Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2017 - 2018 - Tuần 25

VÌ MUÔN DÂN (tr.73)

I. Mục tiêu.

- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

- Biết trao đổi và làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa.

II. Đồ dùng dạy học:

-Tranh minh hoạ trong SGK phóng to.

 

docx22 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp các môn học lớp 5 năm 2017 - 2018 - Tuần 25, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
íi nh÷ng ng­êi xung quanh - Nh­ thÕ nµo lµ t«n träng phô n÷ - DÆn chuÈn bÞ bµi sau. - HS đọc. - HS nghe. - HS nhắc lại. - HS ghi lại. - HS đọc kết quả. - HS giải thích - HS làm việc theo nhóm 4 - Kể cho các bạn trong nhóm nghe tấm gương hiếu thảo mà em biết . VD: ( bài thơ: Thương ông). - Liệt kê ra giấy các câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao.... . - áo mẹ cơm cha - Ơn cha nặng lắm cha ơi. Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang. Liệu mà thờ mẹ kính cha Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười. - HS thảo luận đại diện trình bày kết quả : T/h1:Sai. Vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho trường học sạch đẹp hơn. Nhàn từ chối không đi là ]ười lao động, không có tinh thần đóng góp chung cùng tập thể. T/h2: Việc làm của Lương là đúng. Yêu lao động là phải thực hiện việc lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở. - TL Chính tả : Tiết 25 (Nghe- viết) AI LÀ THỦY TỔ LOÀI NGƯỜI? (tr.70) I. Mục tiêu: - Nghe viết đúng bài chính tả. - Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng(BT2). II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Y/c HS đọc lời giải câu đố BT3 tiết trước. B.Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Nêu nội dung, yêu cầu tiết học 2.Hướng dẫn HS nghe viết: - Yêu cầu HS đọc toàn bài chính tả. - Bài chính tả nói lên điều gì? - Giáo viên nhắc chú ý chữ viết hoa, đọc cho HS viết các từ khó. - Giáo viên đọc cho HS viết bài. - Nhận xét, đánh giá một số bài (1/3 lớp) - Giáo viên nhắc lại quy tắc viết hoa. 2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả. - Y/c HS làm bài vào vở BT. - GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. - Nhận xét, chữa bài. C. Củng cố - Dặn dò: - Tóm tắt ND bài, viết lại các lỗi viết sai. - Nhận xét. - Lắng nghe câu đó rồi viết đúng tên các nhân vật lịch sử: Ngô Quyền, Quang Trung, Đinh Tiên Hoàng, Lý Công Uẩn. - 1 HS đọc, cả lớp theo dõi trong SGK. - Cho các em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này. - HS Nêu và viết các danh từ riờng trong bài, các từ viết dễ bị lẫn: Chúa Trời, A-đam, A-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn độ, Bra-hma, sac-lơ Đác- uyn, thế kỉ XIX - Học sinh gấp SGK, viết bài. - Học sinh soát lỗi. - Đọc yêu cầu bài tập 2. - Suy nghĩ làm bài- dùng bút chì gạch dưới các tên riêng, giải thích (miệng) cách viết những tên riêng. Các tên riêng là: Khổng Tử, Chu Văn Vương, Ngũ Đế, Chu, Cửu Phu, Khương Thái Công. ........................................ Thứ ba, ngày 28 tháng 02 năm 2017 Toán: Tiết 122 BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: Biết: - Tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. - Một năm nào đó thuộc thế kỉ nào. - Đổi đơn vị đo thời gian. II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu - Bảng nhóm, bút dạ III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Nêu tên các đơn vị đo thời gian mà em biết? - 1 giờ = ... phút; 1 phút = ... giây - Nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. GT bài: Tiết học hôm nay chúng ta ôn lại các đơn vị đo thời gian và lập bảng đơn vị đo thời gian. 