Giáo trình Hành vi lệch chuẩn

Văn hóa

- Văn hóa là “một tổng hợp phức tạp về niềm tin, phong tục, kỹ năng, thói quen,

truyền thống và tri thức vốn được các thành viên trong một XHH hỏi và chia sẻ

với nhau”. Văn hóa được coi như một gia sản có tính xã hội của một xã hội

(Landis, 1989:80).

- Văn hóa gồm có văn hóa vật thể (materal culture) và văn hóa phi vật thể (nonmaterial culture). Văn hóa vật thể được thấy nơi những vật thể cụ thể như: tháp

bà Ponagar ở Nha Trang, lăng vua Tự Đức ở Huế, nhà thờ đá Phát Diệm. Văn

hóa phi vật thể là những sáng tạo trừu tượng của một xã hội như: hát xoan, dân

ca quan họ Bắc Ninh, hội Gióng, ca trù vốn được UNESCO công nhận.

- Trong một xã hội, có văn hóa thống trị chung (dominant culture) nhưng cũng

có những tiểu văn hóa (subculture)4. Ví dụ, văn hóa Việt nam cho văn hóa

chung cho tất cả người Việt Nam, nhưng giữa 54 dân tộc Việt Nam cũng như

ba vùng Bắc, Trung, Nam có những tiểu văn hóa của các dân tộc và của các

vùng miền.

- Chuẩn mực văn hóa là “các tiêu chuẩn hành vi được thiết lập dựa trên những

gì mà một nhóm người hay một cộng đồng con người mong đợi (hay tán đồng)

trong suy nghĩ và tư cách đạo đức”(Hòa, 1995: 47).

- Chuẩn mực văn hóa có mức độ khác nhau: Tập tục là những chuẩn mực được

phát triển lên từ tập quán (thói quen) và trở thành hình thức sinh hoạt thông

thường trong một xã hội nhất định. Tập tục có tính chất nhẹ, ở mức độ “nên

làm”. Ví dụ về tập tục: phép lịch sự của người Việt mời khách tới nhà uống

nước trà. Phong tục là các chuẩn mực dựa trên cơ sở giá trị. Phong tục là

những niềm tin mang ý nghĩa về cái đúng, cái sai. Phong tục trong xã hội

thường hòa nhập vào hệ thống pháp luật và những giáo huấn tôn giáo. Phong

tục ở mức độ “bắt buộc phải làm”. Ví dụ về phong tục: người Việt phải chăm

sóc cha mẹ già. (Xuyến et al, 2002: 106-180). Luật pháp là phong tục mang ý

nghĩa cụ thể được luật pháp hóa trong các văn bản pháp luật. Ở mức độ này,

luật pháp có tính cưỡng chế rất mạnh để con người phải thi hành.

- Địa vị và vai trò (status and role). Địa vị xã hội là vị trí của một cá nhân trong

nhóm hay trong xã hội. Ví dụ: giáo viên, sinh viên, giám đốc, cầu thủ, cảnh sát

 Một cá nhân có thể đảm nhận nhiều địa vị cùng một lúc. Có hai loại địa vị.

Địa vị được gán (ascribed status) là địa vị cá nhân có được ngay khi chào đời

(con vua thì lại làm vua). Địa vị đạt được (achieved status) là địa vị cá nhân có

được do nỗ lực của bản thân trên con đường hoạt động xã hội (giáo viên, bác

sỹ, kỹ sư ).

 

