Giáo trình Hóa dược

ĐIỀU TRỊ CƠN LOẠN THẦN.

• So sánh với thuốc chống loạn thần cũ: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều

trị của risperidone với các liều cố định 1, 4, 8, 12, và 16 mg/ ngày với haloperidol, với liều

10mg/ngày, trên 1.362 bệnh nhân tại 15 quốc gia, được đánh giá bằng thang PANSS, kết

quả cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm của các nhóm tương đương nhau, ngoại trừ liều 1mg/ngày

của risperidone, tuy nhiên tỷ lệ của tác dụng ngoại tháp của risperidone thấp hơn của

haloperidol, ngoại trừ ở liều 16mg/ngày. Hai thử nghiệm lâm sàng khác so sánh hiệu quả

điều trị của Rispéridone (liều 2, 6, 12, và 16 mg/ngày) và Halopéridol ( liều 20 mg) và giả

dược, trên 523 bệnh nhân tại Hoa kỳ và Canada, được đánh giá theo thang PANSS, tỷ lệ

thuyên giảm của các nhóm trên đều cao hơn ở nhóm giả dược; rispéridone với liều

6mg/ngày là liều có hiệu quả nhất, tốt hơn của Halopéridol, ở hai nhóm bệnh nhân được

điều trị với liều 2 và 4mg/ngày có tỷ lệ tác dụng phụ thấp; vì vậy, liều điều trị thường được

dùng là 2-4mg/ngày.21

Một công trình mù đôi khác so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với perphenazine

(Trilafon), trong 8 tuần, trên 107 bệnh nhân Tâm thần phân liệt, nhưng hiệu quả điều trị

của hai thuốc này không khác biệt.

• So sánh với thuốc chống loạn thần mới: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả

điều trị của Rispéridone (liều 4 và 8mg/ngày) và Clozapine (liều 400mg/ngày) trong điều

trị cơn loạn thần của tâm thần phân liệt, trên 59 bệnh nhân trong 28 ngày, tại Đức, kết quả

nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm giữa ba nhóm kể trên không khác biệt

 

