Giáo án Vật lý 9 Tiết 25 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu

Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu phát hiện thêm tính chất từ của nam châm

• Mục tiêu:

- Nam châm ở trạng thái tự do luôn định hướng dọc theo phương Bắc- Nam

- Biết tên các từ cực của nam châm.

- Biết xác định tên của từ cực theo các cách khác nhau: theo chữ cái trên thân nam châm, theo màu sơn, theo định hướng của nam châm khi ở trạng thái tự do.

 

docx7 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 Tiết 25 - Bài 21: Nam châm vĩnh cửu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2018 Ngày giảng: 1/12/2108 CHƯƠNG II: ĐIỆN TỪ HỌC TIẾT 25- BÀI 21. NAM CHÂM VĨNH CỬU I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Biết cách xác định các từ cực Bắc, Nam trong nam châm vĩnh cửu. - Nêu được các ứng dụng của nam châm vĩnh cửu trong đời sống. - Nêu được kết quả tương tác giữa hai nam châm. 2. Kĩ năng: - Nêu được các cách xác định từ cực của nam châm - Biết sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí. Giải thích được các ứng dụng của nam châm trong thực tế. 3.Thái độ: - Yêu thích môn học - Có ý thức thu thập thông tin 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực tự học - Năng lực ngôn ngữ - Năng lực giao tiếp và hợp tác - Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội II. Chuẩn bị 1. Giáo viên: - Kế hoạch dạy học, máy tính, máy chiếu, phiếu học tập - Đồ dùng dạy học cho mỗi nhóm: + 2 thanh nam châm thẳng, trong đó 1 thanh được bọc kín để che phần sơn màu và tên các cực, 1 thanh không phải là nam châm được bọc kín + Một ít vụn sắt lẫn vụn gỗ, đồng, nhựa xốp + 1 nam châm chữ U + 1 kim nam châm đặt trên mũi nhọn thẳng đứng + 1 kẹp to và 1 giá để kẹp giúp cho thanh nam châm ở trạng thái tự do. 2. Học sinh: - Đọc trước bài 21. Nam châm vĩnh cửu - Ôn lại kiến thức cũ về đặc điểm của nam châm III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp(1’) 2. Bài mới: Hoạt động 1: Khởi động (3 phút) Làm nảy sinh mong muốn được tìm hiểu về hiện tượng điện-từ, từ tính của nam châm. a) Mục tiêu: Từ tình huống được thực hiện tạo cho học sinh quan tâm đến vấn đề về từ tính của nam châm b) Cách tổ chức dạy học: Hoạt động củagiáoviên Hoạt động của học sinh GV: Chia lớp thành 2 nhóm. GV: Cho học sinh chơi trò chơi “ Quan sát nhanh, trả lời gọn”. Thể lệ nhìn hình và trả lời ngay lập tức hình đó nói về nội dung gì? Trả lời đúng 10 điểm, trả lời sai không được điểm. Việc tính điểm còn áp dụng cho tất cả các phần hoạt động nhóm, nhóm nộp phiếu thảo luận, kết quả sớm nhất được tính 10 điểm và nộp muộn hơn được 8 điểm HS: Tham gia trò chơi c) Sản phẩm của hoạt động: Câu trả lời của học sinh, bảng so sánh điểm Hoạt động 2: Hình thành kiến thức: (25 phút) Hoạt động 2.1 : Nhớ lại kiến thức ở lớp 5 và lớp 7 về từ tính của nam châm. a) Mục tiêu: - HS nêu được đặc điểm nổi bật của nam châm. Đó là hút được sắt, thép. - Đề xuất được phương án làm TN để phát hiện một thanh kim loại có phải là nam châm không. - Biết nam châm chỉ hút các vật liệu từ. b) Cách tổ chức dạy học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: Em hãy nhớ lại kiến thức ở lớp dưới về nam châm - Nam châm có tính chất gì đặc biệt? GV. Hãy đề xuất một thí nghiệm để phát hiện một thanh kim loại có phải là nam châm không? - Yêu cầu học sinh đọc phương án thí nghiệm của nhóm khác, nhận xét phương án thí nghiệm có thể thực hiện được không. - Giao dụng cụ cho các nhóm, yêu cầu học sinh thực hiện thí nghiệm theo phương án nhóm đưa ra. * GV nhấn mạnh: Nam châm hút sắt, thép. Vậy nam châm có thể hút tất cả các kim loại không? GV: Nam châm chỉ hút được vật liệu từ. GV: Cho điểm phần hoạt động nhóm của các nhóm HS: trả lời - HS trao đổi thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên. - Đại diện các nhóm phát biểu trả lời trước lớp - Học sinh nhận dụng cụ và làm thí nghiệm theo nhóm, tìm ra thanh nam châm. HS: Trả lời c) Sản phẩm của HS: Phiếu học tập và ghi vở Hoạt động 2.2 : Tìm hiểu phát hiện thêm tính chất từ của nam châm Mục tiêu: - Nam châm ở trạng thái tự do luôn định hướng dọc theo phương Bắc- Nam - Biết tên các từ cực của nam châm. - Biết xác định tên của từ cực theo các cách khác nhau: theo chữ cái trên thân nam châm, theo màu sơn, theo định hướng của nam châm khi ở trạng thái tự do. b) Cách tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Các em có thể xác định các hướng Đông- Tây- Nam- Bắc bằng cách nào? GV: Yêu cầu học sinh xác đinh các hướng Đông- Tây- Nam- Bắc địa lí khi ở trong lớp học. GV: Giới thiệu về trạng thái tự do của thanh nam châm. GV: Em có dự đoán gì khi đặt nam châm ở trạng thái tự do. GV: Em thực hiện thí nghiệm như thế nào để kiểm tra được dự đoán trên. GV- Giao dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, nhắc học sinh theo dõi và ghi kết quả thí nghiệm vào vở. GV: Trình chiếu phần kết quả thí nghiệm của các nhóm.