Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 2 năm học 2018

CHÍNH TẢ

 NGHE – VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN

I. MỤC TIÊU.

- Nghe - viết đúng, trình bày đúng chính tả “Lương Ngọc Quyến ”

- Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.

- Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3.

III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU.

 

doc34 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 523 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp khối 5 - Tuần học 2 năm học 2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quốc. - HS Đọc yêu cầu. - HS lắng nghe - Làm vào vở. - Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. * Quê hương tôi ở Cà Mau – mỏm đất cuối cùng của Tổ quốc. * Nghệ An là quê mẹ của tôi. * Bác chỉ mong được về sống nơi chôn nhau cắt rốn của mình. - HS lắng nghe TIẾT: 4. ÂM NHẠC (GVC) __________________________________________________________________ Chiều thứ 3 ngày 11 tháng 9 năm 2018 (HỌC CHƯƠNG TRÌNH SÁNG THỨ 3) TIẾT: 4. THỂ DỤC BÀI 3: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI: "CHẠY TIÊP SỨC" I. MỤC TIÊU. - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau. Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh. - Trò chơi: Chạy tiếp sức - Yêu cầu HS biết chơi đúng luật, trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN. - GV: Vệ sinh an toàn sân trường, còi - HS: Quần áo TT III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP. NỘI DUNG TL CÁCH TỔ CHỨC A. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. - Đứng tại chỗ hát và vỗ tay. - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp. - Trò chơi: tuỳ chọn. B. Phần cơ bản. 1) Đội hình đội ngũ. - Ôn quay phải, quay trái, dàn hàng và dồn hàng - Lần 1: GV điều khiển nhận xét sửa sai cho HS. - Chia tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển Quan sát sửa sai cho HS. - Tập hợp lớp phổ tổ chức các tổ thi đua nhau. - Quan sát – đánh giá và biểu dương. - Cho Cả lớp tập lại. 2) Trò chơi vận động Chạy tiếp sức. - Nêu tên trò chơi: Giải thích cách chơi. - Cho 1 tổ chơi thử 1-2 lần rồi lớp chơi thử 1-2 lần. - Lớp chơi chính thức có thi đua. C. Phần kết thúc. - Làm một số động tác thả lỏng. - Cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà. 5P 25p 5p ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ _____________________________________________________________ TIẾT: 2. TOÁN ÔN TẬP: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ HAI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU. Giúp HS: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính cộng, trừ phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. HDHS ôn tập phép cộng, phép trừ hai phân số - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số cùng mẫu số, ta làm thế nào ? - HS lên bảng thực hiện. - Muốn cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ? - HS làm bài HDHS làm BT Bài tập: 1. Tính - HS tự làm bài. - 1 em lên bảng làm bài. - Đổi chéo vở để kiểm tra kết quả của nhau Bài tập: 2. - HS làm bài. cả lớp làm vào vở 1 em lên bảng làm bài - Gọi HS chữa bài - HSNK lµm thªm môc (c) Bài tập: 3. - HS đọc đề, phân tích đề. - GV gợi ý cách giải - Thu vở chấm bài 3.Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Dặn HS về nhà làm xem lại các BT GV đã hướng dẫn. - Ta cộng hoặc trừ hai tử số với nhau và giữ nguyên mẫu số. - Khi cộng hoặc trừ hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số hai phân số đó rồi thực hiện tính cộng hoặc trừ như hai phân số cùng mẫu số. - HS làm bài vào vở nháp - HS làm bài vào vở nh¸p - Cả lớp làm bài vào vở - Phân số chỉ tổng số bóng đỏ và bóng xanh: (số bóng trong hộp) Phân số chỉ số bóng vàng: (số bóng trong hộp) Đáp số : hộp bóng ____________________________________________________________ TIẾT: 3. CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT: LƯƠNG NGỌC QUYẾN I. MỤC TIÊU. - Nghe - viết đúng, trình bày đúng chính tả “Lương Ngọc Quyến ” - Nắm được mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng lớp kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần trong BT3. III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe c« đọc viết đúng bài chính tả “Lương Ngọc Quyến” . b. Hướng dẫn HS nghe - viết - GV đọc bài chính tả một lượt trong SGK - Nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh, năm mất của Lương Ngọc Quyến ; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố. - Luyện viết từ khó. - GV đọc cho HS viết bài - Đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt. - GV chấm chữa 5-7 bài. - Nêu nhận xét chung. c. Hướng dẫn HS làm BT chính tả Bài tập: 2. - Viết ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm hoặc gạch dưới bộ phận vần của các tiếng đó . Bài tập: 3. Chốt lại: + Phần vần của tất cả các tiếng đều có âm chính. + Ngoài âm chính, một số vần còn có thêm âm cuối (trạng, làng...), âm đệm (nguyên, Nguyễn, khoa, huyện ). Các âm đệm đuợc ghi bằng 2 chữ cái o và u. + Có những vần có đủ cả âm đệm, âm chính và âm cuối (nguyên, Nguyễn, huyện) Nói thêm: Bộ phận quan trọng không thể thiếu trong tiếng là âm chính và thanh. Có tiếng chỉ có âm chính và thanh. VD: A, mẹ đã về ! U về rồi. Ê, lại đây chú bé ! 3. Củng cố- dặn dò: - Nhận xét tiết học, biểu dương những HS viết tốt - YC HS ghi nhớ mô hình cấu tạo vần. - HS nhắc lại qui tắc chính tả: g/gh ; ng/ngh ; c/k - HS theo dõi SGK. - Đọc thầm bài chính tả - HS lắng nghe - HS viết TK vào BC - HS viết. - HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi - Từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau hoặc tự đối chiếu SGK để chữa những chữ viết sai. - 1 HS đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm. - Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi, làng, Mộ Trạch, huyện, Cẩm, Bình - Một HS đọc yêu cầu, đọc cả mô hình - HS làm vào V hoặc kẻ mô hình cấu tạo tiếng vào vở, chép các tiếng có vần vừa tìm được vào mô hình. - HS trình bày kết quả vào mô hình đã kẻ sẵn ( Phần chuẩn bị bài ) - Cả lớp nhìn, nhận xét. - Cả lớp sửa bài. - HS lắng nghe _____________________________________________________________ TIẾT: 4. KHOA HỌC NAM HAY NỮ (TT) I. MỤC TIÊU. Sau bài học, HS: - Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. - Luôn có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ. - KNS cơ bản: + KN phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ. + KN trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong XH. + KN tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Phiếu học tập – N2 III. HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: H: Khi một em bé mới được sinh ra, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái? - GV nhận xét và TD. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Bày tỏ thái độ về một số quan niệm xã hội về nam và nữ - Cho HS – (N2): H: Bạn có đồng ý với mỗi ý kiến dưới đây không? Vì sao? (GV ghi vào phiếu học tập các ý kiến và giao cho HS). 1. Công việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ. 2. Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình. 3. Đàn ông là trụ cột trong gia đình. Mọi hoạt động trong gia đình phải nghe theo đàn ông. 4. Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật. 5. Trong gia đình nhất định phải có con trai. 6. Con gái không cần học nhiều mà chỉ cần nội trợ giỏi. - Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế - Cho HS – (N1) H: Trong cuộc sống xung quanh các em có những sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ như thế nào? Sự đối xử đó có gì khác nhau? Sự khác nhau đó có hợp lý không ? - Gọi HS trình bày, GV gợi ý HS lấy VD trong lớp, trong gia đình, hay những gia đình mà em biết. - Y/C HS – (L): H: Trong lớp ta có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ không ? Như vậy có hợp lí không ? H: Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ? - GV kết luận: Quan niệm XH về nam và nữ có thể thay đổi. Mỗi HS đều có thể góp phần tạo nên sự thay đổi này bằng cách bày tỏ suy nghĩ và thể hiện bằng hành động ngay từ trong gia đình, trong lớp học của mình. 3. Củng cố - dặn dò: H: Lớp ta có bao nhiêu bạn nam, bao nhiêu bạn nữ ? - Nhận xét tiết học - 1HS trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm 2 bàn - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp, mỗi nhóm một ý kiến, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS thảo luận nhóm đôi - Một số HS trình bày ý kiến của mình. Lớp nhận xét, bổ sung ý kiến đó. - Một số HS nêu. - vì nam và nữ đều có quyền bình đẳng như nhau, nam và nữ đều có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau. - Lắng nghe. - HS nêu. - Lắng nghe TIẾT: 5. MỸ THUẬT (GVC) _____________________________________________________________ Thứ 4 ngày 13 tháng 9 năm 2017 TIẾT: 1. TẬP ĐỌC SẮC MÀU EM YÊU I. MỤC TIÊU. - Đọc lưu loát diễn cảm toàn bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài thơ: Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và sự vật xung quanh thể hiện tình yêu của bạn vì quê hương, đất nước. - Thuộc lòng một số khổ thơ. - GD HS ý thức yêu quý những vẻ đẹp của MT II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Tranh minh họa những sự vật và con người được nói đến trong bài thơ (nếu có) - Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài: a. Luyện đọc. - 1HS khá Đọc toàn bài - GV chia đoạn: (6 khổ thơ - 6 đoạn) - YC đọc tiếp nối lần 1- HD LĐ từ khó - YC đọc tiếp nối lần 2 - kết hợp nêu nghĩa từ chú giải - Luyện đọc nhóm - GV đọc diễn cảm toàn bài, giọng nhẹ nhàng tình cảm b.Tìm hiểu bài H: Bạn nhỏ yêu những màu sắc nào ? Mỗi sắc màu gợi ra những hình ảnh nào? H ( Dành cho HSNK): Vì sao bạn nhỏ yêu tất cả sắc màu Việt Nam? H: Bài thơ nói lên điều gì về tình cảm của bạn nhỏ với quê hương, đất nước? GV ghi nội dung của bài lên bảng cho HS nhắc lại c. Đọc diễn cảm và HTL những khổ thơ em thích. - Đọc nối tiếp lại bài - Gv treo bảng phụ chép sẵn 3 khổ thơ đầu - HD HS đọc diễn cảm. Chú ý cách nhấn giọng , ngắt nhịp. -Thi đọc diễn cảm 3. Củng cố - dặn dò - Nhận xét tiết học. Khen những hs học tốt. - Yêu cầu hs về nhà tiếp tục HTL những khổ thơ yêu thích. - Chuẩn bị bài sau. - Theo dõi - Cả lớp theo dõi theo dõi - 6 HS nối tiếp đọc bài - kết hợp nêu từ khó và LĐ - 6 HS nối tiếp đọc bài - kết hợp nêu từ chú giải - Luyện đọc nhóm đôi cho nhau nghe - Đại diện 3 nhóm đọc trước lớp - lớp nhận xét - Theo dõi GV đọc bài - Bạn yêu tất cả sắc màu: đỏ, xanh, vàng, trắng, đen, tím, nâu. - Màu đỏ: màu máu, màu cờ Tổ quốc, màu khăn quàng đội viên. - Màu xanh: màu của đồng bằng, rừng núi, biển cả, bầu trời . - Màu vàng: màu của lúa chín, của hoa cúc mùa thu, của nắng. - Màu trắng: màu của trang giấy, của đoá hoa hồng bạch, của mái tóc bà. - Màu đen: màu của hòn than óng ánh, của đôi mắt em bé, của màn đêm yên tĩnh - Màu tím: màu của hoa cà, hoa sim màu chiếc khăn của chị, màu mực. - Màu nâu: màu chiếc áo sờn bạc của mẹ, màu đất đai, gỗ rừng. - Vì các màu sắc đều gắn vơi sự vật, quang cảnh, những con người bạn yêu quý. - Tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu những con người và sự vật xung quanh thể hiện tình yêu của bạn về quê hương, đất nước - Nối tiếp nhắc lại nội dung - 4HS đọc nối tiếp nhau. - HS lắng nghe - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - Một vài hs thi đọc diễn cảm trước lớp. - Đọc nối tiếp bài thơ. - HS thi đọc diễn cảm. - HS lắng nghe ____________________________________________________________ TIẾT: 2. TOÁN ÔN TẬP: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA HAI PHÂN SỐ I. MỤC TIÊU. Giúp HS: Biết thực hiện các phép nhân, chia hai phân số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn ôn tập phép nhân, phép chia hai phân số a.Phép nhân hai phân số - Muốn nhân hai phân số với nhau, ta làm thế nào ? - YC HS lên bảng thực hiện. b. Phép chia hai phân số - Muốn chia một phân số cho một phân số ta làm thế nào ? - YC HS làm bài C. Luyện tập Bài: 1. -Hs đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào nháp - 2HS lên bảng trình bày HSNK làm thêm 2cột còn lại. - Lưu ý: Có thể tính ra kết quả cuối cùng rồi mới rút gọn hoặc thực hiện rút gọn ngay trong khi tính đều đựơc. Bài: 2. - HS làm bài vào vở phần a, b, c HSNK làm thêm phần d. Bài: 3. - HS đọc đề, phân tích đề và tự làm bài - Một HS làm bài trong bảng phụ - Thu vở chấm bài nêu nhận xét chung 3. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - 2 SH lên bảng làm bài. - Ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số. - Ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược. Làm bài vào vở Giải Diện tích của tấm bìa: Chia tấm bìa thành ba phần bằng nhau thì diện tích mỗi phần là: Đáp số : - Lăng nghe. ___________________________________________________________ TIẾT: 3. ĐÀO ĐỨC EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (TT) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp HS biết: HS lớp 5 có một vị thế mới so với HS các lớp dưới nên cần cố gắng học tập, rèn luyện, cần khắc phục những điểm yếu riêng của mỗi cá nhân trở thành những điểm mạnh để xứng đáng là lớp đàn anh trong trường cho các em HS lớp dưới noi theo. 2. Thái độ: - HS cảm thấy vui và tự hào vì mình đã là HS lớp 5. - Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Yêu quý và tự hào về trường, lớp mình. 3. Hành vi: - Nhận biết được trách nhiệm của mình là phải học tập chăm chỉ, không ngừng rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. - Có kỹ năng tự nhận thức những điểm mạnh và những mạnh yếu cần khắc phục của mình. - Biết đặt mục tiêu và lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HS: Tranh vẽ ở nhà. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài: Hoạt động1: Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học. - GV tổ chức cho HS cả lớp làm việc. + Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc bảng kế kế hoạch trong năm học (đã chuẩn bị trước ở nhà). + Yêu cầu HS chất vấn và nhận xét bảng kế hoạch của bạn. - GV nhận xét chung và kết luận. Hoạt động 2: Triển lãm tranh - Tổ chức cho HS làm việc cả lớp. - Yêu cầu HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị ở nhà trên bảng lớp. - Cho HS giới thiệu về bức tranh của mình. - Nhận xét và kết luận. - Cho HS hát bài hát về trường, lớp. 3. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết bài. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương. - Hỏi lại các câu SGK tiết 1. Nhắc lại nội dung ghi nhở của bài - HS tiến hành làm việc. - 1 số HS đọc bảng kế hoạch trước lớp cho các bạn cùng nghe. - HS khác chất vấn hỏi lại về bản kế hoạch của bạn và nhận xét. HS có bảng kế hoạch trả lời câu hỏi của bạn. - HS lắng nghe - HS treo tranh vẽ đã chuẩn bị ở nhà lên bảng lớp. - Nối tiếp nhau giới thiệu bức tranh của mình - Cả lớp hát. - HS lắng nghe ______________________________________________________________ TIẾT: 4. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU. - Biết phát hiện những hình ảnh đẹp trong hai bài văn tả cảnh ( Rừng trưa, Chiều tối ) - Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập trong tiết học trước thành một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày – chân thực, tự nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - HS: Những ghi chép và dàn ý HS đã lập sau khi quan sát cảnh một buổi trong ngày. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Trong tiết TLV trước, các em đã trình bày dàn ý của bài tả cảnh một buổi trong ngày. Trong tiết học hôm nay, sau khi tìm hiểu bài văn hay, các em sẽ tập chuyển một phần trong dàn ý thành một đoạn văn hoàn chỉnh. b. Hướng dẫn HS luyện tập Bài tập: 1. - Khen ngợi những HS tìm đưọc những hình ảnh đẹp và giải thích: Vì sao em thích hình ảnh đó ? Bài tập: 2. Nhắc HS: Mở bài hoặc kết bài cũng là một phần của dàn ý, song nên chọn 1 đoạn viết ở phần thân bài. - Chấm một số bài, đánh giá cao những bài viết sáng tạo. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Về nhà quan sát một cơn mưa và ghi lại kết quả quan sát để chuẩn bị bài học sau. - HS lắng nghe - 2 HS đọc nội dung BT1. - Cả lớp đọc thầm 2 bài văn, tìm những hình ảnh đẹp mà mình thích. - Nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. Các em có thể thích những hình ảnh khác nhau. - HS đọc yêu cầu, làm bài - 1, 2 SH làm mẫu: đọc dàn ý và chỉ rõ ý nào sẽ chọn viết thành đọan văn - Cả lớp viết bài vào vở - Đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Cả lớp nhận xét. ____________________________________________________________ TIẾT: 5. LỊCH SỬ NGUYỄN