Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 5 năm học 2017

Lịch sử

PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU

I. Mục tiêu: Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX (giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu):

+ Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo thuộc tỉnh Nghệ An. Phan Bội Châu lớn lên khi đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, ông day dứt tòm con đường giải phóng dân tộc.

+ Từ năm 1905-1907, ông vận động thanh niên Việt Nam sang Nhật học để trở về đánh Pháp, cứu nước. Đây là phong trào Đông du.

II. Đồ dùng dạy học: Hình trong SGK.

III. Hoạt động dạy học:

 

docx29 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tổng hợp môn lớp 5 - Tuần 5 năm học 2017, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Hình trong SGK. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: Đấu thế kỉ XX xuất hiện hai nhà yêu nước tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. các em sẽ biết qua bài Phan Bội Châu và phong trào Đông du. HĐ1: Tìm hiểu về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu - Cho xem ảnh Phan Bội Châu và giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu - Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu, yêu cầu thảo luận, hoàn thành phiếu học tập và trình bày: PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi sau: + Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông du nhằm mục đích gì? + Mục đích là cứu nước. + Kể lại những nét chính về phong trào Đông du. + Đưa những người yêu nước sang đào tọa ở nước Nhật tiên tiến để có kiến thức khoa học, kĩ thuật; sau đó đưa họ về hoạt động cứu nước. + Nêu ý nghĩa của phong trào Đông du. + Khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta - Nhận xét, treo bản đồ cho xem tranh và chốt ý. HĐ 2: Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi: - Tại sao Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản để đánh đuổi giặc Pháp? Từ một nước phong kiến lạc hậu như Việt Nam, Nhật Bản tiến hành cải cách và đã trở nên cường thịnh. Do đó Phan Bội Châu hi vọng vào sự giúp đỡ của Nhật để đánh Pháp - Phong trào Đông du kết thúc như thế nào? - HS trả lời: Tại sao phong trào Đông du thất bại? +Do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật. + Hoạt động của Phan Bội Châu có ảnh hưởng như thế nào đối với phong trào cách mạng của nước ta? - Nhận xét, tuyên dương HS nêu ý đúng - Yêu cầu đọc nội dung ghi nhớ. 3. Củng cố Dặn dò: - Quan sát và lắng nghe. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoàn thành phiếu học tập dựa vào SGK và cử đại diện nhóm trình bày: - Nhận xét, bổ sung. - Suy nghĩ, lần lượt phát biểu ý kiến. . - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau đọc trong SGK. - Học sinh nêu lại. - Tiếp nối nhau phát biểu. Thể dục ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ-TRÒ CHƠI “NHẢY Ô TIẾP SỨC” I. Mục Tiêu: Ôn để củng cố và nâng cao kỹ thuật động tác đội hình đội ngũ - Trò chơi “nhảy ô tiếp sức” II.Địa Điểm: Sân học thể dục. Còi III. Nội dung và phương pháp: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.PHẦN MỞ ĐẦU - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài - Kiểm tra đồng phục sĩ số của HS - Xoay cổ tay kết hợp cổ chân - Xoay khớp vai - Xoay khớp hông - Xoay khớp gối - Xoay khớp cổ - Chạy bước nhỏ - Chạy nâng cao đùi - Chạy gót chạm mông B.PHẦN CƠ BẢN 1.