pdf21 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hành vi lệch chuẩn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa xã hội đề ra. Tiến trình xã hội hóa là tiến trình cá nhân học hỏi những chuẩn mực được xã hội qui định, và những khuôn mẫu hành vi đúng, và những hành vi không đúng. Khi các cá nhân trong xã hội cùng tuân thủ các chuẩn mực xã hội và thực hiện các vai trò xã hội như xã hội mong muốn, xã hội sẽ đạt được trạng thái ổn định và đạt được mục đích của toàn thể xã hội. Như vậy, chuẩn mực, vai trò mà văn hóa cung cấp sẽ là những khung qui chiếu để con người hành xử theo như mong đợi của xã hội; nhờ đó, họ trở thành một thành viên trong xã hội. Hành vi lệch chuẩn sẽ xuất hiện, khi một cá nhân hoặc một số cá nhân phá vỡ và không tuân theo những qui chiếu này. II. CHUẨN MỰC, VAI TRÒ VÀ VĂN HÓA (NORMS, ROLES AND CULTURE) 1. Chuẩn mực - Chuẩn mực là “hành vi của cá nhân được chấp nhận hay bị đòi hỏi trong một hoàn cảnh đặc thù” (Landis, 1989: 438). Chuẩn mực xuất hiện trong tiến trình tương tác xã hội. Khi các cá nhân tương tác với nhau, họ học được và cùng chấp nhận đâu là những cách hành xử thích hợp và được chấp nhận, đâu là những cách hành xử không thích hợp và không được chấp nhận. Chuẩn mực được chấp nhận nhờ vào giá trị của chúng. Chuẩn mực cho phép chúng ta có thể dự đoán được hành vi của nhau. - Giá trị là “những ý kiến tổng quát hay những niềm tin của con người về những cách hành xử thích hợp và được chấp nhận, đâu là những cách hành xử không thích hợp và không được chấp nhận” (Landis, 1989: 70-1). Giá trị thường là những khái niệm trừu tượng như: lòng yêu nước, bình đẳng, dân chủ - Chuẩn mực có nhiều hình thức khác nhau: từ những văn bản luật cho tới những thỏa thuận không chính thức giữa con người với nhau. Chuẩn mực xã hội có thể thay đổi theo thời gian và văn hóa. Do đó, khi phán xét về hành vi của cá nhân, cần đặt hành vi đó trong khung cảnh đặc thù về thời gian và nơi chốn. - Chế tài xã hội (sanction): là sự trừng phạt khi cá nhân vi phạm chuẩn mực xã hội hay phần thưởng cá nhân nhận được khi hành động đúng theo chuẩn mực xã hội (Landis, 1989: 73). 2. Văn hóa - Văn hóa là “một tổng hợp phức tạp về niềm tin, phong tục, kỹ năng, thói quen, truyền thống và tri thức vốn được các thành viên trong một XHH hỏi và chia sẻ với nhau”. Văn hóa được coi như một gia sản có tính xã hội của một xã hội (Landis, 1989:80). - Văn hóa gồm có văn hóa vật thể (materal culture) và văn hóa phi vật thể (non- material culture). Văn hóa vật thể được thấy nơi những vật thể cụ thể như: tháp bà Ponagar ở Nha Trang, lăng vua Tự Đức ở Huế, nhà thờ đá Phát Diệm. Văn hóa phi vật thể là những sáng tạo trừu tượng của một xã hội như: hát xoan, dân ca quan họ Bắc Ninh, hội Gióng, ca trù vốn được UNESCO công nhận. T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI - Trong một xã hội, có văn hóa thống trị chung (dominant culture) nhưng cũng có những tiểu văn hóa (subculture)4. Ví dụ, văn hóa Việt nam cho văn hóa chung cho tất cả người Việt Nam, nhưng giữa 54 dân tộc Việt Nam cũng như ba vùng Bắc, Trung, Nam có những tiểu văn hóa của các dân tộc và của các vùng miền. - Chuẩn mực văn hóa là “các tiêu chuẩn hành vi được thiết lập dựa trên những gì mà một nhóm người hay một cộng đồng con người mong đợi (hay tán đồng) trong suy nghĩ và tư cách đạo đức”(Hòa, 1995: 47). - Chuẩn mực văn hóa có mức độ khác nhau: Tập tục là những chuẩn mực được phát triển lên từ tập quán (thói quen) và trở thành hình thức sinh hoạt thông thường trong một xã hội nhất định. Tập