Giáo án Vật lí 10 cơ bản kì 2 - GV: Trần Tiến Dũng

Tiết 53: ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT

A. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

Xác nhận/ Kí duyệt

- Củng cố kiến thức về công, công suất, dộng lượng, các dạng năng lượng. Và Các định luật bảo toàn

- Củng cố kiến thức về các định luậ chất khí

- Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến Nội dung ôn tập

2. Kỹ năng:

 - Giải được các bài tập liên quan đến Nội dung ôn tập

3.Thái độ:

 - Hứng thú, tích cực tiếp thu kiến thức

4. Năng lực hướng tới

 a, Phẩm chất - Năng lực chung

 Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân;

 Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực sáng tạo

 b, Năng lực chuyên biệt môn học

Tổng hợp kiến thức: động lượng, công – công suất; năng lương và các định luật chất khí

Nhận dạng các bài tập kiến thức cần thiết giải bài tập

 

docx73 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lí 10 cơ bản kì 2 - GV: Trần Tiến Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hay 8. Hoạt động 8: Tìm hiểu đường đẳng tích STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu Hs đọc phần III trang 161 Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: -Thế nào là đường đẳng tích? -Nêu các đặc điểm của đường đẳng tích 2 Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân trong 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Gv cử cá nhân đại diện báo cáo trước lớp - Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận. Hợp thức hóa kiến thức Đường đẳng tích: -Định nghĩa: Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích không đổi gọi là đường đẳng tích -Đặc điểm: - Trong hệ tọa độ p – T đường đẳng tích là một đường thẳng nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ. - Ứng với các thể tích khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng tích khác nhau. - Đường đẳng tích ở trên ứng với thể tích nhỏ hơn đường đẳng tích ở dưới. 9. Hoạt động 9: Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn” STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * Tổ chức cuộc thi “ Ai nhanh hơn”. Thể lệ cuộc thi: Các câu hỏi lần lượt được nêu lên + Ai giơ tay trước có quyền trả lời, trả lời đúng thì được điểm, trả lời sai thì HS khác tiếp tục trả lời + Trong vòng 1 phút nếu không có câu trả lời đúng thì đáp án sẽ được công bố 2 Thực hiện nhiệm vụ Tham gia cuộc thi 3 Tổng kết cuộc thi * GV công bố kết quả cuộc thi * Giao nhiệm vụ về nhà PHỤ LỤC 1 I. Bộ câu hỏi cuộc thi "Ai nhanh hơn" Câu 1: Trong hệ tọa độ (p, T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài đi qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0 Câu 2: Trong các hệ thức sau đây hệ thức nào không phù hợp với định luật Sác lơ. A. B. C. hằng số D. PHỤ LỤC 2 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3 Câu 1: Đọc phần 1,2 mục II trang 160 tìm hiểu thí nghiệm về Định luật Sác lơ. Quan sát thí nghiệm trên máy chiếu, ghi kết quả vào bảng số liệu: Áp suất p ( 105 Pa) T ( K) - Dựa vào bảng số liệu hãy tính giá trị của thương ? - Nhận xét kết quả này? 10. Hoạt động 10: Tìm hiểu về khí thực và khí lý tưởng. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * GV đề nghị HS đọc mục I trang 163 SGK Vật lý 10 CB tìm hiểu: + Khí thực là gì? khí lý tưởng là gì? * Đề nghị HS hoạt động nhóm trong khoảng thời gian 5 phút thực hiện nội dung trên. 2 Thực hiện nhiệm vụ - Hoạt động theo nhóm 5 phút. 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức - Các khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật về chất khí - Khi ở nhiệt độ thấp, sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không quá lớn nên ta có thể áp dụng các định luật về chất khí. - Khi không yêu cầu độ chính xác cao ta có thể coi khí thực là khí lý tưởng. 