Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

- So sánh hai số thập phân.

 - Sắp xếp các số thập theo thứ tự từ bé đến lớn.

 - (Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a)

 II. Các hoạt động dạy-học:

 

doc53 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 532 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Trường Tiểu học Long Phú 1 - Tuần 8, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: HS sưu tầm thông tin V/. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Giới thiệu bài mới: Hiện nay ở nước ta bệnh viêm gan đang có chiều hướng gia tăng, bệnh viêm gan ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, đến sinh hoạt hàng ngày. Để hiểu cặn kẽ hơn căn bệnh này hôm nay cả lớp chúng ta cùng tìm hiểu bệnh viêm gan qua bài “Phòng bệnh viêm gan A” ® Giáo viên ghi bảng. 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nêu được nguyên nhân cách lây truyền bệnh viêm gan A . Nhận được sự nguy hiểm của bệnh viêm gan A * Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia lớp làm 6 nhóm (hoặc nhóm bàn) - Giáo viên phát câu hỏi thảo luận - Giáo viên yêu cầu đọc nội dung thảo luận - Nhóm 1, 3, 5 (Hoặc nhóm bàn). Nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát trang 32 . Đọc lời thoại các nhân vật kết hợp thông tin thu thập được. + Nguyên nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì? + Do vi rút viêm gan A + Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A? + Sốt nhẹ, đau ở vùng bụng bên phải, chán ăn. + Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào? + Bệnh lây qua đường tiêu hóa Ÿ Giáo viên chốt - Nhóm trưởng báo cáo nội dung (GV kẻ khung như SGK, nhóm thảo luận, đại diện nhóm lên dán băng giấy nội dung bài học vào bảng lớp) - Nhóm 2, 4, 6 * Hoạt động 2: Nêu cách phòng bệnh viêm gan A. Có ý thức thực hiện phòng bệnh viêm gan A . - Hoạt động nhóm đôi, cá nhân * Bước 1 : _GV yêu cầu HS quan sát hình và TLCH : +Chỉ và nói về nội dung của từng hình +Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm gan A _HS trình bày : +H 2: Uống nước đun sôi để nguội +H 3: Ăn thức ăn đã nấu chín +H 4: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi ăn +H 5: Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi đi đại tiện * Bước 2 : - Lớp nhận xét _GV nêu câu hỏi : +Nêu các cách phòng bệnh viêm gan A +Người mắc bệnh viêm gan A cần lưu ý điều gì ? +Bạn có thể làm gì để phòng bệnh viêm gan A ? _GV kết luận : (SGV Tr 69) * Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá. Muốn phòng bệnh cần “Ăn chín, uống sôi”, rửa sạch tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện. Con người sử dụng thức ăn, nước uống từ môi trường nên phải bảo vệ nguồn nước luôn sạch sẽ và đại tiện đúng nơi quy định. - Nghỉ ngơi, ăn thức ăn lỏng chứa nhiều chất đạm, vitamin. Không ăn mỡ, không uống rượu. * Hoạt động 3: Củng cố * Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi giải ô chữ. - 1 học sinh đọc câu hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên điền từ vào bảng phụ. 4. Tổng kết - dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị bài sau: Phòng tránh HIV/AIDS - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 16-Tuần 8 TẬP ĐỌC Trước cổng trời I. Mục tiêu: - Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp vùng cao nước ta. - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4. Thuộc lòng những câu thơ em thích. II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Tranh “Trước cổng trời” - Bảng phụ ghi đoạn thơ cần luyện đọc, cảm thụ. - Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh về khung cảnh thiên nhiên vùng cao. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Giới thiệu bài mới: - Giáo viên giới thiệu bài thơ: “Trước cổng trời” - Học sinh lắng nghe 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS luyện đọc *Hoạt động cá nhân, lớp - Cô mời 1 bạn đọc lại toàn bài - Học sinh đọc - Để đọc tốt bài thơ này, cô lưu ý các em cần đọc đúng các từ ngữ: khoảng trời, ngút ngát, sắc màu, vạt nương, Giáy, thấp thoáng. - Học sinh phát âm từ khó - Học sinh đọc từ khó có trong câu thơ. - GV mời 3 bạn xung phong đọc nối tiếp theo từng khổ. - 3 học sinh đọc nối tiếp nhau theo từng khổ + mời bạn nhận xét. - 3 bạn đã đọc xong, 3 bạn có quyền mời 3 bạn khác đọc nối tiếp lại. - 3 học sinh khác đọc nối tiếp lại + mời bạn nhận xét. - Cô mời 1 bạn đọc lại toàn bài thơ. - 1 học sinh đọc toàn bài thơ - Để giúp các em nắm nghĩa một số từ ngữ, GV mời hs đọc phần chú giải. - Học sinh giải nghĩa ở phần chú giải. - Giáo viên giải thích từ khó (nếu học sinh nêu thêm). - cổng trời (cổng lên trời, cổng của bầu trời). - áo chàm (áo nhuộm màu lá chàm, màu xanh đen mà đồng bào miền núi thường mặc). -nhạc ngựa (chuông con, trong có hạt, khi rung kêu thành tiếng, đeo ở cổ ngựa). - Để giúp các em nắm rõ hơn nội dung bài thơ, cô sẽ đọc lại toàn bài. - Học sinh lắng nghe * Hoạt động 2: Tìm hiểu bài *Hoạt động nhóm, lớp - Giáo viên chia nhóm ngẫu nhiên: + Trên tay cô có 5 loại hoa khác nhau, cô sẽ phát cho mỗi bạn 1 loại hoa bất kì. - Học sinh nhận hoa + GV mời các bạn có cùng loại hoa trở về vị trí nhóm của mình. - Học sinh trở về nhóm, ổn định, cử nhóm trưởng, thư kí. + GV mời đại diện các nhóm lên bốc thăm nội dung làm việc của nhóm mình. - Đại diện nhóm bốc thăm, đọc to yêu cầu làm việc của nhóm. - Nhóm 1,2: Đọc khổ thơ 1 - Nhóm 3,4: Đọc khổ thơ 2 và 3 - Nhóm 5,6: Đọc toàn bài thơ - Nhóm 7,8: Đọc toàn bài thơ - Yêu cầu học sinh thảo luận - Học sinh thảo luận - Giáo viên treo tranh “Cổng trời” . - Học sinh quan sát tranh ® Giáo viên chốt - Học sinh trả lời + kết luận tranh - Như vậy, các em đã vừa tìm hiểu xong nội dung mà tác giả Nguyễn Đình Ảnh muốn thông qua bài thơ gửi đến người đọc. Mời 1 bạn cho biết nội dung chính của bài? - Ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống trên miền núi cao, nơi có thiên nhiên thơ mộng, khoáng đạt, trong lành cùng với những con người chịu thương, chịu khó, hăng say lao động làm đẹp cho quê hương. * Hoạt động 3: Rèn đọc diễn cảm - Hoạt động cá nhân, nhóm - Đây là văn bản thơ. Để đọc tốt, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào? mời HS thảo luận nhóm đôi trong 2 phút. - Học sinh thảo luận nhóm đôi - Mời bạn... nêu giọng đọc? - giọng sâu lắng, ngân nga thể hiện niềm xúc động của tác giả trước vẻ đẹp của một vùng núi cao. - GV đưa bảng phụ có ghi sẵn khổ thơ. - 3hs thể hiện nhấn giọng, ngắt giọng. - Cô mời các bạn đọc nối tiếp theo bàn. - Học sinh đọc + mời bạn nhấn xét Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương * Hoạt động 4: Củng cố - Thi đua: Đọc diễn cảm (thuộc lòng khổ thơ 2 hoặc 3) (2 dãy) - Học sinh thi đua Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết – dặn dò: - Xem lại bài - Chuẩn bị: “Cái gì quý nhất?” - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 39-Tuần 8 TOÁN Luyện tập chung ( Giảm tải) I. Mục tiêu: - Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân. - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - (Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4a) II. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Mong đợi ở học sinh 1. Khởi động: - Hát 3. Giới thiệu bài mới: Luyện tập chung 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Ôn tập đọc, viết, so sánh số thập phân * Hoạt động cá nhân, nhóm Ÿ Bài 1: Nêu yêu cầu bài 1 - 1 học sinh nêu - Tổ chức cho học sinh tự đặt câu hỏi để học sinh khác trả lời. - Hỏi và trả lời - Học sinh sửa miệng bài 1 - Nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - Tổ chức cho học sinh hỏi và học sinh khác trả lời. - Hỏi và trả lời - Học sinh sửa bài bảng - Nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - 1 học sinh đọc - Giáo viên cho học sinh thi đua ghép các số vào giấy bìa đã chuẩn bị sẵn. - Học sinh làm theo nhóm - Học sinh dán bảng lớp - Học sinh các nhóm nhận xét - Nhóm nào làm nhanh lên dán ở bảng lớp. Ÿ Giáo viên nhận xét, đánh giá * Hoạt động 2: Ôn tập chính nhanh *Hoạt động cá nhân, nhóm bàn Ÿ Bài 4 a: Chỉ làm phần a. - 1 học sinh đọc đề - Giáo viên cho học sinh thi đua làm theo nhóm. - Học sinh thảo luận làm theo nhóm - Nhóm nào có cách làm nhanh nhất sẽ trình bày ở bảng. - Cử đại diện làm phần a Ÿ Giáo viên nhận xét, đánh giá - Lớp nhận xét, bổ sung * Hoạt động 3: Củng cố * Hoạt động lớp - Nêu nội dung vừa ôn - Học sinh nêu - Giáo viên cho bài toán ở bảng phụ, giải thích luật chơi: “Bác đưa thư” - - Học sinh làm. Chọn đáp số đúng Ÿ Nhận xét, tuyên dương 5. Tổng kết - dặn dò: - Ôn lại các quy tắc đã học - Chuẩn bị: “Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân” - Nhận xét tiết học III. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Phấn màu - Bảng phụ - Học sinh: Vở nháp - SGK - Bảng con Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 8-Tuần 8 ĐỊA LÍ Dân số nước ta Giáo dục Bảo vệ Môi trường mức độ: bộ phận I. Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam. + Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới. + Dân số nước ta tăng nhanh. - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành. + Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân số và sự tăng dân số. II. Các phương tiện dạy-học: + GV: Bảng số liệu về dân số các nước ĐNÁ năm 2004. Biểu đồ tăng dân số. + HS: Sưu tầm tranh ảnh về hậu quả của tăng dân số nhanh. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: 2. Bài cũ: “Ôn tập”. Nhận xét đánh giá. 3. Giới thiệu bài mới: “Tiết địa lí hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về dân số nước ta”. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Dân số + Tổ chức cho học sinh quan sát bảng số liệu dân số các nước Đông Nam Á năm 2004và trả lời: Năm 2004, nước ta có số dân là bao nhiêu? Số dân của nước ta đứng hàng thứ mấy trong các nước ĐNÁ? ® Kết luận: Nước ta có diện tích trung bình nhưng lại thuộc hàng đông dân trên thế giới. v Hoạt động 2: Gia tăng dân số - Cho biết số dân trong từng năm của nước ta. Nêu nhận xét về sự gia tăng dân số ở nước ta? ® Dân số nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu người . v Hoạt động 3: Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số nhanh. Dân số tăng nhanh gây hậu quả như thế nào? + Giáo viên *Dân số tăng nhanh là sức ép rất lớn đối với môi trường, dân số đông làm cho việc khai thác môi trường càng tăng, gay nên kiệt quệ môi trường. Vậy nên chúng ta phải thực hiện tốt các biện pháp nhằm làm giảm việc tăng dân số. Þ Trong những năm gần đây, tốc độ tăng dân số ở nước ta đã giảm nhờ thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình. v Hoạt động 4: Củng cố. + Yêu cầu học sinh sáng tác những câu khẩu hiệu hoặc tranh vẽ tuyên truyền, cổ động KHHGĐ. + Nhận xét, đánh giá. 