tục có tính chất nhẹ, ở mức độ “nên làm”. Ví dụ về tập tục: phép lịch sự của người Việt mời khách tới nhà uống nước trà. Phong tục là các chuẩn mực dựa trên cơ sở giá trị. Phong tục là những niềm tin mang ý nghĩa về cái đúng, cái sai. Phong tục trong xã hội thường hòa nhập vào hệ thống pháp luật và những giáo huấn tôn giáo. Phong tục ở mức độ “bắt buộc phải làm”. Ví dụ về phong tục: người Việt phải chăm sóc cha mẹ già. (Xuyến et al, 2002: 106-180). Luật pháp là phong tục mang ý nghĩa cụ thể được luật pháp hóa trong các văn bản pháp luật. Ở mức độ này, luật pháp có tính cưỡng chế rất mạnh để con người phải thi hành. - Địa vị và vai trò (status and role). Địa vị xã hội là vị trí của một cá nhân trong nhóm hay trong xã hội. Ví dụ: giáo viên, sinh viên, giám đốc, cầu thủ, cảnh sát Một cá nhân có thể đảm nhận nhiều địa vị cùng một lúc. Có hai loại địa vị. Địa vị được gán (ascribed status) là địa vị cá nhân có được ngay khi chào đời (con vua thì lại làm vua). Địa vị đạt được (achieved status) là địa vị cá nhân có được do nỗ lực của bản thân trên con đường hoạt động xã hội (giáo viên, bác sỹ, kỹ sư ). 3. Vai trò xã hội - Vai trò xã hội “là cách hành xử cá nhân phải thực hiện theo qui định và mong đợi của xã hội về địa vị người đó đang có” (Landis, 1989: 76). Sự căng thẳng về vai trò (role strain) xảy ra trong một hoàn cảnh có những mong đợi khác nhau và mâu thuẫn với nhau về cùng một địa vị mà một cá nhân đang có. Xung đột vai trò (role conflict) xảy ra khi một cá nhân đảm nhận nhiều địa vị khác nhau đòi hỏi những vai trò khác nhau. - Khi một cá nhân hành xử đúng theo chuẩn mực văn hóa, các chuẩn mực xã hội và vai trò xã hội của mình như xã hội mong đợi và qui định, cá nhân đó có hành vi xã hội “đúng chuẩn”. Hành vi đúng chuẩn khác nhau theo thời gian, nơi chốn và văn hóa. Do đó, một hành vi đúng chuẩn ở thời đại này, ở cộng đồng này chưa chắc được coi là đúng chuẩn hay thậm chí là lệch chuẩn ở thời đại khác và cộng đồng khác. Các nhà XHH coi khái niệm “lệch” là bất cứ hành vi nào không phù hợp với sự mong đợi của xã hội. “Lệch” là một hành vi đi chệch khỏi các chuẩn mực của xã hội. 4 Truyền thông ở Việt Nam thường dùng “văn hóa vùng, miền” hơn là “tiểu văn hóa”. T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI III. ĐỊNH NGHĨA VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN 1. Hành vi lệch chuẩn - Hành vi lệch chuẩn là “hành vi đi trái với các chuẩn mực được chấp nhận một cách chung”. (Landis, 1989: 390). Các chuẩn mực này có thể nằm trong phạm vi gia đình, nhóm, tổ chức hay xã hội vốn được thiết lập bởi phong tục và đôi khi được hỗ trợ bởi luật pháp. Hành vi lệch chuẩn thường được nhìn trong khía cạnh tiêu cực. Tuy nhiên, hành vi lệch chuẩn cũng có khía cạnh tích cực khi nó tạo ra thay đổi xã hội (social change). Ví dụ: thời Pháp thuộc ở Việt Nam, đàn ông để tóc dài và búi tóc (dân gian có câu: “búi tó củ hành là anh thiên hạ”). Ai để tóc ngắn là hành vi lệch chuẩn. Đầu thế kỷ XX, các nhà cách mạng Việt Nam như cụ Phan Chu Trinh hô hào: “dùng nội hoá, hớt tóc ngắn, bận đồ tây” trong phong trào “Duy tân”, một phong trào xã hội ở Việt Nam nhằm thay đổi nhận thức của người Việt. Thời nay, đa số đàn ông Việt Nam vẫn cắt tóc ngắn5. - Các nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn nằm bên trong cấu trúc xã hội (social structure). Hành vi lệch chuẩn như là kết quả của sự xung đột giữa các mục đích của xã hội do văn hóa qui định và các rào cản khiến con người không đạt được mục đích đó (Eizen et al, 1997:5). Cấu trúc xã hội là mạng lưới các chuẩn mực, luật lệ, địa vị, nhóm, thể chế xã hội mà qua mạng lưới đó con người tương quan với nhau trong xã hội (Landis, 1989: 441). 