Giáo án Sinh học lớp 9 - Ôn tập: Men đen và di truyền học lai một cặp tính trạng

Câu 11: Men đen đã tiến hành các thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào? Câu 12: Thế nào là phép lai thuận nghịch?

 Khi thay đổi đặc điểm tính trạng của cặp bố , mẹ (chọn làm bố- mẹ của phép lai) nhưng kết quả không đổi.Tức là trong phép lai này lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau.

 VD: P mẹ đỏ X bố Trắng

 P mẹ trắng X bố đỏ

 Thì ở F1 đều cho ra đỏ .

Câu 13: Tính trạng trội là gì?

 Là tính trạng của bố hoặc mẹ được biểu hiện ở F1

Câu 14: Tính trạng lặn là gì?

 Là trạng của bố hoặc mẹ không được biểu hiện ở F1 mà sang F2 mới biểu hiện (kí hiệu kiểu gen là chữ cái in thường)

Câu 15: Thế nào là hiện tượng đồng tính?

 Ở thế hệ con F1 xuất hiện 100% kiểu hình trội (chỉ có 1 loại kiểu hình trội)

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 9 - Ôn tập: Men đen và di truyền học lai một cặp tính trạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 12 - B6: TIẾT 17, 18 NGÀY SOẠN: 31- 10- 2017 NGÀY DẠY: 8- 11- 2017 ÔN TẬP: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG A.MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Khái quát hóa toàn bộ kiến thức trong các nội dung ở phần: Men Đen và di truyền học, lai một cặp tính trạng, lai phân tích. 2. Kĩ năng: Phát triển kĩ năng tư duy, tổng hợp, khái quát hoá kiến thức thông qua hệ thống các câu hỏi. 3. Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực. Yêu thích bộ môn. 4. Định hướng phát triển năng lực: - NL chung: Nâng cao năng lực tự học thông qua các năng lực quan sát, phân tích kênh hình, nghiên cứu kênh chữ, năng lực tư duy tổng hợp, nhận biết, vận dụng kiến thức. Phát triển năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm nhỏ. - NL chuyên biệt: Hình thành năng lực nhận biết các đặc điểm di truyền, biến dị trong thực tiễn cuộc sống. Biết thực hiện các phép lai trong lai một cặp tính trạng, biết cách kiểm tra để xác định cá thể thuần chủng hay không thuần chủng, đọc, viết sơ đồ lai một cách thành thạo. B. CHUẨN BỊ - GV: Hệ thống câu hỏi ôn tập. - HS: Xem toàn bộ các bài học về Men Đen và di truyền học, lai một cặp tính trạng, lai phân tích. C. NỘI DUNG Tiết 17: I. MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC Câu 1: Di truyền học là gì? DT học là một ngành SH nghiên cứu CSVC, cơ chế và các qui luật của hiện tượng DT và biến dị. Câu 2: Di truyền là gì ? Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố- mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu. Câu 3: Biến dị là gì ? Là hiện tượng con sinh ra khác với bố- mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết. Câu 4: Nêu mối quan hệ giữa di truyền và biến dị? DT và biến dị có những biểu hiện mâu thuẫn nhau nhưng là 2 mặt của cùng một quá trình, đó là quá trình sinh sản của SV.Vậy DT và BD là 2 hiện tượng song song ,gắn liền với quá trình sinh sản. Câu 5: DT học có ý nghĩa như thế nào? DT học có vai trò quan trọng không chỉ về lí thuyết :Giúp giải thích các hiện tượng DT và BD mà còn có giá trị thực tiễn ứng dụng trong khoa học chọn giống ,phục vụ nông nghiệp và trong y học , đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại. Câu6: Men đen là ai? Men Đen (1882-1884) là người đầu tiên áp dụng phương pháp :”Phân tích các thế hệ lai” bằng thống kê toán học , ông đã phát minh ra các định luật và các qui luật di truyền từ thực nghiệm đặt nền móng cho DT học. Câu 7: Tại sao Men Den lại chọn đậu