Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng xu

- GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình :

a. Gieo một đồng kim loại

Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, tiến hành:

- Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định.

- Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1

b. Gieo 2 đồng kim loại

GV lưu ý HS: 2 đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2 mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, 2 mặt ngửa tượng trưng cho kiểu gen aa, 1 sấp 1 ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa.

 

doc4 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Bài 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng xu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 03 Ngày soạn: Tiết: 06 Ngày dạy: Bài 6 THỰC HÀNH TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG XU I. Mục tiêu. 1. Kiến thức - HS biết cách xác định xác xuất của một và hai sự kiện đồng thời xảy ra thông qua việc gieo các đồng kim loại. - Biết vận dụng xác suất để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử và tỉ lệ các kiểu gen trong lai một cặp tính trạng. 2. Kỹ năng Rèn kỹ năng hoạt động nhóm kỹ năng thực hành 3. Thái độ Giúp học sinh hiều sâu hơn về phép lai của Men Den II. Phương pháp Thực hành, hoạt động nhóm. III. Thiết bị dạy học - HS: Mỗi nhóm có sẵn hai đồng kim loại (2 – 4 HS). Kẻ sẵn bảng 6.1 và 6.2 vào vở. - GV: Bảng phụ ghi thống kê kết quả của các nhóm. IV. Tiến trình dạy học. 1.ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 4’ - Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào? - Biến dị tổ hợp có ý nghĩa gì đối với chọn giống và tiến hoá? Tại sao ở các loài sinh sản giao phối biến dị phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? - Giải bài tập 4 SGK trang 19. 3. Bài mới: a. Vào bài: 1’ Tại sao kết quả các thí nghiệm của Menđen lại có tỷ lệ giao tử và hợp tử như các bài trước chúng ta đã tìm hiểu? Bài thực hành sẽ giúp ta chứng minh tỷ lệ đó. b. Phát triển bài Hoạt động 1: Tiến hành gieo đồng kim loại TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 18’ - GV lưu ý HS: Hướng dẫn quy trình : a. Gieo một đồng kim loại Lưu ý : Đồng kim loại có 2 mặt (sấp và ngửa), mỗi mặt tượng trưng cho 1 loại giao tử, chẳng hạn mặt sấp chỉ loại giao tử A, mặt ngửa chỉ loại giao tử a, tiến hành: - Lấy 1 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. - Thống kê kết quả mỗi lần rơi vào bảng 6.1 b. Gieo 2 đồng kim loại GV lưu ý HS: 2 đồng kim loại tượng trưng cho 2 gen trong 1 kiểu gen: 2 mặt sấp tượng trưng cho kiểu gen AA, 2 mặt ngửa tượng trưng cho kiểu gen aa, 1 sấp 1 ngửa tượng trưng cho kiểu gen Aa. - Tiến hành + Lấy 2 đồng kim loại, cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ độ cao xác định. + Thống kê kết quả vào bảng 6.2 - HS ghi nhớ quy trình thực hành - Mỗi nhóm gieo 25 lần, thống kê mỗi lần rơi vào bảng 6.1. - Mỗi nhóm gieo 25 lần, có thể xảy ra 3 trường hợp: 2 đồng sấp (SS), 1 đồng sấp 1 đồng ngửa (SN), 2 đồng ngửa (NN). Thống kê kết quả vào bảng 6.2 a. Gieo 1 đồng kim loại - Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1 : 1. - Số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dẫn tới bằng 1. - Khi cơ thể lai F1 có kiểu gen Aa giảm phân cho 2 loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau như khi gieo 1 đồng kim loại. b. Gieo 2 đồng kim loại - Tỉ lệ xuất hiện các mặt sấp ngửa, mặt sáp và mặt ngửa khi gieo 2 đồng kim loại là xấp xỉ 1 : 2: 1. - Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ càng dẫn tới = 1 : 2 : 1 hay . - Khi cơ thể lai F2 có 4 kiểu gen AA, Aa, Aa, aa với xác suất ngang nhau như khi gieo 2 đồng kim loại. Hoạt động 2: Thống kê kết quả của các nhóm 17’ GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả đã tổng hợp từ bảng 6.1 và 6.2, ghi vào bảng tổng hợp theo mẫu sau: Tiến hành Nhóm Gieo 1 đồng kim loại Gieo 2 đồng kim loại S N SS SN NN 1 2 3 .... Cộng Số lượng Tỉ lệ % - Từ kết quả bảng trên GV yêu cầu HS liên hệ: + Kết quả của bảng 6.1 với tỉ lệ các loại giao tử sinh ra từ con lai F1 Aa. + Kết quả bảng 6.2 với tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng. - GV cần lưu ý HS: số lượng thống kê càng lớn càng đảm bảo độ chính xác. - HS căn cứ vào kết quả thống kê nêu được: + Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau. + Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ: 1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là: 1 AA: 2 Aa: 1aa. + Cơ thể lai F1 Aa cho 2 loại giao tử A và a với tỉ lệ ngang nhau + Kết quả gieo 2 đồng kim loại có tỉ lệ: 1 SS: 2 SN: 1 NN. Tỉ lệ kiểu gen là: 1 AA: 2 Aa: 1aa 4. Củng cố: thông qua 5. Kiểm tra đánh giá: 3’ - GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm. - Các nhóm viết báo cáo thu hoạch theo mẫu bảng 6.1; 6.2. 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Làm các bài tập trang 22, 23 SGK 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6D.doc