Giáo án Vật lý 6 học kì 2

TIẾT 31. BÀI 27: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (Tiếp theo)

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng.

2. Kỹ năng:

Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.

3. Thái độ:

Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực tự học

- Năng lực tự quản lí

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí

B. Chuẩn bị :

Mỗi nhóm HS: 2 cốc thuỷ tinh, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu.

C. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định tổ chức:

Sỹ số: 6A: 6B: 6C:

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào?

HS2: Hãy giới thiệu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng? Yêu cầu HS cả lớp tham gia thảo luận.

 

doc64 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Vật lý 6 học kì 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệt độ của băng phiến tiếp tục tăng. Hoạt động 4: Rút ra kết luận Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C5 - Yêu cầu HS lấy ví dụ về sự nóng chảy trong thực tế. Đánh giá kết quả - GV chốt lại kết luận chung cho sự nóng chảy - GD bảo vệ môi trường: + Do sự nóng lên của trái đất mà băng ở hai địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao (5cm/năm) => Có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng ven biển (đb Sông Hồng, Sông Cửu Long,...) + Để giảm thiểu tác hại của hiện tượng này, các nước trên thế giới cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Và mọi người đều phải có ý thức bảo vệ môi trường. 2- Kết luận Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận theo nhóm học tập để thống nhất câu trả lời. Báo cáo kết quả Đại diện nhóm trả lời các nhóm khác bổ sung C5: Băng phiến nóng chảy ở 800C, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến không thay đổi - Kết luận: + Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. + Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy. + Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. - Lắng nghe. - Thu nhận thông tin - Vận dụng, liên hệ vào thực tế. 4. Củng cố - GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Yêu cầu HS làm bài tập 24-25.1 (SBT) 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 24-25.3 đến 24-25.6 (SBT) - Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông - Đọc trước bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo). Ngày soạn: 18.03.2018 Ngày giảng: TIẾT 29: BÀI 25: SỰ NÓNG CHẢY VÀ SỰ ĐÔNG ĐẶC (Tiếp theo) A. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn của các chất. - Nêu được đặc điểm về nhiệt độ của quá trình đông đặc. 2. Kỹ năng - Vận dụng được kiến thức về các quá trình chuyển thể để giải thích một số hiện tượng thực tế có liên quan. 3. Thái độ - Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. - Yêu thích học tập bộ môn 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự học - Năng lực tự quản lí - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí B. Chuẩn bị - Mỗi HS: 1 tờ giấy kẻ ô vuông - Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 cốc đốt, 1 ống nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 nhiệt kế dầu, 1 đèn cồn, băng phiến, bảng phụ kẻ ô vuông. C. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức Sỹ số: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy? 3. Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Yêu cầu HS dự đoán điều gì sẽ xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đun nóng và để băng phiến nguội dần. - ĐVĐ: Quá trình chuyển thể từ thể lỏng sang thể rắn là sự đông đặc. Sự đông đặc có đặc điểm gì, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong bài hôm nay. - HS đọc phần mở đầu trong SGK và lắng nghe phần đặt vấn đề của GV Hoạt động 2: Giới thiệu thí nghiệm về sự đông đặc - GV giới thiệu cho HS dụng cụ và cách làm thí nghiệm. - GV treo bảng 25.1- SGK/77, nêu lại cách theo dõi để ghi lại kết quả đo nhiệt độ và trạng thái của băng phiến. II- Sự đông đặc - HS nêu dự đoán của mình trước lớp. - Theo dõi bảng kết quả TN để vận dụng cho việc phân tích kết quả TN Hoạt động 3: Phân tích kết quả thí nghiệm - Hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến theo thời gian trên bảng phụ có kẻ ô vuông dựa vào bảng số liệu 25.1 - Thu bài của một số HS và cho HS khác trong lớp nhận xét. - GV lưu ý sửa chữa những sai sót cho HS, khuyến khích cho điểm những em vẽ tốt. - GV treo bảng phụ hình vẽ đúng đã vẽ sẵn để HS so sánh. - Dựa vào đường biểu diễn, hướng dẫn, điều khiển HS thảo luận các câu C1, C2, C3. 1- Phân tích kết quả thí nghiệm - HS vẽ đường biểu diễn vào giấy kẻ vuông đã chuẩn bị theo sự hướng dẫn của GV - Nhận xét về đường biểu diễn của các bạn trong lớp - Dựa vào đường biểu diễn trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. - Tham gia thảo luận ở lớp về các câu trả lời. C1: Băng phiến bắt đầu đông đặc ở 800C C2,C3: + Từ phút thứ 0 đến phút thứ 4: đường biểu diễn nằm nghiêng, nhiệt độ giảm. + Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: đường biểu diễn nàm ngang, nhiệt độ không thay đổi. + Từ phút thứ 7đến phút thứ 15: đường biểu diễn nằm nghiêng, nhiệt độ tiếp tục giảm. Hoạt động 4: Rút ra kết luận Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong câu C4 Đánh giá kết quả - GV chốt lại kết luận chung cho sự đông đặc - So sánh đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc? 2. Kết luận Thực hiện nhiệm vụ - Thảo luận cả lớp để thống nhất câu trả lời. Báo cáo kết quả Đại diện trả lời câu hỏi các bạn khác theo dõi bổ sung C4: Băng phiến đông đặc ở 800C, nhiệt độ này gọi là nhiệt độ đông đặc của băng phiến. Nhiệt độ đông đặc bằng nhiệt độ nóng chảy. Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của băng phiến không thay đổi - Kết luận: + Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc. + Phần lớn các chất đông đặc ở một nhiệt độ xác định, nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ đông đặc. + Trong thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi. Hoạt động 5: Vận dụng - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi C5, C6, C7. - Điều khiển HS thảo luận các câu trả lời - GD bảo vệ môi trường: + Như phần có thể em chưa biết. + Ở các xứ lạnh, vào mùa đông có băng tuyết. Băng tan thu nhiệt làm cho nhiệt độ môi trường giảm xuống. Khi gặp thời tiết như vậy cần có biện pháp giữ ấm cho cơ thể. III- Vận dụng - Trả lời và thảo luận câu C5, C6, C7 C5: H25.1 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi nóng chảy của nước. C6: Đồng nóng chảy: Rắn lỏng Đồng đông đặc: Lỏng rắn C7: Vì nhiệt độ này là nhiệt độ xác định và không thay đổi trong quá trình nước đá đang tan 4. Củng cố - GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Khi đốt nến có những quá trình chuyển thể nào? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 24-25.2, 24-25.7, 24-25.8 (SBT - Đọc trước bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ Ngày soạn: 01/4/2018 Ngày giảng: TIẾT 30. BÀI 26: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự bay hơi của chất lỏng. - Nêu được phương pháp tìm hiểu sự phụ thuộc của một hiện tượng đồng thời vào nhiều yếu tố, chẳng hạn qua việc tìm hiểu tốc độ bay hơi. 2. Kỹ năng: Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi và xây dựng được phương án thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng tác dụng của từng yếu tố. - Vận dụng được kiến thức về bay hơi để giải thích được một số hiện tượngbay hơi trong thực tế. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, trung thực, ý thức tập thể trong việc thu thập thông tin trong nhóm. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự học - Năng lực tự quản lí - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí B. Chuẩn bị: Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 đèn cồn, 2 đĩa nhôm nhỏ, 1 cốc nước. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức Sỹ số: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ HS1: Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy và sự đông đặc? HS2: Chữa bài tập 24-25.3 và 24-25.5 (SBT) 3. Bài mới HĐ1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV dùng khăn ướt lau lên bảng, yêu cầu HS quan sát và hỏi: Nước đã biến đi đâu mất? - GV: Đó cũng chính là nguyên nhân nước mưa trên mặt đường nhựa biến mất (H26.1/ SGK) - GV nhắc lại : Nước và mọi chất lỏng đều có thể tồn tại ở ba thể: rắn, lỏng, khí và cũng có thể chuyển hoá từ thể này sang thể khác. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự chuyển thể của chất từ thể lỏng sang thể hơi. - HS suy nghĩ, nêu nguyên nhân nước biến thành hơi bay đi. - Ghi đầu bài HĐ2: Quan sát hiện tượng bay hơi và rút ra nhận xét về tốc độ bay hơi - Yêu cầu HS tìm ví dụ và ghi vào vở một ví dụ về sự bay hơi của một chất (khác nước) - GV rút ra kết luận - GV hướng dẫn HS quan sát H26.2 để rút ra nhận xét. Yêu cầu HS phải mô tả lại hiện tượng trong hình, so sánh hình A1 với hình A2, B1 và B2, C1 và C2. Yêu cầu HS phải dùng các thuật ngữ “tốc độ bay hơi”, “nhiệt độ”, “gió”, “mặt thoáng” để mô tả và so sánh các hiện tượng trong hình vẽ. - Yêu cầu HS hoàn thành câu C4 - Tổ chức thảo luận để thống nhất câu trả lời. - GD bảo vệ môi trường: + Khi lao động và sinh hoạt, cơ thể sử dụng nguồn năng lượng trong thức ăn chuyển thành năng lượng của cơ bắp và giải phóng nhiệt. Cơ thể giải phóng nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Mồ hôi bay hơi trong không khí mang theo nhiệt lượng. Nếu độ ẩm không khí quá cao thì sẽ khiến tốc độ bay hơi chậm, ảnh hưởng đến hoạt động của con người. + Ở ruộng lúa thường thả bèo hoa dâu vì ngoài chất dinh dưỡng bèo cung cấp cho ruộng lúa, bèo còn che phủ trong mặt ruộng hạn chế sự bay hơi nước ở ruộng. + Quanh nhà có nhiều sông, hồ, cây xanh, vào mùa hè nước bay hơi ta cảm thấy mát mẻ dễ chịu. Vì vậy cần tăng cường trồng cây xanh và giữ các sông hồ trong sạch. I. Sự bay hơi 1. Ví dụ về sự bay hơi - HS ghi ví dụ vào vở và nêu trước lớp Nhận xét: Mọi chất lỏng đều có thể bay hơi 2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào? a. Quan sát hiện tượng - HS quan sát tranh vẽ, mô tả hiện tượng xảy ra - Trả lời các câu hỏi C1, C2, C3. b. Nhận xét - Nêu nhận xét theo hướng dẫn của GV: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng - Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu C4. Thảo luận để thống nhất câu trả lời. C4: + Nhiệt độ càng cao (thấp) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) + Gió càng mạnh (yếu) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) + Diện tích mặt thoáng của chất lỏng càng lớn (nhỏ) thì tốc độ bay hơi càng lớn (nhỏ) - Lắng nghe. - Thu nhận thông tin - Vận dụng, liên hệ vào thực tế. HĐ3: Thí nghiệm kiểm tra dự đoán Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Tốc độ bay hơi của chất chất lỏng phụ thuộc vào 3 yếu tố, ta chỉ có thể kiểm tra tác động của từng yếu tố một, giữ nguyên 2 yếu tố còn lại. - Muốn kiểm tra yếu tố nhiệt độ phải làm thí nghiệm như thế nào (dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm)? - Tại sao phải dùng đĩa có diện tích lòng đĩa như nhau? (C5). - Tại sao phải đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió? (C6). - Tại sao chỉ hơ nóng một đĩa? (C7). - GV hướng