2. Ôn tập các đơn vị đo thời gian. * Yêu cầu HS nêu lại tên đơn vị đo thời gian đã học, mối quan hệ ... - Cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? - HD HS cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào hai nắm tay hoặc 1 nắm tay. * Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian. Đổi từ năm ra tháng: Đổi từ giờ ra phút: Đổi từ phút ra giờ: 3. Luyện tập: * Bài 1: Làm miệng. - Gọi HS trả lời. - Nhận xét. * Bài 2: Làm theo cặp. - Phát phiếu học tập cho học sinh. - Nhận xét. * Bài 3: (a) - Nhận xét, đánh giá. C. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nhắc lại cách đổi một số đơn vị đo thời gian đó học. - Giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, thế kỉ. - Nêu và lập bảng như SGK - Năm nhuận tiếp theo là năm 2004, 2008,... => Năm nhuận là năm chia hết cho 4. + Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, còn chỗ lõm vào chỉ có 30 hoặc 28, 29 ngày. (tháng 2 năm nhuận mới có 29 ngày) - Học sinh đọc bảng đơn vị đo thời gian. * 5 năm = 12 tháng x 5 = 60 tháng. * 1 năm rưỡi = 1,5 năm = 12 tháng x 1,5 = 18 tháng * 3 giờ = 60 phút x 3 = 180 phút. * giờ = 60 phút x = 40 phút * 0,5 giờ = 60 phút x 0,5 giờ = 30 phút. *180 phút = 3 giờ * 216 phút = 3 giờ 36 phút = 3,6 giờ Cách làm: - Đọc yêu cầu bài. + 1671 thuộc thế kỉ 17 + 1794 thuộc thế kỉ 18 + 1804, 1869, 1886 thuộc thế kỉ 19. + 1903, 1946, 1957 thuộc thế kỉ 20 - Đọc yêu cầu bài 2. - Học sinh thảo luận làm theo nhóm đôi - Đọc yêu cầu bài: - Làm bài, chữa bài a) 72 phút = 1,2 giờ 270 phút = 4,3 giờ ............................................................ Luyện từ và câu: Tiết 49 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ (tr.71) I. Mục tiêu: - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu (ND ghi nhớ); hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu, làm được BT 2 ở mục III II. Đồ dùng dạy học: - Máy chiếu - Bút dạ và bảng phụ để làm bài tập 2. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Thêm các cặp từ thích hợp vào chỗ chấm để nối các vế câu ghép sau: + Tôi ăn sáng xong, mẹ tôi giục tôi đi học. + Trời .nắng, thời tiết oi bức. - Nhận xét. B. Dạy bài mới. 1. GT bài: Các em đó biết cách nối các vế câughép. Tiết học này các em sẽ học cách liên kết các câu trong một đoạn văn với nhau. 2. Nhận xét: * Bài 1: - Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. * Bài 2: - Giáo viên gọi học sinh trả lời. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. * Bài 3: - Việc lặp từ như vậy có tác dụng gì? - Giáo viên gọi học sinh trả lời. - Giáo viên chốt lại lời giải đúng. 3. Ghi nhớ: 4. . Luyện tập: * Bài 2: Giáo viên nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên và học sinh nhận xét rồi chốt lại lời giải đúng. - Trong đoạn văn những từ nào được lặp lại nhiều lần ? Lặp lại các từ đó có tác dụng gì ? C. Củng cố, dặn dò: - Để liên kết câu với câu đứng trước nó ta có thể làm như thế nào ? - Tóm tắt ND bài. - 2 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào nháp. - Nhận xét, chữa bài. - HS đọc y/c của BT, suy nghĩ trả lời câu hỏi. - Trong câu “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, đang múa quạt xoè hoa.”có từ đền lặp lại ở câu trước. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Nếu ta hay thế từ đền ở câu 2 bằng các từ nhà, chùa, trường, lớp thì nội dung 2 câu trên không còn ăn nhập với nhau. Câu 1 nói về đền Thượng còn câu 2 nói về ngôi nhà, ngôi chùa hoặc trường, hoặc lớp. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3, trả lời cầu hỏi. - Việc lặp lại như vậy giúp ta nhận ra sự liên kết giữa các câu văn. Nếu không có sự liên kết giữa các câu văn thì sẽ không tạo thành đoạn văn, bài văn. - Hai học sinh đọc lại nội dung ghi nhớ. - Cả lớp đọc thầm từng câu, từng đoạn văn. - Học sinh làm bài vào vở BT - Nối tiếp nhau điền từ vào ô trống - Các từ cần điền. Câu 1: Thuyền Câu 6: Chợ Câu 2: Thuyền Câu 7: Cá song Câu 3: Thuyền Câu 8: Cá chim Câu 4: Thuyền Câu 9: Tôm Câu 5: Thuyền - HS đọc lại bài đó điền hoàn chỉnh. - Từ thuyền, cá được lặp lại, có tác dụng liên kết câu. - Ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ đã xuất hiện ở câu trước. ............................................... Kể chuyện: Tiết 25 VÌ MUÔN DÂN (tr.73) I. Mục tiêu. - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. - Biết trao đổi và làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đại nghĩa. II. Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Cho HS kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. B. Dạy bài mới 1. GT bài: Tiết kể chuyện hôm nay các em sẽ nghe và kể lại câu chuyện: Vì muôn dân 2. HD HS kể chuyện a. GV kể: - Kể lần 1 và viết lên bảng những từ khó: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm- pa, sát Thát, giải nghĩa cho HS hiểu. - Vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện, chỉ lược đồ giới thiệu 3 nhân vật trong truyện. - Kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ. b. HS kể: * Kể lại từng đoạn câu chuyện: - Cho HS nêu nội dung chính của từng tranh. - Chia 3 đoạn theo tranh: - HS kể chuyện trong nhóm 3 (1HS /1 đoạn -> Kể cả câu chuyện) - Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. * Kể toàn bộ câu chuyện. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. + Câu chuyện nói về ai? Về điều gì? + Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? + Nếu anh em vua tôi nhà Trần không đoàn kết thì nước Việt lúc ấy sẽ thế nào? + Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta? - Câu chuyện có ý nghĩa gì? + Trong kho tàng ca dao, tục ngữ VN đã có nhiều câu khuyên mọi người trong đất nước đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, em hãy nêu ví dụ? C. Củng cố, dặn dò: => Nhờ có tinh thần đoàn kết mà các thế hệ VN đã bảo vệ, xây dựng đất nước tươi đẹp như ngày nay, các em cần phát huy và giữ vững truyền thống đoàn kết của dân tộc. - Tập kể lại câu chuyện - 1 HS kể chuyện. - Lắng nghe. - Nghe kể. - HS đọc thầm các yêu cầu của bài KC trong SGK. - Nêu nội dung chính của từng tranh. - Kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 2 nhóm thi kể từng đoạn theo tranh. - Các HS khác nhận xét, bổ sung. - Thi kể chuyện cá nhân và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện + Kể về Trần Hưng Đạo... + Hiểu về truyền thống đoàn kết, hũa thuận của dân tộc ta. + Nếu không đoàn kết thì sẽ mất nước) + Có truyền thống đoàn kết tốt, đoàn kết là sức mạnh vô địch. Nhờ đoàn kết mà chúng ta đã chiến thắng được kẻ thù. * Ý nghĩa: Ca ngợi Trần Hưng Đạo đã vì đại nghĩa mà xóa bỏ hiểm khích cá nhân với Trần Quang Khải để tạo nên khối đoàn kết chống giặc. VD: + Khôn ngoan đối đáp người ngoài Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. + Máu chảy ruột mềm + Môi hở răng lạnh + Anh em như ... Rách lành đùm bọc...