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “Các dân tộc, sự phân bố dân cư”. Nhận xét tiết học. + Hát + Nêu những đặc điểm tự nhiên VN. + Nhận xét, bổ sung. + Nghe. *Hoạt động cá nhân, lớp. + Học sinh, trả lời và bổ sung. 78,7 triệu người. Thứ ba. + Nghe và lặp lại. *Hoạt động nhóm đôi, lớp. + Học sinh quan sát biểu đồ dân số và trả lời. 1979 : 52,7 triệu người 1989 : 64, 4 triệu người. 1999 : 76, 3 triệu người. Tăng nhanh bình quân mỗi năm tăng trên 1 triệu người. + Liên hệ dân số địa phương: TPHCM. *Hoạt động nhóm, lớp. Thiếu ăn Thiếu mặc Thiếu chỗ ở Thiếu sự chăm sóc sức khỏe Thiếu sự học hành *Hoạt động nhóm, lớp. + Học sinh thảo luận và tham gia. + Lớp nhận xét. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 8-Tuần CHÍNH TẢ( Nghe- viết) Kì diệu rừng xanh I. Mục tiêu: - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Tìm được các tiếng chứa yê/ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3). II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Giấy ghi nội dung bài 3 - Học sinh: Bảng con, nháp III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Giáo viên đọc cho học sinh viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia có trong các thành ngữ sau để kiểm tra cách đánh dấu thanh. + Sớm thăm tối viếng + Trọng nghĩa khinh tài + Ở hiền gặp lành + Làm điều phi pháp việc ác đến ngay. + Một điều nhịn là chín điều lành + Liệu cơm gắp mắm - 3 học sinh viết bảng lớp - Lớp viết nháp - Lớp nhận xét - Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các nguyên âm đôi iê, ia. Ÿ Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Giới thiệu bài mới: - Kì diệu rừng xanh. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS nghe - viết *Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. - Học sinh lắng nghe - Giáo viên nêu một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn: mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn. - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc đồng thanh - Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết cho học sinh. - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. - Học sinh viết bài - Giáo viên đọc lại cho HS dò bài. - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi - Giáo viên chấm vở * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp Ÿ Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm - Học sinh gạch chân các tiếng có chứa yê, ya : khuya, truyền thuyết, xuyên , yên - Học sinh sửa bài Ÿ Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - 1 học sinh đọc đề - Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài Ÿ Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài thơ Ÿ Bài 4: Yêu cầu HS đọc bài 4 - 1 học sinh đọc đề - Lớp quan sát tranh ở SGK Ÿ Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài - Lớp nhận xét * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm bàn - Giáo viên phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm tiếng có các con chữ. - HS thảo luận sắp xếp thành tiếng với dấu thanh đúng vào âm chính. Ÿ GV nhận xét - Tuyên dương - Học sinh nhận xét - bổ sung 5. Tổng kết - dặn dò: -Xem lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà. - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 40-Tuần 8 TOÁN Viết các số đo độ dài dưới dang số thập phân I. Mục tiêu: - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản). - (Bài 1, bài 2, bài 3) II. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Mong đợi ở học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Giới thiệu bài mới: “Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân” 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: 1/ Hệ thống bảng 1đơn vị đo độ dài: * Hoạt động cá nhân, lớp - GV hỏi - HS trả lời - học sinh thực hành điền vào vở nháp đã chuẩn bị sẵn ở nhà; giáo viên ghi bảng: - Nêu các đơn vị đo độ dài bé hơn m. dm ; cm ; mm - Kể tên các đơn vị đo độ dài > m. km ; hm ; dam 2/ Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài liền kề: 1 km bằng bao nhiêu hm 1 km = 10 hm 1 hm bằng 1 phần mấy của km 1 hm = km hay = 0,1 km 1 hm bằng bao nhiêu dam 1 hm = 10 dam 1 dam bằng bao nhiêu m 1 dam = 10 m 1 dam bằng bao nhiêu hm 1 dam = hm hay = 0,1 hm - Tương tự các đơn vị còn lại 3/ GV cho học sinh nêu quan hệ giữa 1 số đơn vị đo độ dài thông dụng: - Mỗi đơn vị đo độ dài bằng (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó. - Giáo viên đem bảng phụ ghi sẵn: 1 km = m 1 m = cm 1 m = mm 1 m = km = km 1 cm = m = m 1 mm = m = m - Học sinh hỏi - Học sinh trả lời - Giáo viên ghi kết quả - Giáo viên giới thiệu bài dựa vào kết quả: từ 1m = 0,001km 1mm = 0,001m Ghi bảng: Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. * Hoạt động 2: HDHS đổi đơn vị đo độ dài dựa vào bảng đơn vị đo *Hoạt động nhóm đôi - Giáo viên cho HS làm bài 1 - Học sinh thảo luận 8m 6 dm = km Học sinh nêu cách làm 8 m 6 dm = 8 6 m = 8,6 m 10 2 dm 2 cm = dm 3 m 7 cm = m 23 m 13 cm = m - Học sinh trình bày theo hiểu biết của các em. - Học sinh thảo luận tìm cách giải đổi ra vở nháp. * Học sinh thảo luận tìm được kết quả và nêu ý kiến: - Thời gian 5’ 1/ Học sinh đưa về phân số thập phân ® chuyển thành số thập phân * Giáo viên đồng ý với cách làm đúng và giới thiệu cách đổi nhờ bảng đơn vị đo. * Bước 1: Điền từng hàng đơn vị đo vào bảng (mỗi hàng 1 chữ số). Bước 2: Đặt dấu phẩy hoặc dời dấu phẩy sau đơn vị đề bài hỏi. * Hoạt động 3: Luyện tập * Hoạt động cá nhân, lớp Ÿ Bài 2: - Giáo viên yêu cầu HS đọc đề - Học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu HS làm vở - Học sinh làm vở - Giáo viên nhận xét, sửa bài - HS sửa bài trên bảng lớp Ÿ Bài 3: - Giáo viên yêu cầu HS đọc đề - Học sinh đọc đề - Giáo viên yêu cầu HS làm vở - Học sinh làm vở - Học sinh sửa bài, nhận xét - HS nhắc lại kiến thức vừa học. - Mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề? 346m = hm 7m 8cm = m 8m 7cm 4mm = cm - Tên đơn vị lớn hơn m, nhỏ hơn m? 4. Tổng kết - dặn dò: - Nhắc hs ôn lại kiến thức vừa học. - Chuẩn bị bài sau: “Luyện tập” - Nhận xét chung tiết học. III. Các phương tiện dạy-học: - GV: Kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài chỉ ghi đơn vị đo làm. Bảng phụ, phấn màu, tình huống giải đáp. - HS: Bảng con, vở nháp kẻ sẵn bảng đơn vị đo độ dài. SGK, vở bài tập. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 8-Tuần 8 KỂ CHUYỆN Kể chuyện đã nghe, đã đọc Giáo dục Bảo vệ Môi trường mức độ: trực tiếp Đề bài : Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về quan hệgiữa con người với thiên nhiên . I. Mục tiêu: -Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. -Biết trao đổi về trách nhiệm của con người đối với thiên nhiên, biết nghe và nhận xét lời kể cuả bạn. II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Câu chuyện về con người với thiên nhiên (cung cấp cho học sinh nếu các em không tìm được). - Học sinh : Câu chuyện về con người với thiên nhiên. III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 2. Giới thiệu bài mới: - Giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ tập kể những câu chuyện đã được nghe, được đọc nói về quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên. -HS lắng nghe 3. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: HDHS hiểu đúng yêu cầu của đề. * Hoạt động lớp - Gạch dưới những chữ quan trọng trong đề bài. - Đọc đề bài Đề: Kể một câu chuyện em đã được nghe hay được đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Nêu các yêu cầu. - Đọc gợi ý trong SGK/91 - Hướng dẫn để học sinh tìm đúng câu chuyện. - Cả lớp đọc thầm gợi ý và tìm cho mình câu chuyện đúng đề tài, sắp xếp lại các tình tiết cho đúng với diễn biến trong truyện. - Nhận xét chuyện các em chọn có đúng đề tài không? - Lần lượt học sinh nối tiếp nhau nói trước lớp tên câu chuyện sẽ kể. * Gợi ý: - Giới thiệu với các bạn tên câu chuyện (tên nhân vật trong chuyện) em chọn kể; em đã nghe, đã đọc câu chuyện đó ở đâu, vào dịp nào. - Kể diễn biến câu chuyện - Nêu cảm nghĩ về câu chuyện. * Chú ý kể tự nhiên, có thể kết hợp động tác, điệu bộ cho câu chuyện thêm sinh động. * Hoạt động 2: Thực hành kể và trao đổi về nội dung câu chuyện. *Hoạt động nhóm, lớp - Nêu yêu cầu: Kể chuyện trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện. Đại diện nhóm kể chuyện hoặc chọn câu chuyện hay nhất cho nhóm sắm vai kể lại trước lớp. - Học sinh kể chuyện trong nhóm, trao đổi về ý nghĩa của truyện. - Nhóm cử đại diện thi kể chuyện trước lớp. - Trả lời câu hỏi của các bạn về nội dung, ý nghĩa của câu chuyện sau khi kể xong. - Nhận xét, tính điểm về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, khả năng hiểu câu chuyện của người kể. - Lớp trao đổi, tranh luận * Hoạt động 3: Củng cố * Hoạt động nhóm đôi, lớp - Lớp bình chọn người kể chuyện hay nhất trong giờ học. - Lớp bình chọn - Câu hỏi * Con người cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên? - Thảo luận nhóm đôi - Đại diện trả lời Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương - Nhận xét, bổ sung * Bảo vệ thiên nhiên chính là những việc làm để con người tự bảo vệ mình. Vì vậy càng làm cho chúng ta yêu quí thiên nhiên hơn, có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh các em nhiều hơn. 4. Tổng kết - dặn dò: - Tập kể chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 16-Tuần 8 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Luyện tập về từ nhiều nghĩa ( Giảm tải) I. Mục tiêu: - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1. - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3). II. Các phương tiện dạy-học: - Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập 2 - Bộ dụng cụ chia nhóm ngẫu nhiên - Học sinh : Chuẩn bị câu hỏi để kiểm tra bài cũ (hỏi bạn) III. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 3. Giới thiệu bài mới: “Luyện tập về từ nhiều nghĩa” 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Nhận biết và phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm. * Hoạt động nhóm, lớp - Tổ chức cho học sinh thảo luận - Chia 6 nhóm ngẫu nhiên. * Yêu cầu: - Thảo luận (5 phút) Trong các từ gạch chân dưới đây, những từ nào là từ đồng âm với nhau, từ nào là từ nhiều nghĩa? * Nhóm 1 và 4: - Lúa ngoài đồng đã chín vàng. - Tổ em có chín học sinh - Nghĩ cho chín rồi hãy nói - chín 2 và chín 1,3: từ đồng âm - chín 1 và chín 3: từ nhiều nghĩa Ÿ lúa chín: đã đến lúc ăn được Ÿ nghĩ chín: nghĩ kĩ, đã nói. * Nhóm 2 và 5: - Bát chè này nhiều đường nên ăn rất ngọt. - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại. - Ngoài đường, mọi người đã đi lại nhộn nhịp. - đường 1 và đường 2,3: từ đồng âm - đường 2 và đường 3: từ nhiều nghĩa. Ÿ đường 2: đường dây liên lạc Ÿ đường 3: con đường để mọi người đi lại. * Nhóm 3 và 6: - Những