Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyết minh viên du lịch (Phần 1)

MỤC LỤC

MỤC NỘI DUNG TRANG

LỜI NÓI ĐẦU i - ii

CHưƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ, VĂN HÓA

VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

I Lịch sử Việt Nam 01

1.1 Thời kỳ dựng nước 01

1.2 Thời kỳ bị phong kiến phương Bắc đô hộ 02

1.3 Thời kỳ các nhà nước phong kiến Việt Nam 02

1.4 Nước Việt Nam thời kỳ 1945 - 1975 06

1.5 Nước Việt Nam từ sau năm 1975 tới nay 07

II Văn hóa Việt Nam 08

2.1 Tổ chức xã hội 08

2.2 Ngôn ngữ Việt Nam 09

2.3 Tín ngưỡng 10

2.4 Tôn giáo 12

2.5 Lễ hội 13

2.6 Ẩm thực 14

2.7 Trang phục 15

2.8 Văn học Việt Nam 15

2.9 Nghệ thuật Việt Nam 16

III Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 18

3.1 Thời kỳ trước năm 1975 18

3.2 Thời kỳ 1976 - 1986 21

3.3 Thời kỳ 1986 đến nay 23

CHưƠNG 2: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM VÀ

CÁC VĂN BẢN ĐIỀU CHỈNH NGÀNH DU LỊCH

I Hệ thống chính trị và bộ máy Nhà nước Việt Nam 28

1.1 Đảng Cộng sản Việt Nam 29

1.2 Hệ thống Nhà nước 30

1.3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên 35

1.4 Công đoàn 35

1.5 Các tổ chức chính trị - xã hội khác 36

II Quản lý nhà nước về Du lịch tại Việt Nam 36

2.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển 36

2.2 Pháp luật và công cụ 37

III Bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương 41

3.1 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch 41

3.2 Tổng cục Du lịch 41

3.3 Tổ chức, Văn phòng và Vụ chức năng 42

3.4 Sơ đồ cơ cấu, tổ chức Bộ máy Quản lý nhà nước về du lịch tại

Việt Nam

43

IV Cơ quan Quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương 44

4.1 Sở chuyên môn (quản lý cấp tỉnh) 44

4.2 Phòng quản lý nghiệp vụ (cấp huyện) 44

4.3 Ban quản lý du lịch (cấp xã, cộng đồng) 45

4.4 Nhiệm vụ cụ thể của địa phương 45

V Các Hiệp hội Du lịch/ Lữ hành/ Khách sạn 47

5.1 Hiệp hội Du lịch Việt Nam 47

5.2 Hiệp hội Lữ hành Việt Nam 49

5.3 Hiệp hội Khách sạn Việt Nam 52

VI Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù có liên quan

đến hoạt động du lịch.

54

iv

CHưƠNG 3: KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH

I Tổng quan về du lịch 65

1.1 Du lịch và khách du lịch 65

1.2 Các tác động của hoạt động du lịch 68

1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch 78

1.4 Lao động trong du lịch 86

II Dịch vụ du lịch 88

2.1 Khái niệm dịch vụ du lịch 88

2.2 Đặc điểm của dịch vụ du lịch 89

2.3 Chất lượng dịch vụ trong du lịch 90

Hướng dẫn học tập 98

Tài liệu tham khảo của chương 98

CHưƠNG 4: KIẾN THỨC CHUNG VỀ ĐIỂM DU LỊCH

I Khái quát chung về địa phương và lịch sử phát triển của

điểm du lịch

99

1.1 Khái quát chung về địa phương 99

1.2 Khái quát chung về lịch sử phát triển của điểm du lịch 104

II Các đặc điểm cơ bản của điểm du lịch 104

2.1. Khung giá trị của điểm du lịch 105

2.2 Giá trị của một điểm du lịch 105

III Giá trị của điểm du lịch thông qua ví dụ một bài thuyết minh 110

Hướng dẫn học tập 123

Tài liệu tham khảo của chương 123

 