đỡ đần. + Một cây làm ... nên hòn núi cao. ... ...................................................... Tập làm văn: Tiết 49 TẢ ĐỒ VẬT (tr.75) (Kiểm tra viết) I. Mục tiêu: - HS viết được một bài văn tả đồ vật đủ 3 phần (thân bài, mở bài, kết bài) rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng, lời văn tự nhiên. II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. Có mấy cách mở bài, kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật? B. Dạy bài mới: 1.GT bài: Kiểm tra viết tả đồ vật 2. Kiểm tra: - Mời 5 HS nối tiếp nhau đọc 5 đề kiểm tra trong SGK. - Nhắc HS: có thể viết theo một đề bài khác với đề bài trong tiết học trước. Nhưng tốt nhất là viết theo đề bài tiết trước đã chọn * Y/c HS viết bài. - Cho HS viết bài vào vở. - Hết thời gian thu bài. C. Củng cố, dặn dò: - Dặn HS đọc trước nd tiết TLV tới Tập viết đoạn đối thoại, để chuẩn bị cùng các bạn viết tiếp, hoàn chỉnh đoạn đối thoại cho màn kịch Xin Thái sư tha cho! - Lần lượt nhắc lại - HS nối tiếp đọc đề bài. - Lắng nghe. - HS lựa chọn đề bài để viết - Viết bài. -Thu bài. .................................... Hoạt động NGLL: THI CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN. I. Mục tiêu - HS biết cách chơi và chơi thành thạo một số trò chơi dân gian. - Thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian trong dịp tết, lễ hội, giờ ra chơi. - Rèn luyện sức khoẻ, sự khéo léo, nhanh nhẹn cho người chơi. - GD tinh thần đoàn kết, tính tập thể trong khi chơi. II. Quy mô hoạt động - Tổ chức theo quy mô khối lớp . III. Tài liệu phương tiện - Các trò chơi dân gian. - Các dụng cụ cần thiết phục vụ cho các trò chơi. IV. Các bước tiến hành. 1) Bước 1: Chuẩn bị - Trước một tuần GV phổ biến cho HS nắm được nội dung, hình thức thi, số lượng các đội tham dự và số người trông mỗi đội tương ứng với từng trò chơi. - Lập BGK gồm 3 người. - Cử người đóng vai trò làm quản trò. - Chuẩn bị phần thưởng cho đội thắng cuộc. 2) Tổ chức thực hiện - Trước khi hội thi bắt đầu GV giới thiệu đội văn nghệ lớp lên đống góp tiết mục văn nghệ. - Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do, giới thiêu nội dung thi, công bố danh sách BGK. - Các đội tham gia thi. - BGK đánh giá điểm trực tiếp. 3) Nhận xét, đánh giá: - GV khen ngợi và trao giải thưởng cho những đội thi tốt. - Công bố và trao giải cho những đội chơi xuất sắc. - Khuyến kích HS thường xuyên chơi các trò chơi dân gian. - GV nhận xét hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoạt động sau. ...................................................................................... Thứ tư, ngày 01 tháng 3 năm 2017 Tập đọc: Tiết 50 CỬA SÔNG (tr.74) I. Mục tiêu: - HS biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng thiết tha, gắn bó. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tình thuỷ chung, biết nhớ cội nguồn. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). - Học thuộc lòng 3, 4 khổ thơ. II. Đồ dùng dạy học:- Máy chiếu. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Kiểm tra bài Phong cảnh đền Hùng. - Nhận xét. B. Dạy bài mới: 1. Khám phá. - Cho HS quan sát tranh. => tìm hiểu bài thơ Cửa sông các em sẽ thấy được nhà thơ Quang Huy muốn nói lên điều gì? 2. Kết nối a. Luyện đọc: - Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn? - Cho HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. + Từ: tôm rảo, lưỡi súng, cần mẫn, bãi bồi, gió từ,... + Câu: Là cửa/ nhưng không then khóa. Mênh mông/ một vùng sông nước. - Đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài 1. Giới thiệu về cửa sông. -Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói về nơi sông chảy ra biển? - Cách giới thiệu ấy có gì hay? 2. Cửa sông là một địa điểm đặc biệt. - Theo bài thơ, cửa sông là một địa điểm đặc biệt như thế nào? Em hiểu như thế nào về câu thơ: “ Chất muối hòa trong vị ngọt Thành vùng nước lợ nông sâu” 3. Cửa sông luôn nhớ về cội nguồn. - Hãy nêu những hình ảnh nhân hoá trong khổ thơ cuối? - Phép nhân hoá ở khổ thơ cuối giúp tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của