Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 2

LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC

I. Mục tiêu:

- Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học

(BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3).

- Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4).

- Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước.

II.Chuẩn bị: - Bút dạ, một vài từ phiếu khổ to để HS làm bài tập 2, 3, 4.

- Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô gắn với bài học).

 III. Hoạt động học:

A. Hoạt động cơ bản.

* Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học.

- Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học.

 

doc23 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 582 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tập tổ chức cho các bạn khởi động 2. Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch phấn đấu: *Việc 1: Cá nhân dựa vào gợi ý ở SGK để đưa ra một số chỉ tiêu phấn đấu . *Việc 2: Chia sẻ ý kiến với các bạn trong nhóm về: - Nội dung các tiêu chí ? - Để phấn đấu chúng ta cần thực hiện như thấ nào? - Theo bạn, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là học sinh lớp 5? *Việc 3: Nhóm trưởng tổng hợp ý kiến, tổ chức cho các bạn trình bày. *Việc 4: Chia sẻ với các nhóm khác. B. Hoạt động thực hành: 1. Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 mà em biết: *Việc 1: Cá nhân giới thiệu về tấm gương mà mình biết (Qua thực tế, sách, báo TN Tiền phong...) *Việc 2: Chia sẻ với các bạn về những điểm mà các em cần học tập, noi gương. *Việc 3: Tổ chức cho các bạn kể trong nhóm, 2-3 bạn kể trước lớp. 2. Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về đề tài: Trường em - Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn trong nhóm trình bày sản phẩm của mình. - Cử đại diện nhóm tham gia hội thi : Tuổi hồng (lần 1) của lớp. C. Hoạt động ứng dụng : - Cá nhân tự suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình và chia sẻ ý kiến với người thân. Ngày soạn: 26 /8 /2017. Ngày dạy: Thứ 3 /29 /8 /2017. TOÁN: Tiết 7. ÔN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ. I.Mục tiêu: - HS biết cộng (trừ) hai phân số có cùng mẫu số và khác mẫu số. HSK,G làm thêm bài nâng cao ở PHT. - HS coù yù thöùc trình baøy baøi saïch ñeïp khoa hoïc. II.Chuẩn bị: -Phiếu học tập. III.Hoạt động học: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. A. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm BT 1 vào nháp. -Trao đổi nhóm 2. Thống nhất cả nhóm -Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. -Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 2: Mở SGK, đọc và làm vào vở bài tập 2. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: Đọc và làm vào vở bài tập 3. - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. * Học sinh khá giỏi làm xong trước thì làm bài ở PHT: Cho phân số . Hãy tìm một số sao cho đem tử số cộng với số đó và đem mẫu số trừ đi số đó ta được phân số mới bằng phân số tối giản . Đ/A: Tổng của tử số và mẫu số của phân số đã cho là: 13 + 57 = 70 Khi thêm vào tử số a đơn vị và bớt đi a đơn vị ở mẫu số thì tổng của tử số và mẫu số không đổi và vẫn bằng 70. Do rút gọn phân số được phân số mới là nên ta có sơ đồ: Tử số mới: 70 Mẫu số mới: Tổng số phần bằng nhau giữa mẫu số và tử số của phân số mới là: 3 + 7 = 10 (phần) Tử số của phân số mới là: 70 : 10 3 = 21. Số a cần tìm là: 21 – 13 = 8 Vậy số cần tìm là 8. * Việc 4: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi.Thống nhất nội dung đã đạt, nội dung cần bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng để thực hiện tính nhanh các phép tính liên quan đến cộng( trừ) phân số trong cuộc sống hàng ngày. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỔ QUỐC I. Mục tiêu: - Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học (BT1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc (BT2); tìm được một số từ chứa tiếng quốc (BT3). - Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương (BT4). - Giáo dục hs tình yêu quê hương đất nước. II.Chuẩn bị: - Bút dạ, một vài từ phiếu khổ to để HS làm bài tập 2, 3, 4. - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt (hoặc một vài trang phô tô gắn với bài học). III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản. * Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. B. Hoạt động thực hành. HS làm bài tập 1,2,3. Việc 1: Làm bài 1: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - Em cùng bạn thảo luận và làm bài. - NT tổ chức cho các bạn trình bày kết quả làm việc. - NT thống nhất kết quả, báo cáo với cô giáo. Việc 2: Làm bài 2: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - NT tổ chức cho các bạn làm việc trong nhóm. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Báo cáo cô giáo những việc các em đã làm được. Việc 3: Làm bài 3: - Em đọc yêu cầu của bài tập. - Cá nhân tự làm bài tập vào vở. - NT gọi các bạn trình bày kết quả làm việc. Cả nhóm nhận xét, thống nhất kết quả. Việc 4: Làm bài 4:Đặt câu - Em đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - NT tổ chức cho các bạn trình bày. - Cả nhóm nhận xét, tuyên dương những bạn có câu hay. - Báo cáo cô giáo kết quả làm việc của nhóm. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà em tìm hiểu thêm những từ ngữ nói về chủ đề Tổ quốc. Ngày 29 / 8 / 2017 Tổ trưởng Ngày soạn: 26 /8 /2017. Ngày dạy: Thứ 4 /30 /8 /2017. TOÁN: Tiết 8. ÔN TẬP PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ I.Mục tiêu: - Biết thực hiện phép nhân và phép chia hai phân số. - Hs thực hiện thành thạo các phép tính nhân chia phân số. - Giáo dục hs tính cẩn thận, chính xác. II.Chuẩn bị: -Phiếu học tập. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản. *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. -GVgiới thiệu bài học. B. Hoạt động thực hành. *Việc 1: Làm BT 1 vào nháp. -Trao đổi nhóm 2. Thống nhất cả nhóm .Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 2: Mở SGK , đọc và làm vào vở bài tập 2. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: Đọc và làm vào vở bài tập 3. - Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. * Học sinh khá giỏi làm xong trước thì làm bài ở PHT: Cho phân số . Hãy tìm một số sao cho đem tử số trừ đi số đó và đem mẫu số cộng với số đó ta được phân số mới bằng phân số tối giản . * Việc 4: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi.Thống nhất nội dung đã đạt, nội dung cần bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: Vận dụng để thực hiện tính nhanh các phép tính liên quan đến nhân(chia) phân số trong cuộc sống hàng ngày. TẬP ĐỌC: SẮC MÀU EM YÊU. I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Hiểu nội dung, ý nghĩa bài thơ: Tình yêu quê hương, đất nước với những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK). 2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. - Thuộc lòng những khổ thơ em thích. 3. Thái độ: -HS yêu quê hương đất nước, yêu thiên nhiên, con người và sự vật. 4. Năng lực: Góp phần phát triển năng lực ngôn ngữ: đọc đúng, đọc diễn cảm. II.Chuẩn bị: - Tranh minh họa ở sgk. III.Hoạt động học: A.Hoạt động cơ bản. *Khởi động: -Ban văn nghệ tổ chức cho các bạn chơi trò chơi khởi động tiết học. -Giáo viên giới thiệu tiết học. *Hình thành kiến thức: 1.Quan sát và trả lời câu hỏi: *Việc 1: Hoạt động nhóm. -Nhóm trưởng mời các bạn cùng trao đổi, chia sẻ bức tranh của bài học: Bức tranh vẽ cảnh gì? *Việc 2:-Nhóm trưởng đề nghị bạn thư kí tổng kết ý kiến thống nhất của cả nhóm và báo cáo cô giáo. -Gv dẫn dắt vào bài học. 2.Nghe đọc bài: (Hoạt động cả lớp). -Nghe 1 bạn đọc bài.Các bạn theo dõi, đọc thầm. 3.Đọc từ ngữ và lời giải nghĩa: +Hoạt động cá nhân. -Lần lượt đọc thầm các từ ngữ và lời giải nghĩa. +Hoạt động nhóm 2. -Nói cho nhau nghe nghĩa của các từ. 4.Cùng luyện đọc:(Hoạt động nhóm,cả lớp). *Việc 1: -Nhóm trưởng chỉ đạo luyện đọc từ khó. *Việc 2: Nhóm trưởng tổ chức cho các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm. *Việc 3:Trưởng ban học tập tổ chức cho các nhóm đọc trước lớp và nhận xét, bình chọn cho bạn đọc tốt. -1 bạn đọc cả bài-Lớp đọc thầm. 5.Thảo luận, trả lời câu hỏi: (HĐ cá nhân, nhóm) - Mỗi bạn tự đọc thầm bài và trả lời lần lượt các câu hỏi trong SGK. - Nhóm trưởng điều hành các bạn thảo luận theo từng câu hỏi. Nêu nội dung bài. - Ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Báo cáo cô giáo những việc em đã làm được, nhận xét, bổ sung. B. Hoạt động thực hành: - Các nhóm tự chọn những khổ thơ mà các em yêu thích và học thuộc lòng. - NT tổ chức cho các bạn luyện đọc. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm thi đọc thuộc lòng trước lớp. - Cả lớp bình chọn nhóm đọc hay. - Nhận xét, tuyên dương. C. Hoạt động ứng dụng: -Về nhà học thuộc bài thơ. TÂP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. Mục tiêu: - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong bài Rừng trưa và Chiều tối (BT1). - Dựa vào dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày đã lập trong tiết trước, viết một đoạn văn có các chi tiết và hình ảnh hợp lí (BT2). - Giáo dục hs cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên và có ý thức bảo vệ. II. Chuẩn bị: - Tranh, ảnh rừng tràm (nếu có). - Những ghi chép và dàn ý HS đã lập khi quan sát cảnh một buổi trong ngày đã cho về nhà của tiết tập làm văn trước. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn lại kiến thức: Thế nào là văn miêu tả? Nêu cấu tạo ba phần của bài văn tả cây cối? - Lớp nhận xét. - GV giới thiệu bài học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm bài 1. - Em đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. - 2 bạn cùng bàn làm bài vào phiếu: Ghi lại những hình ảnh em thích và nêu lí do. - NT gọi lần lượt từng cặp trình bày . - Thống nhất kết quả trong nhóm - Báo cáo cùng cô giáo. *Việc 2: Làm bài 2. - Em đọc nêu yêu cầu bài tập. - Em làm bài cá nhân: lập dàn bài sau đó, viết một đoạn văn cho phần thân bài. - Ban học tập tổ chức cho cả lớp cùng chia sẻ kết quả bài làm. C. Hoạt động ứng dụng: - Quan sát một cảnh thiên nhiên mà em thích. ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN VĂN TẢ CẢNH. I.Mục tiêu: - Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần. - Phân tích cấu tạo của một bài văn tả cảnh cụ thể. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II.Chuẩn bị: - Phiếu học tập ;Vở tự ôn luyện. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động:-CTHĐTQ điều hành chơi trò chơi khởi động. *Gv nêu mục tiêu tiết học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Đọc đoạn văn tả cảnh và trả lời câu hỏi bài tập 7 (Trang8-Vở tự ôn luyện). -Một học sinh đọc to bài văn, cả lớp đọc thầm. -Đọc thầm và làm bài theo nhóm 2. -Chia sẻ trong nhóm. -Đại diện một số nhóm chia sẻ trước lớp. *Việc 2: Lập dàn ý « Bài văn tả cảnh một buổi sáng trên cánh đồng ». -Hs làm bài cá nhân vào vở nháp. -Chia sẻ bài trong nhóm. -Một số hs chia sẻ bài trước lớp. Nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng. -Từ dàn ý đã lập về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh. LỊCH SỬ: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I. Mục tiêu: - Học sinh biết: + Những đề nghị chủ yếu để canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. + Nhân dân đánh giá về lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ như thế nào. - HS nắm chắc kiến thức, hiểu rõ về Nguyễn Trường Tộ với những biện pháp canh tân đất nước nửa sau thế kỉ XIX, tham gia tích cực các hoạt động do GV tổ chức. - Có ý thức yêu nước, trân trọng những giá trị lịch sử mà cha ông đã đấu tranh, bảo vệ và giữ gìn. Từ đó phấn đấu học tập tốt hơn. II. Chuẩn bị:- Các hình trong SGK. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - GV tổ chức cho lớp hát và vận động theo nhạc bài hát quen thuộc. - GV giới thiệu bài học mới và ghi đề bài trên bảng. - GV hướng dẫn HS nêu mục tiêu tiết học. - HS chia sẻ hiểu biết và cách làm của mình để đạt được mục tiêu đó trước lớp. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu bối cảnh đất nước ta nửa sau thế kỉ XIX và những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ. * Hoạt động cá nhân: - Việc 1: Đọc sách giáo khoa để hiểu được: + Bối cảnh đất nước ta nửa sau thế kỉ XIX. + Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện được không? Vì sao? - Việc 2: Trao đổi với bạn bên cạnh về nội dung em vừa tìm hiểu. * Hoạt động cả lớp: - Việc 1: Đại diện các nhóm đôi trình bày về những nội dung đã thống nhất trên. - Việc 2: GV hướng dẫn thêm về lí do triều đình không muốn canh tân đất nước. Hoạt động 2: Tìm hiểu thêm về Nguyễn Trường Tộ. * Hoạt động nhóm: - Việc 1: GV hướng dẫn nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận về nội dung: + Em hiểu Nguyễn Trường Tộ là người như thế nào? Vì sao nhân dân kính trọng ông? - Việc 2: GV tương tác với HS, giúp HS hiểu được lí do nhân dân kính trọng Nguyễn Trường Tộ. Đồng thời mở rộng thêm cho HS hiểu ngoài Nguyễn Trường Tộ còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu nước mạnh, cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,... B. Hoạt động ứng dụng: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ, cùng chia sẻ với bạn bè về cảm nghĩ của mình. ÔN TOÁN: ÔN VỀ PHÂN SỐ. I.Mục tiêu: - Củng cố về phân số thập phân, các phép tính với phân số, giải toán liên quan đến phân số. - Hs làm biết làm bài và làm bài thành thạo. - Giáo dục hs tính chăm học . II.Chuẩn bị: - Vở tự ôn luyện; Phiếu học tập. III. Hoạt động học: A. Họat động cơ bản: *Khởi động: - Cho HS nêu cách cộng, trừ 2 phân số + Cùng mẫu số + Khác mẫu số - Cho HS nêu cách nhân, chia 2 phân số. *Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu. B. Họat động thực hành: *Việc 1: Yc hs đọc, thực hiện theo yêu cầu và làm các bài tập từ 1; 2; 3; 5, ai làm xong có thể làm thêm bài ở phiếu học tập. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. *Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: Bài dành cho hs khá,giỏi.(Phiếu học tập) Tính bằng cách thuận tiện nhất: C.Hoạt động ứng dụng Về nhà xem lại các phép tính với phân số. Ngày soạn: 26 /8 /2017. Ngày dạy: Thứ 5 /31 /8 /2017. TOÁN: Tiết 9. HỖN SỐ (Tiết 1). I.Mục tiêu: - HS biết đọc, viết hỗn số. Hỗn số có phần nguyên và phần phân số. - GD học sinh lòng say mê môn học. II.Chuẩn bị: - Phiếu học tập. III.Hoạt động học: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. - GVgiới thiệu bài học. A. Hoạt động cơ bản *Việc 1: Làm phiếu học tập theo nhóm 2. -Viết phân số chỉ số phần tô màu. -Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. *Việc 2: -Cá nhân đọc thông tin và quan sát hình vẽ ở sgk. -Trong nhóm thảo luận, giải thích cho nhau nghe về cách đọc, cách viết. B.Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm BT 1. - Trao đổi nhóm 2. Thống nhất cả nhóm Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 2: Mở SGK , đọc và làm vào vở bài tập 2. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. - Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 3: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi.Thống nhất nội dung đã đạt, nội dung cần bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng: -Tìm các ví dụ về hỗn số và luyện đọc cho bố mẹ nghe. LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. Mục tiêu: - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào các nhóm từ đồng nghĩa (BT2). - Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa (BT3). - Giáo dục hs dùng từ đúng với ngữ cảnh. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - CTHĐTQ tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi khởi động tiết học. - Giáo viên giới thiệu bài học, tiết học. B. Hoạt động thực hành: HS làm bài tập 1,2,3. *Việc 1: Làm bài 1: - HS đọc yêu câu của bài tập 1. - NT giao việc cho các bạn, yêu cầu các bạn làm việc cá nhân. - Gọi từng bạn trình bày kết quả làm việc. - NT thống nhất nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Báo cáo cùng với cô giáo. *Việc 2: Làm bài 2: - HS đọc yêu cầu của bài tập. - NT giao việc cho các bạn, yêu cầu các bạn làm việc theo nhóm đôi. - Gọi từng cặp trình bày kết quả làm việc. - NT thống nhất kết quả. - Ban học tập tổ chức cho cả lớp chia sẻ. Việc 3: Làm bài 3: - Yêu vầu bạn đọc yêu cầu của bài tập 3. - Cá nhân làm bài vào vở bài tập. - NT gọi bạn đọc đoạn văn của mình. - GV và HS nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng: - Về nhà hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả. ĐỊA LÍ: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN. I. Mục tiêu: - Học sinh biết được những thuận lợi và một số khó khăn do địa hình của nước ta đem lại, biết tên những loại khoáng sản ở nước ta. - HS biết dựa vào bản đồ (hoặc lược đồ) để nêu được một số đặc điểm chính của địa hình, khoáng sản nước ta. - HS kể tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). - Kể được tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xít, dầu mỏ. - Có ý thức học tập, tu dưỡng đạo đức; góp phần giữ gìn, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. 