pdf52 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 382 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Hóa dược, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
29 tuần lễ; thấy tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm điều trị bằng Clozapine là 60% cao hơn tỷ lệ 12% ở nhóm Halopéridol 2.1.4.2. So sánh với các thuốc chống loạn thần mới khác. Trong một thử nghiêm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị của Clozapine với Rispéridone, trên bệnh nhân tâm thần phân liệt trong 6 tuần, kết quả cho thấy tỷ lệ thuyên giảm giữa hai nhóm không khác biệt, nhưng tác dụng ngoại tháp của Rispéridone cao hơn của Clozapine. 2.2. RỐI LOẠN KHÍ SẮC VỚI TRIỆU CHỨNG LOẠN THẦN. 2.2.1. HƯNG CẢM KHÁNG THUỐC. Có những báo cáo cho thấy Clozapine có thể dùng trong điều trị được hưng cảm kháng thuốc, hoặc phối hợp với các thuốc điều hòa khí sắc. Một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị của Clozapine với chlorpromazine trong điều trị hưng cảm, tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm điều trị bằng Clozapine cao hơn tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm chlorpromazine. 2.2.2. TRẦM CẢM LOẠN THẦN. Một số báo cáo cho thấy, thuốc Clozapine có thể điều trị trầm cảm. 2.3. RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC. Trong một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị của Clozapine với điều trị thông thường, tỷ lệ thuyên giảm của thuốc Clozapine cao hơn so với điều trị thông thường. 18 2.4. RỐI LOẠN TÂM THẦN THỰC THỂ. Hai thử nghiệm lâm sàng, xác định hiệu quả điều trị của thuốc Clozapine trên bệnh nhân bị Parkinson, có triệu chứng loạn thần do dùng thuốc chống parkinson, Clozapine có thể điều trị được triệu chứng loạn thần, với liều thấp 25-75mg. 3. TÁC DỤNG PHỤ. 3.1. TRÊN HỆ THẦN KINH. 3.1.1. HỘI CHỨNG NGOẠI THÁP: Với liều điều trị thông thường, bệnh nhân có thể bị bồn chồn (6%), cứng tay chân (3%), chưa có báo cáo về rối loạn vận động muộn, hội chứng ác tính, 3.1.2. ĐỘNG KINH: 5-10% bệnh nhân được điều trị bằng Clozapine có thể bị động kinh, tác dụng phụ này có liên quan đến liều lượng, với liều trên 600mg/ngày, có thể gây ra động kinh 3.2. TRÊN TUYẾN NỘI TIẾT. Clozapinevà một số thuốc SDA khác có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường loại II, theo David Henderson, khi theo dõi 81 bệnh nhân trong 5 năm, 36.6% bệnh nhân bị đái tháo đường, theo Donna Wirshing khi theo dõi 590 bệnh nhân, nhận thấy, clozapine và olanzapine làm tăng đường huyết. Tương tự, Michael Sernyak nhận thấy trong 30,000, tỷ lệ đái tháo đường trong nhóm được điều trị bằng clozapine, olanzapine, hoặc quetiapine cao hơn so với những người không dùng các thuốc này. 3.3. TRÊN CÁC HỆ THỐNG KHÁC. 3.3.1. HỆ TIM MẠCH. Hạ huyết áp tư thế có thể chuyển thành hạ huyết áp, một số trường hợp lại bị cao huyết áp; tỷ lệ < 4%, cần lưu ý đối với bệnh nhân có vấn đề tim mạch như thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, viêm cơ tim; 40% trường hợp viêm cơ tim bị tử vong, việc khám phá sớm và điều trị viêm cơ tim rất quan trọng 3.3.2. HỆ TẠO MÁU. Tỷ lệ mất bạch cầu hạt khi dùng Clozapine trong năm đầu là 0.73%, trong năm thứ hai là 0.07%. báo cáo gần đây nhất, tỷ lệ trong năm thứ hai là 0,0038%. Đối với giảm bạch cầu, trong năm đầu, tỷ lệ là 2.32%, trong năm thứ hai 0.69 % (Bạch cầu đa nhân trung tính là <500/ mm 3 hoặc WBC <1,000 cells/mm 3) Mất bạch cầu hạt có thể gây ra tử vong, cần được lưu ý; tác dụng phụ này thường gặp ở phụ nữ và người cao tuổi. Tại một số quốc gia, khi điều trị bằng Clozapine, cần đăng ký tại tổ chức theo dõi. Tại Anh và Uùc, công thức máu phải là 3,500 WBC/mm 3, và bạch cầu hạt là 2,000 / mm 3 . Tại Hoa kỳ, trong 6 tháng đầu tiên, người bệnh phải làm công thức máu 1 lần/tuần, nếu lượng bạch cần vẫn bình thường, xét nghiệm máu 2 tuần/lần, cho đến khi nào bệnh nhân ngưng uống thuốc, vẫn tiếp tục trong 1 tháng sau khi ngưng. Nếu WBC < 2,000/ mm 3 hoặc bạch cầu hạt <1,000/ mm 3, phải ngưng clozapine; không nên dùng tiếp Clozapine, mặc dầu công thức máu trở lại bình thường. carbamazepine không nên cho phối hợp với clozapine 19 5. DUNG NẠP THUỐC. 