- Yêu cầu các nhóm nhận xét, so sánh. GV: Nhận xét và đưa ra đến kết luận GV: Trình chiếu hình ảnh một số nam châm dùng trong phòng thí nghiệm. GV: Kể tên các nam châm có ở hình 21.1 GV: Người ta gọi tên cực hướng về phía Bắc địa lý là cực từ Bắc, cực hướng về phía Nam địa lý là cực từ Nam. GV. Vậy mỗi nam châm có mấy từ cực, đó là những từ cực gì? HS trả lời: -Chiếu kết luận: GV: Yêu cầu học sinh quan sát bên ngoài của nam châm và đưa ra các cách phân biệt các từ cực của nam châm. - Trình chiếu hình ảnh xe chỉ nam của Tổ Xung Chi. GV: Tại sao tay trên hình nhân luôn chỉ về hướng Nam? GV: Khi đến một nơi mới bạn xác định phương hướng, vị trí của mình bằng cách nào? GV: Lời khuyên khi đi du lịch mạo hiểm: Khi thám hiểm rừng rậm, sa mạc, biển, đồ dùng không thể thiếu được hành lí là một chiếc La Bàn. Tại sao? GV: Hướng dẫn học sinh dùng la bàn trên máy chiếu. GV: Yêu cầu học sinh xác định hướng của cửa lớp. Gv: Qua phần I chúng ta tìm hiểu các đặc điểm gì về từ tính của nam châm? GV: Giới thiệu về ứng dụng khác của nam châm trong đời sống. Hình ảnh người tốt việc tốt. Yêu cầu học sinh kể thêm các ứng dụng khác của nam châm. GV: Lưu ý về cách bảo quản nam châm. - Học sinh nêu cách xác định hướng. HS: Xác định hướng Đông- Tây- Nam- Bắc địa lí. HS: Quan sát. HS: Dự đoán HS: Đưa ra phương án - Các nhóm nhận dụng cụ và làm thí nghiệm - Mỗi cá nhân ghi kết quả thí nghiệm vào vở - Học sinh nhận xét. - Học sinh quan sát nam châm trên phần trình chiếu. HS: Là từ cực Bắc, từ cực Nam. -Kết luận: "SGK" - Một số học sinh trả lời. HS: Vì trong cánh tay đó của hình nhân có đặt 1 nam châm vĩnh cửu ở trạng thái tự do. HS: HS: Vì các thiết bị số có thể không nhận được đủ tín hiệu, hết pin. HS: Quan sát. HS: Đem la bàn ra cửa lớp để xác định phương hướng. HS: Báo cáo kết quả. HS: c) Sản phẩm của hoạt động: Kết quả thí nghiệm, quy ước về các từ cực của nam châm. Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống. Cách bảo quản nam châm. Hoạt động 2.3 : Tìm hiểu về sự tương tác giữa hai nam châm a) Mục tiêu: - Làm thí nghiệm như mô tả hình 21.3 SGK và thực hiện các yêu cầu của C3, C4 - Rút ra các kết luận về sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm b) Cách tổ chức dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV: ĐVĐ chuyển giao: Khi đặt 2 thanh nam châm gần nhau chúng có tương tác với nhau không? nếu có thì sẽ xảy ra sự tương tác giữa hai nam châm như thế nào?. GV: Muốn kiểm tra sự tương tác giữa hai nam châm. Theo bạn cần dùng những dụng cụ gì và làm như thế nào? GV.Lưu ý: Để dễ quan sát sự tương tác giữ hai nam châm trong thí nghiệm thay kim nam châm bằng thanh nam châm kẹp trên giá. GV: Phát dụng cụ thí nghiệm cho học sinh. GV. YC HS hoạt động nhóm GV: Trình chiếu kết quả thí nghiệm của các nhóm. HS báo cáo kết quả, nhận xét - GV chốt lại, kết luận GV: Bằng các kiến thức đã học hãy xác định từ cực của một thanh nam châm khi bị mất sơn và mất chữ. GV: Nếu em chỉ có 1 thanh nam châm thì làm thế nào để xác định được từ cực. GV: Có những cách nào để xác định từ cực của một thanh nam châm. HS dự đoán: HS: Nhận dụng cụ và làm thí nghiệm - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm. HS rút ra kết luận. HS: Sử dụng 1 thanh nam châm khác vẫn còn kí hiệu các cực, đặt gần thanh nam châm cần xác định. HS: Treo thanh nam châm lên giá, để tự do. ..... HS: Có 4 cách. c) Sản phẩm của hoạt động: Kết quả thí nghiệm, ghi vở. Hoạt động 3+4 : Luyện tập, vận dụng, củng cố kiến thức, tìm tòi mở rộng (12 phút) a) Mục tiêu: - Hệ thống các vấn đề cần ghi nhớ trong tiết học. - Vận dụng kiến thức để trả lời một số câu hỏi. b) Cách tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức đã học. GV: Cho học sinh chơi trò chơi “ Chiếc nón kì diệu”. GV: Nhận xét kết quả hoạt động của lớp. GV: Cho học sinh xem video. -HS nhắc lại những điều học được trong tiết học. HS: Trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm của hoạt động: Hệ thống kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, tìm tòi mở rộng kiến thức đã học. c)Sản phẩm của hoạt động: Các câu trả lời của học sinh. 4. Rút kinh nghiệm:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 21 Nam cham vinh cuu_12493768.docx
Tài liệu liên quan