pdf129 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyết minh viên du lịch (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩu quốc tế) để tham quan, du lịch với thời gian không quá 15 ngày. Toàn văn của Thông tư 44/2011/TT-BCA ngày 29/6/2011 của Bộ Công an được đăng trên một số Website: Một số quy định cụ thể: Điều 2. Điều kiện người nước ngoài quá cảnh được vào Việt Nam tham quan, du lịch và doanh nghiệp được tổ chức cho người nước ngoài quá cảnh tham quan, du lịch Việt Nam:  Người nước ngoài quá cảnh muốn vào Việt Nam tham quan, du lịch phải thỏa thuận với doanh nghiệp lữ hành quốc tế về chương trình (việc thỏa thuận có thể thực hiện trước hoặc khi đến cửa khẩu).  Doanh nghiệp lữ hành quốc tế muốn tổ chức cho người nước ngoài quá cảnh tham quan, du lịch Việt Nam phải nộp hồ sơ chứng minh tư cách pháp nhân tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh theo quy định tại khoản 2, Mục I, Thông tư liên tịch Công an - Ngoại giao số 04/2002/TTLT/BCA-BNG, ngày 29/01/2002 hướng dẫn Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 56 Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. 6.2. Thông tư số 45/2006/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2006 quy định Về việc Ban hành Quy chế cấp và quản lý Thẻ đi lại của Doanh nhân APEC. Điều 1 của Thông tư quy định: Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (sau đây viết tắt là thẻ ABTC) là một loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước và vùng lãnh thổ tham gia Chương trình thẻ đi lại của doanh nhân APEC cấp cho doanh nhân của mình để tạo thuận lợi cho việc đi lại thực hiện các hoạt động hợp tác kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ; tham dự các hội nghị, hội thảo và các mục đích kinh tế khác tại các nước và vùng lãnh thổ thuộc APEC tham gia Chương trình. Người mang thẻ ABTC, khi nhập cảnh, xuất cảnh các nước và vùng lãnh thổ có tên ghi trong thẻ thì không cần phải có thị thực của các nước và vùng lãnh thổ đó. Điều 36. Ngoại hối, kim khí quý, đá quý, tiền Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu  Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo hàng hoá là đá quý, kim khí quý (trừ vàng tiêu chuẩn quốc tế) phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và phải làm thủ tục hải quan.  Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng tiền mặt Việt Nam: o Người xuất cảnh, nhập cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt (bao gồm tiền giấy, tiền xu và séc du lịch), đồng Việt Nam bằng tiền mặt, vàng vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước thì phải khai hải quan tại cửa khẩu; o Người xuất cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt vượt mức quy định hoặc vượt số ngoại tệ đã khai hải quan khi nhập cảnh thì phải có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước; o Người xuất cảnh có mang theo số ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt vượt mức quy định nhưng không vượt quá số ngoại tệ đã khai hải quan khi nhập cảnh thì phải xuất trình tờ khai hải quan khi nhập cảnh mà không cần phải xin phép Ngân hàng Nhà nước. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 57  Người nhập cảnh, xuất cảnh có mang vàng tiêu chuẩn quốc tế thì thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Điều 47. Phương tiện vận tải của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập không vì mục đích thương mại.  Phương tiện vận tải của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức xuất cảnh, nhập cảnh không vì mục đích thương mại quy định tại Điều này gồm xe ô tô chở người, xe vừa chở người vừa chở hàng, xe gắn máy, thuyền, xuồng có gắn máy và không gắn máy. Khi tạm nhập, tạm xuất phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều ước quốc tế về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và nước có chung đường biên giới.  Phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức khu vực biên giới thường xuyên qua lại biên giới không phải xin cấp giấy phép.  Hồ sơ hải quan gồm: o Tờ khai hải quan; o Giấy phép (trừ trường hợp tạm nhập lưu hành tại khu vực cửa khẩu); o Giấy đăng ký lưu hành.  Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này. 6.3. Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 về việc sửa đổi khoản a và b Điều 1, Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 Toàn văn của Quyết định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước số 921/2005/QĐ-NHNN ngày 27 tháng 6 năm 2005 được đăng trên một số Website: Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 58 Một số quy định cụ thể: ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh. Điều 1. Sửa đổi khoản a và b Điều 1 Quyết định số 337/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/10/1998 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc mang ngoại tệ bằng tiền mặt và đồng Việt Nam bằng tiền mặt khi xuất nhập cảnh như sau:  7.000 USD (Bảy nghìn Đô la Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương.  15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam). 6.4. Quyết định số 1165/2001/QĐ-NHNN 12 tháng 9 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc về việc mang vàng của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh Một số quy định cụ thể: Điều 4: Mang vàng không phải vàng tiêu chuẩn quốc tế khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu  Cá nhân xuất cảnh mang theo vàng trang sức, mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên phải khai báo Hải quan. Nếu mang theo vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 1 (Một) kilôgam trở lên phải có giấy phép do Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cư trú cấp. Cá nhân đã mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu khi nhập cảnh thì khi xuất cảnh được mang ra với khối lượng không vượt quá khối lượng đã mang vào có khai báo Hải quan khi nhập cảnh, không phải xin giấy phép của Ngân hàng Nhà nước nhưng phải xuất trình tờ khai Hải quan khi nhập cảnh.  