Giáo trình Bản đồ quân sự

Một số bộ phận khác

Vê nguyên tắc cấu tạo các bộ phận chính của địa bàn của các nước cơ bảngiông nhau. Ngoài các bộ phận trên có cấu tạo thêm một số bộ phận sau:

-Gương phản chiếu

+ Tác dụng: Để đọc giá trị góc chuẩn bắc hoặc độ dốc ngoài thực địa.

+ Cấu tạo: Bằng kim loại được mạ bạc, gắn vào địa bàn gập lên xuống

được.

-Bộ phận ngắm:

+ Tác dụng: Để ngắm hướng tới mục tiêu cần đo góc và ngược lại đế chỉ

hướng mục tiêu theo giá trị góc đã cho.

+ Cấu tạo: Gồm khe ngắm và đầu ngắm.

-Bộ phận đo độ dốc (địa bàn Trung Quốc).

+ Tác dụng: Để đo mặt dốc của địa hình.

+ Cấu tạo: Gồm kim đồng hồ kiểu quả lắc, một đầu lồng vào trục kim

phía dưới cần bẩy. Một cung chia độ ở đáy.

+ Vạch chuẩn (số 0) ở giữa.

+ Một bên là đo độ dốc cao (+).

+ Bên kia là đo độ dốc thấp (-).

-Thước milimét

+ Tác dụng: Để đo khoảng cách trên bản đồ, kẻ trên bản đồ.

+ Cấu tạo: Trên địa bàn Trung Quốc 5 tác dụng (ở mặt sau), gồm: Bên

ngoài có mặt kính tròn bảo vệ, bên trong hình tròn chia khoảng kilômét được

khắc thành 3 vòng.