11. Hoạt động 11: Tìm hiểu về phương trình trạng thái của khí lý tưởng. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt vấn đề vào bài. * GV phát phiếu học tập số 4 cho HS. Đề nghị cá nhân HS làm việc trong 5 phút: Đọc phần II trang 163 SGK Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: Cho các quá trình biến đổi trạng thái: Lượng khí được chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2') bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức của định luật tương ứng. Lượng khí được chuyển từ trạng thái (2') sang trạng thái (2) bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức của định luật tương ứng. Từ hai biểu thức này em hãy thành lập mối liên hệ giữa các giá trị p1 ,V1 , T1 ; p2 ,V2 ,T2 ? * Đề nghị HS hoạt động trong khoảng thời gian 10 phút thực hiện nội dung phiếu học tập số 6. 2 Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân trong 5 phút - Hoạt động theo nhóm 5 phút 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức .Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: Hay Hằng số Trong đó: P1, p2 lần lượt là áp suất ở trạng thái 1 và trạng thái 2 ( atm, Pa, mmHg) V1, V2 lần lượt là thể tích ở trạng thái 1 và trạng thái 2 ( cm3, m3, l) 12. Hoạt động 12: Tìm hiểu về quá trình đẳng áp. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * GV yêu cầu mỗi các nhân đọc thông tin SGK tìm hiểu thế nào là quá trình đẳng áp 2 Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn dựa vào khái niệm đẳng quá trình để suy ra khái niệm quá trình đẳng áp - Từng cá nhân nêu ý kiến - Các HS khác nhận xét. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức - GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về: - Quá trình biến đổi trạng thái khi áp suất không đổi là quá trình đẳng áp PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Đọc mục I trang 163 SGK Vật lý 10 CB tìm hiểu: + Khí thực là gì? khí lý tưởng là gì? PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5 Câu 1: Đọc phần II trang 163 SGK Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: Cho các quá trình biến đổi trạng thái: Lượng khí được chuyển từ trạng thái (1) sang trạng thái (2') bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức của định luật tương ứng. Lượng khí được chuyển từ trạng thái (2') sang trạng thái (2) bằng quá trình nào? Hãy viết biểu thức của định luật tương ứng. Từ hai biểu thức trên em hãy thành lập mối liên hệ giữa các giá trị p1 ,V1 , T1 ; p2 ,V2 ,T2 ? 13. Hoạt động 13: Tìm hiểu về Định luật Gayluyxắc. STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * GV phát phiếu học tập số 7 cho HS. Đề nghị HS đọc phần III.2 trang 164 SGK Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là quá trình đẳng áp. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Dựa vào PTTT của khí lý tưởng, nếu áp suất không đổi thì biểu thức được viết như thế nào? + Biểu thức và nội dung của định luật Gayluyxắc. * Đề nghị HS hoạt động nhóm trong khoảng thời gian 5 phút thực hiện nội dung phiếu học tập số 7. 