Giáo án Vật lý 11 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng

Hoạt động của giáo viên

-Yêu cầu lớp quan sát thí nghiệm và cho biết hiện tượng gì xảy ra khi nhúng chiếc thìa vào trong ly nước?

- Thực chất chiếc thìa không bị gãy nhưng ta lại thấy như bị gãy tại mặt nước. Để giải thích hiện tượng này thì ta cùng đi vào tìm hiểu bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG

 

 

 

 

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 951 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 Bài 26: Khúc xạ ánh sáng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GVHD: Trần Quang Vinh GSTT: Nguyễn Thị Kim Trinh Bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG MỤC TIÊU Kiến thức - Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sang và viết được hệ thức của định luật này. - Nêu chiết suất tỉ đối ,chiết suốt tuyệt đói là gì? - Viết được hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đôi. - Nêu được tính thuận nghịch của sự truyền ánh sang và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở điịnh luật khúc xạ ánh sang. 2. Kỹ năng - Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải bài tập và giải thích một số hiện tượng đơn giản. 3.Thái độ - Kích thích tinh thần học tập,say mê hứng thú với bài học. -Rèn được tính cẩn thận khi đo đạc và phân tích số liệu thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ Giáo viên - Dụng cụ thí nghiệm hình 26.1 ( cốc nước,chiếc thìa) - Dụng cụ thí nghiệm hình 26.3 (nếu có) 2. Học sinh - Ôn lại định luật truyền thẳng ánh sáng ở chương trình THCS III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 1. Phương pháp dạy học: phương pháp thuyết trình (bài giảng), phương pháp trực quan- thí nghiệm, phương pháp vấn đáp,đàm thoại gợi mở, 2. Phương tiện: Sách giáo khoa,giáo án ,các dụng cụ thí nghiệm. IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định lớp học (2 phút) Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới Hoạt động 1: Đặt vấn đề: (3 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi chép -Yêu cầu lớp quan sát thí nghiệm và cho biết hiện tượng gì xảy ra khi nhúng chiếc thìa vào trong ly nước? - Thực chất chiếc thìa không bị gãy nhưng ta lại thấy như bị gãy tại mặt nước. Để giải thích hiện tượng này thì ta cùng đi vào tìm hiểu bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - HS quan sát và nêu hiện tượng quan sát được. +Chiếc thìa như bị gãy tại mặt nước - HS ghi nhận Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng (15 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi chép -Yêu cầu HS đọc phần I. - Nhận xét trình bày của HS và kết luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng -Vẽ hình 26.2.Đồng thời giới thiệu các góc tới i, góc khúc xạ r, mặt phẳng tới -Tiến hành thí nghiệm hình 26.3 (gồm thước vòng tròn chia độ, đèn laze, khối nhựa bán trụ). -Yêu cầu HS đọc, ghi sự thay đổi góc r theo i và nhận xét mối quan hệ giữa góc tới và góc khúc xạ +Yêu cầu HS tính sini, sinr trong một số trường hợp. +Yêu cầu HS thảo luận về tỷ số giữa sini/sinr. -Nhận xét trình bày của HS -Giới thiệu định luật - Đọc phần I SGK tìm hiểu và thảo luận về hiện tượng khúc xạ ánh sáng -Trình bày hiện tượng khúc xạ ánh sáng. - Quan sát hình vẽ. - HS quan sát thí nghiệm - HS đọc, ghi sự thay đổi góc r theo i. - Quan sát và suy nghĩ về quan hệ giữa góc khúc xạ, góc tới. - HS tính sini, sinr. i (độ ) r (độ ) Sin i Sin r 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 6,5 13 19,5 25,5 31 35 39 41,5 0 0,174 0,342 0,500 0,643 0,766 0,866 0,940 0,985 0 0,113 0,225 0,334 0,431 0,515 0,574 0,629 0,663 -Nhận xét về tỷ số sini/sinr. -Ghi nhận định luật I.SỰ KHÚC XẠ ÁNH SÁNG 1.Hiện tượng khúc xạ ánh sáng Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. 