pdf76 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bản đồ quân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viết: N-3. Sau ngày “N” 01 ngày viết: N+2 (không có N1 hoặc N+1). 4. Để chỉ đêm hôm trước liên quan đến ngày hôm sau: Dùng chữ “Rạng”. Ví dụ: Đêm N rạng N2 hoặc đêm 23 rạng ngày 24. 3. Các loại lý hiệu quân sự (thường dùng): 3.1. Địa hình, địa vật, ranh giới: 3.2. Vị trí chỉ huy, sở chỉ huy: 3.2.1. Vị trí chỉ huy: - Cấp tiểu đội (dân quân, tự vệ, biên phòng, chủ lực) - Cấp trung đội (dân quân, tự vệ, biên phòng, chủ lực) - Cấp đại đội (dân quân, tự vệ, biên phòng, chủ lực) - Cấp tiểu đoàn (dân quân, bộ đội địa phương, chủ lực, biên phòng) 3.2.2.Sở chỉ huy: Chức vụ: 3.3. Các loại ký hiệu thường dùng 3.3.1. Bộ binh: 3.3.2. Công sự hỏa khí: 3.3.3. Pháo binh: - Cối: - DKZ: - Trận địa pháo cối: trận địa khẩu đội vẽ nguyên ký hiệu, trung đội hình vuông, đại đội hình tròn. Ví dụ: 3.3.4. Tăng thiết giáp: 3.3.5. Đặc công: 3.3.6. Thông tin liên lạc: 3.3.7. Công binh: 3.3.7. Hoá học 3.3.8. Phòng không, không quân: 3.3.9. Hải quân: 3.3.10. Bộ đội biên phòng 3.3.11. Hậu cần kỹ thuật 3.3.12. Trinh sát 3.3.13. Dự bị động viên 3.3.14. Lực lượng vũ trang địa phương 3.3.15. Bạo loạn lật đổ và chống BLLĐ 3.3.16. Hành động tác chiến Chương II. ỐNG NHÒM, ĐỊA BÀN VÀ THƯỚC CHÍ HUY 1. Ống nhòm 1.1.Tác dụng Ống nhòm là loại khí tài quan sát cơ bản của các quân, binh chủng, có tác dụng: - Quan sát địa hình. - Tìm và nghiên cứu mục tiêu. - Quan sát đạn nổ. - Sơ bộ đo góc hưống, góc tà. - Đo cự li ngoài thực địa. Ống nhòm ∅8 Liên Xô có thêm tác dụng phát hiện các loại đèn pha hồng ngoại từ các loại súng máy, súng trường bắn tỉa, đèn của các xe chiến đấu. 1.2. Cấu tạo Ống nhòm có nhiều loại khác nhau như: 6 X 30, 8 X 30, 10 X 30 hoặc 12 X 30. cấu tạo gồm: 1.2.1. Thân kính nhìn - Tác dụng: Để chứa và liên kết các bộ phận của kính nhìn. - Cấu tạo: + Vành số điều chỉnh tầm nhìn của mắt: .Số "0" ở giữa sang phải 5 vạch (mỗi vạch là 1 đi-ốp) là "n + 5" sang trái 5 vạch (mỗi vạch 1 đi-ốp) là "n + 5". Dùng để điều chỉnh khả năng nhìn của từng người. 1.2.2. Ổ lăng kính - Tác dụng: Đế chứa và liên kết các bộ phận lăng kính quay hình và tạo buồng tối tập trung ánh sáng làm cho ảnh được rõ. - Cấu tạo: + Có nắp đậy trước, nắp đậv sau. Trên nắp sau có ghi số 8 X 30, 6 X 30 hoặc 10 X 30, 15 X 30,... Số 8, 6, 10 là số lần phóng đại; 30 là đường kính của kính thu hình (tính bằng milimét). Ngoài ra còn ghi số hiệu của ống nhòm và số hiệu của phân xưởng. + Khuyết dây đeo ở dưới ô lăng kính. + Vành che kính thu hình. 1.2.3. Bộ phận nối - Tác dụng: Để liên kết 2 ống kính với nhau. - Cấu tạo: + Vai đỡ trước, vai đỡ sau. + Trục nối (ống nối - trục nốì). + Nắp đậy trước, nắp đậy sau. + Trên nắp đậy sau có vạch số điều chỉnh độ rộng 2 mắt. 1.2.4. Bộ phận kính quang học - Tác dụng: Thu hình ảnh vật (mục tiêu) phóng và đảo ảnh, đưa tới mắt người quan sát (mắt nhìn). - Cấu tạo: - Mỗi bên của ống nhóm đều có hệ thống kính quang học, giống nhau. Riêng Ống kính bên phải có lắp thêm kính vạch khắc. Kính quang học gồm có: + Kính thu hình: Dùng để thu hình ảnh của vật và đảo ảnh ngược chiều vối vật. Gồm có 2 thấu kính lồi, lõm ghép sát nhau. + Lăng kính đảo ảnh: Dùng để chuyển và đảo ảnh thuận chiều với vật; rút ngắn độ dài ông nhòm. Gồm có 2 lăng kính vuông góc bên ngoài có tráng lớp men bạc (như gương) đặt quay vào nhau và vuông góc 90° (nếu góc đặt không đúng 90° ảnh sẽ bị nghiêng). + Kính nhìn: Dùng để phóng ảnh trên tiêu diện kính thu hình để nhìn được rõ hơn. - Kính có nhiều kiểu gồm nhiều kính hội tụ tạo thành. 