dẫn và theo dõi HS làm thí nghiệm. Yêu cầu HS thảo luận về kết quả thí nghiệm và rút ra được kết luận: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ Đánh giá kết quả GV theo dõi nhận xét và kết luận c. Thí nghiệm kiểm tra Thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và đưa ra phương án thí nghiệm kiểm tra: dụng cụ và cách tiến hành (Không cần làm thí nghiệm ở lớp). - HS lắp thí nghiệm theo hướng dẫn của GV. Thảo luận về kết quả thí nghiệm và kết luận. Báo cáo kết quả Đại diện trả lời các bạn khác nhận xét bổ sung C5: Lấy 2 đĩa nhôm có diện tích lòng đĩa như nhau để diện tích mặt thoáng của nước ở hai đĩa như nhau C6: Đặt hai đĩa trong cùng một phòng không có gió để loại trừ tác động của gió C7: Chỉ hơ nóng một đĩa để kiểm tra tác động của nhiệt độ C8: Nước ở đĩa được hơ nóng bay hơi nhanh hơn nước ở đĩa đối chứng. HĐ4: Vạch kế hoạch thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng - Hướng dẫn HS về nhà vạch kế hoạch kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng - HS tiến hành hoạt động ở nhà (có thể tiến hành theo nhóm) HĐ5: Vận dụng - Yc HS thực hiện C9 và C10 C9: Để giảm bớt sự bay hơi, làm cây ít bị mất nước hơn C10: Nắng nóng và có gió 4. Củng cố - GV khắc sâu những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Yêu cầu HS trả lời và thảo luận câu C9, C10 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 26-27.1, 26-27.2 (SBT) - Đọc trước bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ(tiếp theo) Ngày soạn: 6.04.2018 Ngày giảng: TIẾT 31. BÀI 27: SỰ BAY HƠI VÀ SỰ NGƯNG TỤ (Tiếp theo) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nhận biết được sự ngưng tụ là quá trình ngược của bay hơi. Mô tả được quá trình chuyển thể trong sự ngưng tụ của chất lỏng. 2. Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức về sự ngưng tụ để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. 3. Thái độ: Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự học - Năng lực tự quản lí - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí B. Chuẩn bị : Mỗi nhóm HS: 2 cốc thuỷ tinh, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, 1 nhiệt kế dầu. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sỹ số: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc những yếu tố nào? HS2: Hãy giới thiệu kế hoạch làm thí nghiệm kiểm tra sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào gió và mặt thoáng? Yêu cầu HS cả lớp tham gia thảo luận. 3. Bài mới HĐ1: Tổ chức tình huống học tập và trình bày dự đoán về sự ngưng tụ Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV làm thí nghiệm: Đổ nước nóng vào cốc, cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô đậy vào cốc nước. Một lúc sau nhấc đĩa ra, cho HS quan sát và nêu nhận xét. - Hiện tượng chất lỏng biến thành hơi là sự bay hơi, còn hiện tượng hơi biến thành chất lỏng là sự ngưng tụ. Ngưng tụ là quá trình ngược với bay hơi. - Gợi ý để HS tham gia vào việc đưa ra dự đoán: Muốn quan sát hiện tượng ngưng tụ, phải làm tăng hay giảm nhiệt độ? - GD bảo vệ môi trường: + Hơi nước trong không khí ngưng tụ tạo sương mù làm giảm tầm nhìn và làm cây xanh giảm khả năng quang hợp. + Cần có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khi trời có sương mù. - HS quan sát thí nghiệm để rút ra nhận xét. II. Sự ngưng tụ - Ghi vở: Bay hơi Lỏng Hơi Ngưng tụ 1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ a. Dự đoán - HS tham gia dự đoán và nêu dự đoán của mình. - Lắng nghe. - Thu nhận thông tin - Vận dụng, liên hệ vào thực tế. HĐ2: Làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán - ĐVĐ: Trong không khí có hơi nước, bằng cách giảm nhiệt độ của không khí , ta có thể làm hơi nước trong không khí ngưng tụ nhanh hơn và