Hà lan làm đối tượng nghiên cứu và chọn các cặp tính trạng tương phản để thực hiện trong các phép lai? a. Men Đen chọn đậu Hà lan vì: Đậu Hà lan có nhiều ưu điểm như: thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn . Có nhiều TT đối lập và đơn gen, có hoa lưỡng tính và tự thụ phấn nghiêm ngặt, TT trội - trội hoàn toàn. b. Men Đen chọn TT tương phản để dễ ràng phân biệt, nhận biết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng. Câu 8: Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Men Đen là gì? Nêu cách tiến hành phương pháp đó? a. Phương pháp: “ Phân tích các thế hệ lai” b.Tiến hành: - Cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần nhiều thế hệ liên tiếp ( thường 7- 8 thế hệ) để tạo ra những dòng thuần chủng. - Chọn những cá thể mang cặp tính trạng tương phản làm cặp bố mẹ (P) trong phép lai. Theo dõi sự biểu hiện tính trạng ở đời con ,dùng toán thống kê để phân tích tỉ lệ biểu hiện các loại tính trạng ở đời con từ đó rút ra các định luật và qui luật di truyền. VD: Phép lai: P thuần chủng: Thân cao x Thân thấp F1 thu được toàn thân cao (100%) Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. F2 thu được 75% thân cao: 25% thân thấp. Câu 9: Nêu những khái niệm cơ bản và những kí hiệu trong DT học? a. Những khái niệm: -Tính trạng:Là những đặc điểm về hình thái ,cấu tạo,sinh lí của một cơ thể. - Cặp tính trạng tương phản:Là 2 trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng. - Gen (nhân tố di truyền): Qui định các tính trạng của cơ thể sinh vật. - Giống (dòng) thuần chủng:Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất,các thế hệ sau giống các thế hệ trước. - Lai: Cho giao phối giữa các cá thể sinh sản hữu tính (động vật)hoặc cho thụ phấn chéo giữa 2 cá thể thực vật (cây cho hạt phấn là cây bố, cây có noãn nhận hạt phấn là cây mẹ) -Tự phối: Giao tử đực và giao tử cái có nguồn gốc từ một cá thể (ĐV lưỡng tính) -Tự thụ phấn:TB hạt phấn và noãn có nguồn gốc từ một cây. - Giao phối gần: Là hiện tượng giao phối cùng huyết thống. - Kiểu hình là tổ hợp các TT của cơ thể. b. Những kí hiệu: P: Thế hệ bố mẹ hay thế hệ xuất phát trong thí nghiệm lai. X: Phép lai. G: Giao tử đực giao tử cái F: Thế hệ con (F1 là thế hệ con thứ nhất ,F2 là thế hệ con thứ hai.) Câu10: Ở loài người có biểu hiện các cặp tính trạng tương phản hay không? Cho VD? Về phương diện sinh học loài người cũng là một loài sinh vật và cũng chịu sự chi phối của các qui luật DT, biến dị.Ở người cũng có các cặp TT tương phản như: Da đen – Da trắng Tóc xoăn – Tóc thẳng; Môi mỏng – Môi dày. Tiết 18: II. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG Câu 11: Men đen đã tiến hành các thí nghiệm lai một cặp tính trạng như thế nào? Câu 12: Thế nào là phép lai thuận nghịch? Khi thay đổi đặc điểm tính trạng của cặp bố , mẹ (chọn làm bố- mẹ của phép lai) nhưng kết quả không đổi.Tức là trong phép lai này lai thuận nghịch cho kết quả giống nhau. VD: P mẹ đỏ X bố Trắng P mẹ trắng X bố đỏ Thì ở F1 đều cho ra đỏ . Câu 13: Tính trạng trội là gì? Là tính trạng của bố hoặc mẹ được biểu hiện ở F1 Câu 14: Tính trạng lặn là gì? Là trạng của bố hoặc mẹ không được biểu hiện ở F1 mà sang F2 mới biểu hiện (kí hiệu kiểu gen là chữ cái in thường) Câu 15: Thế nào là hiện tượng đồng tính? Ở thế hệ con F1 xuất hiện 100% kiểu hình trội (chỉ có 1 loại kiểu hình trội) Câu 16: Thế nào là hiện tượng phân tính? Ở thệ con xuất hiện cả kiểu hình trội và kiểu hình lặn. Câu 17: Từ kết quả thí nghiệm lai một cặp