Giáo án Sinh học 8 - Bài 25: Cơ thể khỏe mạnh

BÀI 25 TIẾT 7: CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( Mục 5,6)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Biết cách tính chỉ số thể lực pignet, tự đánh giá sức khỏe cá nhân theo bảng chỉ số thể lực pignet.

- Biết được thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian, lấy được ví dụ.

2. Kỹ năng

- Mô tả được các kĩ năng rèn luyện sức khỏe

- Phân tích được những hành vi lành mạnh và không lành mạnh

3. Thái độ

- Thực hành tự đánh giá bản thân thông qua các chỉ số thể lực

II. Chuẩn bị

GV: một số hình ảnh hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian

HS: chuẩn bị theo nhóm, thước dây, cân điện tử. máy tính cầm tay.

III. Tiến trình dạy học

A. Ổn định tổ chức

B. Kiểm tra bài cũ

? Để nâng cao sức khỏe con người chúng ta cần làm gì?

C. Tổ chức các hoạt động

1. Khởi động

Ngoài cách tính BMI còn có chỉ số pignet, vậy tính chỉ số thể lực như thế nào, ý nghĩa là gì, thế nào là hành vi sức khỏe, tìm hiểu nội dung bài

 

doc15 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 2104 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Bài 25: Cơ thể khỏe mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 25 TIẾT 5: CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( Mục 1,2) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm về cơ thể khỏe mạnh - So sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể giữa nam và nữ. 2. Kỹ năng - Quan sát nhận xét ảnh về cơ thể khỏe mạnh - Phân tích bảng số liệu tỉ lệ mỡ ở những đối tượng khác nhau 3. Thái độ - Tự đánh giá sức khỏe bản thân II. Chuẩn bị GV: hình 25.1; hình ảnh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam; hình ảnh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nữ. HS: máy tính cầm tay, tìm hiểu một số cách tính tỉ lệ mỡ trong cơ thể III. Tiến trình dạy học A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ Vào ngày 26/3 nhà trường có tổ chức giải thi đấu bóng đá. Trong trận đấu của lớp 7A1 và 7A4 bạn Huy bị chuột rút ở chân. Bằng kiến thức đã học em hãy trình bày cách sơ cứu giúp bạn trong tình huống trên. C. Tổ chức các hoạt động 1. Khởi động - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trong thời gian 3p quan sát hình 25.1 trả lời câu hỏi sgk – 206 vào vở nháp, đứng lên chia sẻ trước lớp. - Hs hoạt động cá nhân, quan sát hình, trả lời ra nháp, đứng lên chia sẻ kết quả trước lớp. - Gv: ghi kết quả ra góc bằng, dẫn dắt vào bài * Dự kiến sản phẩm của học sinh: - Một người thân hình khỏe mạnh, cường tráng, cơ bắp phát triển. - Một người có thân hình gầy yếu, cơ bắp nhỏ phát triển kém - Cơ thể khỏe mạnh là cơ thể cường tráng, không ốm yếu bệnh tật.. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm về cơ thể khỏe mạnh - So sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể giữa nam và nữ. - Quan sát nhận xét ảnh về cơ thể khỏe mạnh - Phân tích bảng số liệu tỉ lệ mỡ ở những đối tượng khác nhau. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Hoạt động cặp đôi trong thời gian 3p Yêu cầu hs hoàn thành bài tập điền từ SGK trang 207 trực tiếp vào sgk, chấm chéo kết quả. - Học sinh thảo luận cặp đôi hoàn thiện bài tập điền từ. Trao đổi sản phẩm với nhóm bạn. - Gv chiếu bảng chuẩn, cho hs chấm chéo kết quả ( mỗi ý đúng được 1,5 điểm + 1 điểm trình bày) - Hs chấm và báo cáo điểm - GV chốt kiến thức ? Thế nào là cơ thể khỏe mạnh? Liên hệ với bản thân mìn đã có một cơ thể khỏe mạnh chưa? Dự kiến: 1: bề ngoài; 2: minh mẫn; 3: bên trong; 4: thể chất; 5: trạng thái; 6: tinh thần GV phân tích thêm: cơ thể khỏe mạnh là cơ thể có chiều cao và cân nặng bình thường không quá nặng cũng không quá nhẹ. Cơ thể có đầy đủ các chất dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất đường bột, chất vitamin, chất xơ, chất khoáng và sắt, nước. Tâm lí ổn định luôn vui vẻ. Các cơ quan trong cơ thể hoạt động khoẻ mạnh và đều đặn, không có triệu chứng thường nhức đầu, sổ mũi,... Hoạt động 2 GV: Tỉ lệ % mỡ trong cơ thể: là khối lượng mỡ trong cơ thể chia cho tổng trọng lượng của cơ thể rồi nhân với 100. Gv: Yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân trong thời gian 2p quan sát bảng 25.1, so sánh tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam giới và nữ giới, viết ra nháp, báo cáo miệng. Hs: Quan sát, so sánh, chia sẻ kết quả. Gv: chốt kiến thức Gv mở rộng - Tại sao nhìn cơ thể nữ thường mềm mại hơn cơ thể nam Hs: do tỉ lệ mỡ cao hơn - Tại sao tỉ mỡ trong cơ thể nam thấp hơn của nữ nhưng cơ thể nữ vẫn thon gọn hơn cơ thể nam? Dự kiến trả lời: Tỉ lệ mỡ trong cơ thể nam thấp hơn trong cơ thể nữ. Giải thích do ở nam mỡ tích ở các bắp cơ, ở nữ do mỡ tích ở ngực, mông và hông. ? Vậy dựa vào tỉ lệ mỡ trong cơ thể cho chúng ta biết điều gì? Cho chúng ta biết cơ thể chúng ta đang ở trạng thái nào từ đó chúng ta có cách điều chỉnh phù hợp 1. tìm hiểu khái niệm cơ thể khỏe mạnh Cơ thể khỏe mạnh: là sự kết hợp hoàn hảo cả hai mặt thể chất và tinh thần. 2. Tìm hiểu tỉ lệ mỡ trong cơ thể người Tỉ lệ mỡ trong cơ thể của nam thấp hơn tỉ lệ mỡ trong cơ thể của nữ. Ý nghĩa của tỉ lệ mỡ trong cơ thể: khi biết tỉ lệ mỡ trong cơ thể giúp chúng ta biết cơ thể mình đang ở trạng thái nào, từ đó chúng ta có cách điều chỉnh phù hợp. 3. Luyện tập Thế nào là cơ thể khỏe mạnh? Hãy tính tỉ lệ mỡ trong cơ thể cho người thân trong gia đình? 4. Vận dụng Thông báo với người thân về tỉ lệ mỡ trong cơ thể mà bạn đã tính được, cho biết với tỉ lệ đó thì ở trạng thái nào có cần điều chỉnh hay không? 5. Hướng dẫn về nhà Tìm hiểu về vai trò của chất béo trong cơ thể? Nếu thiếu hoặc thừa chất béo thì gây ảnh hưởng gì cho cơ thể? 6. Nhận xét sau tiết dạy . Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 25 TIẾT 6: CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( Mục 3,4) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận xét, so sánh được tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau. - Mô tả được chỉ số khối cơ thể. 2. Kỹ năng - Đề ra được biện pháp giúp cơ thể có tỉ lệ mỡ cân đối - Đánh giá được chỉ số BMI cho bản thân, bạn bè, người thân. 3. Thái độ - Có ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân. II. Chuẩn bị GV: Một số hình ảnh về tỉ lệ mỡ ở các đối tượng khác nhau HS: máy tính cầm tay, ôn lại cách tính chỉ khối cơ thể BMI III. Tiến trình dạy học A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ ? Thế nào là cơ thể khỏe mạnh ? Tại sao cơ thể nữ thường mềm mại hơn nam C. Tổ chức các hoạt động 1. Khởi động - GV cho học sinh nhắc lại cách tính BMI, cá nhân tự tính BMI của mình ra nháp, đánh giá xem mình ở trạng thái sức khỏe như thế nào? Chia sẻ trước lớp - Hs nhắc lại công thức tính, tự tính BMI của mình, báo cáo, chia sẻ trước lớp - Gv: gọi 4hs báo cáo ghi kết quả ra góc bảng, dẫn dắt vào bài * Dự kiến sản phẩm của học sinh: - Công thức tính BMI = cân nặng : ( chiều cao x chiều cao) 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu: - Nhận xét, so sánh được tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau. - Mô tả được chỉ số khối cơ thể. - Đề ra được biện pháp giúp cơ thể có tỉ lệ mỡ cân đối - Đánh giá được chỉ số BMI cho bản thân, bạn bè, người thân. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1 - GV: Yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi trong thời gian 5p quan sát bảng 25.2, trả lời câu hỏi sgk- 207 ra nháp, chiếu kết quả báo cáo - Hs: Thảo luận nhóm, quan sát bảng, hoàn thiện phần trả lời vào nháp - Gv: bao quát lớp, giúp đỡ những nhóm còn chậm - Hs: chiếu chia sẻ kết quả - GV: chốt KT GV mở rộng nếu thiếu hoặc thừa chất béo sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Nguyên nhân dẫn đến thiếu hoặc thừa chất béo? Thiếu chất béo: làm giảm nhịp tim, chóng mặt, thiếu năng lượng, cơ thể thường xuyên bị lạnh, đói, khó vận động, thiếu hụt vitamin, loãng xương, da xấu, cơ thể mất cân bằng về dinh dưỡng. Thừa chất béo: giảm trí nhớ, tăng lượng đường trong máu gây nguy cơ bệnh tiểu đường, tim mạch, mỡ thừa bám vào nội tạng làm giảm hoạt động nguy cơ gây bệnh cao. Gv: đưa một số hình ảnh minh họa Gầy là do sợ béo ăn kiêng quá mức, không đúng cách, vận động không hợp lí. Béo do ăn nhiều, không hợp lí, ít vận động. GV cho lời khuyên Trừ khi bạn là một người tập thể hình và biết chính xác những gì bạn đang làm, tôi khuyên bạn không bao giờ cố gắng để đạt được phạm vi chất béo thiết yếu. Bạn sẽ bị suy đa tạng và tình trạng này chỉ có thể duy trì trong một hoặc hai ngày. Nếu bạn ở dưới ngưỡng của vận động viên, bạn đã đạt đến mức cơ thể khỏe mạnh, săn chắc, điều mà những người đam mê thể chất mong muốn nhất. Nếu bạn muốn trông khỏe mạnh, hãy đạt ở phạm vi bình thường. Một khi bạn đến cuối mức bình thường, bạn sẽ có thể  gặp một số vấn đề về sức khỏe khác nhau liên quan đến thừa cân. Hoạt động 2: - Gv Hoạt động cá nhân nghiên cứu bảng 25.3 cho biết 4 bạn có chỉ số BMI trên đã đánh giá sức khỏe của mình chính xác chưa? - Hs: nghiên cứu bảng 25.3 nhận xét - Gv: kết luận - Gv: hỏi trực tiếp 4 bạn tình trạng cơ thể mình cần điều chỉnh gì không? Hs trả lời - Gv Yc HS hoạt động nhóm đôi trong thời gian 5p Nêu các giải pháp để nâng cao sức khỏe của con người, làm bài ra nháp, chia sẻ - Hs: thảo luận nhóm, làm bài, chia sẻ Gv: chốt KT * Dự kiến sp của hs - Khi chỉ số BMI quá thấp cơ thể thiếu cân gầy yếu: ăn các loại thức ăn có chứa nhiều calo, chứa nhiều chất béo, tinh bột, vi ta min và muối khoáng, tăng cường các bữa ăn phụ. Tập TDTT đúng đắn phù hợp vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí. Ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái lạc quan. Loại bỏ các thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc, thức khuya, ăn nhanh nhai không kĩ. - Khi chỉ số BMI cao cơ thể bắt đầu béo phì và thừa cân: kiểm soát lượng thức ăn vào cơ thể, giảm thức ăn chứa nhiều tinh bột, đường, không uống đồ có ga, nước ngọt, tăng cường chất sơ, ăn nhiều rau củ quả, không tích đồ ăn vặt, chia nhỏ bữa ăn. Tạo thói quen tập thể dục, tăng cường vận động tay chân(ít nhất ngày 2 lần thể dục mỗi lần 20 phút) 3. tìm hiểu tỉ lệ mở trong cơ thể người ở các đối tượng khác nhau. Tỉ lệ mỡ trong cơ thể người ở các đối tượng là khác nhau, ít vận động chế độ ăn không hợp lí sẽ làm tỉ lệ mỡ trong cơ thể tăng có thể gây béo phì. Biện pháp: cần có chế độ ăn hợp lí, thường xuyên luyện tập TDTT phù hợp vừa sức, nghỉ ngơi hợp lí sẽ giúp cơ thể có tỉ lệ mỡ cân đối cơ thể khỏe mạnh. 4. Chỉ số khối cơ thể BMI Để nâng cao sức khỏe con người: Thường xuyên kiểm tra chỉ số BMI của cơ thể để đánh giá cơ thể ở mức độ nào, có cần điều chỉnh hay không. 