Cá nhân nhập cảnh mang theo vàng trang sức, vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng từ 300 (Ba trăm) gam trở lên phải khai báo Hải quan. Nếu mang theo vàng miếng, vàng nguyên liệu với tổng khối lượng vượt quá 1 (Một) kilôgam phải làm thủ tục gửi tại kho Hải quan phần vượt quá để mang ra khi xuất cảnh hoặc làm thủ tục chuyển ra nước ngoài và phải chịu mọi chi phí liên quan phát sinh. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 59 Điều 5: Mang vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới.  Cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới không được mang theo vàng mỹ nghệ, vàng miếng, vàng nguyên liệu, vàng tiêu chuẩn quốc tế.  Cá nhân Việt Nam và nước ngoài xuất cảnh, nhập cảnh bằng giấy thông hành, chứng minh thư biên giới được mang theo vàng trang sức đeo trên người mang tính chất trang sức và không phải khai báo Hải quan. 6.5. Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Quyết định này quy định về đối tượng, địa điểm, thủ tục, thời gian thực hiện thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Toàn văn của Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ được đăng trên một số Website: Một số quy định cụ thể: Điều 2. Đối tượng áp dụng Đối tượng áp dụng Quyết định này là: Người nước ngoài mua hàng hóa tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (sau đây gọi chung là người nước ngoài); cơ quan hải quan, cơ quan thuế; công chức hải quan, công chức thuế; cơ sở kinh doanh, ngân hàng thương mại được chọn làm thí điểm; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tham gia thực hiện thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của Quyết định này. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 60 Điều 3. Người nước ngoài, hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế  Người nước ngoài thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Quyết định này là người: o Có hộ chiếu mang theo không phải là hộ chiếu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp; o Không phải là thành viên của tổ bay trên các chuyến bay xuất cảnh từ Việt Nam ra nước ngoài.  Hàng hóa được hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Quyết định này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: o Là hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, chưa qua sử dụng và được phép mang lên tàu bay theo quy định của pháp luật về an ninh, an toàn hàng không; o Hàng hóa không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu hoặc Danh mục hàng hóa hạn chế xuất khẩu; o Có hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được phát hành trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày xuất cảnh trở về trước; o Trị giá hàng hóa ghi trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế mua tại 01 (một) cửa hàng trong 01 (một) ngày (kể cả cộng gộp nhiều hóa đơn mua hàng trong cùng 01 ngày tại 01 cửa hàng) tối thiểu từ 02 (hai) triệu đồng trở lên. Điều 5. Địa điểm kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và địa điểm trả tiền hoàn thuế giá trị gia tăng  Địa điểm kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế được đặt ở khu vực làm thủ tục gửi hành lý và thẻ lên tàu bay của sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và đảm bảo các điều kiện sau: o Có đủ diện tích mặt bằng cần thiết để sắp xếp, kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; o Có quầy (hoặc kiốt) riêng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn, trật tự.  Địa điểm trả tiền hoàn thuế giá trị gia tăng được đặt ở khu vực cách ly tại sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; có quầy (hoặc kiốt) riêng, đảm bảo các điều kiện về quản lý tiền, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 61 Điều 6. Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; hồ sơ, thủ tục kiểm tra hàng hóa, kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế; hồ sơ, thủ tục trả tiền hoàn thuế.  Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế do Bộ Tài chính quy định. Cơ sở kinh doanh được lựa chọn tham gia thực hiện Quyết định này khi bán hàng hóa cho người nước ngoài có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung phải thể hiện trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính để cấp cho người mua hàng.  Hồ sơ, thủ tục kiểm tra hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế: Người nước ngoài mua hàng tại các cơ sở kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 4 Quyết định này phải xuất trình hộ chiếu (bản chính) để được các cơ sở kinh doanh này cấp hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đối với hàng hóa mang theo khi xuất cảnh; Người nước ngoài có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung phải kê khai trên hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế theo quy định của Bộ Tài chính. Trước khi làm thủ tục gửi hành lý và lấy thẻ lên tàu bay, tại địa điểm quy định tại khoản 1 Điều 5, Quyết định này, người nước ngoài phải xuất trình với cơ quan hải quan: o Hộ chiếu (bản chính); o Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế (bản chính) theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Quyết định này; o Hàng hóa thực tế mang theo khi xuất cảnh đề nghị được hoàn thuế. Sau khi kiểm tra hồ sơ và hàng hóa quy định tại điểm b khoản này, công chức hải quan ký xác nhận và đóng dấu “đã kiểm tra” vào hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế và trả lại cho người nước ngoài. Hồ sơ, thủ tục trả tiền hoàn thuế: Trước khi lên tàu bay xuất cảnh ra nước ngoài, tại địa điểm quy định tại khoản 2, Điều 5 Quyết định này, người nước ngoài phải xuất trình với ngân hàng thương mại được lựa chọn làm đại lý hoàn thuế các hồ sơ sau: Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 62 o Hộ chiếu (bản chính); o Thẻ lên tàu bay của chuyến bay xuất cảnh ra nước ngoài (bản chính); o Hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế đóng dấu “đã kiểm tra” của cơ quan hải quan (bản chính). Ngân hàng thương mại được lựa chọn làm đại lý hoàn thuế sau khi kiểm tra các hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, thu lại hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế (bản chính) và làm thủ tục trả tiền hoàn thuế cho người nước ngoài. 