Giáo án Sinh học 9 - Học kì i - Bài 1: Menđen và di truyền học

I. Di truyền học

- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.

- Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản.

- Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 460 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì i - Bài 1: Menđen và di truyền học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01 Ngày soạn: Tiết: 01 Ngày dạy: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Chương I CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN Bài 1 MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học. - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học. - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. 2. Kĩ năng - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi đọc SGK. - Kĩ năng quan sát và phân tích hình ảnh. 3. Thái độ Có ý thức về sự quan trọng của Di truyền học trong đời sống, trong nghiên cứu khoa học. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm III. Thiết bị dạy học - Tranh Chân dung Menđen (1822-1884). - Tranh Các cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: (thông qua) 3. Bài mới: a. Mở bài: 5’ - Giới thiệu nội dung chương trình Sinh học 9. - Một số yêu cầu chuẩn bị học tập bộ môn: SGK, vở ghi bài, vở bài tập. - Di truyền học là ngành khoa học có nhiệm vụ, vai trò và nộ dung gì mà đóng vai trò mũi nhọn trong Sinh học hiện đại? Ai đã đặt những nền móng đầu tiên cho Di truyền học và bằng cách nào? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học. Mục tiêu: Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trò của Di truyền học. TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 10’ - GV cho HS đọc khái niệm di truyền và biến dị mục I SGK. - Thế nào là di truyền và biến dị ? - GV giải thích rõ: biến dị và di truyền là 2 hiện tượng trái ngược nhau nhưng tiến hành song song và gắn liền với quá trình sinh sản. - GV cho HS làm bài tập s SGK mục I. - Cho HS tiếp tục tìm hiểu mục I để trả lời: - Cá nhân HS đọc SGK. - 1 HS dọc to khái niệm biến dị và di truyền. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - Liên hệ bản thân và xác định xem mình giống và khác bó mẹ ở điểm nào: hình dạng tai, mắt, mũi, tóc, màu da... và trình bày trước lớp. - Dựa vào £ SGK mục I để trả lời. I. Di truyền học - Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố, mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. - Biến dị là hiện tượng con cái sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. - Biến dị và di truyền là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản. - Di truyền học là môn khoa học nghiên cứu cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị. Hoạt động 2: Menđen – người đặt nền móng cho Di truyền học. Mục tiêu: - Giới thiệu Menđen là người đặt nền móng cho Di truyền học. - Nêu được phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen. 12’ - Cho HS đọc tiểu sử Menđen SGK. - Yêu cầu HS quan sát kĩ hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai? - Treo hình 1.2 phóng to để phân tích. - Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và nêu phương pháp nghiên cứu của Menđen? - Trước Menđen, nhiều nhà khoa học đã thực hiện các phép lai trên đậu Hà Lan nhưng không thành công. Menđen có ưu điểm: chọn đối tượng thuần chủng, có vòng đời ngắn, lai 1-2 cặp tính trạng tương phản, thí nghiệm lặp đi lặp lại nhiều lần, dùng toán thống kê để xử lý kết quả. - Giải thích vì sao menđen chọn đậu Hà Lan làm đối tượng để nghiên cứu? - 1 HS đọc to , cả lớp theo dõi. - HS quan sát và phân tích H 1.2, nêu được sự tương phản của từng cặp tính trạng. - Đọc kĩ thông tin SGK, trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai. - 1 vài HS phát biểu, bổ sung. - HS lắng nghe GV giới thiệu. - HS suy nghĩ và trả lời. II. Menđen – người đạt nền móng cho Di truyền học 1. Tiểu sử Grêgo Menđen (1822 – 1884) thuộc Cộng hòa Séc, Châu Âu. 2. Phương pháp phân tích thế hệ lai - Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hay một số tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó ở đời con cháu. - Dùng lai phân tích để phân tích kết quả lai, đề xuất nhân tố di truyền điều khiển tích trạng. - Dùng toán thống kê để tính toán các số liệu thu được, từ đó rút ra các quy luật di truyền. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học. Mục tiêu: Biết được một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học. 8’ - GV hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ. - Yêu cầu HS lấy thêm VD minh hoạ cho từng thuật ngữ. - Khái niệm giống thuần chủng: GV giới thiệu cách làm của Menđen để có giống thuần chủng về tính trạng nào đó. - GV giới thiệu một số kí hiệu. - GV nêu cách viết công thức lai: mẹ thường viết bên trái dấu x, bố thường viết bên phải. P: mẹ x bố. - HS thu nhận thông tin, ghi nhớ kiến thức. - HS lấy VD cụ thể để minh hoạ. - HS ghi nhớ kiến thức, chuyển thông tin vào vở. - HS chú ý. III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học 1. Thuật ngữ - Tính trạng: đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản: hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. - Nhân tố di truyền: quy định các tính trạng của sinh vật. - Giống (dòng) thuần chủng: giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ sau. 2. Kí hiệu - P : cặp bố mẹ. - x : phép lai. - G : giao tử. - ♂ : cơ thể đực - ♀ : cơ thể cái - F : thế hệ con + F1 : Thế hệ thứ nhất. + F2 : Thế hệ thứ hai . . . 4. Củng cố: 3’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: nhiệm vụ, nội dung, vai trò của Di truyền học; phương pháp phân tích thế hệ lai. 5. Kiểm tra đánh giá: 4’ Bài tập: Chọn câu trả lời đúng cho câu hỏi sau: Hiện tượng nào sau đây là di truyền? Giải thích. a. Màu lông gà con giống màu lông gà anh, chị. b. Mẹ có tóc xoăn giống bà ngoại. c. Cây bắp lai cao hơn cây bắp bố mẹ. d. Các chú cún trong đàn có mà lông khác nhau. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 2. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1D.doc
Tài liệu liên quan