Giáo án văn 11: Chiều tối - Hồ Chí Minh

I.Tìm hiểu chung

1/Tác giả:SGK

2/Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù”

(Sgk)

b. Giá trị cơ bản:

- Giá trị nội dung:

+ Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch.

Giam cầm đầy đọa người vô tội.

Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người.

Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội

+ Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.

Một tinh thần thép vững vàng, bất khuất.

Phong thía ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan.

Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc.

Tinh thần yêu thiên nhiên.

Tinh thần nhân đạo.

- Giá trị nghệ thuật:

+ Đậm màu sắc cổ điển.

+ Thể hiện tinh thần hiện đại.

3. Bài thơ:

-Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ thứ 31 gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 37700 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Chiều tối - Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 86+87 Đọc văn. CHIỀU TỐI Hồ Chí Minh A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Sự kết hợp hài hòa giữa chiến sĩ và thi sĩ; giữa yêu nước và nhân đạo. - Thấy được sắc thái vừa cổ điển vừa hiện đại cảu bài thơ. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu bài thơ theo đặc trưng thể loại. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần lạc quan, yêu nước cho Hs . B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: - Phương pháp đọc hiểu. Phân tích, tổng hợp, trao đổi thảo luận nhóm. - Tích hợp phân môn Làm văn. Tiếng Việt. Đọc văn. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ và phân tích bức tranh thôn Vĩ? 3. Bài mới. “ Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới và cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu của dòng văn học lãng mạn. Hôm nay, ta tìm hiểu dòng văn học cách mạng và người đầu tiên đại diện cho dòng văn học này là Hồ Chí Minh. Để hiểu hơn về bài thơ của Người cũng như mạch thơ luôn vận động hướng về sự sống và ánh sáng ta tìm hiểu bài thơ “Chiều tối” trích “Nhật kí trong tù”. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Gv hướng dẫn hs đọc hiểu khái quát. Hv giới thiệu vài nét về tiểu sử,hoàn cảnh sáng tác, giá trị tập thơ “NKTT” Hs đọc phần tiểu dẫn và tìm hiểu một vài nét liên quan đến bài thơ. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Gv hướng dẫn hs so sánh với phiên âm để tìm ra điểm khác biệt trong bản dịch Hs đọc diễn cảm cả 3 phần Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs đọc hiểu chi tiết. Tìm những thi liệu thơ cổ điển ở hai câu đầu? Sự vận động của thiên nhiên được miêu tả qua cụm từ nào? Bức tranh thiên hiên hiện lên ntn,ta hiểu gì về tâm trạng của người tù? Hs thảo luận,trả lời,gv hình thành kiến thức GV lưu ý có thể liên hệ với thơ của Bà Huyện Thanh Quan và thơ ND để chỉ ra được chất hiện đại trong thơ Người Hình ảnh cô gái xây ngô đưa vào bài làm cho thiên nhiên có gì khác so với khổ thơ đầu? Tìm những đặc sắc nt trong 2 câu thơ này? Căn cứ vào đâu ta biết được trời đang tối dần? Từ “hồng” trong bài thơ gây cho ta cảm giác gì,tứ thơ vận động ntn qua từ này? Tâm trạng của nhà thơ được gián tiếp thể hiện ra sao? Phát hiện bút pháp cổ điển kết hợp với hiện đại? Hs thảo luận trả lời.gv tổng hợp, định hướng và cho ghi ý chính Nêu dắc sắc nghệ thuật của bài thơ? Em hãy nêu ý nghĩa văn bản? Hoạt động 3: Gv hướng dẫn hs tổng kết bài học I.Tìm hiểu chung 1/Tác giả:SGK 2/Tác phẩm: a. Hoàn cảnh sáng tác “Nhật kí trong tù” (Sgk) b. Giá trị cơ bản: - Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: “NKTT” ghi lại một cách chân thực bộ mặt thật đen tối của chế độ nhà tù nói riêng và của xã hội Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch. Giam cầm đầy đọa người vô tội. Cướp đoạt mọi quyền lợi của con người. Nhà tù chứa đầy những tệ nạn xã hội + Giá trị tinh thần: bức chân dung tự họa bằng thơ về con người tinh thần Hồ Chí Minh trong nhà lao Tưởng Giới Thạch. Một tinh thần thép vững vàng, bất khuất. Phong thía ung dung tự tại luôn tin tưởng lạc quan. Tinh thần yêu nước cháy bỏng, luôn khát vọng tự do khắc khoải, luôn hướng về Tổ quốc. Tinh thần yêu thiên nhiên. Tinh thần nhân đạo. - Giá trị nghệ thuật: + Đậm màu sắc cổ điển. + Thể hiện tinh thần hiện đại. 3. Bài thơ: -Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ thứ 31 gợi cảm hứng từ một buổi chiều tối tác giả bị giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo II. Đọc hiểu: A. Nội dung: 1/Bức tranh thiên nhiên: -Hình ảnh: “quyện điểu,cô vân” thể hiện chất liệu cổ điển của bài thơ -Sự vận động: “Tầm túc thụ, độ thiên không” là sự di chuyển có định hướng "Câu thơ có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. [Với cách miêu tả chấm phá thiên nhiên buổi chiều được gợi lên đẹp nhưng đượm buồn.Câu thơ biểu hiện lòng yêu thiên nhiên và trạng thái tinh thần bình tĩnh trong hoàn cảnh khó khăn,gian khổ.Người tù đó không than van,oán trách.Nỗi đau của một nhân cách vĩ đại được người đọc cảm nhận từ cảnh và tình rất thật 2.Bức tranh sự sống: -Hình ảnh: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” làm cho bức tranh thiên nhiên có sự vận động xua tan đi cảm giác buồn bã,xua tan đi không khí lạnh lẽo,xua tan đi cảm giác mệt mỏi -Nghệ thuật diễn tả vòng quay theo chu kì, biện pháp tu từ điệp vòng,nghệ thuật nhịp điệu phối âm diễn tả sự bùng lên nhanh mạnh của ngọn lửa"vòng quay của công việc và cũng là vòng quay của tg.Câu thơ không nói đến cái tối mà vẫn gợi được tối -Nghệ thuật sử dụng nhãn tự “hồng” làm ta có cảm giác cái nóng ấm bao trùm bài thơ, câu thơ rực lên sắc màu tha thiết tin yêu c/sống [Hai câu thơ thể hiện lòng yêu thương con người,yêu c/sống ở Bác đồng thời thấy được ý nghĩa tượng trưng đó là sự vận động có chiều hướng lạc quan bởi luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. B. Nghệ thuật: - Từ ngữ cô động, hàm súc. - Thủ pháp đối lập, điệp liên hoàn,.. C. Ý nghĩa văn bản: Vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách nghệ sĩ- chiến ĩ Hồ Chí Minh: yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống; kiên cường vượt lên hoàn cảnh, luôn ung dung, tự tại lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. III.Tổng kết: Bản lĩnh,chí khí, lòng thương người và yêu cảnh tha thiết. 3.Củng cố: Hãy chỉ ra nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại trong bài thơ? - Cổ điển: đề tài, hình ảnh thơ, tính chất hàm súc. - Hiện đại: sự vận động của tứ thơ, hình ảnh thơ. 4.Dặn dò: học thuộc bài thơ. Soạn bài “Từ ấy” của Tố Hữu. D. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài CHIỀU TỐI.docx
Tài liệu liên quan