1.2.5. Kính vạch khắc - Tác dụng: Dùng để đo góc các mục tiêu. - Cấu tạo (Hình 18). + Là một kính phẳng, đặt phía trước kính nhìn ở ống kính bên phải. +Trên mặt kính có khắc 2 trục dọc, ngang vuông góc với nhau vạch cách vạch là 5 li giác (hoặc 2 li giác). Chỗ giao nhau giữa 2 trục vạch là điểm giữa của kính. 1.3. Cách sử dụng 1.3.1. Công tác chuẩn bị - Đeo ống nhòm ở vị trí thuận lợi nhất để có thể mỏ nắp, lấy ống nhòm ra được dễ dàng. - Lấy ống nhòm một tay mở nút cài và nắp bao ra, ba ngón (ngón cái, trỏ, giữa) của tay kia cầm lấy bộ phận trục nối, rồi nhấc ông nhòm ra khỏi bao. - Một tay cầm ống nhòm, tay kia mở dây đeo, quàng vào cổ, khuy đeohướng vào trong người. - Mở nắp đậy kính nhìn. - Điều chỉnh giãn cách 2 mắt: Hai tay cầm 2 ống nhòm đưa lên mắt (kính nhìn quay vào trong người), dùng lực hai tay gập ống kính lên, xuông cho 2 vành bảo vệ kính nhìn vào 2 hõm mắt, quan sát thấy 2 vòng tròn 2 ông kính chập nhau là được. - Điều chỉnh tầm nhìn: Vặn núm điều chỉnh cho vạch số "0" trùng vào vạch chuẩn, hai tay đưa ống nhòm lên quan sát 1 vật cách khoảng 100m. Một tay cầm ống nhòm, bịt 1 ống kính còn 1 ống quan sát, tay còn lại vặn núm điều chỉnh ống kính đang quan sát. Khi thấy vật thể rõ nét và nét nhất là được (nhớ lấy vạch chuẩn trùng vào vạch nào trên núm điều chỉnh đế lần sau lấy cho dễ, sau đó điều chỉnh ống kính còn lại (cũng tương tự). 1.3.2. Tư thế đo - Căn cứ vào tình hình địch, địa hình để vận dụng các tư thế: Đứng, quỳ, nằm đo cho phù hợp. - Nếu đứng không có bệ tì: Hai cánh tay trên ép sát vào ngực cho đỡ rung. Dù đo bằng tư thế nào cũng phải hạn chế độ rung của ống nhòm, khi đo ở mức nhỏ nhất mới bảo đảm chính xác. 1.3.3. Cách đo Dùng Ống nhòm để đo góc các mục tiêu, trước hết ta phải biết được chiều cao hoặc rộng của mục tiêu, để tính toán cự li từ điểm đứng đến mục tiêu đo. Ví dụ: Người Việt Nam cao trung bình l,60m. Xe tăng cao 2,7m... - Đo chiều cao mục tiêu (góc kẹp thấp): Đặt tâm chữ thập vào mép dưới mục tiêu, quan sát mép phía trên để xác định trị số góc cần đo. Nếu mép phía trên mục tiêu trùng đúng vào vạch (ở giữa 2 vạch), rồi ước lượng đế tính thêm (không lấy chẵn vạch, kém chính xác). Nếu trục đo không hết, nghiêng ống nhòm lại để đo (biến trục ngang thành trục dọc để đo) hoặc đo nhiều lần cũng được. - Đo chiều rộng mục tiêu (đo giãn cách): Đặt tâm chữ thập vào mép bên phải (trái) mục tiêu quan sát mép bên kia ứng với bao nhiêu vạch để tính ra trị số góc đo, nếu không hết đo nối tiếp hoặc đặt bên trái (phải) của trục vạch khắc vào mép phải (trái) mục tiêu để đo cũng được. 1.3.4. Tính cự li Dùng kính vạch khắc của ống nhòm để đo cự li một cách gần đúng. Nếu biêt được chiều cao hoặc chiều rộng mục tiêu, vận dụng công thức sau: Theo công thức gần đúng D =ࡴ ∝ x 1000 D: Cự li cần đo (m) H: Chiều cao mục tiêu (m) α: Góc đo được (li giác) 1000: Hằng số cố định Ví dụ:Đo cự li từ điểm đứng đến ô tô con. Dùng Ống nhòm đo được góc kẹp là 5 li giác biết ô tô con cao trung bình l,70m. • Vậy cự li đo được là: D =૚,ૠ૙ ૞ x 1000 = 340m - Theo công thức tiến lùi: Do điều kiện không biết được chiều cao, rộng của mục tiêu, vận dụng công thức tiến lùi. (Sau tiến hoặc lùi) X d (tiến hoặc lùi) D (trước tiến hoặc lùi) = ࢻ lớn - nhỏ D: Cự li cần đo (m) d: Cự li tiến hoặc lùi (m) α: Góc đo được (li giác) Ví dụ: Tính cự li từ điểm đứng đến cây độc lập, cách tiến hành như sau: + Tại điểm