Đội Hình-Đội Ngũ - Tập hợp hàng ngang - Dóng hàng - Đứng nghiêm, nghỉ - Điểm số báo cáo + Từng tổ điểm số + Cả lớp điểm số - Quay phải - Quay trái - Quay sau - Đi đều vòng phải - Đi đều vòng trái - Đổi chân khi đi sai nhịp 2.Trò Chơi “Nhảy Ô Tiếp Sức”: * Cách chơi: - Em số 1 bật nhảy lần lượt từ ô số 1 -10 thì quay lại tiếp tục bật nhảy về ô số 1 ,cham tay người số 2 .só 2 nhanh chóng bật nhảy như số 1 ,cứ như vậy cho đến hết . - Đội nào về trước ít phạm quy là thắng C.PHẦN KẾT THÚC 1.Thả Lỏng 2.Nhận Xét Đánh Giá 3.Dặn Dò 4.Xuống Lớp - LT tập hợp lớp chỉnh đốn trang phục điểm danh, báo cáo sĩ số cho GV - Cán bộ lớp hô cho các bạn khởi động - GV quan sát và sửa sai, có thể khởi động cùng học sinh - Lần 1-2 GV điều khiển, nhận xét sửa sai cho HS. - Các lần sau lớp trưởng điều khiển GV quan sát và sửa sai - Có thể chia tổ tập luyện, sau đó tập hợp lớp GV cho các tổ thi đua trình diễn. GV cùng HS quan sát nhận xét. - Tổ trưởng hay 1 thành viên trong tổ điều khiển tổ của mình tập luyện. - GV nêu tên trò chơi, luật của trò chơi - Cho HS chơi thử sau chơi thật - GV điều khiển trò chơi - LT điều khiển cho HS thả lỏng - GV nhận xét đánh giá tiết học - Dặn dò HS về ôn tập,chuẩn bị bài cũ - GV hô “TD” HS đồng thanh hô khỏe Luyện Tiếng Việt LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học về từ đồng nghĩa và trái nghĩa, làm đúng những bài tập về từ đồng nghĩa và trái nghĩa. - Phân loại các từ đã đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa. II. Chuẩn bị: Nội dung bài. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra: Cho HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa. - Giáo viên nhận xét. 3. Bài mới: Giới thiệu – Ghi đầu bài. Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau: a) Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc b) Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: a)Vui vẻ. b) Phấn khởi. c) Bao la. d) Bát ngát. g) Mênh mông. Bài 3: Tìm từ trái nghĩa với các câu tục ngữ, thành ngữ sau: a) Gạn đục, khơi trong b) Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh. d) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. 4. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên hệ thống bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau - HS nêu Bài giải: a) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc. b) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng. Bài giải: a) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ. b) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ. c) Biển rộng bao la. d) Cánh đồng rộng mênh mông. g) Cánh rừng bát ngát. Bài giải: a) Gạn đục, khơi trong b) Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng c) Ba chìm bảy nổi, chín lênh đênh. d) Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. - HS lắng nghe và thực hiện, chuẩn bị bài sau Khoa học THỰC HÀNH: NÓI “KHÔNG” VỚI CHẤT GÂY NGHIỆN I. Mục tiêu: Nêu được một số tác hại của ma túy, thuốc lá, rượu bia. - Từ chối sử dụng rượu, bia, thuốc lá, ma túy. KNS: Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin . Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin. Kĩ năng giao tiếp, ứng xử. Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập (SGK). III. Hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HĐ 3: Trò chơi "Chiếc ghế nguy hiểm" - Nhiều khi biết chắc hành vi nào đó sẽ gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà có người vẫn làm. Từ đó, các em có ý thức tránh xa nguy hiểm. - Trang trí chiếc ghế, đặt giữa cửa lớp và giới thiệu: Đây là chiếc ghế đã bị nhiễm điện cao thế, ai đụng vào ghế hoặc đụng vào những người bị nhiễm điện sẽ bị điện giật chết.. Các em đi từ ngoài vào lớp tránh đụng ghế cũng như đụng vào người chạm vào ghế. - Yêu cầu HS ra hành lang để đi vào lớp. - Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi: ? Em cảm thấy thế nào khi đi qua chiếc ghế? ? Tại sao khi đi qua chiếc ghế, một số bạn đi chậm và thận trọng để không dụng ghế? KL: Trò chơi giúp ta lí giải được