2.Định luật khúc xạ ánh sáng Ta có: SI: tia tới; I: điểm tới I’S: tia phản xạ IR: tia khúc xạ N’IN: pháp tuyến của mặt phân cách tại I i: góc tới; r: góc khúc xạ a. Thí nghiệm 26.3(mô phỏng): b. Định luật - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới(tạo bởi tia tới và tia pháp tuyến) và ở bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số. hằng số Hoạt động 3:Tìm hiểu về chiết suất của môi trường (10 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung +Yêu cầu HS đọc phần II.1 tìm hiểu về chiết suất của môi trường. +Yêu cầu HS nêu khái niệm về chiết suất tỉ đối. +Yêu cầu HS trả lời câu hỏi và nêu ý nghĩa của chiết suất tỉ đối. +Nhận xét trả lời của HS và khắc sâu kiến thức cho HS. +Yêu cầu HS: - Đọc SGK phần II.2, tìm hiểu về chiết suất tuyệt đối của môi trường. - Trình bày về chiết suất tuyệt đối của môi trường. - Trình bày mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. +Nhận xét trả lời của HS và kết luận. - Đọc SGK phần II, tìm hiểu về chiết suất tỉ đối của môi trường. - Trình bày về chiết suất tỉ đối của môi trường. - Trả lời câu hỏi và nêu ý nghĩa của chiết suất tỉ đối. - Nhận xét trả lời của bạn. - Đọc và tìm hiểu về chiết suất tuyệt đối của môi trường. - Trình bày về chiết suất tuyệt đối của môi trường. - Trình bày mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. - Lắng nghe. II.CHIẾT SUẤT CỦA MÔI TRƯỜNG 1. Chiết suất tỉ đối -Tỉ số không đổi: trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường (2) chứa tia khúc xạ đối với môi trường (1) (chứa tia tới) + n21 > 1: thì i > r (môi trường khúc xạ chiết quang hơn môi trường tới): tia khúc xạ gần pháp tuyến hơn tia tới. + n21 < 1: thì i < r (môi trường khúc xạ chiết quang kém môi trường tới): tia khúc xạ xa pháp tuyến hơn tia tới. 2. Chiết suất tuyệt đối -Chiết suất tuyệt đối (gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó với chân không. Như vậy: Chiết suất của chân không bằng 1. *Lưu ý: Chiết suất của một môi trường: (đều lớn hơn 1; Chiết suất của không khí bằng 1,000293). c: vận tốc AS trong chân không, v: vận tốc AS trong môi trường. -Định luật KXAS có thể viết dưới dạng: 6. Hoạt động 6: Tìm hiểu tính thuận nghịch ánh sáng (5 phút) Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi chép +Yêu cầu HS đọc phần III, tìm hiểu về tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng. +Yêu cầu HS trình bày về tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng. +Nhận xét trả lời của HS và kết luận. - Đọc SGK phần III, tìm hiểu về tính thuận nghịch trong sự truyền ánh sáng. - Thảo luận và trình bày về kết quả thu được. - Nhận xét trình bày của bạn và bổ sung. III.TÍNH THUẬN NGHỊCH TRONG SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG - Ánh sáng truyền theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. Từ tính thuận nghịch, ta có: Hoạt động 7: Vận dụng, củng cố và bài tập về nhà (5 phút). Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung -Tóm tắt lại nội dung chính của bài học -Giải thích hiện tượng đầu bài: Do hiện tượng khúc xạ ánh sáng ,ta thấy chiếc thìa trong cốc nước như bị gãy ở mặt nước hay còn gọi là lệch phương. -Yêu cầu HS xem bài tập ví dụ trang 165 SGK. -Nêu 1 số câu hỏi trắc nghiệm cho HS trả lời. -Nhận xét câu trả lời của HS -Yêu cầu HS nêu ý nghĩa, vận dụng kiến thức về hiện tượng KXAS trong thực tiển -Yêu cầu HS về nhà làm những BT còn lại -Dặn dò chuẩn bị cho bài sau. -Ghi nhận kiến thức - Lắng nghe - Lắng nghe suy nghĩ và trả lời. -Nhận nhiệm vụ học tập V.RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY VI.NHẬN XÉT CỦA GVHD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 26 Khuc xa anh sang_12309755.doc
Tài liệu liên quan