Giáo án Tự chọn Ngữ văn 12 - Học kì 1

Tự chọn 8

 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

 2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá.

 3. Thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn.

B THIẾT BỊ DẠY HỌC

1. Giáo viên: Đọc tài liệu, SGK, SGV, kế hoạch dạy học

2. Học sinh: Ôn tập lại cách làm bài văn đã học.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Phương pháp dạy học: câu hỏi phát vấn, thảo luận nhóm.

 

docx50 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 619 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tự chọn Ngữ văn 12 - Học kì 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá đúng đắn những ý kiến từ bài học B. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, SGK, SGV, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Ôn tập lại các thao tác lập luận, các dạng đề thường gặp. 3. Phương pháp dạy học: câu hỏi phát vấn, gợi mở, thảo luận nhóm. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC GHI CHÚ HĐ1: Ôn tập kiến thức TT1: Nêu những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Quang Dũng? HS trả lời, GV chốt ý TT2:Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ và giới thiệu đoàn quân Tây Tiến? HS trả lời, GV chốt ý TT3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ Tây Tiến? HS trả lời, GV chốt ý TT4: Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến? HS trả lời, GV chốt ý TT5: Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến? HS trả lời, GV chốt ý GV: Hãy cho biết những nét nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng? HS trả lời, GV chốt ý GV: Ý nghĩa văn bản? HS trả lời, GV chốt ý HĐ2: Bài tập về nhà GV cung cấp một số đề, hướng dẫn HS về nhà lập dàn ý. I. Ôn tập kiến thức 1. Tác giả: - Quang Dũng (1921 – 1988), tên thật Bùi Đình Diệm. - Quê: huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây - Ông là nghệ sĩ đa tài, nhưng được biết đến nhiều nhất với tư cách là nhà thơ, với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. 2. Hoàn cảnh sáng tác: - 1947: Đơn vị Tây Tiến được thành lập để bảo vệ biên giới Việt Lào. Quang Dũng là đại đội trưởng. - Cuối 1948 Quang Dũng chuyển đơn vị nhớ lại đơn vị tác giả viết bài thơ trong tâm thế xa cách, hoài niệm. mộng. 3. Cảm hứng chủ đạo - Cảm hứng lãng mạn:  + Thể hiện ở cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Nó phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng nhiều biện pháp tu từ để tô đậm cái phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ về cái hùng vĩ, tuyệt mỹ của núi rừng miền tây.  + Bức chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến.  + Sự hoang dại, bí ẩn của núi rừng và những hình ảnh ấm áp, thơ mộng.  + Cảnh đêm liên hoan, cảnh sông nước như được phủ lên màn sương huyền thoại. - Tinh thần bi tráng:  + Nhà thơ không che giấu cái bi, nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng một giọng điệu, âm hưởng, màu sắc tráng lệ, hào hùng để thành chất bi tráng.  + Người lính Tây Tiến luôn hiên ngang, bất khuất mặc dù chịu mất mát, đau buồn. Cái chết cũng được tác giả bao bọc trong không khí hoành tráng. Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ tráng lệ, người lính xuất hiện với tầm vóc khác thường. Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng luôn gắn bó với nhau, nâng đỡ nhau, cộng hưởng với nhau để làm nên linh hồn, sắc diện của bài thơ, tạo nên vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm. 4. Hình ảnh thiên nhiên - Vùng núi hiểm trở, hoang vu, khắc nghiệt: Dốc cao khúc khuỷu, ngàn thước dựng đứng, chất ngất. Vực sâu heo hút, thăm thẳm, lấp trong sương núi. Vẻ hoang vu xa vắng gợi lên từ những tên làng, tên châu, tên bản rất lạ tai. - Thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng: Thiên nhiên Tây Tiến có cái hùng vĩ, trùng điệp thăm thẳm đồng thời cũng có vẻ đẹp thơ mộng: Hương hoa rừng thoang thoảng trong đêm, nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa bay, dáng hình sơn nữ trên chiếc thuyền độc mộc giữa hai bờ lau sậy hoang vu, hoa trôi đong đưa trên dòng nước - Thiên nhiên hoang dã, huyền bí, thâm u: Ngòi bút Quang Dũng đã trả lại cho núi rừng Tây Tiến vẻ huyền bí, thâm u ngàn đời của nó: những con đường heo hút trong mây, trong sương lấp, những buổi chiều âm vang tiếng gầm thét của những ngọn thác, cảnh đêm đêm cọp trêu người, hồn lau nơi rừng núi. - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: Sử dụng các từ ngữ giàu chất tạo hình, hình ảnh độc đáo, lạ, nghệ thuật phối thanh ngắt nhịp. Đặc biệt thủ pháp đối lập, bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạnlàm cho thiên nhiên Tây Tiến vừa dữ dội hoành tráng mà không làm con người run sợ, nản lòng. 5.  