2. Các phạm vi của hành vi lệch chuẩn. - “Hành vi lệch chuẩn cá nhân” xảy ra khi một cá nhân hành động lệch lạc một cách đơn độc ra khỏi các chuẩn mực xã hội đã được thiết lập. “Hành vi lệch chuẩn nhóm” xảy ra khi một nhóm các thành viên hành động trái ngược với các chuẩn mực xã hội đã được qui ước. Các hành vi lệch chuẩn nhóm thường thuộc loại tiểu văn hóa của nhóm. - Lệch chuẩn thuộc tiểu văn hóa xảy ra khi một cá nhân hay một nhóm không tuân thủ theo mong đợi chung của xã hội, nhưng hành xử theo mong đợi của nhóm. Vấn đề lệch chuẩn của một nhóm xảy ra khi mong đợi của nhóm khác hoặc đi ngược với mong đợi của xã hội. - Lệch chuẩn có thể thay đổi không còn là sự lệch lạc thậm chí có thể thành chuẩn mực khi thời gian, nơi chốn và văn hóa thay đổi. Do đó, hành vi lệch chuẩn có tính tương đối. 3. Phản chức năng (dysfunction) của sự lệch chuẩn - Sự lệch chuẩn có một số “phản chức năng” tác động tới xã hội. Do đó, xã hội nào cũng cố gắng hạn chế hết sức có thể các hành vi lệch chuẩn. - Có bốn loại phản chức năng sau đây. Thứ nhất, hành vi lệch chuẩn đe dọa trật tự xã hội vì nó làm cho đời sống xã hội trở nên khó khăn và không dự đoán trước được. Thứ hai, hành vi lệch chuẩn gây nên sự hoang mang về các chuẩn mực và giá trị của xã hội. Các thành viên không còn biết đâu là mong đợi xã hội, đâu là những điều đúng - sai để làm hay để tránh. Thứ ba, hành vi lệch chuẩn xói mòn niềm tin trong xã hội. Lý do là các tương quan xã hội dựa trên tiền đề là mọi thành viên tuân thủ một số qui luật hành xử. Nhưng khi hành 5 Nhà văn Sơn Nam có biên khảo một cuốn sách có tựa đề: “Phong trào Duy Tân ở Bắc Trung Nam – Miền Nam đầu thế kỷ XX, Thiên địa hội & cuộc Minh Tân” (NXB Trẻ, tái bản lần 1: 2004). Cf. Nguyễn Dư, Cái răng cái tóc là góc con người. Nguồn: T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI động của các thành viên không thể đoán trước được, trật tự xã hội sẽ trở nên hỗn loạn và con người sẽ mất niềm tin vào nhau. Cuối cùng, hành vi lệch chuẩn làm phân tán các nguồn lực quí giá của xã hội. Thay vì các nguồn lực này được dùng để đáp ứng các nhu cầu xã hội, chúng lại được dùng để ngăn chặn sự phát tán của sự lệch chuẩn. 4. Chức năng của sự lệch chuẩn. Tuy nhiên, ngoài những tác động tiêu cực của hành vi lệch chuẩn lên xã hội, hành vi lệch chuẩn còn có tác động tích cực giúp cho một xã hội lành mạnh. Emile Durkheim đưa ra bốn chức năng tích cực của hành vi lệch chuẩn như sau. Thứ nhất, lệch chuẩn xác nhận có các giá trị văn hóa và các chuẩn mực trong việc hành xử giữa các cá nhân với nhau. Thứ hai, việc xã hội đáp trả lại sự lệch chuẩn làm rõ những ranh giới đạo đức giữa đúng - sai. Thứ ba, phản ứng của xã hội lại sự lệch chuẩn cổ võ xã hội đồng tâm nhất trí. Cuối cùng, lệch chuẩn thúc đẩy sự thay đổi xã hội xảy ra (Macionis, 2003: 130-1). IV. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN 1. Giải thích trên cơ sở sinh học Các nhà khoa học thuộc trường phái cho rằng sự lệch lạc có liên hệ tới nhiễm sắc thể và hình dạng cơ thể. Trường phái này không được ủng hộ rộng rãi vì tính không chính xác của nó. a. Lý thuyết về gien Lý thuyết này cho rằng hành vi lệch chuẩn có liên quan tới vấn đề gien, ví dụ: do sự rối loạn nhiễm sắc thể giới tính. Tuy nhiên, sự giải thích này chưa có sự thuyết phục cao. b. Lý thuyết về loại cơ thể Cách giải thích này cho rằng hành vi lệch chuẩn có liên quan tới những khuynh hướng