điểm và các môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Câu hỏi cộng điểm: Giải thích hiện tượng dưa bị khú. 3, Dạy bài mới: a.      Đặt vấn đề: Nghệ thuật Bacteriography – sự kết hợp giữa vi khuẩn và nhiếp ảnh để tạo nên các bức chân dung Einstein, Picasso, Darwin với nguyên lý chung là dựa vào sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật (VSV). b.       Dạy bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -GV xem video ngắn về sự sinh trưởng của quần thể VSV, yêu cầu HS nêu khái niệm   sinh trưởng của quần thể VSV. +Tại sao quá trình sinh trưởng lại xét trên cả cấp độ quần thể? -Thời gian thế hệ là gì? +Các VSV khác nhau liệu có thời gian thế hệ như nhau? -GV yêu cầu HS quan sát bảng trong sách giáo khoa trang 99 và trả lời các câu hỏi   phía  dưới: +Sau thời gian một thế hệ, số tế bào trong quần thể biến đổi thế nào? +Nếu một tế bào phân chia n lần, tính số tế bào con tạo ra (N). +Nếu số lượng tế bào ban đầu ( ) không phải là một tế bào, nêu công thức tính số tế bào của quần thể sau n lần phân chia. - GV yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ sự tăng trưởng của quần thể vi sinh vật dựa trên cột thời gian và cột số tế bào của quần thể (trong bảng trang 99 SGK). àĐây là sơ đồ sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy liên tục. +GV yêu cầu HS đưa ra ý kiến về câu nói: Có thể coi dạ dày – ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục với vi sinh vật? +GV yêu cầu học sinh tưởng tượng xem chuyện gì sẽ xảy ra nếu VSV cứ nhân lên gấp đôi mãi mãi như thế? Liên hệ thực tế và cho biết liệu việc đó có xảy ra hay không? àSinh trưởng trong tự nhiên được mô phỏng và nghiên cứu sâu hơn trong phòng thí nghiệm bằng hình thức nuôi cấy không liên tục. -GV yêu cầu HS quan sát đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục (hình vẽ trong sách giáo khoa trang 100) và trả lời các câu hỏi: +Trục tung và trục hoành của đồ thị thể hiện điều gì? +Có thể chia sự sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục thành mấy giai đoạn? Đó là những giai đoạn nào? +Nhận xét dạng đồ thị của từng pha và giải thích. +Để thu được số VSV tối đa thì nên dừng ở pha nào? -GV yêu cầu HS trình bày ứng dụng của nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục? + GV yêu cầu HS đọc sách giáo khoa,  mô tả các quá trình: phân đôi, nảy chồi, tạo bào tử. +GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ các hình thức sinh sản của vi sinh vật. -Sinh trưởng của quần thể VSV được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. +VSV có kích thước nhỏ, khó quan sát, khó cân đo đong đếm, quan sát sự thay đổi của từng cá thể. -Thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. +Mỗi loài vi sinh vật có thời gian thế hệ riêng, trong cùng một loài với điều kiện nuôi cấy khác nhau cũng thể hiện g khác nhau. - quan sát bảng trong sách giáo khoa trang 99 và trả lời các câu hỏi: +tăng gấp đôi. + N= . -Vẽ sơ đồ. +Trình bày ý kiến. +Tưởng tượng, liên hệ thực tế trả lời câu hỏi. -quan sát đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục và trả lời các câu hỏi. +Log số lượng tế bào và thời gian nuôi cấy. +4 giai đoạn: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong. +Pha tiềm phát: dạng đường thẳng đi ngang, số lượng tế bào chưa tăng do vi khuẩn thích nghi với môi trường, enzyme cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất. +Pha lũy thừa: đường thẳng hướng lên trên, rất dốc thể hiện số tế bào tăng nhanh trong thời gian ngắn do VSV sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. +Pha cân bằng: đường thẳng nằm ngang ở vị trí cao nhất của đồ thị, số tế bào cực đại và không đổi theo thời gian vì số lượng tế bào sinh ra = chết đi. +Pha suy vong: đường thẳng hướng xuống dưới, số tế bào sống giảm dần do tế bào trong quần thể bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tích lũy. +Cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng. -sản xuất sinh khối thu protein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học  như amino acid, enzyme, kháng sinh, hormone, -Mô tả: +Phân đôi (vi khuẩn): màng sinh chất gấp nếp tạo mezoxom, vòng AND đính vào hạt này để nhân đôi, thành tế bào tạo vách ngăn hình thành hai tế bào con. +Nảy chồi (nấm men, vi khuẩn quang dưỡng màu tía,): tế bào mẹ tạo thành một chồi ở cực, chồi phát triển thành cơ thể mới. +Sinh sản bằng bào tử: xạ khuẩn, nấm. +Vẽ sơ đồ. I, Sinh trưởng ở vi sinh vật * Khái niệm sinh trưởng -Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể. -Thời gian thế hệ (g) là thời gian từ khi từ khi một tế bào sinh ra cho đến khi nó phân chia hoặc thời gian số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi. 1 à 2à 4 à 8 à  à n * Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn. 1, Nuôi cấy liên tục. Là hình thức nuôi cấy trong đó có sự thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải, chất độc hại để duy trì sự ổn định của môi trường. 2, Nuôi cấy không kiên tục. + Là nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường lỏng ở nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định và trong suốt quá trình đó, không cho thêm môi trường mới vào mà cũng không rút bớt sinh khối ra. +Trong quá trình nuôi cấy liên tục, quần thể VSV sinh trưởng theo 4 pha: Pha tiềm phát: thời kì thích nghi. Pha lũy thừa: sinh trưởng mạnh theo cấp số nhân. Pha cân bằng: sinh = tử, số lượng tế bào đạt cực đại và không đổi theo thời gian. Pha suy vong: số TB sống giảm dần do dinh dưỡng cạn kiệt, chất thải tích lũy. II, Sinh sản ở vi sinh vật. Là sự tăng số lượng cá thể VSV. 3, Củng cố: GV hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài (101 – SGK) Bài tập bổ sung (có thể dùng để dạy phần nuôi cấy không liên tục): Cho hai bảng số liệu sau: Bảng 1: Sự thay đổi của môi trường nuôi cấy vi khuẩn A sau 8h: Thời gian (h) Chất dinh dưỡng (g) Chất độc hại (g) 1 1 0 2 0,99 0 3 0,8 0 4 0,6 0,1 5 0,3 0,3 6 0,0 0,7 Bảng 2: Số lượng tế bào vi khuẩn A sau khoảng thời gian tương ứng: TG (h) 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 5 5,5 6 SLTB 2 1 1 2 4 8 16 16 16 16 14 12 ü  Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi số lượng vi khuẩn A trong thời gian trên (trong đó trục Oy thể hiện số lượng tế bào, trục Ox thể hiện thời gian). ü  Nhận xét sự thay đổi số lượng trên. Giải thích? ü  Đặt tên cho môi trường nuôi cấy vi khuẩn A. Giải thích? ü  Đề xuất biện pháp để không xảy ra pha suy vong. 4, Dặn dò: GV dặn dò HS chuẩn bị bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật. Chứ kí của sinh viên thực tập:                                         Chứ kí của giáo viên hướng dẫn:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxgiao an sinh hoc 10 bai 2526_12296141.docx
Tài liệu liên quan