vạt nương màu mật Lúa chín ngập lòng thung. - Chú Tư lấy dao vạt nhọn đầu chiếc gậy tre. - Những người Giáy, người Dao Đi tìm măng, hái nấm Vạt áo chàm thấp thoáng Nhuộm xanh cả nắng chiều. - vạt 2 và vạt 1,3: từ đồng âm - vạt 1 và vạt 3: từ nhiều nghĩa Ÿ vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi. Ÿ vạt 2: một mảnh áo - Trình bày kết quả thảo luận - Nhận xét, bổ sung * Chốt: - Nghĩa của từ đồng âm khác hẳn nhau. - Lặp lại nội dung giáo viên vừa chốt. - Nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau. Þ Ghi bảng * Hoạt động 2: Xác định đúng nghĩa gốc, nghĩa chuyển của 1 từ. *Hoạt động nhóm cặp - Treo bảng phụ ghi VD2: a,b,c - Quan sát, đọc - Yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp và tìm hiểu xem trong mỗi phần a) b) c) từ “xuân” được dùng với nghĩa nào. - Thảo luận và trình bày (lên bảng phụ gạch 1 gạch dưới nghĩa gốc, 2 gạch dưới nghĩa chuyển). a) Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. - Nghĩa gốc: chỉ một mùa của năm: mùa xuân. b) Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán So với ông Bành vẫn thiếu niên - Nghĩa chuyển: “xuân” có nghĩa là tuổi, năm. c) Ông Đỗ Phủ . Tôi nay đã ngoài 70 xuân, nhưng tinh thần vẫn rất sáng suốt. - Lớp theo dõi, nhận xét * Hoạt động 3: Phân biệt nghĩa một số tính từ * Hoạt động cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc bài 3/96 - Đọc yêu cầu bài 3/96 - Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong 3 phút, ghi ra nháp và đặt câu nối tiếp. - Đặt câu sau suy nghĩ 3 phút. - Lớp nhận xét và tiếp tục đặt câu. * Hoạt động 4: Củng cố - Hoạt động lớp, nhóm - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Từ có 1 nghĩa gốc và 1 hay một số nghĩa chuyển. - Làm thế nào để phân biệt từ nhiều nghĩa và từ đồng âm? - TĐÂ: nghĩa khác hoàn toàn - TNN: nghĩa có sự liên hệ - Tổ chức thi đua nhóm bàn - Thảo luận, ghi từ ra giấy nháp. - Yêu cầu tìm ví dụ về từ nhiều nghĩa. Đặt câu. - Trình bày - Nhận xét, bổ sung - Tổng kết kết quả thảo luận 5. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị bài sau: “Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên” - Nhận xét chung tiết học. Rút kinh nghiệm Thứ ngày tháng năm 20. Kế hoạch dạy – học Tiết 16-Tuần 8 KHOA HỌC Phòng tránh HIV/AIDS GDBVMTmức độ: bộ phận-GD KNS I/. Mục tiêu: - Học sinh biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/AIDS. - GDBVMT: Môi trường xã hội làm mạnh là một trong những cách phòng tránh nhiễm bệnh HIV/ AIDS qua đường máu. Vì vậy chúng ta phải chú ý cẩn thận phòng bệnh và tham giavex tranh ảnh, sưu tầm thông tin và cổ động giúp mọi người phòng tránh bệnh II/ Cc kĩ năng sống cơ bản: - Kĩ năng tịm kiếm, xử lý thông tin, trình bài hiểu biết về bệnh HIV/ AIDSvà cách phòng tránh HIV/ AIDS - Kĩ năng hợp tác giữa các thành vin trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lm. III/. Các phương php kĩ thuật dạy- học : - Động não/ lập sơ đồ tư duy - Hỏi đáp chuyên gia - Làm việc theo nhóm. IV/. Các phương tiện dạy –học: - Giáo viên: Hình vẽ trong SGK/35 - Các bộ phiếu hỏi - đáp có nội dung như trang 34 SGK (đủ cho mỗi nhóm 1 bộ). - Học sinh: Sưu tầm các tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các thông tin về V/. Các hoạt động dạy-học: *Hoạt động của giáo viên *Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: - Hát 3. Giới thiệu bài mới: “Phòng tránh HIV / AIDS” - Ghi bảng tựa bài 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chơi “Ai nhanh - Ai đúng” * Hoạt động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTuần 8.doc
Tài liệu liên quan