5.1. Dung nạp: chưa có số liệu báo cáo về vấn đề này. 5.2. Thai kỳ. Chưa có báo cáo về dị tật bẩm sinh. 5.3. Lên cân. Clozapine có thể làm bệnh nhân lên cân, 4.45 kg/ 10 tuần, có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, cần theo dõi cân nặng của người bệnh. 6. LIỀU LƯỢNG Liều khởi đầu là 12.5 - 25.0 mg/ ngày, trong ngày thứ hai, liều 25 or 50 mg/ngày, liều điều trị là 150 - 300 mg/ ngày. RISPERIDONE. 1. CÔNG THỨC HOÁ HỌC : benzisoxizole. Risperidone 2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ. 2.1. TÂM THẦN PHÂN LIỆT. 2.1.1. ĐIỀU TRỊ CƠN LOẠN THẦN. • So sánh với thuốc chống loạn thần cũ: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với các liều cố định 1, 4, 8, 12, và 16 mg/ ngày với haloperidol, với liều 10mg/ngày, trên 1.362 bệnh nhân tại 15 quốc gia, được đánh giá bằng thang PANSS, kết quả cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm của các nhóm tương đương nhau, ngoại trừ liều 1mg/ngày của risperidone, tuy nhiên tỷ lệ của tác dụng ngoại tháp của risperidone thấp hơn của haloperidol, ngoại trừ ở liều 16mg/ngày. Hai thử nghiệm lâm sàng khác so sánh hiệu quả điều trị của Rispéridone (liều 2, 6, 12, và 16 mg/ngày) và Halopéridol ( liều 20 mg) và giả dược, trên 523 bệnh nhân tại Hoa kỳ và Canada, được đánh giá theo thang PANSS, tỷ lệ thuyên giảm của các nhóm trên đều cao hơn ở nhóm giả dược; rispéridone với liều 6mg/ngày là liều có hiệu quả nhất, tốt hơn của Halopéridol, ở hai nhóm bệnh nhân được điều trị với liều 2 và 4mg/ngày có tỷ lệ tác dụng phụ thấp; vì vậy, liều điều trị thường được dùng là 2-4mg/ngày. 20 Một công trình mù đôi khác so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với perphenazine (Trilafon), trong 8 tuần, trên 107 bệnh nhân Tâm thần phân liệt, nhưng hiệu quả điều trị của hai thuốc này không khác biệt. • So sánh với thuốc chống loạn thần mới: Một thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả điều trị của Rispéridone (liều 4 và 8mg/ngày) và Clozapine (liều 400mg/ngày) trong điều trị cơn loạn thần của tâm thần phân liệt, trên 59 bệnh nhân trong 28 ngày, tại Đức, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ thuyên giảm giữa ba nhóm kể trên không khác biệt 2.1.2. TRIỆU CHỨNG DƯƠNG TÍNH. Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với perphenazine, tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm điều trị bằng Risperidone là 74% cao hơn tỷ lệ 59% của nhóm điều trị bằng perphenazine, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, đối vối triệu chứng dương tính, tỷ lệ thuyên giảm của nhóm risperidone là 69% tương đương với tỷ lệ 73% của nhóm perphenazine. 2.1.3. TRIỆU CHỨNG ÂM TÍNH. Trong nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với perphenazine, tỷ lệ thuyên giảm đối với triệu chứng âm tính của nhóm điều trị bằng Risperidol là 76% cao hơn tỷ lệ 53% của nhóm Perphenazine ( P <.05), một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với haloperidol trên triệu chứng âm tính, tỷ lệ thuyên giảm của risperidone cao hơn ở nhóm điều trị bằng haloperidol 2.1.4. ĐIỀU TRỊ CŨNG CỐ. Trong một thử nghiệm lâm sàng, so sánh hiệu quả của thuốc Rispéridone (liều 5,5mg/ngày) với thuốc chống loạn thần cũ trên bệnh nhân Tâm thần phân liệt trong 12 tháng, được đánh giá bằng thang PANSS, của Rene-Henry Bouchard, tỷ lệ đáp ứng với thuốc rispéridone cao hơn ở thuốc chống loạn thần cũ (P=0,006). 