đứng đo cây độc lập: góc kẹp (1) 10 li giác. + Tiến lên thang hướng cây độc lập: 80m tại đây đo cây độc lập được góc kẹp (2) là 12 li giác. - Tính cự li trước khi tiến: D1 = vận dụng công thức trên: D1= ૚૛࢞ૡ૙૚૛ି૚૙ = ૢ૟૙૛ = ૝ૡ૙ - Cự li sau khi tiến: Chú ý: D2 = ૚૙࢞ૡ૙૚૛ି૚૙ = ૡ૙૙૛ = ૝૙૙ Không lấy những góc đo quá lớn để tính cự li. Khi đo theo chiều cao hoặc rộng mục tiêu, người đo phải đứng chính diện và ngang bằng với mục tiêu. Khi dùng công thức tiến lùi thì 3 điểm (điểm đứng đầu tiên, điểm sau tiến (lùi) và mục tiêu phải thẳng và cùng trên một mặt phẳng. 1.4. Bảo quản giữ gìn Ống nhòm là loại khí tài quang học, vì vậy công tác giữ gìn bảo quản cần chú ý một số điểm sau: - Không để nơi nhiệt độ cao (lửa) tránh va chạm mạnh. - Để nơi khô ráo, tránh ẩm ướt, thường xuyên kiểm tra, phát hiện hư hỏng phải sửa chữa ngay (theo phân cấp). - Không dùng các loại dầu mỡ để lau chùi bộ phận kính quang học. - Không tự động tháo lắp các bộ phận. - Dùng xong lấy giẻ khô, mềm lau sạch, bỏ vào bao tránh gây xước kính. 2. Địa bàn 2.1. Tác dụng Dùng để tìm phương hướng trên địa hình, định hướng bản đồ, bản vẽ (sơ đồ), đo góc phương vị từ ngoài thực địa và trên bản đồ. Ngoài các tác dụng trên địa bàn còn có tác dụng đo cự li của mục tiêu dựa vào bảng tính sẵn. 2.2. Cấu tạo Hiện nay ta đang sử dụng và còn tồn tại một số địa bàn của Liên Xô, Đức, Mĩ, TrungQuốc. Nhìn chung cấu tạo bên ngoài có nhiềudạng, nhiều kiểu khác nhau, nhưng về nguyên lí cấu tạo hoàn toàn giông nhau (Hình 19). Cấu tạo có những bộ phận sau: 2.2.1. Vỏ địa bàn - Tác dụng: Dùng để chứa và liên kết các bộ phận bên trong của địa bàn. - Cấu tạo: Vỏ được làm bằng nhựa cứng hoặc hợp kim không nhiễm từ có hình dáng chữ nhật, tròn. 2.2.2. Bộ phận kim nam châm - Tác dụng: Định hưống Bắc - Nam; hãm kim, không cho kim hoạt động khi không sử dụng địa bàn, nhằm tăng tuổi thọ cho địa bàn. - Cấu tạo, gồm: Kim nam châm, trục kim, bộ phận hãm kim. 2.2.3. Mặt số Là mặt phẳng hình tròn gồm: Mặt kính che và mặt chia độ. - Khung kính che. + Tác dụng: Bảo vệ bộ phận bên trong của địa bàn và lấy góc vận động. + Cấu tạo: Có loại xoay tròn được trên mặt số có loại được cố định vững chắc vào địa bàn. Trên mặt kính có đường vạch chuẩn gắn dạ quang để lấv phương vị vận động. - Mặt số: Được chia theo hệ thống độ hoặc li giác. Hệ thống li giác 6000 li giác (hoặc 6400 li giác - địa bàn Mĩ). Số được ghi theo hai chiều: Có loại ghi theo chiều thuận kim đồng hồ từ 0° - 360° (00 li giác - 6000 li giác). Nhưng cũng có loại địa bàn ghi ngược chiều kim đồng hồ (địa bàn Trung Quốc 5 tác dụng). Có loại mặt trong ghi cả độ và li giác, vòng ngoài ghi độ vòng trong ghi li giác (địa bàn Trung Quốc). Giá trị của mỗi cung độ được tính theo công thức: ∝= ૜૟૙° ܖ hoặc∝= ૟૙૙૙ ࢔ Trong đó: a là số góc chắn chung. n: là tổng số cung được chia trên một vòng tròn mặt số của địa bàn. Ví dụ: Trên mặt số của địa bàn Trung Quốc được chia đều thành 180 cung (3 thang) thì giá trị của mỗi góc chắn cung đó là: (X = ૜૟૙° ૚ૡ૙ = ૛°(Như vậy, vạch cách vạch trên mặt số là 2 độ). Ngoài ra có loại địa bàn trên mặt số được ghi thêm kí hiệu các hướng: Bắc, Nam, Đông, Tây (Hình 19). Hướng bắc trùng vói vị trí ghi 0° (hoặc 00 li giác). Hướng Nam, trùng với vị trí ghi 180° (hoặc 3000 li giác) dựa vào đó ta tìm được các hướng khác. Ví dụ: Hướng trên địa bàn Liên Xô được ghi kí hiệu như sau: Bắc: Ptn, Nam: Ptd. Đông: w, Tây: z. 2.2.4. Một số bộ phận khác Vê nguyên tắc cấu tạo các bộ phận chính của địa bàn của