cửa sông đối với cội nguồn? => Qua hình ảnh cửa sông, tác giả muốn nói lên điều gì? c. Đọc diễn cảm: - HD đọc diễn cảm. - Cho HS thi đọc. C. Củng cố, dặn dò: - Bài thơ giúp em hiểu gì? - Nhận xét giờ học. - 3 HS đọc và trả lời câu hỏi, Nêu nội dung bài. - Quan sát. nêu nội dung tranh: Tranh vẽ cảnh một cửa sông, có nhiều con sông lớn chảy về từ các ngả, thuyền bè đi lại tấp nập. - Đọc bài. Mỗi khổ thơ là một đoạn. - 6 HS đọc nối tiếp/ mỗi em 1 khố thơ. - Luyện đọc từ, câu khó, giải nghĩa từ. - Đọc chú giải - Đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Theo dõi - Đọc khổ thơ 1: -Tác giả dùng những từ là cửa, nhưng không then khoá / Cũng không khép lại bao giờ. - Cách nói đó rất đặc biệt, rất hay, làm cho ta thấy cửa sông cũng như là một cái cửa nhưng khác với mọi cái cửa bình thường, không có then, không có khóa => cửa sông rất quen thuộc. - Đọc 4 khổ thơ tiếp theo: - Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để bồi đắp bãi bờ, nơi nước ngọt chảy vào biển rộng, nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi cá tôm hội tụ. - Nơi nước ngọt gặp nước mặn hòa lẫn vào nhau tạo thành vùng nước lợ - Đọc khổ thơ cuối bài - Hình ảnh nhân hoá: Dù giáp mặt cùng biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng....nhớ một vùng núi non. - Phép nhân hoá giúp tác giả nói được “tấm lòng” của sông không quên cội nguồn. *Ý nghĩa: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ca ngợi nghĩa tỡnh thủy chung, biết nhớ cội nguồn. - 6 HS đọc nối tiếp 6 khổ thơ, thống nhất giọng đọc - HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 4+ 5: Đọc theo cặp, thi đọc diễn cảm và học thuộc lũng. - Bài thơ nhắn nhủ mỗi người chúng ta, dù đi đâu, ở đâu cũng phải luôn nhớ về cội nguồn, quê hương nơi đã sinh ra ta. Toán: Tiết 123 CỘNG SỐ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - HS biết thực hiện phép cộng số đo thời gian. -Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - Bài tập cần làm: BT1(dòng 1, 2), BT2. II. Đồ dùng dạy học:- Máy chiếu III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm: 4 giờ = ... phút 2 giờ 15 phút = ... phút 2 ngày = .... giờ ; ngày = ... giờ - Nhận xét. B. Dạy bài mới. 1. GT bài: ... tìm hiểu cách cộng số đo thời gian a. Ví dụ 1:- Nêu ví dụ. + Muốn biết ô tô đó đi cả quãng đường từ Hà Nội đến Vinh hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. => Vậy: 3 giờ 15phút + 2 giờ 35 phút = 5giờ 50 phút b. Ví dụ 2: - Nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện. - Y/c HS lên bảng đặt tính rồi tính. * Lưu ý HS đổi 83 giây ra phút 83 giây = 1 phút 23 giây Vậy: 22 phút 58 giây + 22 phút 25 giây = 46 phút 23 giây. 2. Luyện tập: * Bài 1: (Dòng 1, 2) - Mời 1 HS nêu yêu cầu. - Cho HS làm bài vào nháp - Nhận xét, chữa bài: Yêu cầu HS Nêu lại cách thực hiện * Bài 2: - Hướng dẫn HS hiểu bài toán. - Cho HS làm vào vở. - Nhận xét. C. Củng cố, dặn dò: - Củng cố cách cộng số đo thời gian. - Nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. - 2 HS lên bảng, mỗi em làm 2 ý, cả lớp làm vào nháp. - Nhận xét, chữa bài. - Đọc lại bài toán. +Ta phải thực hiện phép cộng: 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút = ? 