3. Luyện tập Nêu vai trò của chất béo, tác hại của việc thiếu và thừa chất béo trong cơ thể? Để nâng cao sức khỏe con người chúng ta cần làm gì? 4. Vận dụng Vận dụng tính BMI cho những người thân, đánh giá và cho lời khuyên. 5. Hướng dẫn về nhà Tìm hiểu về chỉ số thể lực pignet Tìm hiểu về các hành vi sức khỏe. Hỏi cân nặng và chiều cao của những người thân trong gia đình để tính BMI, đánh giá, cho lời khuyên. 6. Nhận xét sau tiết dạy . Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 25 TIẾT 7: CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( Mục 5,6) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Biết cách tính chỉ số thể lực pignet, tự đánh giá sức khỏe cá nhân theo bảng chỉ số thể lực pignet. - Biết được thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian, lấy được ví dụ. 2. Kỹ năng - Mô tả được các kĩ năng rèn luyện sức khỏe - Phân tích được những hành vi lành mạnh và không lành mạnh 3. Thái độ - Thực hành tự đánh giá bản thân thông qua các chỉ số thể lực II. Chuẩn bị GV: một số hình ảnh hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian HS: chuẩn bị theo nhóm, thước dây, cân điện tử. máy tính cầm tay. III. Tiến trình dạy học A. Ổn định tổ chức B. Kiểm tra bài cũ ? Để nâng cao sức khỏe con người chúng ta cần làm gì? C. Tổ chức các hoạt động 1. Khởi động Ngoài cách tính BMI còn có chỉ số pignet, vậy tính chỉ số thể lực như thế nào, ý nghĩa là gì, thế nào là hành vi sức khỏe, tìm hiểu nội dung bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Mục tiêu: - Biết cách tính chỉ số thể lực pignet, tự đánh giá sức khỏe cá nhân theo bảng chỉ số thể lực pignet. - Biết được thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian, lấy được ví dụ. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động nhóm Thực hiện nội dung Nêu công thức tính chỉ số thể lực pignet? Thực hành đo chiều cao, cân nặng, vòng ngực các thành viên trong nhóm Áp dụng công thức để tính chỉ số thể lực pignet của các thành viên trong nhóm. Báo cáo thư kí nhóm tổng hợp kết quả. Đối chiếu bảng 25.4 chỉ số thể lực pignet tự đánh giá xem mình ở tình trạng sức khỏe nào? Có cần điều chỉnh hay không? Các nhóm báo cáo kết quả, gv nhận xét chốt kiến thức Hoạt động cá nhân GV chiếu một số hình ảnh về hành vi của con người Khám sức khỏe định kì Chăm sóc cây xanh Vứt rác bừa bãi Kể tên các hành vi của con người? Các hành vi trên có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của con người? Dự kiến: HS kể tên được các hành vi, gây ảnh hưởng tốt hoặc xấu trực tiếp đến bản thân và những người xung quanh. Thế nào là hành vi sức khỏe? Lấy thêm ví dụ khác về hành vi sức khỏe? HS trả lời, GV chốt Hoạt động cặp đôi GV chiếu các hình ảnh Đeo vòng mã lão Ăn đồ ăn không rõ nguồn gốc Uống đủ nước Em hãy phân tích tác động của các hành vi trên đối với sức khỏe của con người? Dự kiến: Đeo vòng mã lão không có lợi cũng không có hại đến sức khỏe của con người. Ăn đồ ăn không rõ nguồn ngốc có thể gây ngộ độc, ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây ung thư gây hại cho sức khỏe Uống đủ nước giúp cơ thể khỏe mạnh có lợi