tại sao có nhiều người biết chắc nếu họ thực hiện một hành vi nào đó có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc cho người khác mà họ vẫn làm, thậm chí vì tò mò xem nó nguy hiểm như thế nào. Điều đó cũng tương tự như việc thử và sử dụng ma túy. HĐ 4: Đóng vai - HS biết thực hiện kĩ năng từ chối, không sử dụng các chất gây nghiện. - Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Khi chúng ta từ chối ai đó một điều gì thì các em sẽ nói gì ? - Ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng và kết luận: + Hãy nói rằng bạn không muốn làm việc đó. + Hãy giải thích lí do khiến bạn quyết định như vậy nếu bị rủ rê. + Hãy tìm cách ra khỏi nơi đó nếu bị lôi kéo. - Chia lớp thành 4 nhóm, bốc thăm chọn tình huống: Tình huống 1: Bị ép hút thuốc. Tình huống 2: Bị ép uống rượu, bia. Tình huống 3: Bị ép dùng thử hê-rô-in. - Yêu cầu các nhóm trình diễn. - Yêu cầu đọc mục "Bạn cần biết" trang 23 SGK. 3. Củng cố Dặn dò: - Trang trí chiếc ghế. - Thực hiện theo yêu cầu. - Suy nghĩ và tiếp nối nhau trả lời. - Nhận xét, bổ sung. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Nhận xét, bổ sung. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau đọc. - Học sinh nêu lại. - Theo dõi. Ngày soạn: 25/9/2017. Ngày dạy: Thứ tư 4/10/2017 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính diện tích một hình quy về tính diện tích hình chữ nhật và hình vuông. - Biết cách giải bài toán với các số đo độ dài, khối lượng. - Cả lớp làm bài tập 1, 3; III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ 2. Bài mới Bài 1: Yêu cầu đọc bài tập 1. - Ghi bảng tóm tắt và nêu câu hỏi hỗ trợ HS yếu: - HS làm trên bảng, lớp làm vào vở. - Nhận xét, chốt lại ý đúng. Giải 1tấn 300kg =1300kg; 2tấn 700kg = 2700kg Số giấy vụn cả hai liên đội thu được: 1300 + 2700 = 4000 (kg) hay 4 tấn 4 tấn gấp 2 tấn số lần là: 4 : 2 = 2 (lần) Số vở sản xuất được là: 50 000 2 = 100 000 (cuốn vở) Đáp số: 100 000 cuốn vở Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài. - Vẽ hình và hỗ trợ HS yếu: ? Hình vẽ mảnh đất gồm những hình nào? ? Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật và diện tích hình vuông. - Yêu cầu 1 HS giải trên bảng, lớp làm vào vở. - Nhận xét, sửa chữa. Diện tích hình chữ nhật ABCD là : 14 x 6 = 84 ( m2 ) Diện tích hình vuông NCEM là 7 x7 = 49 ( m2 ) Diện tích mảnh đất là 84 + 49 = 133 ( m2 ) Đáp số : 133m2 3. Củng cố Dặn dò: - 2 HS đọc to. - Suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời. - Học sinh lên bảng làm bài. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc to. - Quan sát hình và suy nghĩ, trả lời. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - HS đọc to. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung. - Học sinh nêu. - Học sinh thực hiện theo yêu cầu. Tập đọc Ê-MÊ-LY, CON ... I. Mục tiêu: Đọc đúng tên nước ngoài trong bài; đọc diễn cảm được bài thơ. - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của môt công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. - HS đọc diễn cảm bài thơ với giọng trầm lắng, xúc cảm. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh họa trong SGK. Bảng phụ ghi đoạn 4. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới: a. Luyện đọc: HS đọc diễn cảm bài thơ. - Giới thiệu tranh, ghi bảng và luyện đọc đúng tên nước ngoài trong bài. - Từng nhóm 4 HS nối tiếp nhau đọc theo 4 đoạn. - Kết hợp sửa lỗi phát âm và giải thích từ ngữ mới, khó. - HS đọc thầm theo nhóm đôi - Đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài - HS đọc thầm, đọc lướt bài, lần lượt trả lời các câu hỏi: ? Đọc diễn cảm khổ thơ đầu để thể hiện tâm trạng của chú Mo-ri-xơn và bé Ê-mi-li? + Giọng chú Mo-ri-xơn nghiêm trang, nén xúc động; giọng bé Ê-mi-li ngây thơ, hồn nhiên. ? Vì sao chú Mo-ri-xơn lên án cuộc chiến tranh của chính quyền Mĩ? + Đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo. ? Chú Mo-ri-xơn nói với con điều gì trước khi từ biệt ? + Trời sắp tối, không bế Ê-mi-li về được. Chú dặn khi mẹ đến hãy ôm hôn cho cha và nới với mẹ: Cha đi vui xin mẹ đừng buồn. + Em có suy nghĩ gì về hành động của chú Mo-ri-xơn ? + Cảm phục và xúc động - HS nêu nội dung bài : c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - 4 HS tiếp nối nhau đọc diễn cảm toàn bài. - Hướng dẫn đọc diễn cảm: + Treo bảng phụ và hướng dẫn đọc. Đọc mẫu đoạn 4. + Tổ chức thi đọc diễn cảm. + Nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Hướng dẫn đọc thuộc lòng: + Yêu cầu đọc chọn 1 khổ thơ để đọc nhẩm. + Tổ chức thi đọc thuộc lòng theo đối tượng. + Nhận xét HS đọc thuộc lòng tốt. 3. Củng cố Dặn dò: - 1 HS đọc to. - Quan sát tranh, nghe giới thiệu và luyện đọc đúng. - Từng nhóm 4 HS tiếp nối nhau đọc tùng đoạn. - Đọc thầm chú giải và tìm hiểu từ ngữ khó, mới. - HS đọc. - Lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu: - Học sinh trả lời. - Nhận xét và bổ sung sau mỗi câu trả lời. - HS được chỉ định tiếp nối nhau đọc diễn cảm. - Lắng nghe. - Xung phong thi đọc. - Nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt. - Thực hiện theo yêu cầu. - Xung phong thi đọc thuộc lòng. - Tiếp nối nhau trả lời và nhắc lại nội dung bài Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH I. Mục tiêu: Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài và tự sửa được lỗi. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi đề bài, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu, ý, III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh. - Nhận xét, bổ sung 2. Bài mới: - Qua kết quả của bài văn tả cảnh, các em sẽ rút ra được ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra của mình cũng như của các bạn qua tiết Trả bài văn tả cảnh. a. Nhận xét chung và và hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình - Treo bảng phụ ghi đề bài và các lỗi điển hình. - Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. - Hướng dẫn chữa một số lỗi điển hình về điển hình về ý và cách diễn đạt. + Yêu cầu 1 HS chữa trên bảng, lớp chữa vào vở. + Yêu cầu trao đổi về bài trên bảng. + Nhận xét và chữa lại cho đúng. b.Trả bài và hướng dẫn chữa bài - Trả bài. - Hướng dẫn chữa lỗi. + Yêu cầu đọc bài và tự chữa lỗi. + Yêu cầu rà soát việc chữa lỗi theo cặp. - Học tập những đoạn văn hay: + Đọc một số đoạn văn, bài văn hay. + Hướng dẫn để tìm ra cái hay, cái đúng trong đoạn văn, bài văn. - Yêu cầu viết lại một đoạn văn chưa đạt trong bài. - Yêu cầu trình bày bài văn đã viết lại. - Nhận xét những đoạn văn viết lại hay. 3. Củng cố Dặn dò: - Gọi học sinh nêu lại tựa bài. - GDHS: Nhận ra những ưu, khuyết điểm trong bài văn của mình và của bạn cũng như học tập cái hay trong đoạn văn, bài văn, các em có được kinh nghiệm về bài văn tả cảnh. Từ đó, các em sẽ vận dụng vào bài viết của mình. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - Quan sát. - Chú ý lắng nghe. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau phát biểu. - Nhận bài. - Thực hiện theo yêu cầu. - Đổi bài với bạn ngồi cạnh để soát. - Lắng nghe. - Chú ý. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau đọc. - Nhận xét, góp ý. - Học sinh nên chú ý theo dõi. Chính tả Nghe-viết: MỘT CHUYÊN GIA MÁY SÚC I. Mục tiêu: Viết lại đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn. - Tìm được các tiếng chứa uô, ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong 4 câu thành ngữ ở BT3, II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Treo bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần, yêu cầu chép phần vần của các tiếng: biến - rìu - chìa - chiều và nêu vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng. - Nhận xét 2. Bài mới: - Giới thiệu: Các em sẽ nghe để viết lại cho đúng chính tả một đoạn trong bài Một chuyên gia máy xúc và củng cố cách đặt dấu thanh trong các tiếng chứa nguyên âm đôi uô hoặc ua. a. Hướng dẫn nghe - viết - Đọc bài chính tả với giọng thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác. - HS đọc thầm bài chính tả, chú ý những từ dễ viết sai, cách viết tên riêng người nước ngoài. - Ghi bảng những từ dễ viết sai, tên riêng người nước ngoài và hướng dẫn cách viết. Nhắc nhở: + Ngồi viết đúng tư thế. Viết chữ đúng khổ quy định. + Trình bày sạch sẽ, đúng theo thể văn xuôi. - Yêu cầu gấp SGK, GV đọc từng câu, từng cụm từ thật rõ để HS viết. - Đọc lại bài chính tả, yêu cầu tự soát và lỗi. - Chấm chữa 8 bài và yêu cầu soát lỗi theo cặp. - Nêu nhận xét chung và chữa lỗi phổ biến. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. - Yêu cầu nêu các tiếng có chứa vần uô hoặc ua và nêu cách đặt dấu thanh trong các tiếng đó. - Nhận xét, sửa chữa. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Yêu cầu điền uô hoặc ua vào 2 trong 4 câu thành ngữ, HS thực hiện 3 câu; phát bảng nhóm cho 2 đối tượng thực hiện, lớp làm vào vở. - Yêu cầu trình bày kết quả. - Nhận xét và sửa chữa theo bài của từng đối tượng. 3. Củng cố Dặn dò: - Nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng có chứa uô hoặc ua. - Lắng nghe. - Đọc thầm và chú ý. - Nêu những từ ngữ khó và viết vào nháp. - Chú ý. - Gấp sách và viết theo tốc độ quy định. - Tự soát và chữa lỗi. - Đổi vở với bạn để soát lỗi. - Chữa lỗi vào vở. - HS đọc yêu cầu. - Tiếp nối nhau trình bày. - Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở. - HS đọc yêu cầu. - Thực hiện theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung và chữa vào vở. - Tiếp nối nhau nhắc lại. Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu: - Kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học: - Sưu tầm một số sách, báo, truyện với đề tài ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Bảng phụ viết gợi ý 3 và tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: - Yêu cầu kể lại chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ lai và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: - Giới thiệu: Các em sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện đã sưu tầm được về đề tài ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh trong tiết Kể chuyện đã nghe, đã đọc. a. Hướng dẫn học sinh kể chuyện * Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài. - Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - Treo bảng phụ và yêu cầu đọc 4 gợi ý. - Hướng dẫn: + Trong gợi ý 1 là những đề tài mà các em sẽ kể chuyện. + Nên tìm những câu chuyện ngoài SGK để kể, khi nào không tìm được mới kể chuyện đã học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Yêu cầu giới thiệu tên, chủ đề câu chuyện kể. b. Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm + Yêu cầu kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Lưu ý: Đối với những câu chuyện khá dài, chỉ kể 1 hoặc 2 đoạn, phần còn lại sẽ kể tiếp vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn sách về đọc. - Kể trước lớp: + Treo bảng phụ ghi tiêu chuẩn đánh giá. + Ghi tên HS và tên truyện được kể lên bảng. - Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung truyện có hay và mới không? + Cách kề chuyện. + Khả năng hiệu chuyện của người kể. 3. Củng cố Dặn dò: - Qua những câu chuyện mà các bạn vừa kể, các em thấy mọi người trên thế giới đều yêu hòa bình và căm