quan sát được hiện tượng này. Chuyển giao nhiệm vụ - Hướng dẫn HS cách bố trí thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Đánh giá kết quả GV nhận xét và kết luận - Hướng dẫn và theo dõi HS trả lời, thảo luận nhóm và ở lớp cho các câu C1, C2 C3, C4, C5 để thống nhất câu trả lời. b. Thí nghiệm kliểm tra Thực hiện nhiệm vụ - HS có thể vạch kế hoạch thí nghiệm để kiểm tra dự đoán. - Các nhóm lấy dụng cụ, bố trí và tiến hành thí nghiệm theo SGK dưới sự hướng dẫn của GV. Báo cáo kết quả HS báo cáo kết quả sau khi làm thí nghiệm c. Rút ra kết luận - Cá nhân HS trả lời câu C1, C2, C3, C4, C5. - Thảo luận nhóm và thảo luận ở lớp về các câu trả lời. C1: Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng. C2: Có nước đọng ở ngoài mặt côcs thí nghiệm. Không có nước đọng ở mặt ngoài cốc đối chứng. C3: Không . Vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu và nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài. C4: Do hơi nước trong không khí ngưng tụ lại. C5: Đúng HĐ3: Vận dụng - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi C6, C7, C8. - Hướng dẫn HS thảo luận chung các câu trả lời của các câu C6, C7, C8 dể thống nhất. - GV chốt lại các câu trả lời. 2. Vận dụng - HS trả lời và thảo luận các câu trả lời C6, C7, C8 C6: Hơi nước trong các đám mây, ngưng tụ tạo thành mưa. Khi hà hơi vào mặt gương, hơi nước có trong hơi thở gặp gương lạnh, ngưng tụ tạo thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. C7: Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá cây. C8: Trong chai đựng rượu, đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ. Chai được đậy kín, có bao nhiêu rượu bay hơi thì có bấy nhiêu rượu được ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở, quá trình bay hơi mạnh hơn quá trình ngưng tụ nên rượu cạn dần. 4. Củng cố - GV khái quát lại những kiến thức cơ bản (phần ghi nhớ) - Giới thiệu nội dung: Có thể em chưa biết - Yêu cầu HS làm bài tập 26-27.3 (SBT) 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 26-27.4 đến 26-27.7 (SBT) - Đọc trước bài 28: Sự sôi - Chuẩn bị một tờ giấy kẻ ô vuông và bảng 28.1(SGK/86) Ngày soạn: 08.04.2018 Ngày giảng: TIẾT 32. BÀI 28: SỰ SÔI A- Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mô tả được sự sôi. 2. Kỹ năng: Biết cách quan sát và theo dõi thí nghiệm. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì, trung thực và gây hứng thú tìm hiểu hiện tượng 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự học - Năng lực tự quản lí - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí B. Chuẩn bị 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ. - Mỗi HS: 1 bảng 28.1 và giấy kẻ ô vuông C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sỹ số: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu kết luận chung về sự bay hơi và sự ngưng tụ? HS2: Chữa bài tập 26-27.4 và 26-27.5 (SBT) 3. Bài mới Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Yêu cầu HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK. - Gọi một vài HS nêu dự đoán - ĐVĐ: Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán để khẳng định ai đúng, ai sai. - HS đọc phần đối thoại của An và Bình trong SGK - Cá nhân HS nêu dự đoán - Ghi đầu bài Hoạt động 2: Làm thí nghiệm về sự sôi Chuyển giao nhiệm vụ -Bố trí thí nghiệm như H28.1 (SGK): Đổ vào bình cầu (cốc đốt) 50cm3. Điều chỉnh nhiết kế để bầu thuỷ ngân không chạm vào đáy bình. Lưu ý: Mục đích của việc theo dõi thí nghiệm là nhằm trả lời được 5 câu hỏi trong mục II bài 29 (C1- C5) - Chú ý với HS về an toàn trong TN - Hướng dẫn HS theo dõi nhiệt độ, quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào bảng 28.1 bằng các chữ cái hoặc số la mã. Đánh giá kết quả GV nhận xét và kết luận - GV cần