Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Bài: Cây gỗ

* Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ (7 phút)

-GV cho HS quan sát tranh

-Yêu cầu HS:

- Kể tên của các loại cây ?

- Chỉ và nói tên các bộ phận của cây?

- GV hỏi: + Em có nhìn thấy rễ không?

 +Thân cây có đặc điểm gì?

 + Nó có giống với cây rau và cây hoa đã học không?

Kết luận: Cây gỗ có rễ, thân, lá, hoa. Thân cây to, cứng, sần xùi, cành lá xum xuê và cho bóng mát

 

docx3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 590 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Bài: Cây gỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Ninh Phước Trường Tiểu học Từ Tâm 1 KẾ HOẠCH DẠY HỌC Ngày soạn: 27/02/2018 Người soạn: Trương Thị Phương Thảo Môn : Tự nhiên và Xã hội Lớp 1 Bài : Cây gỗ I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết tên một số cây gỗ và nơi sống của chúng - Biết quan sát phân biệt nói tên đúng các bộ phận chính của cây gỗ - Giáo dục HS có ý thức bảo vệ cây cối không bẻ cành, ngắt lá. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bài giảng điện tử, hình ảnh cây gỗ - Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về các loại cây III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Hát bài “Lý cây xanh” (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Tiết trước chúng ta học bài gì? - Cây hoa có những bộ phận chính nào? - Người ta trồng hoa để làm gì? - Các em cần làm gì để bảo vệ cây hoa? - GV nhận xét bài cũ 3. Bài mới: (1 phút) - Giáo viên giới thiệu bài: Cây gỗ - GV ghi tên bài lên bảng - Gọi HS nhắc lại tên bài * Hoạt động 1: Quan sát cây gỗ (7 phút) -GV cho HS quan sát tranh -Yêu cầu HS: - Kể tên của các loại cây ? - Chỉ và nói tên các bộ phận của cây? - GV hỏi: + Em có nhìn thấy rễ không? +Thân cây có đặc điểm gì? + Nó có giống với cây rau và cây hoa đã học không? Kết luận: Cây gỗ có rễ, thân, lá, hoa. Thân cây to, cứng, sần xùi, cành lá xum xuê và cho bóng mát * Hoạt động 2: (5 phút) Trò chơi “Tôi là ai? Tôi được trồng ở đâu?” - Khi GV đưa từng hình ảnh dán từng cây gỗ lên bảng, bạn nào xung phong nhanh nhất thì GV sẽ chọn bạn đó rồi nhìn lên bảng và trả lời câu hỏi : Tôi là ai? Tôi được trông ở đâu? - HS nào trả lời nhanh nhất, đúng và rõ ràng thì sẽ được nhận quà -Yêu cầu HS kể tên các cây gỗ mà em biết và nơi sống của chúng ? Kết luận: Có nhiều loại cây gỗ khác nhau, chúng được trồng ở: sân trường, công viên, ngoài đường, trong rừng GIẢI LAO GIỮA TIẾT * Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc trồng cây gỗ (7 phút) - GV hỏi: + Người ta trồng cây gỗ để làm gì? - Gọi HS khác nhận xét, bổ sung - Yêu cầu HS kể tên một số đồ dùng làm bằng gỗ trong lớp học, ở nhà Kết luận: Người ta trồng cây gỗ để lấy gỗ làm đồ dùng, cho bóng mát, làm cho không khí trong lành, giữ đất, ngăn bão lũ, chắn gió, phủ xanh đồi núi trọc * Hoạt động 4:Củng cố - Để bảo vệ cây gỗ em cần phải làm gì? - Nếu chặt phá cây bừa bãi có hại gì? 4. Tổng kết – dặn dò: - GV nhận xét tiết học và tuyên dương HS tích cực - Chuẩn bị bài: Con cá - Cả lớp hát - HS trả lời -HS lắng nghe - HS nhắc lại - HS quan sát + Cây bàng, cây phượng, cây me tây, + Cây có rễ, thân, lá, hoa và quả -HS trả lời - HS lắng nghe -HS quan sát - Học sinh chơi - Học sinh trả lời + Tôi là cây phượng, tôi trồng ở sân trường. + Tôi là cây sao, tôi trồng ở công viên. + Tôi là cây bằng lăng, tôi trồng ở 2 bên đường. + Tôi là cây cao su, tôi trồng ở trong rừng. -HS trả lời - Học sinh lắng nghe - Học sinh trả lời + Lấy gỗ làm đồ dùng + Cho bóng mát, làm cho không khí trong lành + Giữ đất, ngăn bão lũ, chắn gió, phủ xanh đồi núi trọc - Học sinh nhận xét -HS trả lời - Học sinh lắng nghe - Để bảo vệ cây gỗ em cần phải: trồng và chăm sóc cây như tưới nước, bắt sâu, ngắt lá, bẻ cành - Nếu chặt phá cây bừa bãi có hại: gây ra thiên tai, suy giảm lượng oxy, giảm diện tích rừng, - HS lắng nghe Giáo sinh Trương Thị Phương Thảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 24 Cay go_12536109.docx
Tài liệu liên quan