Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 18: Prôtêin

1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Cho biết ARN có cấu tạo, phân loại, chức năng như thế nào?

- ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào?

3. Bài mới:

a. Mở bài: 2’

Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Vậy prôtêin có cấu trúc ra sao?

b. Phát triển bài:

Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin

Mục tiêu: Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, nêu được 4 bậc cấu trúc của prôtêin

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 18: Prôtêin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 10 Ngày soạn: Tiết: 19 Ngày dạy: Bài 18 PRÔTÊIN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nêu được thành phần hoá học của prôtêin. - Nêu được 4 bậc cấu trúc của prôtêin. - Nêu được 3 chức năng chính của prôtêin: cấu trúc, xúc tác, điều hoà. 2. Kĩ năng - Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin từ SGK để tìm hiểu cấu trúc và chức năng của prôtêin. - Kĩ năng hợp tác, xử lí, lắng nghe tích cực. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. 3. Thái độ Tích cực đóng góp ý kiến xây dựng bài. II. Phương pháp Động não, vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học - Mô hình Các bậc cấu trúc của phân tử prôtêin. - Bảng phụ. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ - Cho biết ARN có cấu tạo, phân loại, chức năng như thế nào? - ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào? 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Prôtêin đảm nhiệm nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ cấu trúc và hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. Vậy prôtêin có cấu trúc ra sao? b. Phát triển bài: Hoạt động 1: Cấu trúc của prôtêin Mục tiêu: Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, nêu được 4 bậc cấu trúc của prôtêin TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 15’ - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi: - Nêu thành phần hóa học và cấu tạo của prôtêin? - Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi: - Vì sao prôtêin đa dạng và đặc thù? - GV có thể gợi ý để HS liên hệ đến tính đặc thù và đa dạng của ADN để giải thích. - Cho HS quan sát H 18 + GV: Cấu trúc bậc 1 các axit anim liên kết với nhau bằng liên kết peptit. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin là yếu tố chủ yếu tạo nên tính đặc trưng của prôtêin. GV thông báo tính đa dạng, đặc thù của prôtêin còn thể hiện ở cấu trúc không gian - Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi: - Tính đặc trưng của prôtêin còn được thể hiện thông qua cấu trúc không gian như thế nào? - HS sử dụng thông tin SGK để trả lời. - HS thảo luận, thống nhấy ý kiến và rút ra kết luận. - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. - HS dựa vào các bậc của cấu trúc không gian, thảo luận nhóm để trả lời. I. Cấu trúc của prôtêin - Prôtêin là chất hữu cơ gồm các nguyên tố: C, H, O, N, ... - Prôtêin thuộc loại đại phân tử. - Prôtêin cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm đơn phân là các axit amin có khoảng 20 loại axit amin khác nhau. - Prôtêin có tính đặc thù do số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các axit amin quy định. - Prôtêin có tính đa dạng và đặc thù còn thể hiện ở cấu trúc không gian: + Cấu trúc bậc 1: là trình tự sắp xếp các aa trong chuỗi aa. + Cấu trúc bậc 2: là chuỗi aa tạo các vòng xoắn lò xo. + Cấu trúc bậc 3: do cấu trúc bậc 2 cuộn xếp theo kiểu đặc trưng. + Cấu trúc bậc 4: gồm 2 hay nhiều chuỗi aa cùng loại hay khác loại kết hợp với nhau. Hoạt động 2: Chức năng của prôtêin Mục tiêu: Nêu được 3 chức năng chính của prôtêin: cấu trúc, xúc tác, điều hoà 13’ - Yêu cầu HS đọc thong tin SGK và trả lời. - Chức năng cấu trúc của prôtêin? - Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất ? - Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất ? - Có kết luận chung gì về chức năng của prôtêin đối với tế bào? - Gọi HS nhận xét. - Nhận xét. - HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - Chức năng cấu trúc của prôtêin: prôtêin là thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể). - Chức năng xúc tác quá trình trao đổi chất: bản chất các enzim (prôtêin) là tham gia các phản ứng sinh hoá. - Chức năng điều hoà quá trình trao đổi chất: + Các hoocmon phần lớn là prôtêin giúp điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. + Ngoài ra prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng). - Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. - Nhận xét. - Ghi nhận. II. Chức năng của prôtêin - Thành phần quan trọng xây dựng nên các bào quan và màng sinh chất, hình thành nên các đặc điểm giải phẫu, hình thái của các mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể (tính trạng cơ thể). - Xúc tác quá trình trao đổi chất: bản chất các enzim là prôtêin tham gia các phản ứng sinh hoá. - Điều hoà quá trình trao đổi chất: + Các hoocmon phần lớn là prôtêin giúp điều hoà các quá trình sinh lí của cơ thể. + Prôtêin là thành phần cấu tạo nên kháng thể để bảo vệ cơ thể, chức năng vận động (tạo nên các loại cơ), chức năng cung cấp năng lượng (thiếu năng lượng, prôtêin phân huỷ giải phóng năng lượng). => Prôtêin liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. 4. Củng cố: 2’ - Gọi HS đọc khung màu hồng. - GV nhắc lại trọng tâm bài học: cấu trúc và chức năng của prôtêin 5. Kiểm tra đánh giá: 5’ Câu 1: Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin là do: a. Số lượng, thành phần các loại aa. b. Trật tự sắp xếp các aa c. Cấu trúc không gian của prôtêin. d. Chỉ a và b đúng e. Cả a, b, c đúng. Câu 2: Bậc cấu trúc có vai trò xác định chủ yếu tính đặ thù của prôtêin: a. Cấu trúc bậc 1. b. Cấu trúc bậc 2. c. Cấu trúc bậc 3. d. Cấu trúc bậc 4. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Học bài, trả lời câu hỏi SGK. - Xem trước bài 19. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19D.doc
Tài liệu liên quan