2 Thực hiện nhiệm vụ - Hoạt động theo nhóm 5 phút 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức Nội dung định luật Gay luy xắc: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối. Biểu thức: Hay Hằng số 14. Hoạt động 14: Đường đẳng áp STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ GV yêu cầu Hs đọc phần III.3 trang 164 Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: -Thế nào là đường đẳng áp? -Nêu các đặc điểm của đường đẳng áp 2 Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân trong 3 phút 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Gv cử cá nhân đại diện báo cáo trước lớp - Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận. Hợp thức hóa kiến thức Đường đẳng áp: -Định nghĩa: Đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt độ khi áp suất không đổi gọi là đường đẳng áp -Đặc điểm: - Trong hệ tọa độ pV– T đường đẳng tích là một đường thẳng nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa độ. - Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng áp khác nhau. - Đường đẳng áp ở trên ứng với áp suất nhỏ hơn đường đẳng áp ở dưới.) 15. Hoạt động 15: Tìm hiểu về " Độ không tuyệt đối" STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * GV phát phiếu học tập số 9 cho HS. Đề nghị học sinh đọc phần IV trang 165 SGK Vật lý 10 CB trả lời câu hỏi sau: Thế nào là " Độ không tuyệt đối"? * Đề nghị HS hoạt động trong khoảng thời gian 5 phút thực hiện nội dung phiếu học tập số 9. 2 Thực hiện nhiệm vụ - Làm việc cá nhân trong 2 phút - Hoạt động theo nhóm 3 phút 3 Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp. - Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp - Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận. - GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời. 4 Kết luận hoặc Nhận định hoặc Hợp thức hóa kiến thức * Độ không tuyệt đối. - Nhiệt giai bắt đầu từ 0K (- 273C) - 0K gọi là độ không tuyệt đối - Các nhiệt độ trong nhiệt giai này đều dương 1K bằng 1oC (nhiệt giai xen-xi-út) 16. Hoạt động 16: Tổ chức cuộc thi “Ai nhanh hơn” STT Bước Nội dung 1 Chuyển giao nhiệm vụ * Tổ chức cuộc thi “ Ai nhanh hơn”. Thể lệ cuộc thi: + Các câu hỏi lần lượt được chiếu + Ai giơ tay trước có quyền trả lời, trả lời đúng thì được điểm, trả lời sai thì HS khác tiếp tục trả lời + Trong vòng 1 phút nếu không có câu trả lời đúng thì đáp án sẽ được chiếu. 2 Thực hiện nhiệm vụ Tham gia cuộc thi 3 Tổng kết cuộc thi * GV công bố kết quả cuộc thi * Giao nhiệm vụ về nhà PHỤ LỤC 1 Bộ câu hỏi cuộc thi "Ai nhanh hơn" Câu 1: Hãy ghép các định luật ghi bên trái với các phương trình tương ứng ghi bên phải. 1. Định luật Bôi lơ Mariốt A. 2. Định luật Sáclơ B. 3. Định luật Gayluyxắc C. 4. Phương trình trạng thái của khí lý tưởng D. Đáp án: 1 – C, 2 – D, 3 – A, 4 - B Câu 2: Mối liên hệ giữa áp suất, thể tích, nhiệt độ của một lượng khí trong quá trình nào sau đây không được xác định bằng phương trình trạng thái của khí lý tưởng. A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín. B. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín. C. Nung nóng một lượng khí trong một xy lanh kín có pít tông làm khí nóng lên, nở ra, đẩy pít tông đi lên. D. Dùng tay bóp lõm quả bóng bàn. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 6 Câu 1: Đọc phần III.2 trang 164 SGK Vật lý 10 CB trả lời các câu hỏi sau: Thế nào là quá trình đẳng áp. Viết phương trình trạng thái của khí lý tưởng. Dựa vào PTTT của khí lý tưởng, nếu áp suất không đổi biểu thức được viết như thế nào Hoạt động vận dụng Bài 1: Nén một khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí tăng thêm lượng = 30kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là? Hướng dẫn giải: Bài 2: Một khối khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 16 lít, áp suất từ 1atm tới 4atm. Tìm thể tích khí đã bị nén. Hướng dẫn giải: lít Bài 3: Tính khối lượng khí oxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150atm ở t = 00C. Biết ở đkc khối lượng riêng của oxi là 1,43kg/m3. Hướng dẫn giải: Ở ĐKC có p0 = 1atm m = V0. Ở O0C , áp suất 150m m = V. Khối lượng không đổi: Mà V0. = V. m = V. = 2,145 kg Bài 4: Nếu áp suất của một lượng khí tăng thêm 2.105Pa thì thể tích giảm 3 lít. Nếu áp suất