Vẻ đẹp của người lính Tây Tiến a) Vẻ đẹp hào hùng:  + Trong cuộc trường chinh gian khổ, người lính ở đây là những trí thức, học sinh, sinh viên xuất thân Hà Nội, chưa quen với gian lao, lại trải qua cuộc hành quân dài ngày, địa hình hiểm trở, khắc nghiệt, phải đối mặt với cái chết từ nhiều phía.  + Tư thế hành quân, dáng vẻ dữ dội khác thường của người lính (chú ý một số hình ảnh: gục lên súng mũ bỏ quên đời, đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm, mắt trừng)  + Lí tưởng chiến đấu cao đẹp và tinh thần hi sinh cho Tổ quốc (đi sâu phân tích các hình ảnh: những nấm mồ viễn xứ, chẳng tiếc đời xanh, chẳng về xuôi, âm thanh trầm hùng của sông Mã đưa tiễn những người con hi sinh về đất mẹ). b) Vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:  + Vẻ đẹp của tình người: gian khổ, ác liệt, hi sinh, người lính ở đây vẫn là những con người mơ mộng, lãng mạn, quyến luyến tình người (tình cảm với cô gái Mai Châu mùa nếp mới, những cô gái xiêm áo rực rỡ vừa e lệ, vừa tình tứ trong đêm hội đuốc hoa, dáng kiều thơm của cô gái Hà thành, dáng hình sơn nữ trên con thuyền độc mộc).  + Cảm xúc về thiên nhiên: tinh tế trong phát hiện và cảm nhận cái đẹp (một nếp nhà sàn thấp thoáng trong mưa, hồn lau nơi bờ suối, dáng hình sơn nữ buổi hoàng hôn, bông hoa đong đưa trên dòng nước). Dễ say đắm trước những vẻ đẹp man sơ và khác lạ (dốc thăm thẳm, cồn mây heo hút, thác gầm thét, cọp trêu người)  + Tâm hồn lạc quan, yêu đời, nguyện dấn thân vào cuộc chiến đấu được thể hiện qua quan niệm lãng mạn về người anh hùng (coi cái chết nhẹ tựa lông hồng) và qua nếp sinh hoạt văn hoá ngay trong những ngày gian khổ, hi sinh (những đêm liên hoan văn nghệ trong rừng sâu) c) Nghệ thuật của ngòi bút Quang Dũng trong khắc hoạ hình tượng người lính: + Hình ảnh đặc sắc (đoàn binh không mọc tóc, xanh màu lá, dữ oai hùm), ngôn từ mới lạ và sự kết hợp của các từ cổ với các từ ngữ dân dã, đời thường (biên cương, viễn xứ, kiều thơm, chiếu, đất, bỏ quên đời, chẳng về xuôi) tạo được vẻ cứng cỏi ngang tàng của người lính gần với các tráng sĩ trong văn học cổ mà vẫn hiện đại.  + Bút pháp hiện thực đan xen bút pháp lãng mạn, thủ pháp đối lập - tạo nên vẻ lãng mạn, bay bổng của người lính mà vẫn rất chân thực, tạo âm hưởng bi tráng cho bài thơ. 6. Nghệ thuật đặc sắc - Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và giàu tính nhạc với âm điệu, nhịp thơ biến hóa linh hoạt. - Sự kết hợp hài hòa giữa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. - Từ Hán Việt gợi lên âm hưởng cổ kính, những kết hợp từ độc đáo, những từ ngữ in đậm dấu ấn đời lính tạo nên tính chân thực, cụ thể, vừa sinh động vừa hấp dẫn. - Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc, khi tha thiết bồi hồi với nỗi nhớ vời vợi, khi bừng lên với đêm hội núi rừng, khi lắng lại trong kỉ niệm bâng khuâng, khi trang nghiêm, bi hùng gắn với hình ảnh những đồng đội một thời chiến đấu và hi sinh. 7.  Ý nghĩa văn bản    Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. Một số đề thực hành: Đề 1: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:        Sông mã xa rồi tây tiến ơi! Mai Châu mùa em thơm nếp xôi                        (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Đề 2: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:          Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa ...Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa                          (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) Đề 3: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:                   Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc                     ... Áo bào thay chiếu anh về đất                        (Trích Tây Tiến - Quang Dũng) D. Củng cố, dặn dò: - Bài cũ: + Nắm hình tượng người lính TT + Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. + Làm bt ở phần luyện tập . - Bài mới : Xem lại tác giả Tố Hữu và đoạn trích Việt Bắc -Nắm lại kiến thức tác phẩm. -So sánh với hình tượng người nông dân trong văn học ở các tác phẩm trước đó. -Hoàn thiện dàn ý vào vở. E. RÚT KINH NGHIỆM: Tự chọn 8 CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC A.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. 2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá. 3. Thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn. B THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, SGK, SGV, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Ôn tập lại cách làm bài văn đã học. C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học: câu hỏi phát vấn, thảo luận nhóm. 2. Bảng mô tả Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Đối tượng, cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Hiểu được những dạng đề làm văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Hiểu cách thức triển khai ý cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Lập được dàn ý cho dạng bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Viết được bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Phân biệt các dạng đề và đánh giá được những đặc sắc của ý kiến. 3. Tiến trình dạy học a. Ổn định, kiểm tra bài cũ b. Kiểm tra bài cũ c. Giới thiệu bài mới T.G HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT GHI CHÚ *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. GV: Nêu cách tìm hiểu đề? HS nêu lại kiến thức. GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý? HS nêu lại kiến thức. GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý? HS nêu lại kiến thức. 2. Lập dàn ý: a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu ý kiến bàn về văn học của ai, viết nói trong hoàn cảnh nào, hướng giải quyết. b. Thân bài: - Giải thích để hiểu ý kiến. - Đánh giá ý kiến; phê phán biểu hiện chưa đúng, sai. - Ý nghĩa, tác dụng của ý kiến. - Minh họa c. Kết bài: Tổng hợp, khái quát về ý kiến. * Hoạt động 2: GV cho HS thực hành đề cụ thể. GV: Cung cấp đề cho HS. GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc? GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài? HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài. GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình? GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung GV: Cho HS viết đoạn mở đầu và ý 1 của phần thân bài. I. Ôn lại lý thuyết 1- Tìm hiểu đề : + Nội dung của kiểu bài này thường là một ý kiến, một nhận định bàn về văn học : giai đoạn văn học; tác giả, tác phẩm văn học; phong cách nghệ thuật; lý luận văn học + Phải biết ý kiến đó của ai, nói hay viết ở đâu, trong hoàn cảnh nào, mục đích + Thông thường, muốn giải quyết được vấn đề nêu ra, cần giải thích các từ ngữ khó, hàm súc, các khía cạnh của ý kiến đó. + Căn cứ vào thực tế văn học để phân tích, xem xét, đánh giá ý kiến đó, nêu ý nghĩa, tác dụng của ý kiến đó đối với văn học, đời sống. (Trong chương trình THPT, kiểu bài này thường nghị luận về một ý kiến đúng bàn về văn học). II. Thực hành Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Dàn ý a.Mở bài: + Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa. + Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến. b. Thân bài: Giải thích: + “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời chống Pháp. + Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại. Phân tích, bình luận, chứng minh * Phân tích, chứng minh: - Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước + Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ tựa lông hồng. + Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, ... - Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống Pháp. + Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và tình đôi lứa. + Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm chất đời thường của những người lính trẻ... * Bình luận: - Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây Tiến: đó là sự hòa hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để tạo nên một hình tượng toàn vẹn. - Hình tượng có được sự hòa hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là người trong cuộc. c. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến, rút ra bài học. D.Củng cố: GV lưu ý nội dung bài học: - Nắm cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. - Về nhà hoàn thiện dàn ý vào vở. E. Rút kinh nghiệm TỰ CHỌN 9 PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU QUA TÁC PHẨM VIỆT BẮC I. Mục tiêu bài học: 1, Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên miền Tây và nét hào hoa, dũng cảm, vẻ đẹp bi tráng của hình ảnh người lính Tây Tiến. Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh và giọng điệu - Việt Bắc lµ ®Ønh cao th¬ Tè H÷u- thµnh tùu th¬ thêi chèng P. bµi th¬ là khóc h¸t ©n t×nh cña ngõ¬i kh¸ng chiÕn víi ®Êt n­íc, quª h­¬ng, tiªu biÓu cña giäng ®iÖu, phong c¸ch th¬ Tè H÷u. 2, Kĩ năng: RÌn kÜ n¨ng c¶m thô th¬. 3, Thái độ: Nghiêm túc, tích cực. 4, Hình thành năng lực: Đọc, hiểu văn bản; trình bày 1 vấn đề. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1, Thầy: SGK, SGV, giáo án 2, Trò: SGK, vở ghi. III. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thảo luận nhóm, phát vấn, phân tích, diễn giảng, sơ đồ tư duy. IV. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Nắm được hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. -Xác định vị trí của đoạn trích. -Nhận ra đề tài, cảm hứng, thể thơ. -Phát hiện ra các chi tiết, nghệ thuật đặc sắc. -Nhận diện thế giới nhân vật-hình tượng trong đoạn thơ. -Hiểu được đặc điểm cơ bản của thể thơ lục bát. -Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật. -Hiểu nghĩa của các thành ngữ. -Phân tích thế giới hình tượng đối với việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. -Cảm hiểu và giải thích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích. -Vận dụng những hiểu biết về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, đề tài, cảm hứng thể thơ để lý giải nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. -Vẻ đẹp con người VN qua đoạn trích. -Những đóng góp độc đáo của Tố Hữu về nội dung và nghệ thuật qua đoạn trích. -Đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu qua đoạn trích. -Đọc diễn cảm đoạn trích. -Từ đề tài, cảm hứng,biết phân tích một tác phẩm thuộc nội dung yêu nước trong văn học kháng chiến. -Biết bình luận, đánh giá đúng đắn những ý kiến, nhận định về tác phẩm. -Liên hệ với những giá trị sống hiện tại của bản thân và những người xung quanh: những suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước, trách nhiệm của tuổi trẻ với Tổ quốc. -Đọc sáng tạo, đọc nghệ thuật. -Viết bài bình, giới thiệu, sưu tầm những bài thơ hay của Tố Hữu -Tham gia Ngày thơ Việt Nam. V. Tiến trình dạy học: Tt1: PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU Tt2: PHONG CÁCH THƠ TH QUA BÀI THƠ” VIỆT BẮC” HS nêu và phân tích những biểu hiện về nội dung trong VB thể hiện phong cách thơ TH? II. PHONG CÁCH THƠ TH QUA BÀI THƠ” VIỆT BẮC” 1. NỘI DUNG - Đề tài: Viết về cuộc kháng chiến chống Pháp anh hùng của đất nước và nhân dân ta - Thiên nhiên và con người VB được tái hiện một cách chân thực, dậm đà bản sắc dân tộc + Thiên nhiên hùng vĩ nhưng khắc nghiệt + Con người Việt bắc cần cù, giàu tình nghĩa - Tố Hữu dã đưa những tình cảm cách mạng, kháng chiến, tình cảmđồng bào với Bác Hồ trở về gần gũi, chân thành như đạo lí dân tộc vốn có - Tình cảm trong bài thơ l;à tình cảm lớn gianhfcho cánh mạng, cho Bác Hồ và Việt Bắc 2. Nghệ thuật - Thể thơ lục bát -Kết cấu đối đáp quen thuộc - Chất liệu văn hóa dân gian được vận dụng đa dạng - Lối nói giàu hình ảnh, các biện pháp tu từ,... I. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU 1. Về nội dung: Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị: - Trong việc biểu hiện tâm hồn: thơ Tố Hữu hướng đến cái ta chung với những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. + Tình cảm lớn: tình yêu lí tưởng (Từ ấy), tình cảm kính yêu lãnh tụ (Sáng tháng năm), tình cảm đồng bào đồng chí, tình quân dân (Cá nước), tình cảm quốc tế vô sản (Em bé Triều Tiên). + Niềm vui lớn: niềm vui trước nhưữg chiến thắng của dân tộc (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Toàn thắng về ta) - Trong việc miêu tả đời sống: Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi : + Luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân: o Công cuộc xây dựng đất nước (Bài ca mùa xuân 1961) o Cả nước ra trận đánh Mĩ (Chào xuân 67) + Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải là cảm hứng thế sự - đời tư: nên con người trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung, mang phẩm chất tiêu biểu cho cả dân tôc, mang tầm vóc lịch sử và thời đại: anh vệ quốc quân (Lên Tây Bắc), anh giải phóng quân (Tiếng hát sang xuân), anh Nguyễn Văn Trỗi (Hãy nhớ lấy lời tôi), chị Trần Thị Lý (Người con gái Việt Nam) - Giọng thơ mang chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành: + Xuất phát từ tâm hồn của người xứ Huế + Do quan niệm của nhà thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu” 2. Về nghệ thuật: Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc: - Về thể thơ: đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc: + Lục bát ca dao và lục bát cổ điển (Khi con tu hú, Việc Bắc, Bầm ơi, Kính gửi cụ Nguyễn Du), + Thể thất ngôn (Quê mẹ, Mẹ Tơm, Bác ơi, Theo chân Bác) dạt dào âm hưởng, nghĩa tình của hồn thơ dân tộc - Về ngôn ngữ: + Thường sử dụng những từ ngữ, những cách nói quen thuộc với dân tộc. + Phát huy cao độ tính nhạc, sử dụng tài tình các từ láy, các thanh điệu, các vần thơ,. Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan, Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. Thác, bao nhiêu thác cũng qua, Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời. 4. Củng cố - dặn dò: - Phân tích các tập thơ của TH - Chuẩn bị: Viêt Bắc ........................................................................................................................................ Tự chọn 10: Tìm hiểu thêm về đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) ÔN TẬP: ĐẤT NƯỚC (Nguyễn Khoa Điềm) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học sinh: - Kiến thức: + Thấy được một cái nhìn mới mẻ về đất nước thông qua cách cảm nhận của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước. + Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng thơ trữ tình chính trị, sự vận dụng sáng tạo nhiều yếu tố của văn hoá và văn học dân gian làm sáng tỏ thêm tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. - Kĩ năng: + Đọc - hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. + Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư. - Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước. II. CHUẨN BỊ - Giáo viên: Soạn giáo án. Gợi mở, phát vấn, thảo luận. - Học sinh: Soạn bài. III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định - kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Trong nỗi nhớ của người về xuôi, thiên nhiên VB hiện lên như thế nào? 3. Bài mới: a. Giới thiệu vấn đề, tạo tâm thế: b. Triển khai nội dung bài mới: Hoạt động thầy và trò Nội dung kiến thức ? Nếu những nét chính về tác giả? Hs lập dàn ý và trình bày Gv nhận xét Tác giả đã chọn 3 câu ca dao trong kho tàng ca dao dân ca nói về 3 phương diện quan trọng nhất trong truyền thống tâm hồn của dân tộc: Say đắm trong tình yêu: “Yêu em từ thuở...” Coi trọng tình nghĩa: “Biết quý công cầm vàng...” Quyết liệt, căm thù trong chiến đấu: “Biết trồng tre đợi ngày thành gậy...” => Sử dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo thể hiện sự nhận thức sâu sắc về đất nước. Câu 1: Tác giả - Nguyễn Khoa Điềm: Sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Hoà Phong, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. - Gia đình: có truyền thống yêu nước. - Là nhà thơ trưởng thành trong k/chiến chống Mỹ. - Sau ngày đất nước thống nhất: giữ nhiều chức vụ khác nhau trong Hội nhà văn VN