các nước cơ bản giông nhau. Ngoài các bộ phận trên có cấu tạo thêm một số bộ phận sau: - Gương phản chiếu + Tác dụng: Để đọc giá trị góc chuẩn bắc hoặc độ dốc ngoài thực địa. + Cấu tạo: Bằng kim loại được mạ bạc, gắn vào địa bàn gập lên xuống được. - Bộ phận ngắm: + Tác dụng: Để ngắm hướng tới mục tiêu cần đo góc và ngược lại đế chỉ hướng mục tiêu theo giá trị góc đã cho. + Cấu tạo: Gồm khe ngắm và đầu ngắm. - Bộ phận đo độ dốc (địa bàn Trung Quốc). + Tác dụng: Để đo mặt dốc của địa hình. + Cấu tạo: Gồm kim đồng hồ kiểu quả lắc, một đầu lồng vào trục kim phía dưới cần bẩy. Một cung chia độ ở đáy. + Vạch chuẩn (số 0) ở giữa. + Một bên là đo độ dốc cao (+). + Bên kia là đo độ dốc thấp (-). - Thước milimét + Tác dụng: Để đo khoảng cách trên bản đồ, kẻ trên bản đồ. + Cấu tạo: Trên địa bàn Trung Quốc 5 tác dụng (ở mặt sau), gồm: Bên ngoài có mặt kính tròn bảo vệ, bên trong hình tròn chia khoảng kilômét được khắc thành 3 vòng. Vòng 1: Dùng cho bản đồ tỉ lệ 1: 25.000 có 25 vạch ứng với 25km (vạch cách vạch 1km). Vòng 2: Dùng cho bản đồ tỉ lệ 1: 50.000 được chia thành 50 vạch ứng với 50km (vạch cách vạch là 1km). Vòng 3: Dùng cho bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 được chia thành 100 vạch ứng với 100km (vạch cách vạch là 1km). - Bọt nựớc (địa bàn Đức) để lấy thăng bằng cho địa bàn. 2.3. Sử dụng địa bàn 2.3.1. Công tác chuẩn bị Mở địa bàn kéo then hãm nếu có, kiểm tra độ nhạy của kim bằng cách lấy một kim loại nhỏ di động trên mặt địa bàn, xem kim nam châm có di động mạnh không. Sau đó, nhấc thanh kim loại ra kim nam châm ổn định trỏ lại vị trí bình thường là độ nhạy kim tốt. Nếu địa bàn vành số xoay được thì đưa vạch 0° hoặc 00 li giác về vạch chỉ hướng Bắc (thẳng hướng đầu ngắm) trên vỏ địa bàn. Đặt địa bàn lên chỗ bằng phẳng. 2.3.2. Tìm phương hướng Xoay địa bàn cho đầu kim nam châm chỉ số"0" hướng đầu bắc kim nam châm chỉ là hướng Bắc thực địa. Biết được hướng Bắc thực địa trên cơ sở đó ta tìm được các hướng khác. 2.3.3. Đo góc - Đo góc mục tiêu trên bản đồ. + Góc mục tiêu trên bản đồ đo bằng địa bàn, được gọi là góc phương vị từ: là góc hợp bởi trục hướng bắc của kim nam châm với đường phương hướng từ vị trí đứng đến mục tiêu, được tính theo chiều thuận kim đồng hồ từ 0° - 360° (hoặc 00 li giác đến 6000 li giác). Góc phương vị từ, thường được kí hiệu bằng chữ AT. + Cách đo: Muốn đo góc mục tiêu trên bản đồ bằng địa bàn, đầu tiên ta phải định hướng bản đồ, nhằm làm cho hướng Bắc bản đồ phải thông nhất với hướng Bắc địa bàn. + Định hướng bản đồ: Đặt địa bàn sao cho đường 0° - 180° (hoặc 00 li giác - 3000 li giác) phải trùng hoặc song song với đường PP' (hoặc đường kẻ dọc của lưới ô vuông trên bản đồ số "0" phải quay lên khung bắc của bản đồ. Xoay bản đồ sao cho đầu bắc kim nam châm chỉ số "0" và dừng lại. Như vậy, bản đồ đã được định hướng. Giữ nguyên bản đồ, đặt cạnh địa bàn (nếu có) hay đường 180° - 0° (3000 - 0000 li giác) trùng hoặc song song với đường phương hướng. Từ vị trí xuất phát đến mục tiêu (số "0" của địa bàn phải quay về hướng mục tiêu). Khi kim địa bàn đứng im thì tính góc. + Cách tính góc: Với địa bàn khác ngược chiều kim đồng hồ (0° - 360°) thì trị số đầu bắc kim nam châm chỉ là giá trị góc của mục tiêu. Với địa bàn ghi thuận chiều kim đồng hồ thì phải lấy 360° (6000 li giác) trừ đi số đầu bắc kim nam châm, chỉ hiệu là giá trị góc của mục tiêu. - Đo góc mục tiêu ngoài thực địa: Giũ địa bàn trên tay hoặc ở thế cân bằng ngang vững chắc. Mở nắp bẻ thẳng góc