tăng thêm 5.105Pa thì thể tích giảm 5 lít. Tìm áp suất và thể tích ban đầu của khí, biết nhiệt độ khí không đổi. Hướng dẫn giải: Từ 2 pt trên p1 = 4.105 Pa ; V1 = 9 lít Bài 5: Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 15 lít đến 11,5 lít thì áp suất tăng thêm 1 lượng 3,5kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?. Hướng dẫn giải: Bài 6: Khi đun nóng khí trong bình kín thêm 200C thì áp suất khí tăng thêm 1/20 áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khí. Hướng dẫn giải: Bài 7: Đun nóng đẳng tích một lượng khí lên 250C thì áp suất tăng thêm 12,5% so với áp suất ban đầu. Tìm nhiệt độ ban đầu của khối khí. Hướng dẫn giải: Bài 8: Nén 10 lít khí ở nhiệt độ 270C để cho thể tích của nó chỉ là 4 lít, vì nén nhanh khí bị nóng lên đến 600C. Hỏi áp suất của khí tăng lên bao nhiêu lần? Hướng dẫn giải: lần Bài 9: Một quả bóng có thể tích 200 lít ở nhiệt độ 280C trên mặt đất. Bóng được thả bay lên đến độ cao mà ở đó áp suất khí quyển chỉ còn 0,55 lần áp suất khí quyển ở mặt đất và có nhiệt độ 50C. Tính thể tích của quả bóng ở độ cao đó ( bỏ qua áp suất phụ gây ra bởi vỏ bóng). Hướng dẫn giải: lít Bài 10: Tính khối lượng riêng của KK ở 800C và áp suất 2,5.105Pa. Biết khối lượng riêng của KK ở 00C là 1,29kg/m3, và áp suất 1,01.105Pa. Hướng dẫn giải: Hoạt động luyện tập 1. Một bình kín có thể tích 0.4 m3 , chứa khí ở 270C ở áp suất 1.5 atm khi mở nắp , áp suất trong bình còn lại là 1 atm và nhiệt độ là 00 a. Tìm thể tích khí thoát ra khỏi bình ở điều kiện tiêu chuẩn. b. Tìm khối lượng khí còn lại trong bình và khối lượng khí thoát ra . Biết khối lượng riêng của khí ở điều kiện chuẩn là D0=1.2Kg/m3Đs a. 0.146 m3 b.0.48 Kg ; 0.1752 Kg 2. Một lượng khí ở áp suất 1 atm , nhiệt độ 270C chiếm thể tích 5 lít biến đổi đẳng tích tới nhiệt độ 3270C, rồi biến đổi đẳng áp tới 1200C. Tìm áp suất sau khi biến đổi đẳng tích và thể tích của khí sau khi biến đổi đẳng áp?Đs 2atm 6 lít 33. 6 gam khí ở trạng thái khí ở trạng thái có p1=6 atm; có V1=2 lít; T1=270C biến đổi đẳng áp sang trạng thái 2 có nhiệt độ T2=6270C sau đó biến đổi đẳng tích sang trạng thái 3 có áp suất p3=2 atm. Cuối cùng biến đổi đẳng nhiệt sang trạng thái 4 mà khối lượng riêng của khí lúc đó là D=2g/lit a) Tìm thể tích của khí sau khi biến đổi đẳng áp. b) Tìm nhiệt độ của khí sau khi biến đổi đẳng tích c) Tìm áp suất của khí sau khi biến đổi đẳng nhiệt d) Vẽ đường biểu diễn các biến đổi trên trên các hệ tọa độ (p,V); (p,T); (p,T) Đs: a) 6 lít b) 300K c) 4 atm 4- Tính khối lượng khí Oxy đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC . Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của Oxy là 1.43kg/m3 ĐS: 2.145kg 5- 12g khí chứa trong một b2inh kín có thể tích 12 lít ở áp suất 1 atm. Người ta nén khí trong bình trong điều kiện nhiệt độ không đổi đến khi khối lượng riêng của khí trong bình là D=3g/l. Tìm áp suất khí trong bình đó. ĐS: 3 atm 6- Bơm không khí ở áp suất 1 atm vào một quả bóng cao su, mỗi lần nén pít- tông thì đẩy được 125cm3 . Nếu nén 40 lần thì áp suất khí trong bóng là bao nhiêu? Biết dung tích của bóng lúc đó là 2,5 lít. Cho rằng trước khi bơm trong bóng không có không khí và khi bơm nhiệt độ khí không đổi. ĐS: 2 atm 7- Ở chính giữa một ống thủy tinh nằm ngang , tiết diện nhỏ, chiều dài L=100 cm, hai đầu bịt kín có một cột thủy ngân dài h= 20cm, trong ống có không khí. Khi đặt ống thẳng đứng cột thủy ngân chuyển xuống dưới một đoạn l=10cm. Tìm áp suất của không khí trong ống khi ống nằm ngang. Coi nhiệt độ của không khí trong ống không đổi và khối lượng riêng của thủy ngân là D=1,36.104 kg/m3. ĐS: 5.104 Pa 8- Một bình khí chứa khí Oxy ở nhiệt độ 200C và áp suất 105 Pa. Nếu