tự nhiên sinh học. - Năm 1876, Caesare Lombroso (1835-1909), một nhà tội phạm học người Ý đề xuất rằng, những người có hành vi lệch chuẩn không có sự hoàn thiện tự nhiên như người bình thường. Những người này có thể được nhận diện qua các đường nét của cơ thể như: trán thấp, cằm đưa ra, má nhô cao, tai to, cơ thể nhiều lông lá và tay dài một cách bất thường. - Năm 1949, Wiliam Sheldon, một nhà nhân chủng học người Mỹ chia ra ba loại cơ thể cơ bản: endomorph (tròn, béo, mềm), mesomorph (lực lưỡng, cơ bắp) và ectomorph (mỏng mảnh, yếu ớt, gầy ốm). Sheldon cho rằng người có dạng mesomorph gần với tội phạm nhất. Lý do, những người này dễ bị kích động, dễ dàng nổi nóng và rơi vào trạng thái thần kinh căng thẳng. 2. Giải thích trên cơ sở tâm lý Những người theo trường phái này cho rằng hành vi lệch chuẩn là do những vấn đề tâm lý không ổn định. Ví dụ, lý thuyết phân tâm học của Sigmund Freud chia nhân cách (personality) theo cấu trúc: bản năng (id), bản ngã (ego) và siêu ngã (superego). Bản năng là phần vô thức và phi xã hội của nhân cách. Bản ngã biểu hiện phần ý thức và có lý trí của cá nhân. Siêu ngã biểu hiện những quy tắc đạo đức và hoạt động như lương tâm của cá nhân. Hành vi lệch chuẩn xảy ra khi phần bản năng quá mạnh vượt ra khỏi phần kiểm soát của siêu ngã. 3. Giải thích theo xã hội học T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI Cách giải thích này dựa trên giá trị và chuẩn mực xã hội để xác định hành vi lệch chuẩn khi xuất hiện. a. Lý thuyết sự kết hợp khác biệt (the Differential association theory) Việc học hỏi các khuôn mẫu hành vi (behavioral patterns) có tính chuẩn mực hay tính lệch chuẩn là một tiến trình xã hội luôn xảy ra trong một nhóm. Edwin Sutherland (1940) đưa ra lý thuyết sự kết hợp khác biệt cho rằng, khuynh hướng hành xử tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân tùy thuộc vào thời gian và cường độ của sự tiếp xúc với những người tuân thủ hay từ chối những hành vi chuẩn mực. Ví dụ, trẻ em đường phố khi bị bắt và được đưa vào trại cải tạo. Tại đó, các em được tiếp xúc với các tay anh chị và học được nhiều “chiêu trò’ từ những người này. Kết quả, khi ra khỏi trại, các em trở nên lọc lõi và “chuyên nghiệp” hơn trong đời sống “giang hồ”. b. Lý thuyết kiểm soát (the Control theory) - Travis Hirschi đưa ra lý thuyết cho rằng sự kiểm soát xã hội phụ thuộc vào việc lường trước hậu quả của hành vi. Cá nhân nào ít nhiều cũng có khuynh hướng lệch chuẩn, nhưng việc thấy trước hậu quả của lệch chuẩn khác nhau nơi mỗi cá nhân dẫn tới hành vi lệch chuẩn sẽ được thực hiện hay không. - Hirschi đưa ra bốn dạng kiểm soát xã hội như sau:  Sự gắn bó (attachment) với người khác: sự gắn bó xã hội mạnh mẽ khuyến khích sự tuân thủ. Ví dụ, cá nhân càng gắn bó với gia đình thì càng ít khuynh hướng thực hiện hành vi lệch chuẩn.  Sự cam kết (commitment) vào sự tuân thủ: sự cam kết càng lâu dài vào những cơ hội có tính hợp pháp và tính được xã hội nhìn nhận, thì càng tuân thủ các chuẩn mực.  Sự ràng buộc (involvement) với các hoạt động hợp pháp: càng có ràng buộc vững chắc và lâu dài với các hoạt động hợp pháp và chính đáng, thì càng ít nguy cơ thực hiện những hoạt động lệch chuẩn.  