Giáo án Tuần 31 Khối 4

KĨ THUẬT

LẮP ÔTÔ TẢI

I. MỤC TIÊU :

• HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải.

• Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được.

• Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình .

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu ô tô đã lắp sẵn .

 Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU :

HĐ1(5'): Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS

HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài

HĐ3(25'): Hướng dẫn thao tác kĩ thuật

a)Hướng dẫn chọn các chi tiết

-gv yêu cầu HS chọn các chi tiết theo SGK để vào nắp hộp theo từng loại

-GV hỏi :Một vài chi tiết cần lăp cái ô tô là gì .

 

doc21 trang | Chia sẻ: trang80 | Lượt xem: 601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Tuần 31 Khối 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5'): Bài cũ: HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài. HĐ3(30'): Thực hành: a) Bài 1: Củng cố kĩ năng đọc, viết số tự nhiên (Viết vào ô trốngtheo mẫu) - HS đọc yêu cầu bài 1. 1HS khá làm mẫu - HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. KL: Củng cố kĩ năng đọc, viết số tự nhiên b) Bài 3a : Củng cố k/n đọc số và nêu giá trị của mỗi chữ số. - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi đọc và nêu miệng. - HS trình bày trước lớp. GV và HS nhận xét chung. c) Bài 4; Củng cố về tính chất của dãy số tự nhiên. - Học sinh nêu yêu cầu, làm bài cá nhân . - Học sinh chữa bài. Chữa bài, thống nhất kết quả. Một số em nhắc lại. HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I. MỤC TIÊU: - Học sinh hiểu như thế nào là trạng ngữ (ND ghi nhớ). - Biết nhận diện được trạng ngữ trong câu (BT1, mục III), bước đầu viết được đoạn văn ngắn trong đó có ít nhất 1 câu có sử dụng trạng ngữ (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: bảng phụ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CHỦ YẾU: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ2(12'): Hình thành kiến thức mới về thêm trạng ngữ cho câu: a) Phần nhận xét: - Học sinh đọc nội dung các yêu cầu 1,2,3: - Học sinh đọc thầm nội dung yêu cầu của bài tập 1,2,3. + Học sinh suy nghĩ , phát biểu ý kiến + Học sinh, Giáo viên nhận xét, bổ sung (như SGV trang 225) HĐ3(5'): Phần ghi nhớ: HDHS rút ra ghi nhớ - 2 HS dọc lại nội dung ghi nhớ. HĐ4(13'): Luyện tập: a) Bài tập 1: Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1 - GV treo bảng phụ - Học sinh làm việc cá nhân. HS lên bảng chữa bài . - Học sinh nhận xét - Giáo viên chốt lại (Ngày xưa, trong vườn, từ tờ mờ sáng) b) Bài tập 2: - Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 2 - Học sinh làm cá nhân vào vở . - Học sinh nêu kết quả bài làm của mình. - Học sinh nêu câu có dùng trạng ngữ. - Học sinh nhận xét - Giáo viên sửa chữa bổ sung cho học sinh. KL: Củng cố kĩ năng viết một đoạn văn ngắn về 1 lần được đi chơi xa trong đó có ít nhất 1 câu dùng trạng ngữ . HS có ít nhất 2 câu có trạng ngữ. HĐ5(3'): Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống lại toàn bài. Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. KỂ CHUYỆN KHÁT VỌNG SỐNG (Phương thức tích hợp: Khai thác trực tiếp nội dung bài) I. MỤC TIÊU: Giúp hs : - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn câu chuyện rõ ràng đủ ý. Bước đầu kể lại nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện - Hiểu nghĩa câu chuyện: Ca ngợi con người nhờ có khát vọng sống mãnh liệt đã vượt qua đói khát để trở về với cuộc sống. - Giáo dục ý thức ham học hỏi sẵn sàng vượt qua khó khăn trở ngại trong csống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh họa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: 1 HS kể chuyện: đã nghe đã đọc. HS nêu ý nghĩa câu chuyện. GV và HS nhận xét – GV ghi điểm. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(15'): GV kể chuyện: - HS đọc nhiệm vụ của tiết kể chuyện. - GV kể chuyện, HS quan sát tranh ở SGK theo dõi câu chuyện. - GV kể 2 lần: + Lần 1: Kể bằng lời + Lần 2: Kể kết hợp chỉ theo tranh treo bảng. - HS theo dõi GV kể để nhớ truyện. HĐ4(25'): Hướng dẫn hs kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. * HS kể trong nhóm: - GV nhắc HS: kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, nét mặt, giọng nói. - HS nối tiếp kể cho nhau nghe theo nhóm 3. - GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng - Nhắc HS : nếu chưa nhớ chỉ cần kể 1 vài đoạn theo tranh. - HS trao đổi cảm xúc và ý nghĩa câu chuyện với bạn, * HS thi kể trước lớp: - HS thi kể trước lớp, vừa kể vừa chỉ vào tranh ở bảng - HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn. - HS đặt câu hỏi để bạn trả lời và rút ý nghĩa của câu chuyện. - Lớp theo dõi , bình chọn bạn kể chuyện hay và hấp dẫn nhất . - GV kết luận ghi điểm cho hs . HĐ5(3'): Củng cố, dặn dò: GV nhận xét đánh giá tiết học, khen hs có ý thức học tốt. Dặn hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị cho tiết sau . KHOA HỌC TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT (Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ) I. MỤC TIÊU: - Trình bày được sự trao đổi chất của thực vật với môi trường: thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi và thải ra hơi nước, khí ô-xi, chất khoáng khác, .... - Thể hiện sự trao đổi chất giữa thực vất với môi trường bằng sơ đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy A4 ,bút vẽ III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Bài cũ: Thực vật có nhu cầu về không khí như thế nào? HĐ2(1'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(13'): Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật (HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống). -YC học sinh quan sát hình 1 trang122 SGK và Làm việc theo nhóm. - Các nhóm thảo luận các câu hỏi sau: + Kể tên những gì được vẽ trong hình? + Những yếu tố nào đóng vai trò quan trọng trong quá trình sống của thực vật ? + Nêu những yếu tố còn thiếu trong hình ? + Cây xanh thường phải lấy từ môi trường những gì và thải ra môi trường những gì? + Quá trình cây xanh lấy vào và thải ra gọi là gì ? - Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả. + HS nhóm khác và GV nhận xét, kết luận như SGV trang 201. HĐ4(13'): Thực hành vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi chất ở thực vật - Giáo viên phát giấy vẽ cho học sinh - Học sinh làm việc theo nhóm - Đại diện các nhóm trưng bày sản phẩm và trình bày về quá trình trao đổi chất ở thực vật . - Các nhóm khác nhận xét - Giáo viên nhận xét , bổ sung. HĐ5(3'): Củng cố, Dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2018 TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP) I. MỤC TIÊU: - Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1(5'): Bài cũ: HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): Thực hành. a) Bài 1: Củng cố về dấu hiệu chia hết - HS đọc yêu cầu bài 1. - HS làm bài cá nhân. - Học sinh nêu kết quả bài làm - HS và GV nhận xét. b) Bài 2: Tìm các chữ số điền và để có số chia hết theo yêu cầu - HS đọc yêu cầu bài 2. - HS làm bài cá nhân. - Học sinh nêu kết quả bài làm - GV nhận xét, chốt ý. c) Bài 3: Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 5. - HS đọc yêu cầu và tự làm bài cá nhân vào vở. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp nhận xét kết quả trên bảng. GV nhận xét chung. HĐ4(3'): Củng cố dặn dò:- GV hệ thống lại toàn bài. Nhận xét chung tiết học. TẬP ĐỌC CON CHUỒN CHUỒN NƯỚC I. MỤC TIÊU - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương. (trả lời được các CH trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HOC VÀ CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: - Yêu cầu đọc bài : “Ăng-co- vát” và trả lời câu hỏi SGK - GV nhận xét đánh giá. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: HS quan sát tranh minh họa. GV Giới thiệu bằng lời HĐ3(10'): Luyện đọc + GV hướng dẫn giọng đọc toàn bài : giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên + HS đọc đoạn (3 lượt ) - Hết lượt 1: GV hd HS phát âm tiếng khó: rung rung, lặng sóng - Hết lượt 2: GV hướng dẫn HS TB ngắt câu dài : “Thân chú nhỏ ...mùa thu” - Hết lượt 3 : Một HS đọc chú giải trong sgk + HS đọc trong nhóm ( nhóm đôi ) + 2 hs đọc toàn bài + Giáo viên đọc mẫu: HĐ4(12'):Tìm hiểu bài . - Học sinh đọc thầm đoạn văn 1 và trả lời câu hỏi 1 trong SGK( ..bằng hình ảnh so sánh : Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng ,...) - Nêu câu hỏi 2 sgk (hs trả lời ) ? Đoạn văn này cho em biết điều gì ? Ý1: Vẻ đẹp về hình dáng và màu sắc của chú chuồn chuồn nước. 2 HS nhắc lại Đoạn 2: Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 3 sgk ?(...tác giả tả đúng cách bay vọt lên bất ngờ của chú ) - Nêu câu hỏi 4 sgk ?(....mặt hồ trải rộng .....là trời trong xanh cao vút ) - Giảng từ : tuyệt đẹp ?Đoạn văn này nói lên điều gì ?( hs trả lời ) Y2:Tình yêu quê hương đất nước của tác giả khi miêu tả cảnh đẹp của làng quê . - HD học sinh rút ra nội dung chính của bài. + Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài này tác giả muốn nói lên điều gì? + Đại diện các nhóm trả lời - các nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên chốt lại ( Như phần mục tiêu.) - GV nêu câu hỏi y/c HS trả lời liên hệ thực tế. HĐ5(8'):Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - Gọi học sinh đọc nối tiếp các đoạn trong bài. - HS K, G tìm gịong đọc hay, HS đọc đoạn mình thích. - Giáo viên treo bảng phụ và HD học sinh luyện đọc nâng cao đoạn : “Ôi chao ! chú chuồn chuồn nước ....phân vân” - Giáo viên hoặc học sinh giỏi đọc mẫu. - Học sinh luyện đọc diễn cảm .( Cá nhân, hoặc nhóm đôi ) - Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất HĐ6(3'):Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà học bài . ĐỊA LÍ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: - Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng: + Vị trí ven biển, đồng bằng duyên hải miền Trung. + Đà Nẵng là thành phố cảng lớn, đầu mối của nhiều tuyến đường giao thông. + Đà Nẵng là trung tâm công nghiệp, địa điểm du lịch. - Chỉ được thành phố Đà Nẵng trên bản đồ (lược đồ). - HS : Biết các loại đường giao thông từ thành phố Đà Nẵng đi tới các nơi khác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Bản đồ tự nhiên Việt nam , III. Các hoạt động dạy học chủ yếú HĐ1(4'): Bài cũ: Nêu vì sao Huế được gọi là thành phố du lịch HĐ2(1'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, cho HS quan sát bản đồ chỉ vị trí Đà Nẵng, nêu mục tiêu bài 2 . Đà Nẵng - thành phố cảng. HĐ3(8'): ( Làm việc cả lớp) - Yêu cầu HS quan sát lược đồ và TLCH. + Đà Nẵng nằm cạnh con sông nào và ở phía nào của đèo Hải Vân? Đà Nẵng có những cảng nào? + Ở Đà Nẵng có những loại phơng tiện giao thông nào? -YC học sinh thảo luận theo nhóm đôi trả lời các câu hỏi trên. - Đại diện học sinh nêu ý kiến của mình, giáo viên chốt lạinh SGV trang117 2. Đà Nẵng - trung tâm công nghiệp HĐ4(10'): ( Làm việc theo nhóm nhỏ) - Học sinh dựa vào bảng thống kê tên các mặt hàng chuyên chở bằng đường biển ở Đà Nẵng để trả lời câu hỏi trong SGK - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi và trình bày kết quả thảo luận trước lớp . - Các nhóm trình bày kết quả làm việc. - Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung SGV trang118. 