Giáo án Tin học 7, học kì I - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán

Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính

 a/ Phương pháp.

 b/ Các bước của hoạt động.

- Dùng bảng tính có sẵn và gọi nhóm học sinh trả lời câu hỏi:

a. Tính A1+B1+C1+D1

b. Tính A2+B2+C2+D2

c. Tính A3+B3+C3+D3

d. Tính A4+B4+C4+D4

- Kết quả thể hiện ở bảng sau:

Giáo viên đưa kết quả dưa trên bảng tính sau:

- Cũng bảng tính đó giáo viên đưa ra cách tính bằng cách sử dụng hàm SUM:

- Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai cách tính trên?

 + Chọn một ô sau đó gõ công thức vào.

* Ví dụ

Tính tổng của 10,25,31

Cách thực hiện:

Ta gõ vào một ô bất kì

= 10 + 25 + 31 rồi nhấn Enter.

Kết quả: 66

+ Ta nhập vào ô tính như sau:

=(5 + 15 + 25)/3 và nhấn Enter.

Kết quả: 15

+ Học sinh chú ý lắng nghe => nhắc lại khái niệm.

Khái niệm về hàm: Từ đó giáo viên đưa ra khái niệm về hàm trong trang tính

 Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể.

 Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn

 Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng.

 1.: Hàm trong chương trình bảng

- Khái niệm về hàm:

 Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể.

 Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn

 Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7, học kì I - Bài 4: Sử dụng các hàm để tính toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN Ngày soạn: ..../..../2017 Tiết theo PPCT:14 Tuần :7 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức: - Thấy được lợi ích của việc sử dụng hàm trong tính toán 2. Kỹ năng: - Biết cách nhập hàm để tính toán 3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận trong lựa chọn, xác định địa chỉ ô trong tính toán. II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: - Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính. 2. Học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ - CH1: Cho bảng tính sau: Nếu tại ô E1 gõ vào công thức = A1*B2+ C3 thì kết quả là: ............ Nếu tại ô E2 gõ vào công thức = A1*B1- C3 thì kết quả là: ............ Nếu tại ô E3 gõ vào công thức = A1^2*B3+ D3 thì kết quả là: ............ - CH2: Kết quả của bài toán được thể hiện như sau: Giải thích kết quả tại ô E2, và ô E3 tại sao có kết quả bằng 0? 2. Bài mới Đặt vấn đề: ở bài trước chung ta đã biết cách tính toán với công thức trên trang tính. Có những công thức đơn giản nhưng có những công thức phức tạp. Việc lập các công thức phức tạp và nhập vào ô tính không phải dễ dàng. Có một công cụ trong các chương trình bảng tính giúp giải quyết khó khăn trên đó là hàm. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Hàm trong chương trình bảng tính a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... - Dùng bảng tính có sẵn và gọi nhóm học sinh trả lời câu hỏi: a. Tính A1+B1+C1+D1 b. Tính A2+B2+C2+D2 c. Tính A3+B3+C3+D3 d. Tính A4+B4+C4+D4 - Kết quả thể hiện ở bảng sau: Giáo viên đưa kết quả dưa trên bảng tính sau: - Cũng bảng tính đó giáo viên đưa ra cách tính bằng cách sử dụng hàm SUM: - Giáo viên đưa ra câu hỏi: Em có nhận xét gì về hai cách tính trên? + Chọn một ô sau đó gõ công thức vào. * Ví dụ Tính tổng của 10,25,31 Cách thực hiện: Ta gõ vào một ô bất kì = 10 + 25 + 31 rồi nhấn Enter. Kết quả: 66 + Ta nhập vào ô tính như sau: =(5 + 15 + 25)/3 và nhấn Enter. Kết quả: 15 + Học sinh chú ý lắng nghe => nhắc lại khái niệm. Khái niệm về hàm: Từ đó giáo viên đưa ra khái niệm về hàm trong trang tính Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể. Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng. 1.: Hàm trong chương trình bảng - Khái niệm về hàm: Hàm là công thức được định nghĩa từ trước. Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các dữ liệu cụ thể. Sử dụng hàm có sẵn trong chương trình bảng tính sẽ giúp việc tính toán dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn Trong hàm địa chỉ ô cũng được sử dụng. Hoạt động 2: Cách sử dụng hàm a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... Giáo viên đàm thoại gợi nhớ kết hợp nêu vấn đề: Để nhập công thức vào ô tính ta làm thế nào?” Giáo viên nhắc lại khái niệm về hàm để hướng học sinh tự đưa ra cách nhập hàm HS: Lắng nghe - Nhập hàm: + Chọn ô cần nhập + Gõ dấu “=” + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter - Kiến thức mở rộng: Ngoài ra có thể sử dụng Fx trên thanh công thức để nhập hàm Giáo viên làm trực tiếp trên máy tính 2.Cách sử dụng hàm * Mỗi hàm có hai phần: tên hàm và các biến của hàm Cách nhập hàm: + Chọn ô cần nhập + Gõ dấu “=” + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Củng cố: - Nhắc lại khái niệm hàm trong CTBT. - Cách nhập hàm trong CTBT. 2. Hướng dẫn học bài ở nhà. - Ôn lại cách nhập hàm trong CTBT. - Giờ sau học tiếp phần 3 nhỏ của bài. BÀI 4: SỬ DỤNG HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (TIẾP) Ngày soạn: ..../..../2017 Tiết theo PPCT:15 Tuần :.8 I. MỤC TIÊU BÀI DẠY 1. Kiến thức: - Hiểu việc sử dụng một số hàm cơ bản trong Excel. - Biết được một số hàm thông dụng 2. Kỹ năng. - Viết đúng quy cách, cú pháp các hàm tính toán cơ bản. 3. Thái độ - Rèn luyện tính cẩn thận trong tính toán. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Giáo viên:: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính, phòng máy tính. 2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP. 1. Kiểm tra bài cũ Câu 1: Em hãy cho biết cách nhập hàm. TL: Cách nhập hàm: + Chọn ô cần nhập + Gõ dấu “=” + Gõ theo đúng cú pháp và ấn Enter 2. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Một số hàm thông dụng a/ Phương pháp...................................................................................................... b/ Các bước của hoạt động................................................................................... Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích. - Ví dụ: Cho ba số 15, 24, 45 được nhập như bảng sau: Tổng của chúng có thể được tính như sau: + C1: Sử dụng nhập số trực tiếp: + C2: Sử dụng địa chỉ ô + C3: Phạm vi ô: * Hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong sách giáo khoa - Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu. - Sau đó giáo viên có thể gọi một học sinh lên làm lại ví dụ. - Gọi học sinh lên làm ví dụ trong sách giáo khoa. - Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu. 3. Một số hàm trong chương trình bảng tính a) Hàm tính tổng Cú pháp: =SUM(a, b, c, ....) Các biến a, b, c, .... thông thường được ngăn cách nhau bởi dấu (,), có thể là giá trị số nhập trực tiếp, địa chỉ ô hay phạm vi ô. Số lượng các biến là không hạn chế. Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích. - Ví dụ: Cho bảng điểm tổng kết các môn của lớp &A, hãy tính điểm trung bình các môn của các bạn trong lớp. Giáo viên sử dụng bài mẫu soạn trước, dùngmáy chiếu, làm trực tiếp trên máy tính, giảng giải cho học sinh. + Để tính điểm trung bình các môn em làm thế nào? *Hướng dẫn học sinh làm ví dụ trong sách giáo khoa. Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích. . * Hướng dẫn học sinh làm ví dụ sách giáo khoa Giáo viên giới thiệu cú pháp, giải thích cú pháp và tác dụng của hàm, đưa ra ví dụ và phân tích. * Hướng dẫn học sinh làm ví dụ sách giáo khoa. - Học sinh đưa ra ý kiến về cách tính điểm trung bình của mình để cùng thảo luận. + Có thể tính: = (8+ 9+ 7+ ..)/11 + Có thể tính: = (C3+ D3+ D4+ .)/11 + Tương tự như hàm SUM học sinh có thể đưa ra cách áp dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình. - Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu - Ví dụ: = MAX(47, 5, 64, 13, 56) à KQ: 64 Học sinh lắng nghe, quan sát trên máy chiếu - Ví dụ: = MIN(47, 5, 64, 13, 56) à KQ: 5 b) Hàm tính trung bình cộng - Cú pháp: =AVERAGE(a, b, c ....) Các biến a, b, c, .... thông thường được ngăn cách nhau bởi dấu (,), có thể là giá trị số nhập trực tiếp, địa chỉ ô hay phạm vi ô. Số lượng các biến là không hạn chế. c) Hàm xác định giá trị lớn nhất - Cú pháp: =MAX(a, b, c, ....) Các biến a, b, c, .... thông thường được ngăn cách nhau bởi dấu (,), có thể là giá trị số nhập trực tiếp, địa chỉ ô hay phạm vi ô. Số lượng các biến là không hạn chế d) Hàm xác định nhỏ nhất. - Cú pháp: =MIN(a, b, c, ....) Các biến a, b, c, .... thông thường được ngăn cách nhau bởi dấu (,), có thể là giá trị số nhập trực tiếp, địa chỉ ô hay phạm vi ô. Số lượng các biến là không hạn chế. IV. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 1. Củng cố - Gọi HS1: nhắc lại hàm tính tổng cộng - Gọi HS2: nhắc lại hàm tính trung bình cộng - Gọi HS3 : nhắc lại hàm xác định giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất. 2. Hướng dẫn bài về nhà. - Trả lời câu hỏi và bài tập sgk và bài tập trong sách bài tập. - Giờ sau thực hành bài thực hành số 4 : Bảng điểm của lớp em.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiet 14-15.doc
Tài liệu liên quan