Niềm tin (belief) mạnh mẽ vào hiệu lực luân lý và luật lệ xã hội sẽ ngăn cản thực hiện các hành vi lệch chuẩn. c. Lý thuyết dán nhãn (the Labeling theory) - Lý thuyết này cho rằng hành vi là tuân thủ hay lệch chuẩn của một cá nhân đến từ phản ứng của người khác hơn là do chính hành vi này biểu hiện. Như vậy, lý thuyết dán nhãn cho thấy tính tương đối của hành vi lệch chuẩn. Cùng một hành vi được thực hiện nhưng có thể được người khác “dán nhãn” cho là tuân thủ hay lệch chuẩn. - Edwin Lemert đưa ra hai loại lệch chuẩn: lệch chuẩn sơ cấp (primery deviance) và lệch chuẩn thứ cấp (secondary deviance). - Lệch chuẩn sơ cấp là hành vi của cá nhân xảy ra tạm thời và không được lặp lại thành định kỳ. Phản ứng của người khác tới lệch chuẩn này không nặng nề và ít ảnh hưởng tới sự tự nhận thức (self-concept) về bản thân của cá nhân đó. Cá nhân không tự cho mình là người có hành vi lệch chuẩn. - Lệch chuẩn thứ cấp xảy ra khi cá nhân tiếp tục nhận được phản ứng từ người khác như phẫn nộ về mặt đạo đức, loại trừ hay trừng phạt với lệch chuẩn sơ cấp của họ. Lúc này cá nhân phản ứng lại phản ứng của người khác và sự tự nhận thức về bản thân thay đổi: họ làm cho bản thân mình trở nên điều họ bị dán nhãn. Lúc này, cá nhân thực sự trở thành người có hành vi lệch chuẩn đúng như T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI họ bị gán. Như thế, một nghịch lý có thể xảy ra, phản ứng của xã hội nhằm ngăn chặn lệch chuẩn sơ cấp nhưng phản ứng xã hội có thể đẩy lệch chuẩn sơ cấp thành lệch chuẩn thứ cấp. - Lệch chuẩn thứ cấp có thể là khởi đầu cho “vết nhơ” (stigma) xảy ra. Vết nhơ là một nhãn hiệu cực kỳ tiêu cực làm thay đổi sự tự nhận thức về bản thân và căn tính xã hội của cá nhân bị dán nhãn. Những người mang vết nhơ ngày càng dấn thân sâu hơn vào hành vi lệch chuẩn. d. Lý thuyết xung đột (the conflict theory) - Lý thuyết xung đột tiếp nối lý thuyết dán nhãn. Lý thuyết này cũng dựa trên hành vi lệch chuẩn đến từ sự phản ứng của người khác hơn là hành vi tự thân. Lý thuyết xung đột đẩy lý thuyết dán nhãn từ bình diện cá nhân lên bình diện giai cấp. - Lý thuyết xung đột cho rằng, một thể chế xã hội sẽ thiết lập các luật lệ, các thiết chế và phương thức dán nhãn để bảo vệ quyền lợi riêng của giai cấp này hay giai cấp khác cũng như để duy trì trật tự xã hội. Cũng một hành vi lệch chuẩn như nhau, nhưng cá nhân thuộc giai cấp có địa vị thấp dễ dàng bị gán hơn cá nhân thuộc giai cấp có địa vị kinh tế và xã hội cao. e. Lý thuyết phi chuẩn mực (the Strain theory) Chúng ta sẽ nghiên cứu sâu hơn về hành vi lệch chuẩn với nghiên cứu của Robert K. Merton. Lý thuyết phi chuẩn mực của Merton được chú ý do cách ông ta sử dụng các yếu tố văn hóa và xã hội trong nghiên cứu của mình. Merton nói rằng sự tuân thủ (conformity) xảy ra khi cá nhân chấp nhận sử dụng những phương tiện xã hội nhìn nhận (institutionalized means) để đạt được những mục đích mà văn hóa đề ra (cultural goals). Lý thuyết phi chuẩn mực đưa ra bốn dạng lệch chuẩn trong thực tế, khi các cá nhân không đạt được sự tuân thủ nói trên qua việc họ chấp nhận hay từ chối mục đích của văn hóa đề ra và phương tiện được xã hội nhìn nhận. Việc chấp nhận hay từ chối chuẩn mực của mục đích và phương tiện sẽ gây nên sự căng thẳng (strain) và dẫn tới hành vi lệch chuẩn. - Thứ nhất, lệch chuẩn dạng “sáng kiến” (innovation) xảy ra khi cá nhân hướng tới mục đích và cố gắng đạt được mục đích này với những phương tiện không phải là các phương tiện xã hội nhìn nhận. Ví dụ, trong khi mọi người cố gắng đạt được sự giàu có bằng sự làm ăn cần cù, thì những kẻ tham nhũng đạt được sự giàu có qua việc tham nhũng và hối lộ. - Thứ hai, lệch chuẩn dạng “nghi thức” (ritualism) xảy ra khi cá nhân chú ý thực hiện những phương tiện xã hội nhìn nhận nhưng lại lãng quên mục đích cần đạt được. Ví dụ, một y tá quá quan tâm tới thủ tục giấy tờ đầy đủ trong khi quên cấp cứu