cho sức khỏe. Cặp đôi báo cáo. GV chốt kiến thức Có mấy loại hành vi sức khỏe? Thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh, không lành mạnh, trung gian? HS trả lời, GV chốt Hoạt động nhóm Liên hệ thực tế lấy các ví dụ hoàn thành bảng 25.5 Các nhóm thảo luận, báo cáo Dự kiến Hành vi sức khỏe lành mạnh: tập thể dục, lao động vệ sinh môi trường, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đúng giờ, tiêm phòng, khám thai định kì, cho con bú sữa mẹ..... Hành vi sức khỏe không lành mạnh: uống rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện, quan hệ tình dục không an toàn, vứt rác bừa bãi, phá hoại cây xanh, sử dụng thực phẩm không an toàn, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, cám tăng trọng khi nuôi động vật, ăn đồ sống.... Hành vi sức khỏe trung gian: đeo vòng bạc, vòng mã lão, vòng dâu.... 5. Chỉ số thể lực pignet Chỉ số thể lực cho ta biết cơ thể đang ở trạng thái sức khỏe như thế nào. Công thức: SHD trang 208 6. hành vi sức khỏe 3. Luyện tập Thế nào là hành vi sức khỏe? phân loại hành vi sức khỏe? lấy ví dụ? 4. Vận dụng Liên hệ bản thân chỉ ra các hành vi sức khỏe trong đời sống của mình, phân loại hành vi xem thuộc loại hành vi sức khỏe nào? 5. Hướng dẫn về nhà Sưu tầm hình ảnh về các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh, hậu quả của các hành vi sức khỏe không lành mạnh? Biện pháp bảo vệ sức khỏe. 6. Đánh giá tiết học . Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 25 TIẾT 8: CƠ THỂ KHỎE MẠNH ( Mục C) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Phân tích được những hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh, đề ra được các biện pháp bảo vệ sức khỏe. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, đánh giá kết quả của nhóm 3. Thái độ: Nâng cao được ý thức trong bảo vệ sức khỏe con người. II. Chuẩn bị GV: Hình ảnh hành vi sức khỏe lành mạnh, hành vi sức khỏe không lành mạnh, hậu quả của các hành vi sức khỏe không lành mạnh, biện pháp bảo vệ sức khỏe. HS: Sưu tầm hình ảnh về các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh, hậu quả của các hành vi sức khỏe không lành mạnh? Biện pháp bảo vệ sức khỏe, keo dán, giấy A0. III. Tiến trình dạy học A. Ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ Tình huống 1 Buối sáng đi học bạn Hùng mua tăm cay, nước rồng đỏ để ăn sáng. Bằng kiến đã học em hãy cho bạn biết hành vi trên thuộc loại hành vi sức khỏe nào? Em hãy cho bạn lời khuyên? Thế nào là hành vi sức khỏe không lành mạnh? Tình huống 2 Bạn phúc buổi chiều cứ 17h là bạn đi đánh cầu đến 18h. Vậy hành vi sức khỏe trên thuộc loại nào? Em có thể đưa ra một hành vi sức khỏe lành mạnh của bản thân? Thế nào là hành vi sức khỏe lành mạnh? GV đặt vấn đề vào bài. C. Tổ chức các hoạt động 1. Khởi động: dẫn dắt vào bài từ hai tình huống trên 2. Hoạt động luyện tập Mục tiêu: - Phân tích được những hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh, đề ra được các biện pháp bảo vệ sức khỏe. - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, đánh giá kết quả của nhóm. - Nâng cao được ý thức trong bảo vệ sức khỏe con người. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động cặp đôi Yêu cầu HS hoàn thành nội dung bảng 25.6 HS hoàn thành nội dung, trao đổi chéo kết quả, báo cáo, GV chốt Hành vi sức khỏe lành mạnh: 1,2,4 Hành vi sức khỏe không lành mạnh: 3,5,6 Các HS chấm chéo kết quả, mỗi ý đúng 1,5 đ, điểm tối đa 9 Hoàn thành tốt: 9 đ; hoàn thành khá: 7,5 đ; hoàn thành: 4,5- 6 đ, chưa hoàn thành dưới 4,5 đ Hoạt động cá nhân Yêu cầu HS kể thêm các hành vi sức khỏe không lành mạnh GV chiếu một số hình ảnh Những hành vi sức khỏe không lành mạnh thường gặp Đổ rác xuống sông, hồ Thói quen xấu Thức khuya, lạm dụng máy tính, điện thoại Vứt rác bừa bãi ra lớp học Vứt rác qua cửa kính xe GV có thể phân tích thêm Các hành vi sức khỏe không lành mạnh gây những ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? HS trả lới GV chốt Chúng ta cần làm gì để điều chỉnh các hành vi sức khỏe không lành mạnh? Là học sinh em cần điều chỉnh chỉnh hành vi sức khỏe của mình như thế nào để có cơ thể khỏe mạnh đảm bảo cho học tập và vui chơi? HS tự trình bày Hoạt động cá nhân Mỗi học sinh dựa vào các chỉ số cân nặng, chiều cao, độ tuổi, vòng ngực của bản thân tính các chỉ số BMI, tỉ lệ mỡ trong cơ thể, pignet của mình từ đó đánh giá sức khỏe của cá nhân qua các tiêu chuẩn trong bảng 25.1; 25.3; 25.4. từ đó đưa ra biện pháp điều chỉnh hành vi sức khỏe bản thân HS tự đánh giá, chia sẻ kết quả với bạn cùng bàn. GV có thể gọi từ 3 đến 5 HS chia sẻ kết quả GV lưu ý đến một số em kĩ tính toán còn yếu để giúp đỡ hoặc cử các em khá hơn giúp đỡ HS yếu Hoạt động nhóm Các nhóm treo kết quả nhóm về bài tuyên truyền về hành vi sức khỏe. Các nhóm đánh giá chéo kết quả của nhau, tranh luận phỏng vấn. Báo cáo kết quả cho GV. GV đánh giá tuyên dương nhóm làm tốt, nhắc nhở động viên nhóm hoàn thành chưa tốt để hoạt động sau hoàn 1. tìm hiểu các hành vi sức khỏe lành mạnh và không lành mạnh Hành vi sức khỏe không lành mạnh gây tổn hại đến sức khỏe bản thân cũng như những người xung quanh và cộng đồng: mắc bệnh(hô hấp, tim mạch, truyền nhiễm, ung thư), căng thẳng, giảm tuổi thọ, sức khỏe giảm sút Biện pháp: Cần cố gằng điều chỉnh các hành vi sức khỏe không lành mạnh như: điều chỉnh chế độ ăn hợp lí, ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn, thường xuyên dọn vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh, không sử dụng các chất kích thích, chất gây nghiện, tập thể dục thể thao, lao động nghỉ ngơi hợp lí. Tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng về ván đề sức khỏe. 2. đánh giá sức khỏe cá nhân Kết quả đánh giá thể hiện trong vở ý cá nhân của HS. Cuối giờ GV có thể đánh giá kết hoạt động của học sinh trong vở từ 3 đến 5 HS 3. báo cáo tuyên truyền bảo vệ sức khỏe GV chọn một sản phẩm tốt nhất của lớp dùng làm bài tuyên truyền về hành vi sức khỏe trong giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. 3. Luyện tập Viết bài báo cáo ảnh hưởng của hành vi sức khỏe lành mạnh và hành vi sức khỏe không lành mạnh đến sức khỏe con người(bài viết khoảng 10 đến 15 dòng) Học sinh trao đổi bài của nhau đọc và đánh giá. GV có thể mời 2 đến 3 HS chia sẻ bài viết và đánh giá. 4. Vận dụng, hướng dẫn vể nhà Trong gia đình em có ai hút thuốc lá không? Nếu có em hãy vận động người đó bỏ thuốc lá, nếu vận động thành công có viết giấy cam kết GV sẽ cộng 0,5 điểm trong bài kiểm tra. Sưu tầm hình ảnh về các hành vi sức khỏe không lành mạnh và hình ảnh điều chỉnh hành vi sức khỏe, keo dán, bút màu, giấy A0 theo nhóm 4=> viết một bài trên giấy A0 về hành vi sức khỏe không lành mạnh, biện pháp và cách khắc phục dùng để làm bài tuyên truyền. 6. Đánh giá tiết học .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsinh hoc 8 vnen bai 25_12478456.doc
Tài liệu liên quan