ghét chiến tranh. - HS được chỉ định thực hiện theo yêu cầu. - 2 HS đọc to đề bài. - Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Hai bạn ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe và cùng trao đổi câu chuyện. - Xung phong thi kể trước lớp. - Dựa vào tiêu chuẩn để nhận xét và góp ý. - Học sinh nêu. - Theo dõi. Luyện toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Tiếp tục giải bài toán với 2 dạng quan hệ tỉ lệ - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. Giúp HS chăm chỉ học tập II.Chuẩn bị : Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Củng cố kiến thức.HS nhắc lại cách giải: + Rút về đơn vị + Tìm tỉ số. - HS nêu cách giải tổng quát với các dạng bài tập trên. 2. Thực hành Bài 1: Một thúng đựng trứng gà và trứng vịt có tất cả 128 quả. Số trứng gà bằng số trứng vịt. Hỏi trong thúng có bao nhiêu quả trứng gà? Có bao nhiêu quả trứng vịt? Bài 2: Có một số tiền mua kẹo Trung thu. Nếu mua loại 5000 đồng một gói thì được 18 gói. Hỏi cũng với số tiền đó, nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được mấy gói như thế? Bài 3 : Theo dự định, một xưởng dệt phải làm trong 15 ngày, mỗi ngày dệt được 300 sản phẩm thì mới hoàn thành kế hoạch. Nay do cải tiến kĩ thuật nên mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm. Hỏi xưởng đó làm trong bao nhiêu ngày thì hoàn thành kế hoạch? 3. Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học. - ôn lại kiến thức vừa học. - HS nêu Lời giải : Tổng số phần bằng nhau có là : 3 + 5 = 8 (phần) Trứng gà có số quả là : 128 : 8 3 = 48 (quả) Trứng vịt có số quả là : 128 – 48 = 80 (quả) Đáp số : 80 quả Lời giải: Số tiền mua 18 gói kẹo là  5000 18 = 90 000 (đồng) Nếu mua kẹo loại 7500 đồng một gói thì mua được số gói là: 90 000 : 7 500 = 12 (gói) Đáp số : 12 gói. Bài giải: Số sản phẩm dệt trong 15 ngày là : 300 15 = 4500 (sản phẩm) Mỗi ngày dệt được 450 sản phẩm thì cấn số ngày là: 4500 : 450 = 10 (ngày) Đáp số : 10 ngày. - HS lắng nghe và thực hiện. Sinh hoạt tập thể TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG A. Mục tiêu: Giúp HS hiểu nội dung chính trongthư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam -Dân chủ-Cộng hoà tháng 9 năm 1945. Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ;Giáo dục ý chí vươn lên trong học tập,Thái độ học tập nghiêm túc. B. Nội dung và hình thức hoạt động: 1. Nội dung: Bức thư Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ý nghĩa tác dụng của bức thư đối với học sinh. - Vui văn nghệ 2. Hình thức:Thi trình bày nội dung,ý nghĩa của thư Bác. C. Chuẩn bị: 1. Phương tiện: Khăn trải bàn,lọ hoa,ảnh Bác Hồ. Câu hỏi và đáp án. 2.Tổ chức: GV Nêu mục đích,yêu cầu,nội dung và cách tiến hành chủ đề.Phân công chuẩn bị gồm:Mỗi cá nhân 1 bản thư Bác Hồ nhân ngày khai giảng đầu tiên của nước VNDCCH. GV và CB chuẩn bị 4 câu hỏi: D. Tiến hành: Câu 1: Đọc thư bác có câu:”Trước đây cha anh các em đã phải thu nhận một nền học vấn nô lệ.Ngày nay,các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thu một nền giáo dục của một nước độc lập”.Bạn có suy nghĩ gì? Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của học tập đối với con người.Nếu không được (hoặc không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và với xã hội? Câu 3: Trong thư Bác dặn học sinh cần phải làm những gì?Bác mong muốn học sinh phải làm gì.