với mặt địa bàn (nếu là địa bàn gập). Đặt gương phản chiếu xiên một góc 45° so với mặt phẳng địa bàn. Luồn ngón cái tay phải qua khung đồng (địa bàn Trung Quốc) hoặc đặt trên bàn tay (địa bàn Liên Xô). Ngón trỏ tay phải ôm qua thân bên phải vỏ địa bàn, ba ngón còn lại đỡ giá dưới. - Đo độ cách giác giữa 2 điểm ngoài thực địa hoặc trên bản đồ: Đo góc cách giác giữa 2 điểm ngoài thực địa. sử dụng hai công thức sau: + Công thức 1: Độ cách giác = p giác từ lớn - p giác từ nhỏ. Công thức trên áp dụng cho các trường hợp hướng bắc từ xuất phát từ điềm đứng nằm ỏ bên phải, bên trái hay ngược chiều với mục tiêu. Cụ thể: (1) AOB = 600 - 25° = 35° = độ cách giác A và B = 350. (2) AOB = 320° - 300° = 20° = độ cách giác A, B = 20°. (3) AOB = 260° - 210°= 50° = độ cách giác A, B = 50°. + Công thức 2: Độ cách giác = (P giác từ nhỏ + 360°) - p giác từ lớn. áp dụng cho trường hợp hướng bắc từ nằm giữa hai mục tiêu. AOB = (65° + 360°) – 3000 = 125°. -> Độ cách giác A, B = 125°. Chú ý: Trong địa hình quân sự các góc độ đêu được tính từ hướng Bắc vì: đứng về ý nghĩa thực dụng rất thuận tiện trong việc thứ tự tính phương hướng của góc độ và khung bản đồ. - Sự tương quan giữa độ li giác. Trong đó tính góc trường hợp sử dụng đơn vị không thống nhất thì phải tính đổi. Khi tính đối ta dựa vào sự tương quan sau: Một vòng tròn = 360° = 6000 li giác hay % 100 gờ rát. Một độ = 18 li giác, 1 phút = 0,3 li giác. Về ý nghĩa thực tiễn: 1 li giác, bằng góc nhìn một vật thẳng đứng cao 1m ở cách xa là l.OOOm. 2.4. Giữ gìn bảo quản - Tránh va chạm mạnh. - Không đê địa bàn ở những nơi ẩm ướt hoặc quá nóng. - Sử dụng gần đường dây điện cao thế, các khôi sắt lớn, để bảo toàn từ tính của kim nam châm. Tối thiểu phải để địa bàn cách: 3. Thước chỉ huy 3.1. Cấu tạo tác dụng 3.1.1. Cấu tạo - Thước được làm bằng nhựa dẻo trong suốt, có thể uốn theo những đường cong lượn một cách dễ dàng. - Trên thước gồm: Toàn bộ mẫu các hình kí hiệu quân sự dùng cho các quân binh chủng, các hình mẫu phương tiện kĩ thuật, các loại hoả khí... - Thước milimét. - Thước đo độ dốc trên bản đồ. - Thước đo góc phương vị trên bản đồ. - Thước đo tọa độ vuông góc. + Đường dây điện cao 60 m + Trọng pháo: 20 m + Các loại xe: 20 m + Súng trung liên, đại 3 m + Đường dây điện thoại: 10m Tóm lại, mỗi quân binh chủng thì có thước chuyên dùng phù hợp. Hiện nay trong quân đội ta đang sử dụng thước chỉ huy do: Việt Nam, Liên Xô và Trung Quốc sản xuất. 3.1.2. Tác dụng Để đo cự li, diện tích, đo độ dốc, tọa độ, vẽ kí hiệu... Nhìn chung là dùng thước để tác nghiệp trên bản đồ, sơ đồ được thuận tiện, nhanh, chính xác. 3.2. Cách sử dụng 3.2.1. Vẽ kí hiệu (tác nghiệp) trên bản đồ Khi tác nghiệp bản đồ công tác, bản đồ kế hoạch chiến đấu, phải căn cứ vào nhiệm vụ chiến đấu của các quân binh chủng, tỉ lệ bản đồ, sơ đồ để chọn hình mẫu vẽ phù hợp, nét vẽ phải sắc, gọn, đẹp và phù hợp. 3.2.2. Đo cự li Dùng thước milimét: Căn cứ vào vị trí các điểm trên bản đồ, đặt thước cho điểm số "0" trùng vào vị trí thứ nhất, vị trí thứ hai trùng vào giá trị nào trên thước. Đó là khoảng cách đo được trên thước, căn cứ vào tỉ lệ bản đồ đế tính đổi thành cự li thực địa. Ví dụ: Đo cự li từ ngã ba đường (A) đến cầu (B) đo được bằng 3cm trên bản đồ 1: 25.000 (1cm = 250m ở thực địa). Vậy cự li trên thực địa từ ngã ba đến cầu là: 3 X 250m = 750m. 3.2.3. Đo góc phương vị - Góc phương vị ô vuông là góc hợp bởi hướng bắc bản đồ với đường phương hướng từ vị trí đứng đến mục tiêu. Được tính theo