giải thích nguyên nhân nếu kết quả thí nghiệm nước sôi không ở 1000C Nguyên nhân: nước không nguyên chất, chưa đạt điều kiện chuẩn, nhiệt kế mắc sai số,... - GV nhấn mạnh: Nếu nước nguyên chất và điều kiện thí nghiệm là điều kiện chuẩn thì nhiệt độ sôi của nước là 1000C Khi nói đến nhiệt độ sôi của một chất lỏng nào đó là nói đến nhiệt độ ở điều kiện chuẩn. I. Thí nghiệm về sự sôi 1. Tiến hành thí nghiệm Thực hiện nhiệm vụ - HS nắm được cách lắp ráp thí nghiệm và tiến hành thi nghiệm của GV - Một bạn theo dõi thời gian, một bạn theo dõi nhiệt độ, một bạn theo dõi hiện tượng xảy ra ở trên mặt nước và ở trong lòng nước, một bạn ghi lại kết quả sau mỗi phút. - HS thảo luận trong nhóm và nhận xét về hiện tượng xảy ra trên mặt nước và trong lòng nước và ghi vào bảng 28.1 - Trong thời gian đun nước phải làm đúng theo sự phân công, tránh chạm tay vào cốc, tránh đổ vỡ gây bỏng. - Khi nước đun sôi được 2-3 phút thì dừng không đun nữa, tắt đèn cồn đúng kỹ thuật. Báo cáo kết quả Đại diện nhóm trả lời các bạn khác nhận xét bổ sung HĐ3: Vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước - Hướng dẫn và theo dõi HS vẽ đường biểu diễn trên giấy kẻ ô vuông + Trục nằm ngang là trục thời gian + Trục thẳng đứng là trục nhiệt độ + Gốc của trục nhiệt độ là 400C, gốc của trục thời gian là 0 phút. - Yêu cầu HS ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn: + Trong khoảng thời gian nào nước tăng nhiệt độ?Đường biểu diễn có đặc điểm gì? + Nước sôi ở nhiệt độ nào?Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước có thay đổi không? Đường biểu diễn có đđiểm gì? - Yêu cầu HS nêu nhận xét về đường biểu diễn và thảo luận trên lớp. (Yêu cầu nhận xét được: Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. Đường biểu diễn là đoạn thẳng nằm ngang). 2- Vẽ đường biểu diễn - Dựa vào kết quả bảng 28.1 (có được từ việc làm thí nghiệm), HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian khi đun nước theo hướng dẫn của SGK và GV. - HS làm việc cá nhân: ghi nhận xét về đặc điểm của đường biểu diễn trong từng khoảng thời gian. - Tham gia thảo luận trên lớp để nắm được nhiệt độ sôi của nước là 1000C và trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. 4. Củng cố - GV thu bài của một số HS, nhận xét hoạt động của các nhóm, cá nhân - Cho điểm khuyến khích những HS hoạt động tích cực. 5. Hướng dẫn về nhà - Yêu cầu HS vẽ lại đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước - Học bài và làm bài tập 28-29.4 & 28-29.6 (SBT) - Đọc trước bài 29: Sự sôi (tiếp theo) Ngày soạn: 12.04.2018 Ngày giảng: TIẾT 33: BÀI 29: SỰ SÔI (Tiếp theo) A. Mục tiêu: 1. Kiến thức : Nêu được đặc điểm của sự sôi. 2. Kỹ năng : Vận dụng được kiến thức về sự sôi để giải thích một số hiện tượng đơn giản có liên quan đến sự sôi. 3. Thái độ: Kích thích lòng ham hiểu biết, tìm tòi những hiện tượng khoa học. 4. Năng lực hướng tới - Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực sáng tạo - Năng lực tự học - Năng lực tự quản lí - Năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn vật lí B. Chuẩn bị - Cả lớp: 1 giá thí nghiệm, 1 kẹp vạn năng, 1 kiềng, 1 lưới đốt, 1 bình cầu (cốc đốt), 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế dầu, 1 đồng hồ. - Mỗi HS: 1 bảng 28.1 và đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian trên giấy kẻ ô vuông. C. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định tổ chức: Sỹ số: 6A: 6B: 6C: 2. Kiểm tra bài cũ: GV thu vở của một số HS kiểm tra việc các em trả lời các câu hỏi ở bài trước. 