Giáo án Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

- GV giới thiệu vật cần đo thể tích trong hai trường hợp: bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình chia độ.

- Nêu nhiệm vụ cho toàn lớp: quan sát H4.2 và H4.3 (SGK), mô tả cách đo thể tích của hòn đá trong từng trường hợp (C1 và C2).

- Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận về hai phương pháp đo thể tích.

- Có cách nào khác để đo thể tích bằng phương pháp bình tràn cho kết quả chính xác hơn?

- Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C3 để rút ra kết luận.

 

doc3 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 6 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn : 16/08/2018 - Ngày giảng : 20/08/2018 BÀI4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước A. Mục tiêu: - Kiến thức : + Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước. - Kỹ năng: + Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước. +Biết sử dụng các dụng cụ đo thể tích chất lỏng để đo thể tích vật rắn bất kỳ không thấm nước. - Thái độ: Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm học tập. C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: I. Tổ chức: - Kiểm tra sĩ số: II. Kiểm tra: 1/. HS1: Dụng cụ dùng để đo thể tích chất lỏng? Cách đo thể tích chất lỏng? 2/. HS2: Chữa bài tập 3.2 và 3.5 (SBT). III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập (3ph) - Dùng bình chia độ đo được thể tích chất lỏng, có những vật rắn (H4.1) thì đo thể tích bằng cách nào? Yêu cầu HS dự đoán. - HS dự đoán các phương pháp đo thể tích các vật rắn (H4.1). Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật rắn không thấm nước. - GV giới thiệu vật cần đo thể tích trong hai trường hợp: bỏ lọt bình chia độ và không bỏ lọt bình chia độ. - Nêu nhiệm vụ cho toàn lớp: quan sát H4.2 và H4.3 (SGK), mô tả cách đo thể tích của hòn đá trong từng trường hợp (C1 và C2). - Hướng dẫn HS toàn lớp thảo luận về hai phương pháp đo thể tích. - Có cách nào khác để đo thể tích bằng phương pháp bình tràn cho kết quả chính xác hơn? - Yêu cầu HS làm việc cá nhân với câu C3 để rút ra kết luận. - Hướng dẫn HS thảo luận chung toàn lớp để thống nhất phần kết luận. - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu C4 (nếu không còn thời gian thì giao về nhà) - HS làm việc theo nhóm: quan sát H4.2 và H4.3 (SGK), thảo luận để mô tả cách đo thể tích. - Thảo luận chung cả lớp về hai phương pháp đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ và bằng bình tràn theo hướng dẫn của GV. - HS làm việc cá nhân trả lời câu C3, tham gia thảo luận để thống nhất câu trả lời: (1) thả chìm (2) dâng lên (3) thả (4) tràn ra - C4: Lau khô bát to,khi nhấc ca ra không làm đổ hoặc làm sánh nước ra bát. Đổ hết nước từ bát vào bình chia độ, không làm đổ nước ra ngoài.... Hoạt động 3: Thực hành: đo thể tích vật rắn (15ph) - GV giới thiệu mục đích và các bước làm thí nghiệm. - Phân nhóm, phát dụng cụ thực hành cho từng nhóm HS. - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. - GV quan sát các nhóm thực hành, điều chỉnh hoạt động của các nhóm. - Đánh giá quá trình làm việc và kết quả thực hành của các nhóm. - HS nắm được các bước tiến hành thí nghiệm. - Các nhóm HS nhận dụng cụ. - Nhóm trưởng: phân công các thành viên trong nhóm làm các công việc cần thiết. - Các nhóm thực hành đo thể tích hòn sỏi trong hai trường hợp và ghi kết quả vào bảng 4.1 Hoạt động 4: Vận dụng (5ph) - Yêu cầu HS làm bài tập 4.1 & 4.2 (SBT) - Tổ chức thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời. Hướng dẫn HS cách làm C5 & C6 (SGK) và giao về nhà làm. - HS làm việc cá nhân với bài 4.1 & 4.2 trong SBT. - Thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả lời. Bài 4.1: C.V3 =31 cm3 Bài 4.2: C.Thể tích của phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. - HS nắm được cách làm C5 & C6 và hoàn thiện ở nhà. IV. Củng cố : - Có những cáh nào để đo thể tích vật rắn không thấm nước? - Có những cách nào để đo thể tích của vật rắn có dạng hình hộp, hình cầu, hình trụ? - HS trả lời các câu hỏi của GV để khắc sâu những kiến thức cơ bản và tìm hiểu thêm một số thông tin trong mục: Có thể em chưa biết. V. Bài tập củng cố Bài 1. Cho một bình chia độ, một quả trứng (không bỏ lọt bình chia độ), một cái bát, một cái đĩa và nước. Hãy tìm cách xác định thể tích quả trứng. Hướng dẫn - Cách 1: Lây bát đặt trên đĩa, đổ nước vảo bát thật đầy. Thả trứng vào bát, nước tràn ra đĩa. Đố nước từ đĩa vào bình chia độ, số chí đo được là thế tích cua quả trứng. - Cách 2: Đô nước đầy bát, sau đó đố nước từ bát vào bình chia độ (V1), bỏ trứng vào bát, đố nước từ bình chia độ vào bát cho đầy, thể tích nước còn lại trong bình chia độ là thế tích quả trứng. Bài 2: . Viên phấn viết bảng có hình dạng bất kì và thấm nước. Hãy tìm cách do thể tích của viên phấn đó bằng bình chia độ. Hướng dẫn - Lấy gạo đổ vào bình nước đố đo thể tích trước của gạo. - Sau đó lấy thố tích nước trong bình ra để riêng và ta nhót viên phấn đã thấm nước vào gạo dể giừ viên phấn lại. - Kê tiếp lấy thề tích nước đế riêng ở trôn đố lại vào bình cho đến hêt. Lượng nước dư ra so với mực đo ban đầu đó chính là thế tích viên phấn. bài 3. Cho một cái ca hình trụ (hoặc vỏ hộp sữa đã bỏ nắp), một thước chia tới min, một chai nước, một bình chia dộ ghi 100 cm3, chia tới 2 cm3. Hãy tìm ba cách dỏ nước vào tới mức nữa ca. Hướng dẫn - Cách 1: Ta đo dộ cao của ca bằng thước. Đố nước bằng 1/2 độ cao vừa đo được. - Cách 2: Đồ nước vào đầy ca, chia đôi lượng nước trong ca như sau: a) Đố nước từ ca sang bình chia độ. Nếu bình chứa hết ca nước, thì một nửa nước trong bình chia độ chính là một nửa ca nước. b) Nếu bình chứa 100 cm3 mà trong ca vẫn còn nước, ta tiếp tục chia để lấy một nửa số nước còn lại trong ca theo cách trên. Cuối cùng tống lượng nước trong các lần chia chính là một nửa ca nước. - Cách 3: Đô nước vào ca (khoảng hơn nửa ca). Nghiêng dần ca từ từ cho .đến khi mực nước trùng với đường thẳng nối điểm cao nhất của đáy ca và điểm thấp của miệng ca.  

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 1_12403774.doc