Giáo án Tin học khối 3 - Tuần 1

I. MỤC TIÊU:

1. Giúp học sinh biết bật tắt máy đúng cách.

2. Giúp học sinh biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, bố trí ánh sáng

 3. Giúp các em có thái độ học tập và sử dụng máy một cách hợp lí.

 II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi.

 III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY

1. Ổn định tổ chức lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Máy tính có mấy bộ phận chính? Kể tên các bộ phận chính của máy tính?

 - Bộ phận nào của máy tính giúp chúng ta gõ chữ vào máy tính?

 3. Bài mới:

 

doc8 trang | Chia sẻ: vudan20 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học khối 3 - Tuần 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 02/9/2018 Tiết 1 Ngày dạy: 06/9/2018 Chương I : LàM QUEN VớI MáY TíNH Bài 1: Người bạn mới của em Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen với máy tính. Giúp các em biết được cấu tạp và chức năng của máy tính. CHUẩN Bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. TIếN TRìNH TIếT DạY: ổn định tổ chức lớp: Kiểm tra bài cũ: Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Giới thiệu máy tính: - Giới thiệu cho học sinh về người bạn - máy tính. Người bạn - máy tính có nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện. Người bạn - máy tính giúp em làm những gì? - Máy tính còn có thể cùng em làm những gì? - Chúng ta thường thấy có máy loại máy tính? - GV cho học sinh quan sát máy tính rồi hỏi học sinh: Các bộ phận nào quan trọng nhất của máy tính để bàn? - GV gọi học sinh đứng tại chỗ đọc cấu tạo của từng bộ phận. - GV: rút ra cấu tạo của cac bộ phận chính của máy tính: + Màn hình của máy tính có cấu tạo và hình díng giống như màn hình ti vi. Các dòng chữ, số, và hình ảnh hiện trên màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính. + Phần thân của máy tính là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính. +Chuột của máy tính giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện. - GV: với sự giúp đỡ của máy tính, em xó thể làm nhiều công việc như: học nhạc, học vẽ, học làm toán, liên lạc với bạn bè - Người bạn - máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. - Máy tính sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích. - Trả lời: Có 2 loại máy tính thường thấy là: máy tính để bàn và máy tính xách tay - Các bộ phận quan trọng nhất của máy tính để bàn là: + Màn hình + Phần thân máy + Bàn phím + Chuột - 1 HS đứng dậy đọc IV.Củng cố: 1. Thực hành: + GV làm T1 + Hướng dẫn HS làm T2 Hướng dẫn HS làm bài 1 - SGK trang 6. V. hướng dẫn về nhà: 1. Học bài cũ. 2. Làm bài tập: bài 2 - SGK trang 6, Bài 3- SGK trang 7. Tiết 2 Ngày dạy: 07/9/2018 Chương I : LàM QUEN VớI MáY TíNH Bài 1: Người bạn mới của em Mục tiêu: 1. Giúp học sinh biết bật tắt máy đúng cách. 2. Giúp học sinh biết một số yêu cầu khi làm việc với máy tính như tư thế ngồi, bố trí ánh sáng 3. Giúp các em có thái độ học tập và sử dụng máy một cách hợp lí. II. Chuẩn bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. III. Tiến trình tiết dạy ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Máy tính có mấy bộ phận chính? Kể tên các bộ phận chính của máy tính? - Bộ phận nào của máy tính giúp chúng ta gõ chữ vào máy tính? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2. Làm việc với máy tính: a. Bật máy: - GV gọi 1 HS đứng dậy đọc bài - GV: Máy tính cần được nối với nguồn điện để có thể hoạt động. - Gọi 1 HS nêu các thao tác để bật máy tính? - GV đưa ra các thao tác để bật máy tính: 1. Bật công tắc màn hình. 2. Bật công tắc trên thân máy. - GV đưa ra chú ý: Một số loại máy tính có một công tắc chung cho thân máy và màn hình. Với loại này em chỉ cần bật công tắc chung. - GV: giới thiệu cho HS biết màn hình nền và các biểu tượng trênmàn hình nền. Mỗi biểu tượng tương ứng với một công việc. Em có thể sử dụng chuột máy tính để chọn biểu tượng chủa bài học hoặc trò chơi. - GV: Khi làm việc với máy tính ta nên ngồi với tư thế nào? Để tìm hiểu ta vào phần b. b. Tư thế ngồi: - GV: nêu cách ngồi đúng khi em học bài? - GV: đưa ra tư thế ngồi đúng khi làm việc với máy tính: em nên ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái sao cho không phải ngẩng cổ hay ngước mắt khi nhìn màn hình. Tay đặt ngang tầm bàn phím và không phảI vươn xa. Chuột đặt bên tay phải. Nên giữ khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm. Em cũng không nên nhìn quá lâu vào màn hình. - Nếu các em ngồi không đúng tư thế thì rất dễ bị vẹo cột sống, còn nếu khoảng cách mắt quá gần màn hình thì sẽ bị cận thị. Ngoài ra nếu ánh sáng không