Giáo án văn 11: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Bài tập 1:

1. Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”.

a. Xác định cách viết:

- Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường.

- Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”.

b. Dàn ý:

- Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”.

- Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày.

- Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử.

c. Xây dựng tiến trình lập luận:

- Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

- Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

 

docx3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 48605 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án văn 11: Luyện tập thao tác lập luận bình luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 102 Làm văn. LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN A. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp cho hs: - Củng cố những kiến thức về thao tác lập luận bình luận viết được một vài đoạn văn bình luận (hoặc một văn bản bình luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh. 2. Kĩ năng: Biết vận dụng thao tác lập luận bình luận vào viết văn và ứng xử trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Ý thức nhận xét, đánh giá, bàn bạc trước bất cứ một hiện tượng trong cuộc sống nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của bản thân và xã hội.. B. Chuẩn bị bài học: 1. Giáo viên: 1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động dạy học: Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi, thảo luận, thực hành. 1.2. Phương tiện: Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: - Hs chủ động tìm hiểu bài qua hệ thống câu hỏi sgk. C. Hoạt động dạy và học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Hãy nêu các bước trong cách bình luận và cho biết nội dung của từng bước là gì? Câu 2: Có nhiều cách bình luận khác nhau nhưng chủ yếu cần đạt được những tiêu chí bình luận nào? 3.Giới thiệu bài mới: Ngày nay, nhiều vấn đề nóng hổi của xã hội luôn xuất hiện. Việc bình luận về những vấn đề đó đòi hỏi phải nắm vững kĩ năng mới thuyết phục được người đọc, người nghe. Luyện tập thao tác lập luận bình luận là để củng cố thêm sự hiểu biết về kĩ năng bình luận. Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Gv hướng dẫn Hs giải bài tập 1 sgk. - Học sinh thảo luận theo nhóm àXác định cách viết. + Vì sao bài văn tham gia diễn đàn là bài bình luận? +Anh chị nên chọn toàn bộ hay chỉ 1 khía cạnh của đề tài ? - Học sinh làm dàn ý theo nhóm. - Học sinh trình bày các bước lập luận, bình luận. NỘI DUNG BÁM SÁT: Hoạt động 2: Gv hướng dẫn hs giải bài tập 2 sgk. - Giáo viên tổ chức cho học sinh viết đoạn văn. Học sinh thảo luận theo nhóm và trình bày, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét. Tương tự như trên Hs có thể chọn khía cạnh chống “nói tục” Gv hướng dẫn Hs làm bài tập 2 theo quy trình: Xác định cách viết Lập dàn ý Xây dựng tiến trình lập luận Viết đoạn vặn bình luận. Bài tập 1: Đề tài: Anh chị viết 1 bài văn bình luận để tham gia diễn đàn do Đoàn Thanh niên tổ chức với đề tài: “Lời ăn tiếng nói của 1 học sinh văn minh, thanh lịch”. Xác định cách viết: - Đề tài được bình luận đang là vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong nhà trường. - Nên chọn 1 khía cạnh của đề tài: Biết nói lời “Cảm ơn”. Dàn ý: - Trong giao tiếp giữa con người với nhau, 1 qui tắc đòi hỏi chúng ta phải thực hiện là nói lời “làm ơn” và sau đó “cảm ơn”. - Đối với “Lời ăn tiếng nói của một học sinh văn minh, thanh lịch” nói lời “Cảm ơn” còn chúng tỏ sự hiểu biết và có nếp sống văn hoá trong giao tiếp hằng ngày. - Cần tập làm quen với lời “Cảm ơn” và biết “Cảm ơn” vì cuộc sống luôn đòi hỏi chúng ta phải có thái độ văn minh, lịch sự trong ứng xử. c. Xây dựng tiến trình lập luận: - Nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. - Bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận. 2. Viết đoạn văn bình luận. a. Trình bày luận điểm 1: - Đối với học sinh, lứa tuổi đang còn ngồi trên ghế nhà trường thì nói lời “Cảm ơn” là thể hiện sự văn minh, lịch thiệp của người học trò. Cuộc sống có biết bao nhiêu điểm cần lời “Cảm ơn”. Tập làm quen với “Cảm ơn” và sau đó là “Cảm ơn” là để hình thành nếp sống có văn hoá. - Trong giao tiếp , khi nói lời “Cảm ơn” là tự đáy lòng đã dâng lên niềm vui sướng và hạnh phúc của tình cảm chân thực nhất. Cảm giác ấy sẽ càng được nhân lên gấp bội khi hang ngày chúng ta trao cho nhau những lời nói chân thành, lịch thiệp: “Cảm ơn”. Bài tập 2: Bàn về hiện tượng vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Củng cô: hệ thống hóa bài học bằng cách nhác lại những kiến thức cơ bản về thao tác lập luận bình luận. 5. Dặn dò: Đọc, soạn: Về luân lí xã hôi ở nước ta. D. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiáo án Văn 11 bài LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN.docx
Tài liệu liên quan