Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Tiết 36 - Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị

II. Câu hỏi ôn tập

1. Hãy giải thích sơ đồ:

ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng

2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?

3. Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó.

4. Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì?

5. Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào.

6. Ví sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại?

7. Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống?

 

doc3 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 - Học kì I - Tiết 36 - Bài 40: Ôn tập phần di truyền và biến dị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 18 Ngày soạn: Tiết: 36 Ngày dạy: .. Bài 40 ÔN TẬP PHẦN DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ (tt) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Học sinh hệ thống hoá được các kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị. - Biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. 2. Kĩ năng Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tư duy lí luận, trong đó chủ yếu là kĩ năng so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức. 3. Thái độ Tích cực xây dựng bài. II. Phương pháp Vấn đáp - tìm tòi, trực quan, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. III. Thiết bị dạy học Bảng phụ câu hỏi. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra 15’: NỘI DUNG ĐỀ Câu 1 (3,0 điểm) (biết) Đột biến gen là gì? Có các dạng đột biến gen nào? Câu 2 (2,0 điểm) (hiểu) Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ là (2n + 1) và (2n – 1)? Câu 3 (3,0 điểm) (biết) Thường biến có những tính chất gì? Câu 4 (2,0 điểm) (vận dụng) Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng đê nâng cao năng suât cây trồng như thế nào? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Nội dung Điểm 1 (3,0 điểm) - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc ADN liên quan 1 hoặc một số cặp nuclêôtíc. 1,0 điểm - Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế một cặp nuclêôtíc. 2,0 điểm 2 (2,0 điểm) - Trong giảm phân có cặp NST tương đồng không phân li, tạo thành 1 giao tử có 2 NST và 1 giao tử không mang NST nào. 1,0 điểm - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n –1) NST. 1,0 điểm 3 (3,0 điểm) Tính chất: biểu hiện đồng loạt có hướng xác định, tương ứng với môi trường, thích nghi tạm thời, không di truyền được. (3,0 điểm) 4 (2,0 điểm) - Đối với tính trạng số lượng cần áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm sóc tốt cây trồng, ... 1,0 điểm - Đối với mức phản ứng: lai tạo giống, thay giống cũ bằng giống mới có năng suât cao hơn. 1,0 điểm 3. Bài mới: a. Mở bài: 2’ Tiết này chúng ta sẽ ôn lại các kiến hức của phần Di truyền và biến dị để chuẩn bị cho công tác thi học kì I. b. Phát triển bài: Hoạt động: Câu hỏi ôn tập Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học trả lời được các câu hỏi TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung 22’ - Nêu câu hỏi: 1. Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng 2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? 3. Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó. 4. Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì? 5. Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào. 6. Ví sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại? 7. Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống? 8. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống? 9. Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giamt dần qua các thế hệ? 10. Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt. - Chia nhóm HS trả lời các câu hỏi. - Gọi đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - HS chú ý. - HS chia nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. II. Câu hỏi ôn tập 1. Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) → mARN → Prôtêin → Tính trạng 2. Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? 3. Vì sao nghiên cứu di truyền người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp nghiên cứu đó. 4. Sự hiểu biết về di truyền học tư vấn có tác dụng gì? 5. Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào. 6. Ví sao nói kĩ thuật gen có tầm quan trọng trong Sinh học hiện đại? 7. Vì sao gây đột biến nhân tạo thường là khâu đầu tiên của chọn giống? 8. Vì sao tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống? 9. Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giamt dần qua các thế hệ? 10. Nêu những điểm khác nhau của hai phương pháp chọn lọc cá thể và chọn lọc hàng loạt. 4. Củng cố: 4’ Giáo viên nhắc lại một số kiến thức trọng tâm của tiết học. 5. Kiểm tra đánh giá: (thông qua) 6. Hướng dẫn học ở nhà: 1’ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị kiểm tra học kì I. 7. Nhận xét tiết học: 1’ V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức tiết dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36D.doc
Tài liệu liên quan