6.6. Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg ngày 19/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hang hóa của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Thông tư này hướng dẫn thực hiện một số nội dung về thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá của người nước ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất theo quy định tại Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg (sau đây gọi tắt là hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài). Toàn văn của Thông tư số 58/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính được đăng trên một số Website: Một số quy định cụ thể: Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người nước ngoài  Được hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hoá đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 3 Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg.  Được hướng dẫn, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 63  Kiểm tra các thông tin ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng kiêm tờ khai hoàn thuế (sau đây gọi tắt là hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế) do doanh nghiệp bán hàng thí điểm lập khi mua hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này.  Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính hợp pháp, trung thực của hộ chiếu, giấy tờ nhập xuất cảnh xuất trình cho doanh nghiệp bán hàng thí điểm khi mua hàng; hộ chiếu, giấy tờ nhập xuất cảnh, hàng hoá, hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế xuất trình cho cơ quan hải quan và hồ sơ xuất trình cho ngân hàng thương mại làm đại lý hoàn thuế khi xuất cảnh.  Khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.  Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của công chức hải quan, công chức thuế và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bán hàng thí điểm  Được áp dụng các hình thức tuyên truyền, quảng cáo bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài xuất cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.  Đăng ký việc bán hàng thí điểm đúng địa chỉ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký bán hàng thí điểm.  Trưng biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng (nội dung thể hiện bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh) và gỡ bỏ Biển thông báo doanh nghiệp bán hàng thí điểm hoàn thuế giá trị gia tăng khi chấm dứt việc bán hàng thí điểm.  Được cơ quan thuế, cơ quan hải quan hướng dẫn việc thực hiện thí điểm bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng cho người nước ngoài.  Hỗ trợ, hướng dẫn người nước ngoài thực hiện Quyết định số 05/2012/QĐ- TTg và hướng dẫn tại Thông tư này.  Căn cứ các thông tin trên hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập xuất cảnh còn giá trị và hàng hoá người nước ngoài mua, doanh nghiệp lập hoá đơn kiêm tờ khai hoàn thuế cho hàng hóa thuộc đối tượng hoàn thuế giá trị gia tăng đáp ứng quy định tại Điều 3, Quyết định số 05/2012/QĐ-TTg theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này, giao cho người nước ngoài 01 liên dùng cho khách hàng. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 64  In, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn kiêm tờ khai hoàn thuế, thực hiện chế độ báo cáo theo đúng quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và hướng dẫn tại Thông tư này.  Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan. Hƣớng dẫn học tập:  Phương pháp học: Để học tốt chương này, học viên nên giành thời gian đọc và hiểu rõ những nội dung chính được biên soạn trong giáo trình. Những nội dung nào chưa hiểu rõ thì nên tìm đọc các tài liệu tham khảo của chương và các trang web điện tử của Chính phủ, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã nêu trong chương học để hiểu rõ hơn nhằm phục vụ hiệu quả trong công tác thuyết minh tại điểm. Ngoài ra, trong công tác thuyết minh, học viên nên giành thời gian để cập nhật các quy định mới để tác nghiệp đúng theo quy định của Nhà nước và Pháp luật.  Câu hỏi thảo luận: Những khó khăn, thách thức liên quan đến việc vận dụng các văn bản của Nhà nước và địa phương đối với công tác thuyết minh? Thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm.  Bài tập/ Kiểm tra/ Viết thu hoạch: Thuyết minh viên du lịch vận dụng được gì vào công việc khi cập nhật hệ thống chính trị Việt Nam và các văn bản điều chỉnh ngành Du lịch? Tài liệu tham khảo của chƣơng: 1. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Quy hoạch Tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, 2012, NXB Lao động. 2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, 2012. 3. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 và văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Chính trị Quốc gia, 2010. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 65 Chƣơng 3 KIẾN THỨC CƠ SỞ NGÀNH MỤC TIÊU: Sau khi nghiên cứu chương này, học viên có thể:  Hiểu được khái niệm về du lịch và khách du lịch;  Phân tích được các tác động về kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của hoạt động du lịch;  Hiểu khái niệm và nhận thức được vai trò của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch; phân tích được đặc điểm và nhận biết được các yêu cầu của cơ sở vật chất kỹ thuật trong du lịch; phân biệt được một số loại hình cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản trong du lịch;  Phân tích được đặc điểm và nắm bắt được các yêu cầu đối với lao động trong du lịch ;  Hiểu khái niệm dịch vụ du lịch, phân tích được đặc điểm của dịch vụ du lịch;  Biết sử dụng các tiêu chí để đánh giá chất lượng dịch vụ trong du lịch;  Phân tích được những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ trong du lịch. I. Tổng quan về du lịch 1.1. Du lịch và khách du lịch 1.1.1. Khái niệm du lịch Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến không chỉ ở các nước kinh tế phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Du lịch không còn là một hiện tượng riêng lẻ, đặc quyền của cá nhân hay một nhóm người mà đã trở thành một nhu cầu phổ biến, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Tuy nhiên, khái niệm du lịch dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau cũng sẽ có những cách hiểu khác nhau. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 66 Năm 1811 định nghĩa về du lịch lần đầu tiên xuất hiện tại nước Anh: “Du lịch là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của các cuộc hành trình với mục đích giải trí’’. Khái niệm này tương đối đơn giản và coi giải trí là động cơ chính của hoạt động du lịch. Năm 1930, ông Guzman (Thụy Sĩ) đã định nghĩa : “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên’’. Hai học giả Hunziker và Krapt đưa ra định nghĩa: “Du lịch là sự chinh phục không gian của những người đến một địa điểm, mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên’’. Theo I.I Pirojnik: “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu trú tạm thời bên ngoài nơi lưu trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao nhận thức - văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế và văn hóa’’. Tháng 6/1992 tại Otawa (Cananđa), Hội nghị quốc tế về thống kê du lịch đã đưa ra định nghĩa: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm’’. Hội nghị lần thứ 27 (năm 1993) của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã định nghĩa: “Du lịch là hoạt động về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm’’. Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) tại điều 4, chương I đã quy định: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định’’. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 67 Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội. 1.1.2. Khái niệm khách du lịch Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm khách du lịch lần đầu tiên xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII tại Pháp và được hiểu là: “Khách du lịch là những người thực hiện một cuộc hành trình lớn’’. Vào đầu thế kỷ XX, nhà kinh tế học người Áo, Josef Stander định nghĩa: “Khách du lịch là những hành khách đi lại, ở lại theo ý thích ngoài nơi cư trú thường xuyên để thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cao cấp mà không theo đuổi các mục đích kinh tế’’. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới khách du lịch gồm có khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa. Khách du lịch quốc tế là một người ra khỏi quốc gia đang sinh sống trong thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Khách du lịch nội địa là một người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó với thời gian ít nhất 24h và không quá 12 tháng liên tục với mục đích không phải là làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến. Ở nước ta, tại điều 4, chương I, Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến’’. Khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:  Khách du lịch quốc tế gồm hai nhóm khách: khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) và khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound). - Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch. Giáo trình bồi dưỡng Nghiệp vụ cho Thuyết minh viên Du lịch Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch Tổng cục Du lịch 68 - Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound): là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.  Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. 1.2. Các tác động của hoạt động du lịch Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, việc phát triển du lịch có tác động đối với các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường. Những tác động này bao gồm cả tác động tích cực và tiêu cực. 1.2.1. Tác động về kinh tế a. Đối với phát triển du lịch nội địa: Xét về ý nghĩa của phát triển du lịch nội địa có thể thấy du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân như sản xuất hàng lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật... Quá trình này giúp làm tăng tổng sản phẩm quốc nội. Ngoài ra, việc phát triển du lịch nội địa cũng tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng. Hay nói cách khác, du lịch tác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu của nhân dân theo các vùng. Vì thường các vùng phát triển về du lịch lại là những vùng kém sản xuất ra của cải vật chất dẫn đến thu nhập từ sản xuất của người dân tại

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_boi_duong_nghiep_vu_cho_thuyet_minh_vien_du_lich.pdf
Tài liệu liên quan