3. Đà Nẵng - địa điểm du lịch : HĐ5(9'): Làm việc cả lớp - Giáo viên-YC học sinh đọc phần kênh chữ trong SGK và quan sát hình 1 và cho biết những địa điểm nào của Đà nẵng thu hút được nhiều khách du lịch? Giải thích lý do vì sao Đà Nẵng thu hút được nhiều khách du lịch? - Học sinh trả lời, Học sinh khác nhận xét, giáo viên bổ sung như SGV trang118. - Từ Đà Nẵng đi tới các tỉnh khác bằng những loại đường giao thông nào? HĐ6(3'): Củng cố dặn dò: Em hãy nêu một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Đà Nẵng. KĨ THUẬT LẮP ÔTÔ TẢI I. MỤC TIÊU : HS biết chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp ô tô tải. Lắp được ô tô tải theo mẫu. Ô tô chuyển động được. Rèn tính cẩn thận, làm việc theo quy trình . II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu ô tô đã lắp sẵn . Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY -HỌC CHỦ YẾU : HĐ1(5'): Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(25'): Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a)Hướng dẫn chọn các chi tiết -gv yêu cầu HS chọn các chi tiết theo SGK để vào nắp hộp theo từng loại -GV hỏi :Một vài chi tiết cần lăp cái ô tô là gì . b)Lắp từng bộ phận : *Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. (H2-SGK) +Để lắp được bộ phận này cần phải lắp mấy phần ? Cần lắp 2 phần : giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin. +GV yêu cầu HS lên lắp. 1 HS lên lắp, HS khác nhận xét bổ sung *Lắp ca bin (H3-SGK) - Hãy nêu các bước lắp ca bin ? -GV lắp theo thứ tự các bước trong SGK . *Lắp thùng sau của thành xe và lắp trục bánh xe (H4 ;H5 -SGK) -Yêu cầu HS lên lắp . -HS quan sát và 1 HS lên bảng để lắp -GV nhận xét, uốn nắn, bổ sung cho hoàn chỉnh . c)Lắp rắp ô tô tải. -GV tiến hành lắp ráp các bộ phận. Khi lắp tấm 25 lỗ, GV nêu thao tác chậm để HS nhớ. HS theo dõi -Cuối cùng kiểm tra sự chuyển động của cái đi. Chắc chắn, không xộc xệch d)Hướng dẫn tháo rời các chi tiết -Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận ,tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp. -GV nhắc HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp. HS tháo các chi tiết xếp gọn vào hộp HĐ4(3'): Củng cố, dặn dò : -GV nhận xét về sự chuẩn bị đồ dùng học tập ;thái độ học tập; Kết quả học tập . - Dặn dò giờ học sau nhớ mang đầy đủ đồ dùng học tập . TOÁN ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (TIẾP ) I. MỤC TIÊU: - So sánh được các số có đến sáu chữ số. - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: Yêu cầu học sinh nhắc lại đặc điểm của dãy số tự nhiên. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): Thực hành a) Bài 1: Củng cố k/n so sánh các số tự nhiên (dòng 1,2) điền dấu >,<,=. - Học sinh làm bài cá nhân . -1HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp nhận xét, góp ý, khi chũa bài yêu cầu HS nêu cách so sánh hai số -Thống nhất kết quả. b) Bài 2: Củng cố k/n sắp xếp thự các số tự nhiên từ bé đến lớn - HS đọc yêu cầu bài 2 - HS làm bài cá nhân, HS nêu kết quả - HS và GV nhận xét c) Bài 3: Củng cố k/n sắp xếp thự các số tự nhiên từ lớn đến bé - Học sinh đọc YC - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi tìm câu trả lời đúng - Cả lớp làm vào vở bài tập - GV chấm bài, nhận xét. HĐ4(30'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học . LUYỆN TỪ VÀ CÂU THÊM TRẠNG NGỮ CHỈ NƠI CHỐN CHO CÂU I - MỤC TIÊU - Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời cho câu hỏi Ở đâu?) - Nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ(BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước(BT3). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ viết hai câu văn ở bài tập 1 (phần nhận xét ). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HĐ1(5'): Bài cũ: Trạng ngữ trong câu bổ sung ý nghĩa gì cho câu? HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(12'): Hình thành kiến thức mới về thêm trạng ngữ chỉ nôi chốn cho câu a) Phần nhận xét. Bài tập 1: SGK. GV treo bảng phụ. - Gọi HS đọc yêu cầu của BT1, 2. - Yêu cầu HS tìm thành phần chính CN, VN trong câu và tìm thành phần phụ trạng ngữ - Học sinh suy nghĩ làm bài. - Học sinh nêu miệng bài làm - Giáo viên nhận xét bổ sung rút ra câu trả lời đúng. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và phát biểu. GV nhận xét câu trả lời đúng và ghi bảng. HĐ4(5'): Phần ghi nhớ: HDHS rút ra ghi nhớ - HS nhắc lại ghi nhớ trong SGK. HĐ5(13'): Luyện tập: a) Bài tập 1: - HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập. - HS làm việc cá nhân, trả lời miệng trước lớp. - GV và HS nhận xét chốt lời giải đúng (trước rạp ,trên bờ,dưới những mái nhà ẩm ướt ) b) Bài tập 2: - HS đọc nội dung bài tập 2, làm việc theo nhóm đôi - Học sinh làm vào vở - Học sinh nêu kết quả bài làm. - HS và GV nhận xét, chốt lời giải đúng c) Bài 3:- HS đọc yêu cầu bài 3 HD HS làm bài (Hoàn thiện thành phần chính của câu) - Học sinh suy nghĩ làm bài - HS làm việc độc lập và 4 HS lên bảng làm BT. - Cả lớp và GV nhận xét. HĐ6(3'): Củng cố dặn dò: - 2 HS nhắc lại ghi nhớ, nhận xét chung tiết học, HS nhắc lại nội dung bài TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CON VẬT I. MỤC TIÊU - Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT1, BT2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Bảng phụ , ảnh của một số con vật III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1(5'): Bài cũ: Yêu cầu HS nêu dàn ý miêu tả con mèo hoặc con chó. - GV nhận xét, chấm điểm cho HS HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): HD học sinh quan sát và lựa chọn chi tiết miêu tả: a) Bài tập 1, 2: Học sinh đọc yêu cầu của BT1, 2 - Học sinh đọc kĩ đoạn văn : Con ngựa . - Học sinh thảo luận theo nhóm đôi - Giáo viên YC học sinh làm bài vào vở -1HS lên bảng làm. - Cả lớp và GV nhận xét thống nhất kết quả. Những bộ phận được miêu tả của con ngựa: hai tai, hai lỗ mũi, hai hàm răng., ... + Hai tai: to, dựng đứng .... + Hai lỗ mũi: Ươn ướt, động đậy, ...) b) Bài tập 3 : Học sinh đọc yêu cầu của bài. - Giáo viên treo ảnh một số con vật lên bảng . - Học sinh nêu tên con vật mình quan sát - Học sinh quan sát và làm bài . - Học sinh đọc bài làm của mình - Cả lớp và giáo viên nhận xét bổ sung, đánh giá cho điểm một số bà làm tốt. KL: Củng cố kiến thức miêu tả các bộ phận của con vật . HĐ4(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. KHOA HỌC ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? (Mức độ tích hợp: Bộ phận, liên hệ) I. MỤC TIÊU: HS có khả biết : - Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: - Phiếu học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU HĐ1(5'): Bài cũ: HS nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(15'): Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống(HS biết cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật). Bước 