và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước. - Thơ: kết hợp cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng về Đất nước. - Ông đựợc tặng Giải thưởng nhà nước về Văn học và nghệ thuật năm 2000. Câu 2. Đề bài: Suy nghĩ của em về tư tưởng “Đất nước của nhân dân” (Đất nước - Nguyễn Khoa Điểm) Gợi ý: * Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm và dẫn luận đề vào bài văn. * Thân bài: Hs làm rõ - Nhân dân là người đã tạo nên dáng hình đất nước: + Vợ nhớ chồng => Núi Vọng Phu. + Vợ chông yêu nhau => Hòn Trống Mái + Học trò => Núi Bút, Non Nghiên. => Những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú đều gắn với đ/sống của dân tộc. Nó chỉ trở thành danh lam thắng cảnh khi gắn với đ/sống của con người dân tộc. - Nhân dân là người đã lao động, chiến đấu để xây dựng và bảo vệ Đất nước: + Con gái con trai: cần cù làm lụng. + Có giặc: Con trai ra trận Con gái: nuôi cái cùng con. + Sống và chết: Giản dị và bình tâm. + Nhân dân là người đã truyền lại những kinh nghiệm cho đời sau để tiếp tục xây dựng và bảo vệ Đất nước. => “Đất nước này là Đất nước của nhân dân”. * Kết luận - Khái quát chung. - Nét độc đáo trong nghệ thuật: sử dụng sáng tạo vốn văn hoá dân gian (CD DC, thần thoại, truyền thuyết...; Thể thơ tự do góp phần thể hiện tình cảm yêu mến dạt dào và lòng tự hào về Đất nước. 4. Củng cố - dặn dò: - Viết dàn ý thành văn bản hoàn chỉnh - Chuẩn bị: Thực hành về một số phép tu từ ngữ âm Tự chọn 11:Rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận văn học I. .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững những kiến thức về cách làm bài văn nghị luận văn học: nghị luân về một bài thơ, đoạn thơ. 2. Kĩ năng: Phát hiện, khái quát tổng hợp, đánh giá. 3. Thái độ: Ý thức làm bài tốt hơn. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Giáo viên: Đọc tài liệu, SGK, SGV, kế hoạch dạy học 2. Học sinh: Ôn tập lại các thao tác lập luận, các dạng đề thường gặp. 3. Phương pháp dạy học: câu hỏi phát vấn, thảo luận nhóm. III. BẢNG MÔ TẢ BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GÍA THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Xác định được dạng đề, đối tượng bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. -Biết cách tìm hiểu đề, lập dàn ý, xác định luận điểm, luận cứ cho dạng đề. -Triển khai các luận điểm, luận cứ thành đoạn văn hoàn chỉnh. -Vận dụng các thao tác lập luận một cách nhuần nhuyễn. -Biết cách dẫn dắt, đưa dẫn chứng, chuyển ý tự nhiên trong bài văm. -Viết bài văn hoàn chỉnh. -Cảm nhận được những đặc sắc về các tác phẩm thơ ca trong chương trình. -Cảm nhận, phân tích được các tác phẩm thơ ca ngoài SGK. -Viết bài bình, giới thiệu các tác phẩm đặc sắc. -Sáng tác thơ. -Tham gia ngày thơ Việt Nam. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Giới thiệu bài mới: T.G HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC NL *Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS ôn lại lí thuyết về văn nghị luận GV: Nêu cách tìm hiểu đề? GV: Nêu cách lập dàn ý? Những yêu cầu ở phần dàn ý? GV: Yêu cầu từng phần cụ thể đối với dàn ý? * Hoạt động 2: GV cho HS thực hành một số đề cụ thể: GV yêu cầu HS đọc và xác định rõ yêu cầu của đề, xác định nội dung bàn bạc? GV: Sau khi HS đã xác định được yêu cầu của đề, GV yêu cầu HS lập dàn ý cho đề bài? HS: Trao đổi, bàn bạc, lập dàn ý cho đề bài. GV: Gọi 1-2 HS trình bày dàn ý của mình? GV: Gọi HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, bổ sung. GV: Gợi ý dàn ý chung cho HS. GV: Cho HS viết một số đoạn. * I. ÔN TẬP 1. Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý: 1- Tìm hiểu đề: Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, đoạn thơ, vị trí đoạn trích, cảm hứng chủ đạo, những đặc sắc về nghệ thuật và tư tưởng của bài thơ, đoạn thơ. 2- Lập dàn ý: + Mở bài: Giới thiệu về bài thơ, đoạn thơ, tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề + Thân bài: đi vào khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ. Để khai thác các giá trị ấy cần đi vào tìm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an Tu chon Ngu van 12 Hoc ki 1_12495175.docx
Tài liệu liên quan