đem phơi nắng ở nhiệt độ 40oC thì áp suất trong bình sẽ là bao nhiêu ? ĐS: 1,068.105 Pa 9- Một ruột xe máy được bơm căng không khí ở nhiệt độ 20oC và áp suất 2 atm. Hỏi ruột có bị nổ không, khi để ngoa2ina81ng nhiệt độ 40oC? Coi thể tích của ruột là không đổi và biết ruột chỉ chịu được áp suấ tối đa là 2,5 atm. ĐS: 2,15 atm, ruột không bị nổ 10- Một bình thủy tinh kín chịu nhiệt chứa không khí ở điều kiện chuẩn . Nung nóng bình lên với nhiệt độ là 273oC thì áp suất không khí trong bình là bao nhiêu? ĐS: 2 atm 11- Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ ở 27oC và áp suất 0,6 atm. Khi đèn cháy sáng áp suất trong đèn là 1 atm và không làm vỡ bóng đèn. Tính nhiệt khí trong đèn khi đèn cháy sáng. ĐS: 227oC 12- Một bánh xe được bơm vào lúc sáng sơm khi nhiệt độ xung quang là 7oC. Hởi áp suất khí trong ruột bánh xe tăng thêm bao nhiêu phần trăm vào giữa trưa khi nhiệt độ lên đến 35oC. ĐS: 10% 13- Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 30oC và áp suất 2.105 Pa.Hỏi phải tăng nhiệt độ lên đến bao nhiêu độ để áp suất khí trong bình tăng lên gấp đôi? ĐS: 333oC 14- Ở nhiệt độ 273oC thể tích của một lượng khí là 10 lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở 546oC khi áp suất không đổi? ĐS: 15 lít. 15- 12g khí chiếm thể tích 4 lít ở 7oC . Sau khi đun nóng đẳng áp, khối lượng riêng của khí là 1,2g/l. Tìm nhiệt độ của khí sau khi nung ? ĐS: 427oC 16- Chất khí trong xy-lanh của một động cơ nhiệt có đẳng áp 2 atm và nhiệt độ là 127oC a) Khi thể tích không đổi, nhiệt độ giảm còn 27oC thì áp suất trong xy-lanh là bao nhiêu ? b) Khi nhiệt độ trong xy-lanh không đổi, tăng áp suất lên 8 atm thì thể tích xy-lanh phải thay đổi thế nào ? c.Nếu nén thể tích khí giảm đi hai lần và áp suất tăng lên 3atm thì nhiệt độ lúc đó là bao nhiêu. Đs: a. 1.5atm b.giảm đi 4 lần c/ 270c 17. Trong một xy lanh của một động cơ đốt trong có thể tích 40dm3 có một hỗn hợp khí có áp xuất 1atm nhiệt độ 47oC. Khi pít tông nén hỗn hợp khí đến thể tích 5dcm3 có áp xuất 15atm thì hỗn hợp khí Trong một xy lanh là bao nhiêu? ĐS: 3270C 18. Một bình cầu có dung tích 20 lít chứa ô xy ở 160C dưới áp suất 100atm. Tính thể tích của ô xy này ở điều kiện tiêu chuẩn. Đs 1889 lít. 19. Pít tông của một máy nén khí sau mỗi làn nén đưa được 4 lít khí ở nhiệt độ 270C ,áp suất 1 atm vào một bình chứa 2 dm3 dcm3.Tính nhiệt độ không khí trong bình khi pít tông thực hiện 1000 lần nén. Biết áp suất khí trong bình sau khi nén là 2.1 atm. Đs: 420C 20. Áp suất khí trong xy lanh của một động cơ vào cuối kỳ nén là bao nhiêu ? Biết quá trình nén , nhiệt độ tăng lên từ 500 lên đến 2500 , thể tích giảm từ 0.75 lít còn lại 0.123 lít và áp suất ban đầu là 8.104 pa Đs 80.96.104Pa Hoạt động tìm tòi mở rộng Tìm hiểu phương trình ClappronMenDenle ép Ngày soạn: 3/3/2018 Tiết 53: ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiền Đa, ngày 5/3/2018 Xác nhận/ Kí duyệt - Củng cố kiến thức về công, công suất, dộng lượng, các dạng năng lượng. Và Các định luật bảo toàn - Củng cố kiến thức về các định luậ chất khí - Trả lời được các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến Nội dung ôn tập 2. Kỹ năng: - Giải được các bài tập liên quan đến Nội dung ôn tập 3.Thái độ: - Hứng thú, tích cực tiếp thu kiến thức 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân; Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực tính toán; Năng lực sáng tạo b, Năng lực chuyên biệt môn học Tổng hợp kiến thức: động lượng, công – công suất; năng lương và các định luật chất khí Nhận dạng các bài tập kiến thức cần thiết giải bài tập C. Phương pháp: Phương pháp: Kĩ thuật: công não, công não viết, tư duy lôgic B. Chuẩn bị: 1.GV: - Các