chiều thuận kim đồng hồ từ 0° đến 360° (hay 00 li giác đến 6000 li giác). Góc phương vị ô vuông thường kí hiệu bằng chữ "". - Phương pháp tiến hành: + Trường hợp phương vị đo nhỏ hơn 180° (nửa đường tròn). Đặt thước sao cho đường (0° - 180°) trùng hoặc song song với bắc ô vuông, tâm thước trùng với giao điểm giữa bắc ô vuông với đường phương hướng tối mục tiêu (số "0" phải quay lên hướng Bắc). Đọc giá trị góc tại điểm đường phương hướng đi qua. + Trường hợp phương vị lớn hơn 180° (đường phương hướng đi từ Đông - Tây). Ví dụ: Đo phương vị B - A. Đo phương vị A’B’ (như trường hợp a). Cộng góc đó với ૚ ૛ đường tròn 180° - hoặc 3000 li giác. Ta được phương vị B"A” Chương 3:SỬ DỤNG BẢN ĐỒ QUÂN SỰ 1. Đo cự li, diện tích trên bản đồ: 1.1.Đo cự ly: 1.1.1.Trường hợp vận dụng. Xác định cự ly giữa các địa vật, các mục tiêu nằm trong khu vực hoạt động của mình, xác định cự ly đường hành quân. 1.1.2.Dụng cụ đo. Căn cứ vào khoảng cch, cự ly cần đo trên bản đồ thẳng hay cong để ta chọn dụng cụ đo cho phù hợp. Thông thường ta sử dụng thước 3 cạnh kiểu Trung Quốc, thước chỉ huy, thước milimét, thước đo đường cong kiểu đồng hồ trên địa bàn (Trung Quốc), thước tỷ lệ thẳng ở trên khung nam bản đồ, băng giấy, sợi chỉ 1.1.3. Cách đo. - Đo cự ly thẳng. + Đo bằng thước milimet: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm, số đo trên thước được bao nhiêu centimet, nhân với mẫu số tỉ lệ bản đồ ta được kết quả đo. + Đo bằng băng giấy: Băng giấy phải được chuẩn bị có độ dài khoảng 20 cm trở lên rộng khoảng 5cm, mép băng giấy phải thẳng. Đặt cạnh băng giấy nối qua 2 điểm trên bản đồ và đánh dấu lại, đem băng giấy ướm vào thước tỉ lệ thẳng, đọc được kết quả cần đo. + Dùng compa, băng giấy hoặc, đoạn que đo đoạn cần đo được bao nhiêu ráp khoảng cách đó vào thước tỷ lệ thẳng để tính kết quả. * Ch ý: nếu khoảng cách cần đo lớn hơn dụng cụ đo thì ta đo thành nhiều lần sau đó cộng các kết quả lại, hoặc vận dụng lưới ô vuông km trn bản đồ để tính. Thước tỷ lệ thẳng in ở mép nam bản đồ 1:50.000 - Đo cự ly cong, gấp khúc. Đo cự ly cong ở trên bản đồ ta thường sử dụng băng giấy, sợi chỉ hoặc bộ phận đo cự ly cong trên địa bàn Trung Quốc để đo. + Trường hợp cong bất kỳ:  Đo bằng băng giấy. Chuẩn bị băng giấy như đã nêu ở trên. Khi đo đánh dấu một đầu băng giấy trùng vào đầu đoạn đo, điều khiển mép băng giấy uốn lượn theo tim đường của đoạn cần đo, đến điểm kết thúc đánh dấu vào băng giấy, đưa lên ướm vào thước tỷ lệ thẳng, thước mm, để tính kết quả. Chú ý: Khi xoay mép băng giấy phải lấy đầu bút chì làm trụ không để mép băng giấy trượt khỏi đường đo.  Đo bằng sợi chỉ. Rải sợi chỉ v dng đầu bút chì điều chỉnh cho chiều dài của sợi chỉ uốn lượn trùng với đoạn cần đo rồi đem ướm đoạn đo được vào thước để tính kết quả (tương tự như cách làm khi đo bằng băng giấy). Chú ý:Chọn sợi chỉ có độ đàn hồi nhỏ nhất, khi đo cần thấm ướt sợi chỉ để khỏi bị gió bay bảo đảm độ chính xác cao.  Đo bằng Địa bàn Trung Quốc (dùng bộ phận thước đo cự ly cong kiểu đồng hồ). + Điều chỉnh bánh xe lăn cho kim chỉ kết quả về vị trí số 0 (vạch chuẩn màu đỏ). + Đẩy nhẹ bánh xe lăn theo tim đoạn cần đo đến điểm kết thc thì nhấc ln để xem kết quả (Đo trên loại bản đồ tỷ lệ nào thì xem kết quả ở vịng số cĩ tỷ lệ tương ứng). Chú ý: Bánh xe lăn phải vuông góc với mặt phẳng bản đồ, tốc độ đẩy đều, không giật lùi lại. 1.2. Đo diện tích: 1.2.1.Trường hợp vận dụng: Tính diện tích khu vực tập kết, khu vực trận địa, khu vực bị nhiễm độc, nhiễm xạ, cứ điểm, kho