một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch. - Thứ ba, lệch chuẩn dạng “thoát ly” (retreatism) xảy ra khi cá nhân từ chối mục đích văn hóa lẫn phương tiện được xã hội nhìn nhận. Ví dụ, những người nghiện rượu hay nghiện ma túy mà không quan tâm đến cuộc sống gia đình và sự nghiệp. - Thứ tư, lệch chuẩn dạng “nổi loạn” (rebellion) xảy ra khi cá nhân chối bỏ mục đích xã hội lẫn phương tiện được xã hội nhìn nhận để thay thế bằng mục đích lẫn phương tiện khác. Ví dụ, các thiếu niên nam nữ sống “dạt vòm” và quan hệ tình dục “bầy đàn” với nhau. T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI Phương tiện được xã hội nhìn nhận Mục Đích Do Văn Hóa đề ra + + - - Tuân thủ Sáng kiến Nghi thức Thoát ly Nổi loạn Phương tiện mới Mục Đích Mới (+): chấp nhận (-): từ chối V. THẢO LUẬN NHÓM (Có thể là các trường hợp điển cứu, các câu chuyện minh họa, các bài tập trắc nghiệm) - Trường hợp điển cứu: phân tích hành vi lệch chuẩn của “My sói”, nữ thủ lãnh băng đảng 16 tuổi ở Hà Nội, và các thành viên trong nhóm (nguồn: - Thảo luận về các hình thức hành xử về các vấn đề cưới xin, tương quan xã hội về giới, vợ - chồng, cha mẹ - con cái trong ca dao, tục ngữ Việt Nam và so sánh với các văn hóa vùng miền trong nhóm. Tóm tắt ý chính - Chuẩn mực là “hành vi của cá nhân được chấp nhận hay bị đòi hỏi trong một hoàn cảnh đặc thù”. - Văn hóa là “một tổng hợp phức tạp về niềm tin, phong tục, kỹ năng, thói quen, truyền thống và tri thức vốn được các thành viên trong một XHH hỏi và chia sẻ với nhau”. - Chuẩn mực văn hóa là “các tiêu chuẩn hành vi được thiết lập dựa trên những gì mà một nhóm người hay một cộng đồng con người mong đợi (hay tán đồng) trong suy nghĩ và tư cách đạo đức. - Vai trò xã hội là cách hành xử cá nhân phải thực hiện theo qui định và mong đợi của xã hội về địa vị người đó đang có. - Hành vi lệch chuẩn là “hành vi đi trái với các chuẩn mực được chấp nhận một cách chung”. T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI Bài 3: HÀNH VI LỆCH CHUẨN VÀ KIỂM SOÁT XÃ HỘI I. KHÁI QUÁT: Hành vi lệch chuẩn tác động tới sự cân bằng và ổn định của trật tự xã hội. Hành vi lệch chuẩn ở mức độ nhóm sẽ gây ra vấn đề xã hội (social problem). Để duy trì sự ổn định của xã hội, xã hội phải cần đến những hình thức kiểm soát xã hội để hạn chế tác động tiêu cực của hành vi lệch chuẩn và vấn đề xã hội. II. HÀNH VI LỆCH CHUẨN VÀ VẤN ĐỀ XÃ HỘI (SOCIAL PROBLEMS) 1. Vấn đề xã hội Trước kia, nhiều nhà XHH nghiên cứu vấn đề xã hội ở bình diện cá nhân như là hành vi lệch chuẩn. Sau đó, nghiên cứu vấn đề xã hội chuyển sang hai khuynh hướng chính. Thứ nhất, các nguồn gốc của hành vi lệch chuẩn nằm bên trong cấu trúc xã hội (social structure). Hành vi lệch chuẩn như là kết quả của sự xung đột giữa các mục đích của xã hội do văn hóa qui định và các rào cản, khiến con người không đạt được mục đích đó. Đây là cái nhìn chịu ảnh hưởng của lý thuyết phi chuẩn mực. Thứ hai, các nghiên cứu, chịu ảnh hưởng của lý thuyết dán nhãn, đặt trọng tâm trên vai trò của xã hội khi xã hội tạo ra và duy trì các hành vi lệch chuẩn qua việc dán nhãn trên các cá nhân bị coi là lệch lạc. Như vậy, phản ứng xã hội là nhân tố quyết định đâu là vấn đề xã hội và ai là người hành xử lệch chuẩn (Eitzen et al, 1997:5). Cuối cùng, các nhà XHH nghiên cứu thực tại khách quan tạo ra các vấn đề xã hội. Đó là những hoàn cảnh, những điều kiện trong đó các hành vi lệch chuẩn xảy ra gây nguy hại cho xã hội. Các hành vi lệch chuẩn là dấu hiệu (symptom) của vấn đề xã hội. Tuy nhiên, các nhà xã hội họ cũng không bỏ qua tính chủ quan (subjectivity) của vấn đề xã hội. Họ vẫn thấy phản ứng của xã hội quyết định điều gì là vấn đề xã hội. Phản ứng xã hội cụ thể là những con người quan tâm tới vấn đề xã hội và muốn thay đổi các vấn đề xã hội này. Những người này thường là những người có quyền lực (the powerful). Từ quá trình nghiên cứu vấn đề xã hội như trên, chúng ta có được một định nghĩa về vấn đề xã hội như sau: - Vấn đề xã hội là những hoàn cảnh (conditions) có tính xã hội được tạo ra khiến làm nguy hại bất cứ thành phần nào của quần thể dân số và là những hành động và hoàn cảnh xâm phạm tới những chuẩn mực và giá trị của xã hội (Eitzen, 1997: 20). - Tính khách quan của hoàn cảnh và tính chủ quan của phản ứng xã hội là hai thành tố (elements) của vấn đề xã hội. - Vấn đề xã hội rất phức tạp và đa dạng như: tội phạm, bạo lực gia đình, lạm dụng trẻ em, lạm dụng ma túy, mại dâm, khiêu dâm, phân biệt giới tính, tuổi già và nghèo đói Tuy nhiên, vấn đề xã hội tùy thuộc vào sự “dán nhãn” chủ quan của phản ứng của xã hội. Do đó, có nhiều vấn đề như phá thai, đồng tính (homosexuality) không được xã hội đồng thuận là vấn đề xã hội Như vậy, cũng như hành vi lệch chuẩn, các vấn đề xã hội có tính tương đối. T[Type text] Tài liệu phát - Hành vi lệch chuẩn SDRC - CFSI 2. Hành vi lệch chuẩn và vấn đề xã hội (lấy theo Danao et at, 2012) - Rất nhiều hình thức của hành vi lệch chuẩn gây ra các vấn đề xã hội. Phạm vi của các vấn đề xã hội có thể là gần như vô hạn và phức tạp hơn khi xác định đó là hành vi lệch chuẩn mực xã hội. - Hành vi lệch chuẩn, đặc biệt hành vi lệch chuẩn ở cấp độ cao thường gây ra những hậu quả tai hại đối với xã hội và các thành viên cộng đồng. Những hành vi sai lệch ở mức độ trầm trọng như vi phạm luật pháp có thể gây tổn hại lớn về vật chất cho xã hội, gây không khí tâm lý lo sợ và làm tổn hại đến an ninh trật tự xã hội. Ví dụ: nạn bạo lực, hiếp dâm, trộm cắp - Những hành vi lệch chuẩn có thể để lại hậu quả nặng nề như tham nhũng, lợi dụng chức quyền, bè cánhgây tổn hại về kinh tế xã hội và gây hậu quả tâm lý như khủng hoảng niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm suy yếu kỷ cương, trật tự xã hội. - Hành vi lệch chuẩn như nghiện hút, mại dâm, ngoại tìnhvừa gây hậu quả trực tiếp vừa gây hậu quả gián tiếp. Một mặt nó làm băng hoại giá trị đạo đức xã hội, mặt khác nó nêu gương xấu cho thế hệ trẻ. Những hành vi lệch chuẩn làm suy bại thuần phong mỹ tục của xã hội, đồng thời nó là cái nôi nảy sinh ra các tệ nạn xã hội, gây ra bệnh tật làm suy thoái giống nòi. - Tóm lại, hành vi lệch chuẩn gây hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Mức độ sai lệch hành vi khác nhau để lại hậu quả ở mức độ khác nhau. Hậu quả của mức độ hành vi sai lệch chuẩn mực có thể thiệt hại về kinh tế, mất trật tự an ninh xã hội, làm suy thoái nhân cách con người, làm đồi bại thuần phong mỹ tục xã hội, làm tổn thương con người cả về thể xác lẫn tâm hồn. Do vậy, tăng cường giáo dục, uốn nắn, tuyên truyền phổ biến thường xuyên để con người có hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội là điều vô cùng quan trọng. - Nội dung tuyên truyền giáo dục nhằm ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn gồm các nội dung sau:  Thứ nhất: Cung cấp cho các thành viên trong cộng đồng xã hội hệ thống các chuẩn mực bằng nhiều hình thức khác nhau.  Thứ hai: Hình thành cho cộng đồng có thói quen phê phán, đấu tranh với hành vi lệch chuẩn.  Thứ ba: tăng cường việc hướng dẫn hàn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_hanh_vi_lech_chuan.pdf
Tài liệu liên quan