Để làm theo lời Bác dạy,học sinh chúng ta phải học tập và rèn luyện như thế nào? Câu 4: Trong thư thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng.Những tình cảm nào khiến em cảm động nhất ? Vì sao? - Hát tập thể - Thảo luận tìm hiểu nội dung,ý nghĩa thư Bác. - Đại diện tổ lên trình bày,các bạn trong tổ bổ sung - Sau khi đại diện các tổ lên trình bày xong,Người điều khiển chương trình cho cả lớp cùng trao đổi câu hỏi. Sau khi hiểu được mong muốn của Bác chúng ta phải làm gì để thực hiện lời Bác dạy? Bốn tổ trưởng lên bốc câu hỏi - Các học sinh trong tổ phải tham gia chuẩn bị phần trả lời - Cử ban giám khảo - Lớp trưởng điều khiển chương trình - Phân công trang trí. - Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề Bác Hồ. Đ. Kết thúc: Cho lớp tự đánh giá về chất lượng phần chuẩn bị câu trả lời của các tổ,chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất tuyên dương Ngày soạn: 26/9/2017. Ngày dạy: Thứ năm 5/10/2017 Toán ĐỀ-CA-MÉT VUÔNG. HÉC-TÔ-MÉT VUÔNG I. Mục tiêu: H/ thành biểu tượng ban đầu về đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông. - Biết đọc, viết các số đo diện tích theo đơn vị đề-ca-mét vuông, héc-tô-mét vuông (BT1, BT2). Biết mối quan hệ giữa đề-ca-mét vuông với mét vuông, đề-ca-mét vuông với héc-tô-mét vuông. - Biết chuyển đổi số đo diện tích (trường hợp đơn giản) (BT3). II. Đồ dùng: Bảng phụ vẽ hình vuông có cạnh 1dam, 1hm (thu nhỏ). III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Hình thành biểu tượng đề-ca-mét vuông ? Các em đã học những đơn vị đo diện tích nào? ? Treo bảng phụ vẽ hình vuông có cạnh 1 dam và yêu cầu cho biết đề-ca-mét vuông là gì? - Ghi bảng: Đề-ca-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 đề-ca-mét. Đề-ca-mét vuông viết tắt là dam - Yêu cầu quan sát hình vẽ và cho biết: ? Hình vuông có cạnh bao nhiêu đề-ca-mét? 1dam - Hình vuông có cạnh 1dam thì Diện tích =? dam2 - Hình vuông có cạnh 10m thì Diện tích =? m2 Vậy 1dam = m + Giới thiệu và ghi bảng: 1dam = 100 m b. Hình thành biểu tượng héc-tô-mét vuông ? Treo bảng phụ vẽ hình vuông có cạnh 1 hm và yêu cầu cho biết héc-tô-mét vuông là gì? ? Héc-tô-mét vuông viết tắt như thế nào? - Nhận xét: Héc-tô-mét vuông là diện tích hình vuông có cạnh 1 hm. Héc-tô-mét vuông viết tắt là hm. ? Hình vuông có cạnh bao nhiêu héc-tô-mét? 1hm - Hình vuông có cạnh 1hm thì Diện tích =? hm2 - Hình vuông có cạnh 10dam thì Diện tích =? dam2 Vậy 1hm = ? dam + Giới thiệu và ghi bảng: 1hm = 100 dam c.Thực hành Bài 1: HS đọc yêu cầu - HS làm vào vở rồi nêu miệng - Nhận xét, sửa chữa. Bài 2: Đọc số đo diện tích, yêu cầu ghi vào vở - Nhận xét, sửa chữa. a/ 271 dam2 ; b/ 18954 dam2 ; c/ 603 hm2 ; d/ 34620 hm2 Bài 3: Nêu yêu cầu bài. - HS làm vào vở. Nhận xét, sửa chữa; 12hm5dam = 1205 dam; 760m = 7 dam60m 3. Củng cố Dặn dò: - Quan sát hình và tiếp nối nhau phát biểu. - Tiếp nối nhau nhắc lại. - Quan sát hình và nối tiếp nhau phát biểu. - Tiếp nối nhau nhắc lại. - Quan sát hình, suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời. - Tiếp nối nhau nhắc lại. - Quan sát hình, suy nghĩ và nối tiếp nhau trả lời. - Tiếp nối nhau nhắc lại. - Quan sát bảng, nối tiếp nhau đọc. - Nhận xét, bổ sung. - Thực hiện theo yêu cầu. - Đối chiếu với kết quả. Luyện từ và câu TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu: Hiểu thế nào là từ đồng âm (ND Ghi nhớ). - Biết phân biệt nghĩa của từ đồng âm (BT1, mục III); đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm (2 trong 3 số từ ở BT 2); bước đầu hiểu tác dụng của từ đồng âm qua mẫu chuyện vui và qua các câu đố. HS nêu tác dụng của từ đồng âm qua BT4. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết (BT1, mục III); bảng nhóm III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: a. Phần nhận xét: Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài tập 1. Bài 2: Yêu cầu đọc bài tập 2. - Yêu cầu suy nghĩ và phát biểu. - Nhận xét, chốt lại ý đúng: . Câu: một cách bắt cá, tôm, . Câu: đơn vị của lời nói

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTUẦN 5.docx