tng của ta và của địch để thực hiện nhiệm vụ. 1.2.2. Cách đo: - Đo diện tích ô vuông đủ: Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông trên bản đồ đều được xác định một diện tích nhất định phụ thuộc vào tỉ lệ bản đồ. Công thức: S = a2 Trong đó: S là diện tích của một ô vuông, a là cạnh của một ô vuông. Bảng tính diện tích ô vuông cho các loại tỉ lệ bản đồ Tỉ lệ bản đồ Cạnh ô vuông (cm) Diện tích tương ứng ngồi thực địa (km2) 1 : 25.000 4 1 1 : 50.000 2 1 1 : 100.000 2 4 1 : 200.000 5 100 - Đo diện tích ô vuông thiếu: Chia cạnh ô vuông có diện tích đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ; đếm tổng số ô con hoàn chỉnh; các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi. Lấy tổng số ô nhỏ nhân với diện tích một ô nhỏ được kết quả đo. (Dng giấy bóng kính mờ, kẻ sẵn 100 ô vuông nhỏ, ráp lên bản đồ để tính) + Đo diện tích một khu vực: Diện tích của một khu vực cần tính là tổng diện tích của ô vuông đủ cộng với phần diện tích của cc ô vuông thiếu. Công thức: A = ns + p 100 S Trong đó A : Là diện tích một khu vực cần tìm. n : Là số ô vuông đủ. s : Là diện tích của một ô vuông đủ. 100 S : Là diện tích của các ô vuông nhỏ tự kẻ. P : Là số ô vuông nhỏ tự kẻ. Cách tính: Khi tính diện tích của một khu vực trước hết ta phải xem khu vực đó chiếm mấy ô vuông đủ (n). những ô vuông thiếu xác định diện tích như trên. Đếm tổng số ô vuông nhỏ của phần diện tích ô vuông thiếu rồi nhân với diện tích của một ô, đem cộng với diện tích ô vuông đủ có diện tích gần đúng của cả khu vực. Hiện nay với công nghệ bản đồ số, muốn đo diện tích một khu vực trên bản đồ chỉ cần dùng con trỏ chạy theo đường biên của nó tạo thành vòng khép kín, dựa vào toạ độ tập hợp của các điểm trên đường biên phần mềm máy tính nhanh chóng giải bài toán và cho ngay diện tích. 2. Xác định tọa độ chỉ thị mục tiêu 2.1.Lưới ô vuông trên bản đồ Gau-xơ 2.1.1.Lưới ô vuông (Hình 21) - Đổi trục : Trong toán học, góc ngược chiều kim đồng hồ, tức là quay từ X  Y, còn trong địa hình góc quay thuận chiều kim đồng hồ từ Y  X. Vì vậy để thống nhất với nhau, nói đến góc đều quay từ X  Y nên người ta đổi trục, trục đứng là trục X, trục ngang là trục Y. - Chuyển trục: + Để khắc phục việc các miền trong cùng một dải chiếu đồ, bên phải kinh tuyến dấu (+) trái dấu (-) dễ nhầm lẫn, người ta chuyển trục ox về tây 500km (từc là đường kinh tuyến trục mang trị số 500km) Còn trục oy trùng đường xích đạo để nguyên vì nước ta nằm toàn bộ bắc bán cầu nên không có toạ độ âm (-) + Giao điểm của 2 trục ox và oy là gốc toạ độ ô vuông, (Có trị số X = 0 km; Y = 500 km) khi ta muốn xác định toạ độ ô vuông cuả một vị trí nào đó, tức là ta xác định khoảng cách của vị trí đó đến 2 trục ox và oy đã chọn. Lưới ô vuông: Có 60 dải chiếu đồ người ta choàng vào 60 dải ô vuông dày hay thưa phụ thuộc vào tỷ lệ bản đồ . Song chúng đều mang trị số km chẵn nên cần gọi là lưới km . Để tránh nhầm lẫn giữa thứ tự của lứơi ô vuông và thứ tự dải chiếu đồ người ta đánh lệch nhau bằng  30 (dấu + khi b  30, dấu - khi b > 30. BẢNG QUY ĐỊNH LƯỚI Ô VUÔNG Tỷ lệ bản đồ Khoảng cách trên bản đồ Khoảng cch ngồi thực địa 1 : 10.000 1 : 25.000 1 : 50.000 1: 100.000 1: 200.000 10 cm 4 cm 2 cm 2 cm 5 cm 1 km 1 km 1 km 2 km 10 km - Khi sử dụng rất thuận tiện cho việc xác định cự li và hướng, xác định tọa độ 1 điểm, đo diện tích... - Bản đồ Việt Nam sử dụng tọa độ dọc lấy xích đạo làm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_ban_do_quan_su.pdf
Tài liệu liên quan