2. Học sinh:- Vở bài tập Địa lí. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: 1. Khởi động: - GV (HĐTQ) tổ chức cho lớp chơi trò chơi khởi động. - GV giới thiệu bài học mới và ghi đề bài trên bảng. - GV hướng dẫn HS nêu mục tiêu tiết học. - HS chia sẻ hiểu biết và cách làm của mình để đạt được mục tiêu đó trước lớp. 2. Hình thành kiến thức: Hoạt động 1: Tìm hiểu địa hình nước ta. * Hoạt động nhóm: - Việc 1: Đọc mục 1 và quan sát hình 1 (SGK). + Chỉ vị trí của vùng đồi núi và đồng bằng trên lược đồ hình 1. + Kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các dãy núi chính ở nước ta, trong đó có những dãy núi nào có hướng tây bắc - đông nam? Những dãy núi nào có hình cánh cung? - Việc 2: + Nêu đặc điểm chính của địa hình nước ta. + Chỉ trên Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam những dãy núi và đồng bằng lớn của nước ta. * Hoạt động toàn lớp: - Việc 1: Đại diện một số nhóm lên bảng nêu nội dung vừa thảo luận. - Việc 2: GV tương tác với HS: Trên phần đất liền của nước ta, 3/4 diện tích là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, 1/4 diện tích là đồng bằng và phần lớn là đồng bằng châu thổ do phù sa của sông ngòi bồi đắp. Hoạt động 2: Tìm hiểu về khoáng sản: * Hoạt động nhóm: - Việc 1: Quan sát hình 2 và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo các gợi ý sau: + Kể tên một số loại khoáng sản ở nước ta. + Hoàn thành các gợi ý theo bảng sau(Làm vào VBT). Tên khoáng sản Kí hiệu Nơi phân bố chính Công dụng Than A-pa-tit Sắt Bô-xít Dầu mỏ - Việc 2: Báo cáo cô giáo nội dung đã thảo luận. - Việc 3: GV tương tác với HS: + Nước ta có nhiều loại khoáng sản như: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, đồng, thiếc, a-pa-tit, bô-xít. * Hoạt động cả lớp: - Việc 1: GV treo 2 bản đồ (Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và Bản đồ Khoáng sản Việt Nam). - Việc 2: Tổ chức cho từng cặp HS tham gia hoạt động (Chỉ trên bản đồ dãy Hoàng Liên Sơn, chỉ trên bản đồ Đồng bằng Bắc Bộ, chỉ trên bản đồ nơi có mỏ a-pa-tit,...). - Việc 3: GV nhận xét chung, hướng dẫn liên hệ mở rộng kiến thức. B. Hoạt động ứng dụng: Em cùng người thân tìm hiểu thêm về các loại khoáng sản khác của nước ta. Tiết sau chia sẻ cùng cô giáo và bạn bè. KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Chọn được một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý. - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục hs biết ơn và kính trọng các anh hùng và danh nhân đất nước. II.Chuẩn bị: - Một số sách, truyện, bài vào viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản. 1. Khởi động: - CTHĐTQ điều hành cho lớp hát 1 bài hát . - Giới thiệu qua chương trình phân môn Kể chuyện lớp 5 - GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học 2. Hình thành kiến thức: - 1 HS đọc đề bài, em gạch chân dưới những từ ngữ cần lưu ý. - NT cho các bạn giải nghĩa từ Danh nhân. - NT cho các bạn tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK. - Các nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị bài và báo cáo cùng cô giáo. - Một số HS tiếp nối nhau nói tên câu chuyện cần kể. B. Hoạt động thực hành: - GV đưa ra tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. - Mỗi câu chuyện HS kể xong nói ý nghĩa câu chuyện của mình - Các em kể chuyện trong nhóm, trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Các nhóm thi kể chuyện trước lớp. - Cả lớp bình chọn câu chuyện kể hay, bạn kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, bạn đặt câu hỏi thú vị. C. Hoạt động ứng dụng: Về nhà kể lại câu chuyện cho bố mẹ và người thân nghe. Ngày soạn: 26 /8 /2017. Ngày dạy: Thứ 6 /01 /9 /2017. TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP LÀM BÁO CÁO THỐNG KÊ I. Mục tiêu: - Nhận biết được bảng số liệu thống kê, hiểu cách trình bày số liệu thống dưới hai hình thức: nêu số liệu và trình bày bảng (BT1). - Thống kê được số học sinh trong lớp theo mẫu (BT2). - KN thu thập, xử lí thông tin. - KN hợp tác(cùng tìm kiếm số liệu, thông tin). - KN thuyết trình kết quả tự tin. - KN xác định giá trị. II. Chuẩn bị: - Bút dạ, một số tờ phiếu ghi mẫu thống kê ở bài tập 2; PHT. III. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: * Khởi động: - Ban học tập cho các bạn ôn bài. - GV giới thiệu bài học. B. Hoạt động thực hành: Việc 1: Làm bài 1. - Em đọc nêu yêu cầu bài tập và nội dung bài Nghìn năm văn hiến. - GV gọi HS lần lượt trả lời theo từng nội dung trong SGK. - GV và HS nhận xét, chốt lại ý đúng. Việc 2: Làm bài 2. - NT tổ chức cho nhóm mình làm việc vào phiếu học tập. - Ban học tập tổ chức cho các nhóm chia sẻ. - Nhận xét, bổ sung. - Báo cáo cùng cô giáo. C. Hoạt động ứng dụng: - Về đọc bảng thống kê cho bố mẹ nghe. TOÁN: HỖN SỐ( Tiếp). I.Mục tiêu: - HS biết chuyển một hốn số thành phân số và vận dụng các phép tính cộng, trừu, nhân chia phân số để làm các bài tập. - GD học sinh lòng say mê môn học. II. Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: - Ban văn nghệ tổ chức trò chơi khởi động tiết học. -Gv giới thiệu bài học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Làm BT 1 vào nháp - Trao đổi nhóm 2. Thống nhất cả nhóm - Nhóm trưởng chỉ định từng cặp báo cáo kết quả, các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. - Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. *Việc 2: Làm bài cá nhân -Mở SGK , đọc và làm vào vở bài tập 2. -Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. -Nhóm trưởng điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn. các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. -Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. -Nếu học sinh làm xong tiếp tục hoàn thành thêm BT 3. *Việc 3: Trưởng ban học tập tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi.Thống nhất nội dung đã đạt, nội dung cần bổ sung. C. Hoạt động ứng dụng -Về chia sẻ với người thân cách viết phân số dưới dạng hỗn sô và ngược lại. ÔN TOÁN: ÔN VỀ HỖN SỐ. I.Mục tiêu: - Củng cố về hỗn số, cách chuyển đổi hỗn số thành phân số, các phép tính với phân số, giải toán liên quan đến phân số. - Hs làm biết làm bài và làm bài thành thạo. - Giáo dục hs tính chăm học . II.Chuẩn bị: - Vở tự ôn luyện; Phiếu học tập. III. Hoạt động học: A. Họat động cơ bản: *Khởi động: CTHĐTQ cho lớp khởi động bằng trò chơi. *Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu. B. Hoạt động thực hành: Việc 1: Yc hs đọc, thực hiện theo yêu cầu và làm các bài tập từ 4; 6; 7; 8, ai làm xong có thể làm thêm bài ở phiếu học tập. Sau khi làm bài xong các em đổi vở, nhận xét bài cho nhau và thống nhất kết quả. Việc 2: NT điều hành chia sẻ đánh giá kết quả của các bạn,các bạn trong nhóm lắng nghe và bổ sung. Thư ký tổng hợp ý kiến của cả nhóm và báo cáo cô giáo. Việc 3: TBHT tổ chức cho các bạn chia sẻ những nội dung cần trao đổi: Bài dành cho hs khá,giỏi.(Phiếu học tập) Tính tổng sau bằng cách hợp lí. A= Đ/A: A= A= A= A= A= A= C.Hoạt động ứng dụng: -Về ôn lại kiến thức hỗn số và chia sẻ với người thân. ÔN TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN VĂN TẢ CẢNH. I.Mục tiêu: - Học sinh nắm dược cấu tạo của bài văn tả cảnh gồm ba phần. - Viết được đoạn văn tả cảnh thiên nhiên. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II.Chuẩn bị: -Vở tự ôn luyện. III.Hoạt động học: A. Hoạt động cơ bản: *Khởi động: -CTHĐTQ điều hành chơi trò chơi khởi động. *Gv nêu mục tiêu tiết học. B. Hoạt động thực hành: *Việc 1: Đọc đoạn văn tả cảnh và trả lời câu hỏi bài tập 7 (Trang13; 14-Vở tự ôn luyện). -Một học sinh đọc to bài văn, cả lớp đọc thầm. -Đọc thầm và làm bài theo nhóm 2. -Chia sẻ trong nhóm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 2 Lop 5_12411344.doc