3 giờ 15 phút + 2 giờ 35 phút 5 giờ 50 phút - HS nêu cách tính - Thực hiện như VD1 22 phút 58 giây + 23 phút 25 giây 45 phút 83 giây (83 giây = 1 phút 23 giây) - Làm bài. 2 HS lên bảng: a) 7 năm 9 tháng + 5 năm 6 tháng = 13 năm 3 tháng 3 giờ 5 phút + 6 giờ 32 phút = 9 giờ 37 phút b) 3 ngày 20 giờ + 4 ngày 15 giờ = 8 ngày 11 giờ 4 phút 13 giây + 5 phút 15 giây = 9 phút 28 giây - Nhận xét. Nêu cách tính. *1 HS nêu yêu cầu. - Giải bài toán. 1 HS lên bảng chữa. Bài giải: Thời gian Lâm đi từ nhà đến Viện Bảo tàng Lịch sử là: 35 phút + 2 giờ 20 phút = 2 giờ 55 phút Đáp số: 2 giờ 55 phút. - Đổi vở kiểm tra. - 1 em nhắc lại. . Luyện từ và câu: Tiết 50 LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH THAY THẾ TỪ NGỮ I. Mục tiêu: - HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ (nội dung ghi nhớ). - Biết sử dụng cách thay thế từ ngữ để liên kết câu và tác dụng của việc thay thế đó. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, máy chiếu II. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Để liên kết một câu với câu đứng trước nó, ta có thể làm như thế nào? B. Dạy bài mới: 1. GT bài: Tiết học này các em cùng tìm hiểu cách liên kết câu bằng cách thay thế các từ ngữ. 2. Hướng dẫn làm BT: a. Nhận xột: * Bài tập 1: - Cho HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi: + Các câu trong bài nói về ai? Những từ ngữ nào cho biết điều đó? - Nhận xét. Chốt lời giải đúng. b. Ghi nhớ: SGK - Cho HS đọc phần ghi nhớ. 3. Luyện tập: * Bài 1: - Cho HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào vở BT - Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào? - Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì? - Nhận xét chốt lời giải đúng. * Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Yêu cầu viết đoạn văn đó thay thế. - Nhận xét, chữa bài. - Ta thay các từ ngữ như vậy có tác dụng gì? C. Củng cố, dặn dò: - Để tránh lặp lại các từ ngữ đó được dựng ở câu trước ta có thể làm như thế nào? - Ta có thể lặp lại trong câu ấy những từ ngữ đó xuất hiện ở câu trước. - Lắng nghe - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1. - Đọc bài và trả lời: + Các từ chỉ Trần Quốc Tuấn trong 6 câu trên lần lượt là: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Hưng Đạo Vương, Ông, Người. - 3 HS nối tiếp nhau đọc. - Thảo luận nhóm đôi. - Đại diện nhóm trình bày. + Từ anh (câu 2) thay cho Hai Long (câu1). + người liên lạc thay cho người đặt hộp thư + Từ anh (câu 4) thay cho Hai Long (câu 1) + Từ đó (câu 5) thay cho những vật gợi ra hình chữ V (câu 4). - Việc thay thế các từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu. - Thay thế cho những từ đó đứng ở câu trước bằng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa. - Đọc bài, Nêu yêu cầu BT - 2 HS viết vào bảng nhóm, lớp viết vào vở. - Chữa bài: Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. Nàng bảo chồng: - Thế này thị vợ chồng mình chết mất thôi. An Tiêm lựa lời an ủi vợ: - Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được. ( Từ nàng thay cho: vợ An Tiêm; chồng thay cho: An Tiêm). - Thay thế các từ ngữ bằng đại từ hoặc những từ đồng nghĩa. ......................................................................... Thứ năm, ngày 02 tháng 3 năm 2017 Toán: Tiết 124 TRỪ SỐ ĐO THỜI GIAN I. Mục tiêu: - Biết thực hiện phép trừ hai số đo thời gian. -Vận dụng giải các bài toán đơn giản. - Bài tập cần làm: BT1, BT2. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng nhóm, bút dạ. - Kĩ thuật “Các mảnh ghép) bài 1,2 III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Kiểm tra HS: Thực hiện phép cộng số đo thời gian. - Cho HS nêu cách tính. B. Dạy bài mới: 1.GT bài: ... tiết học này các em cùng tìm hiểu cách trừ số đo thời gian. 2. Hướng dẫn cách trừ số đo thời gian. a) Ví dụ 1: - Nêu ví dụ. + Muốn biết ô tô đó đi từ Huế đến Đà Nẵng hết bao nhiêu thời gian ta phải làm thế nào? - Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính. b) Ví dụ 2: - Nêu VD, hướng dẫn HS thực hiện: Đổi 