bài tập trong sách gk và trong sách bài tập 2.HS: - Giải các bài tập được giao D. Tiến trình bài dạy I. Ổn định tổ chức: Ngày Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 10A1 10A2 II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Bài 1: Tính khối lượng riêng của KK ở 800C và áp suất 2,5.105Pa. Biết khối lượng riêng của KK ở 00C là 1,29kg/m3, và áp suất 1,01.105Pa. Bài 2: Một khẩu pháo có m1 = 130kg được đặt trên 1 toa xe nằm trên đường ray m2 = 20kg khi chưa nạp đạn. Viên bi được bắn ra theo phương nằm ngang dọc theo đường ray có m3 = 1kg. Vận tốc của đạn khi ra khỏi nòng súng v0 = 400m/s so với súng. Hãy xác định vận tốc của toa xe sau khi bắn trong các TH . Toa xe ban đầu nằm yên. Toa xe CĐ với v = 18km/h theo chiều bắn đạn Toa xe CĐ với v1 = 18km/h theo chiều ngược với đạn. Bài 3: Thả vật rơi tự do từ độ cao 45m so với mặt đất, g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của KK. Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. Tính độ cao của vật khi Wd = 2Wt Khi chạm đất, do đất mềm nên vật bị lún sâu 10cm. Tính lực cản trung bình tác dụng lên vật, cho m = 100g. Bài 4: Nén một khối khí đẳng nhiệt từ thể tích 24 lít đến 16 lít thì thấy áp suất khí tăng thêm lượng = 30kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là? Bài 5: Khí trong bình kín có nhiệt độ là bao nhiêu bít khi áp suất tăng 2 lần thì nhiệt độ trong bình tăng thêm 313K, thể tích không đổi. Bài 6: Người ta bơm khí ôxi ở điều kiện chuẩn vào một bình có thể tích 5000 lít. Sau nửa giờ bình chứa đầy khí ở nhiệt độ 240C và áp suất 765mmHg. Xác định khối lượng khí bơm vào sau mỗi giây. Coi quá trình bơm diễn ra 1 cách đều đặn. Bài 1. Hướng dẫn giải: Bài 2 Toa xe đứng yên v = 0 p = 0 Chiều (+) là chiều CĐ của đạn: Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: (m1+ m2 +m3). v = ( m1 + m2 ).V + m3v0 Toa xe CĐ ngược chiều với chiều (+) b. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: (m1+ m2 +m3). v1 = ( m1 + m2 ).V + m3 (v0 + v1) Toa xe CĐ theo chiều bắn nhưng vận tốc giảm đi. c. Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: - (m1+ m2 +m3). V1 = ( m1 + m2 ).V + m3 (v0 – v1 ) Vận tốc của toa vẫn theo chiều cũ và tăng tốc. Bài 3: a. Theo định luật bảo toàn cơ năng: WMD = W45 b. Theo định luật bảo toàn cơ năng: WMD = W45 c. A = Wdh – WđMĐ = Fc.s Fc= - 450N Bài 4: Bài 5: Bài 6 Ở đk chuẩn p1 = 760mmHg, là khối lượng khí bơm vào bình sau nửa giờ. Khối lượng bơm vào sau mỗi giây: m’ = m /1800 = 3,3.10-3Kg/s IV. Củng cố: - Hệ thống lại phương pháp giải bài toán về việc áp dụng phương trình trạng thái và các đẳng quá trình V. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập toàn bộ chương V + VI giờ sau kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: 3/3/2018 Tiết 54: KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG IV - V A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiền Đa, ngày 5/3/2018 Xác nhận/ Kí duyệt - Kiểm tra đánh giá mức độ nhận biết của Học sinh sau khi học xong chương IV+ chương V - Kiểm tra đánh giá kĩ năng vận dụng , tư duy nhanh , chính xác trong lĩnh vực đánh giá các bài toán trắc nghiệm khách quan và tự luận 2. Kỹ năng: - Giải bài tập; tư duy logic tính toán - Trình bày bài kiểm tra 3.Thái độ: - trung thực , khách quan , độc lập suy nghĩ 4. Năng lực hướng tới a, Phẩm chất - Năng lực chung Phẩm chất: Trung thực, tự trọng; Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm với bản thân; Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực tính toán, năng lực độc lập tư duy b, Năng lực chuyên biệt môn học Học sinh biết xác định mức độ câu hỏi. nhannạn biết dạng bài tập Phát triển năng lực tư duy lô gic và năng lực