tính trạng – Men Đen đã tìm ra định luật và qui luật nào? Hãy phát biểu nội dung của các định luật và qui luật đó? - Nội dung định luật đồng tính ở F1 và phân tính ở F2 (định luật phân li): Khi cho lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính (mang tính trạng trội của bố hoặc mẹ) còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. - Nội dung của qui luật phân li: Trong quá trình phát sinh giao tử , mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. Câu 18: Điều kiện đúng của định luật phân li là gì? - Bố mẹ phải thuần chủng về các cặp TT đem lai. - Cặp TT tương phản. -TT trội phải trội hoàn toàn. - Số lượng cá thể F2 phải đủ lớn. Câu 19: Men Đen giải thích kết quả thí nghiệm như thế nào? Luyện tập - nâng cao tr9. Câu 20: Thế nào là thể gen đồng hợp tử, dị hợp tử? -Thể đồng hợp tử: Cá thể mang cặp gen alen giống nhau. Có 2 loại: Đồng hợp trội AA và đồng hợp lặn aa. -Thể dị hợp tử : Cá thể mang cặp gen alen không giống nhau.Aa mang kiểu hình trội. III. Lai phân tích: Câu 21: Hãy cho biết kiểu gen của cơ thể có kiểu hình trội và kiểu hình lặn? - Cá thể có kiểu hình trội có 2 kiểu gen:Thuần chủng AA hoặc không thuần chủng Aa - Cá thể mang kiểu hình lặn duy nhất chỉ có một kiểu gen thuần chủng aa. Câu 22: Làm thế nào để biết được cá thể mang kiểu hình trội có thuần chủng hay không thuần chủng? Luyện tập –nâng cao tr11 Câu 23: Phép lai phân tích là gì? Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích? - Phép lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. nếu kết quả của phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp tử (thuần chủng), còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp tử (không thuần chủng) - Phép lai phân tích dùng để xác định kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội có thuần chủng hay không thuần chủng.Trong sản xuất nên dùng giống thuần chủng sẽ cho năng xuất cao và ổn định, không nên dùng giống không thuần chủng vì thế hệ sau sẽ xuất hiện nhiều tính trạng lặn (xấu) làm giảm năng xuất . Câu 24: Nếu không dùng phép lai phân tích thì có cách nào khác để xác định kiểu gen của cá thể mang kiểu hình trội được không? Cho VD? -Ta có thể cho tự thụ phấn (ở thực vật), cho tự phối ở ĐV lưỡng tính hoặc cho giao phối gần ở ĐV đơn tính. -VD: AA X AA = AA (đồng tính - tất cả đều có kiểu hình trội) Aa X Aa = 1AA : 2 Aa : 1 aa (phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn) Câu 25: Tương quan trội lặn có ý nghĩa như thế nào? Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật,trong đó tính trạng trội thường là tính trạng tốt,tính trạng lặn là tính trạng xấu.Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội có lợi để tập trung các gen trội quý về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế cao. Thanh Tùng ngày 2 tháng 11 năm 2017 TM chuyên môn Kí duyệt *.Trội không hoàn toàn:(GV giới thiệu thêm) Câu 26:Trội không hoàn toàn là gì? Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình của cơ thể F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ,còn ở F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là: 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn Câu 27: Hãy phân biệt sự di truyền giữa trội hoàn toàn và trội không hoàn toàn? Câu 11 Luyện tập nâng cao tr14 Câu 28:Tại sao không cần áp dụng phép lai phân tích trong trường hợp trội không hoàn toàn? Câu 12 luyện tập nâng cao tr14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 1 Menden va Di truyen hoc_12405205.doc