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây. - Mời một HS lên bảng thực hiện. - Cho HS nêu cách thực hiện. 3. Luyện tập Kĩ thuật “Các mảnh ghép” bài 1,2 * Bài 1: - Y/c HS làm bài. - Nhận xét, chữa bài. - Yêu cầu HS nêu cách tính. * Bài 2: - Cho HS làm bài. - Yêu cầu HS đổi vở kiểm tra chéo. C. Củng cố, dặn dò: - Củng cố cách trừ số đo thời gian. - Nhận xét giờ học. - 2 HS lên bảng: 4giờ 35 phút + 8 giờ 42 phút = 13 giờ 17 phút 12 phút 43 giây + 5 phút 37 giây = 18 phút 20 giây - 2 em đọc lại bài toán. + Ta phải thực hiện phép trừ: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ? - Thực hiện: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút 2 giờ 45 phút Vậy: 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút - Nhắc lại cách tính. - Thực hiện: 3 phút 20 giây đổi thành 2 phút 80 giây 2 phút 80 giây - 2 phút 45 giây 0 phút 35 giây Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây. - HS nêu y/c BT + Bước 1: Làm bài theo nhóm. + Bước 2: các mảnh ghép a) 23 phút 25 giây - 15 phút 12 giây = 8 phút 13 giây b) 54 phút 21 giây - 21 phút 34 giây = 32 phút 47 giây c) 22 giờ 15 phút - 12 giờ 35 giây = 9 giờ 40 phút HS nêu yêu cầu. - Tự làm bài. 3 em lên bảng: a) 23 ngày12 giờ - 3 ngày 8 giờ = 20 ngày 4 giờ. b) 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ = 10 ngày 22 giờ c) 13 năm 2 thỏng – 8 năm 6 thỏng = 4 năm 8 thỏng Tập làm văn: Tiết 50 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI (tr.77) I. Mục tiêu: - Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ và những gợi ý của GV, viết tiếp được các lời đối thoại trong màn kịch với nội dung phù hợp (BT2). - HS khá, giỏi biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài; Bút dạ, bảng nhóm. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Nêu cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật. - Nêu những cách mở bài, kết bài trong bài văn tả đồ vật. B. Dạy bài mới: 1. GT bài: ...tập viết đoạn hội thoại. 2. Hướng dẫn HS luyện tập. * Bài tập 1: - Hướng dẫn HS đọc đoạn trích BT1. - Các nhân vật trong đoạn trích là ai? - Dáng điệu, vẻ mặt, thái độ của họ lúc đó như thế nào? * Bài tập 2: - GV nhắc HS: - SGK đã cho sẵn gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian, lời đối thoại giữa Trần Thủ Độ và phú nông. Nhiệm vụ của các em là viết tiếp các lời đối thoại (dựa theo 7 gợi ý) để hoàn chỉnh màn kịch. + Khi viết, chú ý thể hiện tính cách của hai nhân vật: Thái sư Trần Thủ Độ và phú nông. - Cho HS viết bài vào bảng nhóm theo nhóm 2. GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS. - Nhận xét bài của các nhóm. * Bài tập 3: - Cho nhóm HS khá, giỏi đọc phân vai màn kịch. C. Củng cố: - Qua đoạn kịch, em thấy thái sư là người như thế nào? - Lần lượt nêu. - 1HS đọc nội dung BT1. - Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ. - Thỏi sư Trần Thủ Độ, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu, vợ ông. - Thái sư nói rằng anh ta được Linh Từ Quốc Mẫu xin làm chức câu đương thì phải chặt một ngón chânNgười ấy sợ hãi, rối rít xin tha. + Thái sư: nét mặt nghiêm nghị, giọng nói sang sảng, cháu của Linh Từ Quốc Mẫu: vẻ mặt run sợ - 3 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập 2. Cả lớp đọc thầm. - HS nghe. - Một HS đọc lại 7 gợi ý về lời đối thoại. - HS viết đoạn đối thoại theo nhóm. - Đại diện các nhóm lên đọc lời đối thoại của nhóm. - Nhận xét, bình chọn nhóm viết những lời đối thoại hợp lí, hay nhất. - Thực hiện như hướng dẫn của GV. - Phát biểu Luyện toán: LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu. - HS nắm vững cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 25.docx