tính toán của học sinh. B. Phương pháp: - kiểm tra trên giấy photo , đồng loạt C. Chuẩn bị: 1.GV: chuẩn bị ma trận, đề và đáp án MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TẾT – MÔN VẬT LÝ 10 (Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm kết hợp với tự luận) Môn: VẬT LÝ Lớp:10CB (Thời gian kiểm tra: 45 phút ) Tên Chủ đề (nội dung, chương) Nhận biết (cấp độ 1) Thông hiểu (cấp độ 2) Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (cấp độ 3) Cấp độ cao (cấp độ 4) TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Động lượng – ĐLBT Động lượng Câu 1: Câu 2: Câu 3: Câu 17 4 câu 2,25 đ Công – công suất Câu 4: Câu 5: 2 câu 0,5 đ Động năng Câu 6: Câu 7: 2 câu 0,5 đ Thế năng Câu 8: 1 câu 0,25 đ Cơ năng Câu 9: Câu 10 Câu 19 Câu 20 4 câu 3,5 đ Cấu tạo chất – Thuyết động học phân tử chất khí Câu 11 1 câu 0,25 đ Chủ đề: Các định luật chất khí Câu 12 Câu 13 Câu 15,16 Câu 18 Câu 14 6 câu 2,75 đ TS câu 6 4 5 3 1 1 20 TS điểm 1,5 1 1,25 5,5 0,25 0,5 10 MA TRẬN MÔ TẢ PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Xác đinh được biểu thức tính động lượng, xung của lực. Câu 2: Hiểu được được điểm tính chất động lượng Câu 3: Vận dụng công thức độ biến thiên động lượng Câu 4: Hiểu được đặc điểm tính chất của công; công suất Câu 5: Vận dụng tính công hoặc công suất của 1 lực tác dụng vào vật Câu 6: Biết biểu thức tính động năng, tính chất động năng Câu 7: Vận dung công thức định lí động năng tính vận tốc của vật sau khi chịu tác dụng của lực Câu 8: Biết biểu thức tính thế năng trọng trường hoặc thế năng đàn hồi, tính chất thế năng trọng trường hoặc thế năng đàn hồi Câu 9: Biết công thức tính cơ năng của vật trong trọng trường hoặc cơ năng đàn hồi của 1 vật Câu 10: Hiểu cách xác định cơ năng của 1 vật Câu 11: Biết cấu tạo chất, thuyết động học phân tử chất khí Câu 12: Biết thông số trạng thái của 1 lượng khí, đơn vị các thông số Câu 13: Hiểu cách xác định đồ thị các đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ khác nhau Câu 14: Vận dụng đinh luật Bôi Lơ – Ma ri ốt Câu 15: Vận dụng định luật Sác lơ Câu 16 Vận dụng định luật Guy – luýt – sắc TỰ LUẬN Câu 17 (1,5đ): Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho bài toán va chạm mền hoặc chyển động bằng phản lực Câu 18 (1,5đ): Bài toán áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng Câu 19 (2,5đ): Ném 1 vật thẳng đứng hướng lên từ độ cao h so với mặt đất với vận tốc đầu v Tính độ cao của vật tại đó vận tốc bằng v’ Tính vận tốc và độ cao của vật để tại đo vật có Wđ = n Wt Câu 20 (0,5đ): Con lắc lò xo, con lắc đơn bị 1 vật va chạm mềm tại vị trí cân bằng. Đề kiểm tra SỞ GD&ĐT PHÚ THỌ TRƯỜNG THPT HIỀN ĐA KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG IV – V MÔN VẬT LÝ 10 Họ và tên : . Lớp 10A Phần trắc nghiệm (4 điểm) Câu 1. Đơn vị của động lượng là: A. N/s. B. Kg.m/s C. N.m. D. Nm/s. Câu 2. Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn? A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn. C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát. Câu 3. Một vật có khối lượng 2kg chuyển động theo PT x = 2t2 -4t +3 (m).Độ biến thiên động lượng của vật sau 3s là: A. 26kg.m/s B.24 kgm/s C.14kgm/s D. 22kgm/s Câu 4. Một người chèo thuyền ngược dòng sông. Nước chảy xiết nên thuyền không tiến lên được so với bờ. Người ấy có thực hiện công nào không? vì sao? A. có, vì thuyền vẫn chuyển động. B. không, vì quãng đường dịch chuyển của thuyền bằng không. C. có vì người đó vẫn tác dụng lực. D. không, thuyền trôi theo dòng nước. Câu 5. Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m trong khoảng thời gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxGiao an hoc ki 2_12395611.docx