1: Làm việc theo nhóm.thảo luận các nội dung sau. + Yêu cầu học sinh đọc mục quan sát SGK trang124 để xác định điều kiện sống của 5 con chuột. + Nêu nguyên tắc của thí nghiệm. + Đánh dấu vào phiếu học tập - Học sinh thảo luận và báo cáo kết quả - - Học sinh giáo viên nhận xét bổ sung như GV trang 203. KL: (Như mục bạn cần biết trang 125 sgk HĐ4(15'): Dự đoán kết quả thí nghiệm. -Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm dựa vào câu hỏi trong SGK trang125 + Con chuột trong hộp nào sẽ chết trước ? vì sao ? + Những con chuột còn lại sẽ ntn? ghi kết quả vào mẫu như SGV trang 204. + Kể ra những yếu tố cần để động vật sống và phát triển bình thường?- - Học sinh thảo luận theo nhóm 4 + Các nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình . + Nhóm khác nhận xét, giáo viên bổ sung.:. KL: Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. HĐ5(3'): Củng cố, Dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Thứ 6 ngày 13 tháng 4 năm 2018 TOÁN ÔN TẬP VỀ CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Biết đặt tính và thực hiện các phép tính cộng, trừ, các số tự nhiên. - Vận dụng các tính chất của phép cộng để tính thuận tiện. - Giải được bài toán liên quan đến phép cộng và phép trừ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HĐ1(5'): Bài cũ: HS lên chữa bài tập tiết trước.. HĐ2(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ3(30'): Thực hành a) Bài 1(dòng 1,2) : Củng cố kĩ năng thực hiện phép cộng phép trừ các số tự nhiên - HS đọc yêu cầu bài 1, - HS làm việc cá nhân(HS làm dòng 1 và 2), gọi 4 HS lên bảng làm. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng b) Bài 2: Củng cố kĩ năng tìm số hạng chưa biết, tìm số bị trừ chưa biết. - HS làm bài tập cá nhân, 2 HS lên bảng làm bài c) Bài 4: Củng cố k/n tính bằng cách thuận tiện nhất -1hs nêu cách làm (Vận dụng tính chất giao hoán ) - Học sinh làm bài - 2 HS lên bảng chữa bài, gv giúp đỡ HS chưa hoàn thành. - Học sinh - giáo viên nhận xét kết quả. d) Bài 5: Củmg cố k/n giải toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ. - 2 HS đọc đề bài. 1Hs nêu cách thực hiện của mình - Học sinh khác nhận xét về cách thực hiện mà bạn vừa nêu. - HD học sinh đọc đề toán và giải: - HS làm việc cá nhân, HS lên bảng làm. - HS và GV nhận xét, chốt cách làm đúng. HĐ4(3'): Củng cố dặn dò: - GV hệ thống kiến thức toàn bài. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ TUẦN 31 I. MỤC TIÊU - Nghe - Viết đúng bài chính tả Nghe lời chim nói; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập phương ngữ, phân biệt thanh hỏi, ngã. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ2(25'): HD học sinh nghe - viết: - Giáo viên đọc đoạn cần viết chính tả trong bài: Nghe lời chim nói . - Học sinh tìm những từ dễ viết sai chính tả - Học sinh luyện viết những từ khó vào vở nháp - 2 học sinh lên bảng viết từ khó. - Giáo viên đọc học sinh viết bài. - Giáo viên đọc học sinh soát bài - Học sinh nhìn sách soát bài . - Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá. HĐ3(10'): HD học sinh làm bài tập: a) Bài tập 2b: - Một học sinh đọc yêu cầu BT 2b. - Học sinh làm bài tập cá nhân. - Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung.( bảnh bao, hẩm hiu, hở hang..; ỡm ờ, bão bùng, bẽn lẽn, bỡ ngỡ.) b) Bài tập 3b: - Một học sinh đọc yêu cầu BT. - Học sinh bài tập làm vào vở bài tập. - Học sinh lên bảng làm bài tập. - Học sinh chữa bài tập trên bảng, Giáo viên nhận xét bổ sung (ở nước Nga, cũng, cảm, cả.) HĐ3(30'): Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn học sinh chuẩn bị bài sau. TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU - Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT30. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết các câu văn của bài tập 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. HĐ1(2'): Giới thiệu bài: GV giới thiệu, nêu mục tiêu bài HĐ2(35'): HDHS luyện tập a) Bài 1: 1HS đọc yêu cầu bài tập - Học sinh đọc bài: Con chuồn chuồn nước trong SGK, xác định các đoạn văn trong bài, nêu ý chính của từng đoạn - Học sinh làm việc theo nhóm đôi - Học sinh trình bày kết quả . -Thống nhất kết quả SGV trang 235 b) Bài 2 : GV treo bản phụ. HS đọc YC của bài tập. - Học sinh xác định thứ tự đúng của các câu văn để tạo thành một đoạn văn hợp lý - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh nêu bài làm của mình. - 1HS lên đánh dấu số thứ tự vào bảng phụ. - Thống nhất kết quả.(Con chim gáy..Đôi mắt nâu...Chàng chim gáy ... cườm đẹp) c) Bài 3: 1HS đọc nội dung bài tập 3 - HD HS cách làm bài. - Dán ảnh con gà trống lên bảng. - Học sinh tự viết đoạn văn . - Học sinh nối tiếp nhau đọc đoạn viết của mình. - Giáo viên nhận xét chữa bài . KL: Củng cố kĩ năng viết đoạn văn miêu tả con vật HĐ3(3'): Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau. GIÁO DỤC TẬP THỂ SINH HOẠT LỚP I. MỤC TIÊU: - HS được đánh giá nhận xét hoạt động của tuần 31. - Nghe GV phổ biến kế hoạch tuần 32 và biện pháp thực hiện - HS biết sưu tầm tranh ảnh về ATGT - Tham gia VS MT và phòng chống dịch mùa hè. II. NỘI DUNG SINH HOẠT : HĐ1: Đánh giá hoạt động tuần 32:12’ - Tổ trưởng các tổ báo cáo hoạt động của tổ mình, của từng cá nhân trong tổ. - Tổ khác nhận xét, bổ sung. + Nề nếp xếp hàng + Nề nếp thể dục giữa giờ + Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học + Thân thiện với môi trường + Nói lời hay, làm việc tốt + Mặc đồng phục - GV đánh giá, nhận xét, xếp loại. - Lồng ghép cho HS sinh hoạt Đội, nhận xét nền nếp của chi đội. HĐ2: Phổ biến kế hoạch tuần 32; 15’ - GV phổ biến kế hoạch tuần 32: Tiếp tục thực hiện các nề nếp + Nề nếp xếp hàng + Nề nếp học bài và làm bài của HS + Vệ sinh chuyên và vệ sinh lớp học vào tiết cuối thứ sáu hàng tuần. + Thân thiện với môi trường + Nói lời hay, làm việc tốt + mặc đồng phục các ngày 2, 4, 6 + Chuẩn bị ôn tập cho thi cuối năm học. - GV nêu các biện pháp thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và tự quản tốt theo tổ, nhóm học tập, giúp đỡ nhau cùng học tập tiến bộ. - HS đóng góp ý kiến. GV kết luận chung. - Duy trì và thực hiện tốt vệ sinh trường - Thực hiện và tham gia chống dịch trong gia đình và nhà trường. HĐ3: (3’)Củng cố - dặn dò: GV nhận xét chung Chiều thứ 3 ngày 10 tháng 4 năm 2018 THTOÁN: ÔN TẬP SỐ TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU: Giúp HS : - Đọc, viết số trong hệ thập phân - Hàng, lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số trong 1 số cụ thể. - Dãy số tự nhiên và 1số đặc điểm của nó. II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV, HS: VBT T4 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: * Bài mới: Giới thiệu bài * Thực hành Bài 1(Tr 83,VBT ): Củng cố kĩ năng đọc, viết số tự nhiên - HS đọc yêu cầu bài 1. 1HS khá làm mẫu - HS làm việc cá nhân, gọi HS lên bảng làm. - HS đổi vở cho nhau để kiểm tra - GV nhận xét, chốt lại cách làm đúng. Bài 2 (Tr 83, VBT): Củng cố kĩ năng nhận biết giá trị của chữ số trong một số - Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi và nêu cách làm. - HS nêu kết quả. - HS và GV nhận xét, thống nhất kết quả (Đáp án c ). Bài 3 ( Tr 83, VBT T4) - HD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTUẦN 31.doc
Tài liệu liên quan