3. Bài mới HĐ1: Mô tả lại thí nghiệm về sự sôi Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV đặt bộ dụng cụ thí nghiệm (của tiết trước) lên bàn GV. Yêu cầu đại diện của một nhóm HS dựa vào bộ dụng cụ thí nghiệm đó mô tả lại thí nghiệm về sự sôi: Cách bố trí thí nghiệm, phân công các bạn trong nhóm theo dõi, ghi kết quả thí nghiệm, nêu kết quả và nhận xét về đường biểu diễn theo hướng dẫn từ tiết trước. - Điều khiển HS thảo luận về kết quả thí nghiệm theo từng câu hỏi C1, C2, C3, C4 (SGK/87) - Trong cuộc tranh luận của Bình và An (phần mở bài), ai đúng, ai sai? (C5). - Rút kết luận gì về sự sôi của nước? (Hoàn thành câu C6) - GV thông báo: Làm thí nghiệm với các chất lỏng khác nhau, người ta cũng rút ra được kết luận tương tự. - GV giới thiệu bảng 29.1: Nhiệt độ sối của một số chất ở điều kiện chuẩn. - Gọi HS cho biết nhiệt độ sôi của một số chất. - Có thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi không? II- Nhiệt độ sôi 1-Trả lời câu hỏi - Đại diện nhóm HS mô tả lại thí nghiệm về sự sôi. HS dưới lớp theo dõi việc mô tả lại thí nghiệm và tham gia góp ý về cách tổ chức thí nghiệm trong nhóm. - Các nhóm thảo luận về câu trả lời của các nhân câu C1, C2, C3, C4 để có câu trả lời chung. - HS thảo luận cả lớp về các câu trả lời - Cá nhân tự chữa vào vở những câu trả lời. C4: Không tăng. 2- Kết luận - HS thảo luận chung cả lớp để trả lời C5 và hoàn thiện C6 C5: Bình đúng, An sai. C6:a) Nước sôi ở nhiệt độ 1000C. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ sôi của nước. b) Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của nước không thay đổi. c) Sự sôi là một sự bay hơi đặc biệt. Trong suốt thời gian sôi, nước vừa bay hơi vào các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng. - HS theo dõi bảng 29.1: Nhiệt độ sôi của một số chất ở điều kiện chuẩn để nhận xét được: Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ nhất định. - Trả lời câu hỏi: Không. Vì rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước. HĐ2: Vận dụng Chuyển giao nhiệm vụ - HS thảo luận về câu trả lời của các câu hỏi C7, C8, C9 trong phần vận dụng. Đánh giá kết quả GV nhận xét và kết luận - Yêu cầu HS rút ra kết luận chung về đặc điểm của sự sôi. - GV hướng dẫn HS làm bài tập 28-29.3 (SBT): Từ đặc điểm của sự sôi và sự bay hơi, hãy cho biết sự sôi và sự bay hơi khác nhau như thế nào? - GV chốt lại đáp án đúng III. Vận dụng Thực hiện nhiệm vụ - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi C7, C8, C9. - Tham gia thảo luận trên lớp để thống nhất câu trả lời Báo cáo kết quả Đại diện HS trả lời các bạn khác theo dõi và bổ sung C7: Vì nhiệt độ này là xác định và không thay đổi trong quá trình nước sôi. C8: Vì thuỷ ngân sôi ở nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ sôi của nước. C9: AB là quá trình nước tăng nhiệt độ BC là quá trình nước sôi - HS ghi phần kết luận vào vở (phần ghi nhớ). - HS vận dụng giải thích sự khác nhau giữa sự sôi và sự bay hơi, thảo luận đê đi đến đáp án đúng và ghi vở Sự bay hơi Sự sôi - Xảy ra ở bất kỳ nhiệt độ nào của chất lỏng. - Chỉ xảy ra ở mặt thoáng. - Xảy ra ở một nhiệt độ xác định. - Xảy ra đồng thời ở mặt thoáng và trong lòng chất lỏng. 4. Củng cố: - GV hướng dẫn HS đọc và trả lời phần “Có thể em chưa biết” - Giải thích tại sao ninh thức ăn bằng nồi áp suất thì nhanh nhừ hơn nồi thường? 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 28-29.1,28-29.2, 28-29.7, 28-29.8 (SBT) - Ôn tập các kiến thức về chương II. Làm đề cương ôn tập học kì II. Ngày soạn: 20.04. 2018 Ngày giảng: TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KÌ II A. Mục tiêu 1. Kiến thức: - Ôn lại các kiến thức cơ bản ở học kỳ II về sự nở vì nhiệt và sự chuyển thể của các chất 2 Kỹ năng: - Vận dụng được một cách tổng hợp những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng có liên quan 3. Th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiao an hoc ki 2_12431282.doc
Tài liệu liên quan