Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng

Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : GV làm thí

nghiệm thả quả bóng rơi. Yêu cầu HS quan sát và mô

tả hiện tượng.

Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng.

- Yêu cầu nhắc lại khái niệm động năng của một vật.

- Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục I- Nhiệt năng.

- Gọi 1, 2 HS trả lời :

+ Định nghĩa nhiệt năng

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ? Giải

thích.

- GV chốt lại kiến thức đúng và yêu cầu HS ghi vở.

I- Nhiệt năng

- Cá nhân HS nghiên cứu mục I

(tr.74 - SGK). HS nêu được định

nghĩa nhiệt năng, mối quan hệ giữa

nhiệt năng và nhiệt độ.GV : Như vậy, để biết nhiệt năng của 1 vật có thay

đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay

đổi hay không  Có cách nào làm thay đổi nhiệt

năng của vật ?

Hoạt động 3 : Các cách làm thay đổi nhiệt năng.

- GV nêu vấn đề để HS thảo luận : Nếu ta có 1 đồng

xu bằng đồng muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi

- HS ghi vở :

+ Nhiệt năng của vật = Tổng động

năng các phân tử (Wđ) cấu tạo

nên vật.

+ Mối quan hệ giữa nhiệt năng và

nhiệt độ : Nhiệt độ của vật càng cao

thì các phân tử cấu tạo nên vật

chuyển động càng nhanh và nhiệt

năng của vật càng lớn.

Nhiệt độ vật càng cao 

Nhiệt năng càng lớn

pdf7 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý Lớp 8 - Bài 21: Nhiệt năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhiệt năng I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng và mối quan hệ của nhiệt năng với nhiệt độ của vật. - Tìm được ví dụ về thực hiện công và truyền nhiệt. - Phát biểu được định nghĩa và đơn vị nhiệt lượng. 2- Kĩ năng : Sử dụng đúng thuật ngữ như : nhiệt năng, nhiệt lượng, truyền nhiệt ... 3- Thái độ : Trung thực, nghiêm túc trong học tập. II- Chuẩn bị của GV và HS * GV : - 1 quả bóng cao su - 2 miếng kim loại (hoặc 2 đồng xu) - 1 phích nước nóng - 2 thìa nhôm - 1 cốc thủy tinh - 1 banh kẹp, 1 đèn cồn, diêm * Mỗi nhóm HS : - 1 miếng kim loại hoặc 1 đồng tiền bằng kim loại - 1 cốc nhựa + 2 thìa nhôm III. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, làm TN, hoạt động nhóm IV. Các bước lên lớp: A, ổn định lớp: 8A: 8B: B, Kiểm tra: - Các chất được cấu tạo như thế nào ? - Giữa nhiệt độ của vật và chuyển động của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật có quan hệ như thế nào ? - Trong quá trình cơ học, cơ năng được bảo toàn như thế nào ? Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 Tổ chức tình huống học tập : GV làm thí nghiệm thả quả bóng rơi. Yêu cầu HS quan sát và mô tả hiện tượng. Hoạt động 2 : Tìm hiểu khái niệm nhiệt năng. - Yêu cầu nhắc lại khái niệm động năng của một vật. - Yêu cầu HS đọc phần thông báo mục I- Nhiệt năng. - Gọi 1, 2 HS trả lời : + Định nghĩa nhiệt năng + Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ ? Giải thích. - GV chốt lại kiến thức đúng và yêu cầu HS ghi vở. I- Nhiệt năng - Cá nhân HS nghiên cứu mục I (tr.74 - SGK). HS nêu được định nghĩa nhiệt năng, mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ. GV : Như vậy, để biết nhiệt năng của 1 vật có thay đổi hay không ta căn cứ vào nhiệt độ của vật có thay đổi hay không  Có cách nào làm thay đổi nhiệt năng của vật ? Hoạt động 3 : Các cách làm thay đổi nhiệt năng. - GV nêu vấn đề để HS thảo luận : Nếu ta có 1 đồng xu bằng đồng muốn cho nhiệt năng của nó thay đổi - HS ghi vở : + Nhiệt năng của vật = Tổng động năng các phân tử (Wđ) cấu tạo nên vật. + Mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ : Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn. Nhiệt độ vật càng cao  Nhiệt năng càng lớn II- Các cách làm thay đổi nhiệt năng - HS thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu. (tăng) ta có thể làm thế nào ? - Gọi 1 số HS nêu phương án làm tăng nhiệt năng của đồng xu. GV ghi bảng, phân 2 cột tương ứng với 2 cách làm thay đổi nhiệt năng của đồng xu : Thực hiện công và truyền nhiệt. - Nếu phương án của HS khả thi và có thể thực hiện tại lớp thì GV cho HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán đó luôn. (C1) Hoạt động 4 : Thông báo định nghĩa nhiệt lượng. - GV thông báo định nghĩa nhiệt lượng, đơn vị đo nhiệt lượng. - Cho HS phát biểu lại nhiều lần. Có thể hỏi thêm : Qua các thí nghiệm, khi cho 2 vật có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc : + nhiệt lượng truyền từ vật nào sang vật nào ? + nhiệt độ các vật thay đổi thế nào ? - GV thông báo muốn cho 1 g nước nóng thêm 10C - Đại diện 2, 3 HS nêu phương án. III- Nhiệt lượng - HS ghi vở : + Định nghĩa nhiệt lượng : Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng. Đơn vị nhiệt lượng : jun (kí hiệu : J). thì cần nhiệt lượng khoảng 4J. Hoạt động 5 : Vận dụng - Gọi 1, 2 HS trả lời phần ghi nhớ, yêu cầu HS cả lớp ghi nhớ ngay tại lớp. - Yêu cầu HS trả lời câu C3, C4, C5. - Một số HS phát biểu định nghĩa. IV. Vận dụng + C3 : Nhiệt năng của miếng đồng giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đồng đã truyền nhiệt cho nước. + C4 : Cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công. + C5 : Cơ năng của quả bóng đã chuyển hóa thành nhiệt năng của quả bóng, của không khí gần quả bóng và mặt sàn. D. Củng cố - Qua bài học hôm nay, chúng ta cần ghi nhớ những vấn đề gì ? - Còn thời gian GV cho HS đọc phần "có thể em chưa biết". E. Hướng dẫn về nhà : Bài tập 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.6 (SBT) - Đọc kỹ phần ghi nhớ. - Đọc phần "Có thể em chưa biết".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_an_vat_ly_lop_8_bai_21_nhiet_nang.pdf