phù hợp thì cũng sẽ bị bệnh về mắt. Như vậy thì ánh sáng như thế nào là phù hợp? Chúng ta vào phần c/ c. ánh sáng: - Giống như ti vi, máy tính cần đặt ở vị trí không cho ánh sáng chiếu thẳng vào màn hình. - 1 HS đứng dậy đọc bài - Máy tính nên đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em. d. Tắt máy: - Khi không còn làm việc với máy tính nữa chúng ta nên tắt máy tính. Vậy tắt máy tính như thế nào cho an toàn? - Có 2 bước tắt máy: + Tắt tất cả chương trình đang mở. + Nhấn vào Start - Turn off computer - Turn off. - 1 HS đứng dậy đọc bài. - 1 HS đứng dậy nêu các thao tác. - HS làm theo GV. - HS: chú ý nghe GV giảng. - HS: chú ý nghe GV giảng. - HS đứng tại chỗ trả lời. - HS chú ý nghe GV giảng và ngồi đúng tư thế như GV hướng dẫn. - HS chú ý nghe GV giảng bài. - Cả lớp chú ý theo dõi - HS: Chú ý nghe giáo viên giảng bài. IV. Củng cố: GV: Hướng dẫn học sinh thực hành. V. Hướng dẫn về nhà: 1. Học bài cũ. 2. Làm bài tập 4,5,6 SGK - T10 3. Đọc trước bài : “ Thông tin xung quanh ta”. Tuần 2 Ngày soạn: 08/9/2009 Tiết 3 Ngày dạy: Bài 2: Thông tin xung quanh ta Mục tiêu: Giúp học sinh: Nhận biết được ba dạng thông tin cơ bản. Biết được con người sử dụng các dạng thông tin khác nhau, với các kiểu khác nhau. Biết được máy tính là công cụ để lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. CHUẩN Bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. TIếN TRìNH TIếT DạY: ổn định tổ chức lớp: Lớp 3A:.. Lớp 3B:.. Lớp 3C:.. 2. Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu tư thế ngồi đúng khi em ngồi làm việc với máy tính? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với nhiều dạng thông tin khác nhau. Ba dạng thông tin thường gặp là văn bản, âm thanh và hình ảnh. Thông tin dạng văn bản: - GV: 1 em đứng dậy đọc bài. - Sách giáo khoa, sách truyện, bài báo và cả những tấm bia cổ,..chứa đựng thông tin dạng văn bản ( chữ, số). - Ví dụ: tấm bảng ở Cổng trời Quản Bị thuộc tỉnh Hà Giang ghi thông tin dạng văn bản. Yêu cầu HS nhìn vào hình 11- SGK. - Yêu cầu HS lấy các ví dụ về thông tin dạng văn bản. - Cho HS làm bài tập 1. GV hướng dẫn cho Hs. GV yêu cầu HS đọc và nêu xem có những thông tin gì ở trên bảng. Thông tin dạng âm thanh: Hằng ngày chúng ta nghe thấy rất nhiều những âm thanh, Và mỗi âm thanh đều cho chúng ta biết một thông tin nào đó. GV: 1 em đứng dậy đọc bài Tiếng trống trường báo cho em biết giờ học, giờ ra chơi bắt đầu hoặc kết thúc. Tiếng còi xe cứu thương, cứu hỏa cho chúng ta biết có việc khẩn cấp. Tiếng em bé khóc cho biết em bé đói bụng hoặc đòi bế, Yêu cầu HS nhìn vào hình 12. Chúng ta nghe các buổi phát thanh, trò chuyện với nhau để nhận và trao đổi thông tin. Loài vật cũng có âm thanh riêng để gọi bầy, báo nguy hoặc biểu lộ sự sung sướng. Đó đều là những thông tin dạng âm thanh. Thông tin dạng hình ảnh: GV: 1 em đứng dậy đọc bài. Những bức ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, trên các tờ báo, cho em biết cái gì? - Yêu cầu HS nhìn vào hình 13 và cho biết đèn giao thông lúc xanh, lúc đỏ cho chúng ta biết điều gì? - Yêu cầu HS nhìn vào hình 14, 15, 16 và cho biết các biển báo đó nhắc nhở chúng ta điều gì? Đó là những thông tin dạng hình ảnh. Máy tính giúp chúng ta dễ dàng sử dụng được ba dạng thông tin trên. - 1 HS đứng dậy đọc bài. - Chú ý nghe GV giảng - Hs đứng dậy lấy VD. - HS làm theo hướng dẫn của GV. - 1 HS đứng dậy đọc bài. - HS chú ý nghe GV giảng bài. 1 HS đứng dậy đọc bài. HS: Cho em hiểu thêm nội dung của bài học, bài báo, HS: cho chúng ta biết khi nào được qua đường. HS: Các biển báo nhắc nhở rằng đoạn đường chúng ta sắp ta qua có trường học (H.14), đây là nơi cấm đổ rác (H.15), hay đây là nơi ưu tiên dành cho người khuyết tật (H.16). IV. củng cố: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong SGK. Bài 6 nhằm mục đích cho HS biết ngoài 3 dạng thông tin trong bài, trên thực tế còn có nhiều loại thông tin khác nữa. V. Về nhà: Về nhà các em hoc bài và sưu tập thông tin thuộc ba dạng cơ bản và dạng kết hợp và cho biết thông tin đó được thu thập ở đâu? bằng cách nào? có thể trình diễn thông tin đó bằng cách nào? --------------------------------------------- Tuần 2 Ngày soạn: 08/9/2009 Tiết 4 Ngày dạy: Bài 3: bàn phím máy tính Mục tiêu: Giúp học sinh bước đầu làm quen với bàn phím, nhận biết khu vực chính và hai phím có gai trên bàn phím. CHUẩN Bị: Giáo viên: giáo án, sách giáo khoa, máy tính. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi. TIếN TRìNH TIếT DạY: ổn định tổ chức lớp: Lớp 3A:.. Lớp 3B:.. Lớp 3C:.. Kiểm tra bài cũ: Bài mới:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctuan 1- lop 3.doc