TRƯỜNG TỔ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU. Nắm được một vài đề nghị chính về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh: - Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước. - Thông thương với thế giới, thuê người nứơc ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản - Mở các trường đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: H: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ ? H: Trương Định đã phải làm gì để đáp ứng để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân ? - GV nhận xét, ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - GV: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, một số nhà nho yêu nước như Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, chủ trương canh tân đất nước, muốn làm cho đất nước giàu mạnh để tránh họa xâm lăng. * Y/C HS đọc SGK từ “ Năm 1860 sử dụng máy móc” – (N2): + Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì? - Hết thời gian, gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt lại ý đúng. - Y/C HS đọc SGK phần còn lại – (L): H: Những đề nghị đó có được triều đình thực hiện không ? H: (HSNK): Vì sao triều đình không nghe theo và thực hiện những đề nghị canh tân đất nước của? - GV: Vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi của các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc: đèn treo ngược không có dầu mà vẫn sáng (đèn điện); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ, vua quan nhà Nguyễn vẫn không tin điều đó là sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi. Vua Tự Đức cho rằng: Không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đã đủ để điều khiển quốc gia. - Y/C HS – (cặp) H: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ? H: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng ? 3. Củng cố - dặn dò: - Gọi HS đọc nội dung bài học trong SGK. - Nhận xét tiết học. - 2 HS trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - HS đọc SGK, thảo luận nhóm hai bàn + Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước . + Thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản, + Mở trường dạy cách sử dụng máy móc, đóng tàu, đúc súng . . . - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe. - Cả lớp đọc thầm đoạn còn lại + không - vì vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới, cũng không muốn có những thay đổi trong nước. - Lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi + Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển., khâm phục tinh thần yêu nước của Nguyễn Trường Tộ. - Trước họa xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Công Trực, Nguyễn Hữu Huân . . . còn có những người đề nghị canh tân đất nước, mong muốn dân giàu, nước mạnh như Nguyễn Trường Tộ. - 2HS đọc, lớp lắng nghe. - Lắng nghe. ____________________________________________________________ Thứ 5 ngày 13 tháng 9 năm 2018. TIẾT: 1. THỂ DỤC BÀI: 4. ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI "KẾT BẠN" I. MỤC TIÊU. - Củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Cách chào báo cáo khi bắt đầu và kết thúc bài học, cách xin phép ra, vào lớp, tập hợp hàng dọc, hàng ngang, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay sau, Yêu cầu báo cáo mạch lạc, tập hợp hàng nhanh chóng, động tác thành thạo, đều, đẹp đúng khẩu lệnh. - Trò chơi: Kết bạn” Yêu cầu HS chơi đúng luật, tập trung chú ý, phản xạ nhanh, chơi đúng luật. hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN. - Vệ sinh an toàn sân trường. - Còi và kẻ sân chơi. - HS: Quần áo TT. III. NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP. NỘI DUNG TL CÁCH TỔ CHỨC A. Phần mở đầu: - Tập hợp lớp phổ biến nội dung bài học. - Trò chơi: Thi đua xếp hàng. - Giậm chân tại chỗ theo nhịp. B. Phần cơ bản. 1. Đội hình đội ngũ. - Quay phải quay trái, đi đều: Điều khiển cả lớp tập 1-2 lần - Chia tổ tập luyện – gv quan sát sửa chữa sai sót của các tổ và cá nhân. 2. Trò chơi vận động: Trò chơi: Kết bạn - Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi. - Yêu cầu 1 nhóm làm mẫu và sau đó cho từng tổ chơi thử. Cả lớp thi đua chơi. - Nhận xét – đánh giá biểu dương những đội thắng cuộc. C. Phần kết thúc. - Hát và vỗ tay theo nhịp. - Cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét đánh giá kết quả giờ học giao bài tập về nhà 5p 25p 3-5’ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ ´ _______________________________________________________ TIẾT: 2. TOÁN HỖN SỐ I. MỤC TIÊU. Giúp HS: - Nhận biết được hỗn số. - Biết đọc, viết hỗn số. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Các hình vẽ như trong SGK vẽ vào bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Giới thiệu bài: “Giới thiệu bước đầu về hỗn số” - Đưa bảng phụ, nêu vấn đề: Cô cho bạn An 2 cái bánh và cái bánh. Hãy tìm cách viết số bánh mà cô đã cho bạn An ? - HS tự làm bài. - GV: Trong cuộc sống và trong toán học, để biểu diễn số bánh cô đã cho bạn An, người ta dùng hỗn số. - 2 cái bánh và cái bánh viết thành 2cái bánh. 2 gọi là hỗn số, đọc là hai và ba phần tư . 2 có phần nguyên là 2 ; phần phân số là . - Hãy nêu cách viết hỗn số ? - Em có nhận xét gì về và 1 ? - Phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn đơn vị . HDHS làm BT Bài tập: 1. - GV treo tranh hình tròn và hình tròn - Em hãy viết hỗn số chỉ phần hình tròn được tô màu ? Bài tập: 2.(YCHS đại trà làm mục a. HSNK làm hết bài 2) - GV vẽ hai tia số như trong SGK lên bảng, yêu cầu cả lớp làm bài. - GV nhận xét bài hỗn số. 3. Củng cố - dặn dò: - GV tổng kết tiết học. - Trao, đổi, trình bày trước lớp. - VD: Cô đã cho bạn An: * 2 cái bánh và cái bánh * 2 cái bánh + cái bánh * (2+) cái bánh * 2 cái bánh . . . - Viết phần nguyên trước, phần phân số sau. <1 - Làm bài vào vở - 2(đọc là hai và một phần 2) a) 2 (đọc là hai và một phần tư). b) 2 (đọc là hai và bốn phần năm). c) 3 (đọc là ba và hai phần ba). - 2 em lên bảng làm bài. - Cả lớp làm vào vở ________________________________________________________ TIẾT : 3. LUYỆN TỪ VÀ CÂU LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA I. MỤC TIÊU. - Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1) ; xếp được các từ vào các nhóm đồng nghĩa (BT2) - Biết viết một đọan miêu tả khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa đã cho II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Bảng phụ viết những từ ngữ BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích , yêu cầu của tiết học Ư. b. Hướng dẫn HS làm BT Bài tập: 1. - YC 1 HS lên bảng gạch dưới những từ đồng nghĩa trong đoạn văn. Bài tập: 2. - Giải thích yêu cầu bài tập ? Bài tập: 3. - Đọc yêu cầu. Nhắc HS hiểu đúng yêu cầu đề bài. + Viết 1 đoạn văn miêu tả trong đó có nêu 1 số từ ở BT2, không nhất thiết phải là các từ thuộc cùng một nhóm từ đồng nghĩa. + Đoạn văn khoảng 5 câu. Sử dụng càng nhiều từ ở BT2 càng tốt. - Khen ngợi những HS viết đoạn văn hay, dùng từ đúng chỗ. 3. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HSVN viết đoạn văn BT3. - Đọc yêu cầu. - Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân. - Phát biểu ý kiến - Lời giải đúng: Mẹ, má, u, bu, bầm, bủ, mạ là các từ đồng nghĩa. - Đọc yêu cầu BT. - Đọc 14 từ đã cho xem từ nào đồng nghĩa với nhau thì xếp thành một nhóm. - Làm việc cá nhân. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp nhận xét. - Lời giải đúng: N1, 3, 5: bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang. N2, 4, 6: Lung linh. long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh. N7, 8, 9: vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo, vắng ngắt, hiu hắt. - Làm việc cá nhân vào V. - Từng hs nối tiếp nhau đoc đoạn văn đã viết . - Cả lớp nhận xét. Cánh đồng quê em rộng bao la, bát ngát. Ngày nào em cũng đi học băng qua con đường đất vắng vẻ giữa cánh đồng. Những lúc dừng lại ngắm đồng lúa xanh rờn xao động theo gió, em có cảm giác như đang đứng trước mặt biển bao la gợn sóng. Có lẽ vì vậy mà người ta gọi cánh đồng lúa là “ biển lúa”. _____________________________________________________________ TIẾT: 4. KHOA HỌC CƠ THỂ CHÚNG TA ĐƯỢC HÌNH THÀNH NHƯ THẾ NÀO ? I. MỤC TIÊU. - Biết cơ thể chún

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an Tuan 2 Lop 5_12418701.doc
Tài liệu liên quan