Giáo án Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt

 Em có biết:

- Chuột chù còn có tên gọi nào khác? Vì sao có tên gọi như vậy?

 Chuột chù còn có tên gọi khác là chuột xạ. Chuột xạ có mùi hôi rất đặc trưng. Mùi hôi này được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân chuột đực. Nhưng đối với họ hàng nhà chuột chù, thì đây là “hương thơm” để chúng nhận ra nhau. Hương thơm này càng nồng nặc hơn về mùa sinh sản của chúng.

- Chuột chũi sống đào hang trong đất, bộ lông dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn trong lông. Trong khi đi, đuôi va chạm vào thành đường hầm nhờ những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật nhận biết được đường đi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 881 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THAO GIẢNG ĐỢT 2 Năm học: 2017 - 2018 Giáo viên: Bùi Văn Thanh Môn: Sinh học Lớp: 7 Ngày soạn : 10/ 3 / 2018 Ngày giảng: 13/ 3 / 2018 Tiết52 Bài 50: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt 1. Kiến thức: - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của các đại diện cho bộ ăn sâu bọ thích nghi với chế độ ăn sâu bọ - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của các đại diện cho bộ gặm nhấm thích nghi với chế độ gặm nhấm - HS trình bày được đặc điểm cấu tạo của các đại diện cho bộ ăn thịt thích nghi với chế độ ăn thịt 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Yêu thích bộ mô 4. Định hướng hình thức năng lực : HS được phát triển các năng lực : - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy. - Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. - Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : 1. Chuẩn bị của GV: -Chuẩn bị máy chiếu, phiếu học tập - Bài tập tình huống 2. Chuẩn bị của HS : - Kẻ phiếu học tập vào vở III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày đặc điểm về cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay? - Trình bày đặc điểm về cấu tạo của cá voi xanh thích nghi với đời sống ở nước? 3. Tiến trình bài học : * Hoạt động 1: Bộ ăn sâu bọ (1) Phương pháp/Kĩ thuật - Giải quyết vấn đề - Vấn đáp - Trực quan (2) Hình thức tổ chức - Hoạt động cá nhân - Thảo luận nhóm (3) Phương tiện dạy học - Máy chiếu, máy vi tính HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ GV NỘI DUNG CHÍNH - GVH ? Kể tên các đại diện của bộ ăn sâu bọ ? + HS : Chuột chù, chuột chũi. - GVH ? Hãy cho biết các đại diện ăn gì? Kiếm ăn vào thời gian nào? Cách kiếm ăn ra sao? + HS: Ăn sâu bọ, kiếm ăn vào ban đêm, có tập tính đào bới đất, đám lá rụng tìm sâu bọ và giun đất. - GVH? Quan sát hình, cho biết các đại diện này có cấu tạo về răng, mắt, chi như thế nào để phù hợp với lối sống? + HS: * Mõm dài, răng nhọn, răng hàm cũng có 3 – 4 mấu nhọn. * Chi trước ngắn, ngón tay khỏe, bàn tay rộng. * Thị giác kém phát triển nhưng khứu giác rất phát triển, đặc biệt là lông xúc giác. - GV chốt lại kiến thức: Em có biết: - Chuột chù còn có tên gọi nào khác? Vì sao có tên gọi như vậy? Chuột chù còn có tên gọi khác là chuột xạ. Chuột xạ có mùi hôi rất đặc trưng. Mùi hôi này được tiết ra từ các tuyến da ở hai bên thân chuột đực. Nhưng đối với họ hàng nhà chuột chù, thì đây là “hương thơm” để chúng nhận ra nhau. Hương thơm này càng nồng nặc hơn về mùa sinh sản của chúng. - Chuột chũi sống đào hang trong đất, bộ lông dày mượt, tai mắt nhỏ, ẩn trong lông. Trong khi đi, đuôi va chạm vào thành đường hầm nhờ những lông xúc giác mọc trên đuôi mà con vật nhận biết được đường đi. I. Bộ ăn sâu bọ - Đại diện: Chuột chù, chuột chũi - Đặc điểm: + Mõm dài, răng nhọn. +Thị giác kém phát triển, khứu giác rất phát triển, đặc biệt là lông xúc giác. +Chi trước ngắn, ngón tay khỏe, bàn tay rộng. * Hoạt động 2: Bộ găm nhấm (1) Phương pháp/Kĩ thuật - Giải quyết vấn đề - Vấn đáp - Trực quan (2) Hình thức tổ chức - Hoạt động cá nhân - Thảo luận nhóm (3) Phương tiện dạy học - Máy chiếu, máy vi tính HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ GV NỘI DUNG CHÍNH - GVH? Chuột đồng có thuộc vào bộ ăn sâu bọ không? + HS: Không - GV: Chuột đồng thuộc bộ gặm nhấm. - GVH? Ngoài chuột đồng trong bộ gặm nhấm còn đại diện nào khác? + HS: Sóc, chuột lang, nhím. - GVH? Thức ăn của thú gặm nhấm là gì? Cách ăn như thế nào? + HS: Thức ăn của thú gặm nhấm là cỏ, lá cây, quả, hạt. Cách ăn bằng cách gặm nhấm (bào nhỏ thức ăn bằng cách gặm và khoét bằng răng cửa, nghiền bằng răng hàm). - GVH? Bộ răng có cấu tạo như thế nào để phù hợp với kiểu ăn gặm nhấm? + HS: Răng cửa rất lớn, sắc, luôn mọc dài - GV chốt lại kiến thức - GVH? Tại sao chuột nhà hay cắn phá những vật dụng không phải là thức ăn như bàn ghế, áo, quần,.? - HS: Do răng cửa luôn mọc dài ra cho nên chúng phải gặm nhấm để mài mòn răng. - GV đặt vấn đề? Với đời sống như trên, bộ gặm nhấm là động vật như thế nào? - GV: Tác hại ghê gớm của chuột: đó là khả năng phát triển nòi giống nhanh một cách khủng khiếp. Một năm một đôi chuột có thể sinh sản được 800 cháu chắt, ăn hết gần 2000kg lương thực. - GVH? Làm như thế nào để hạn chế sự sinh sôi, nảy nở của chuột? + HS: - Dùng thuốc diệt chuột, đặt bẫy diệt chuột - Không tạo điều kiện cho chuột phát triển: sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp. - Nuôi mèo để bắt chuột. II. Bộ gặm nhấm - Đại diện: Chuột đồng, sóc, nhím. - Đặc điểm: Răng cửa rất lớn, sắc, luôn mọc dài, thiếu răng nanh, có khoảng trống hàm. * Hoạt động 3: Bộ ăn thịt (1) Phương pháp/Kĩ thuật - Giải quyết vấn đề - Vấn đáp - Trực quan (2) Hình thức tổ chức - Hoạt động cá nhân - Thảo luận nhóm (3) Phương tiện dạy học - Máy chiếu, máy vi tính HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ GV NỘI DUNG CHÍNH - GVH? Kể tên các đại diện của bộ ăn thịt? + HS: Mèo, hổ, báo, chó sói, gấu. - GVH? Bộ ăn thịt có những cách bắt mồi nào? + HS: - Rình mồi và vồ mồi ( Hổ, báo...) - Đuổi mồi và bắt mồi( chó sói...) - GVH? Bộ răng của thú ăn thịt có cấu tạo như thế nào để phù hợp với lối sống? + HS: Bộ răng có đủ 3 loại : răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn, dài, nhọn; răng hàm có mấu dẹp sắc. - GVH? Chân của bộ Ăn thịt có đặc điểm thích nghi với lối sống bắt mồi như thế nào ? + HS: Các ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt dày nên đi rất êm. - GV chốt lại kiến thức: III. Bộ ăn thịt - Đại diện: mèo, hổ, báo chó sói, gấu. - Đặc điểm: +Bộ răng: có đủ 3 loại : răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn dài nhọn; răng hàm có mấu dẹp sắc. + Chân có vuốt cong, đệm thịt dày. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẨN HỌC TẬP 1. TỔNG KẾT: - GV: Phát phiếu học tập cho học sinh làm bài tập. + HS: Thảo luận nhóm , sắp xếp các đại diện sau vào các bộ mà em đã học và hoàn thành nội dung bảng. Hoàn thành nội dung bảng sau: Tên động vật Bộ Đặc điểm đặc trưng Bộ ăn sâu bọ Bộ gặm nhấm Bộ ăn thịt 2. Hướng dẩn học tập: - Học bài - Đọc mục: Em có biết - Soạn bài mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 50 Da dang cua lop Thu Bo An sau bo bo Gam nham bo An thit_12304368.doc
Tài liệu liên quan