30% bệnh nhân vẫn đáp ứng với thuốc Rispéridone cao hơn tỷ lệ 15% của thuốc chống loạn thần cũ (P=0,03). Gần đây nhất, một công trình mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của risperidone và haloperidol trên 397 bệnh nhân Tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú, trong 1 năm, tỷ lệ tái phát ở nhóm Rispéridone (liều 2-8mg/ngày) thấp hơn tỷ lệ tái phát ở nhóm Halopéridol (liều 5- 20mg/ngày). Các nghiên cứu kể trên cho thấy risperidone có thể làm giảm tỷ lệ tái phát so với halopéridol 2.1.5. TÂM THẦN PHÂN LIỆT KHÁNG THUỐC. • So sánh với thuốc chống loạn thần cũ: trong một thử nghiệm lâm sàng của các tác giả Bỉ khi so sánh hiệu quả điều trị của Rispéridone và Halopéridol trên 44 bệnh nhân Tâm thần phân liệt kháng thuốc, tỷ lệ thuyên giảm của hai nhóm thuốc này tương đương nhau, nhưng bệnh nhân dùng Rispéridone ít dùng thuốc kháng parkinson hơn. Một công trình mù đôi khác so sánh hiệu quả điều trị của risperidone với haloperidol trong 6 tuần, tỷ lệ thuyên giảm của hai thuốc này tương đương nhau, nhưng tỷ lệ rối loạn ngoại tháp ở Rispéridone thấp hơn ở người dùng halopéridol (p<0,05) và ít người bỏ thuốc do tác dụng phụ hơn (p<0,001). • So sánh với thuốc chống loạn thần mới: Một công trình nghiên cứu mù đôi về hiệu quả điều trị của Rispéridone (liều 4, 6 và 8mg/ngày) và Clozapine (liều 300-400mg/ngày) đối với bệnh Tâm thần phân liệt kháng thuốc tại Châu Aâu, tỷ lệ thuyên giảm của các nhóm ngang nhau. Một công trình nghiên cứu mù đôi về hiệu quả điều trị của Rispéridone 21 (liều trung bình 6,4mg/ngày) và Clozapine (liều trung bình 291,2mg/ngày) đối với bệnh Tâm thần phân liệt kháng thuốc, đánh giá bằng thang PANSS và CGI trong 8 tuần, hiệu quả điều trị của hai nhóm này tương tự nhau, tỷ lệ các tác dụng phụ của hai nhóm không khác biệt, Một công trình mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của Rispéridone (liều 10mgmg/ngày) và Clozapine (liều 600mg/ngày) , tỷ lệ thuyên giảm của Rispéridone là 60%, của Clozapine là 56%, không khác biệt 2.2. RỐI LOẠN KHÍ SẮC. 2.2.1. HƯNG CẢM. • Đơn trị liệu: Trong một nghiên cứu mù đôi so sánh hiệu quả của risperidone và thuốc điều hòa khí sắc trên 262 bị lưỡng cực, thang đánh giá là Young Mania Rating Scale (YMRS), kết quả cho thấy Risperidone với liều 1-6mg/ngày có thể điều trị được cơn hưng cảm • Đa trị liệu: Một nghiên cứu mù đôi, ngẫu nhiên, so sánh phối hợp thuốc risperidone và thuốc điều hòa khí sắc, phối hợp này có hiệu quả và dung nạp tốt hơn so với thuốc điều hòa khí sắc. 2.2.2. TRẦM CẢM. Trong một số công trình có cỡ mẫu nhỏ, Risperidone có thể điều trị trầm cảm loạn thần, hoặc trầm cảm kháng thuốc. 2.3. LOẠN THẦN THỰC THỂ. Risperidone còn được dùng trong điều trị triệu chứng loạn thần do chấn thương sọ não, do các thuốc tác động trên tâm thần, AIDS, sa sút, hoặc do bệnh Parkinson. 3. TÁC DỤNG PHỤ. 3.1. QUÁ LIỀU. Chưa có một báo cáo nào về tỷ lệ tử vong khi dùng thuốc Risperidone quá liều, chỉ có một trường hợp tử vong ở người đàn ông trên 45 tuổi, uống hàng trăm viên Risperidol liều 1mg, khi phẩu thuật tử thi, nồng độ thuốc trong máu cao gấp 500 lần ở người điều trị với liều thông thường. 3.2. THẦN KINH. Theo báo cáo của Janssen, trong 1.156 bệnh nhân được điều trị bằng Rispéridone, có 2 trường hợp bị rối loạn vận động muộn, tỷ lệ 0,2% 3.3. NỘI TIẾT. Risperidone làm tăng nồng độ prolactin trong huyết tương, nhưng trên lâm sàng, các tác dụng phụ như rối loạn kinh nguyệt, tiết sữa, giảm hoạt động tình dục ít được phát hiện 4. DUNG NẠP. Trong nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của Risperidone với Haloperidol, tỷ lệ tuân thủ của Risperidone cao hơn của Haloperidol (P <.001). 5. LIỀU LƯỢNG Liều khởi đầu là 2mg/ngày, có thể lên đến liều 4-6mg/ ngày trong 2-3 tuần, liều điều trị tối ưu là 4mg/ngày. 22 OLANZAPINE. 1. CÔNG THỨC HOÁ HỌC : thienobenzodiazepine Olanzapine 2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ. 2.1. TÂM THẦN PHÂN LIỆT. 2.1.1. ĐIỀU TRỊ CƠN LOẠN THẦN. • So sánh với giả dược: các công trình mù đôi so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine (2,5-17,5mg/ngày) với giả dược được đánh giá bằng thang CGI, BPRS, PANSS, thuốc có hiệu quả hơn thuốc giả dược • So sánh với haloperidol: các công trình mù đôi, so sánh hiệu quả của olanzapine (liều 2,5-17,5mg/ngày) với haloperidol (liều 10-20mg/ngày) được đánh giá bằng thang CGI, BPRS, PANSS, thuốc olanzapine hiệu quả hơn thuốc haloperidol. Trong công trình khác ở Hoa kỳ và Châu Aâu, nghiên cứu mù đôi, liều cố định, so sánh hiệu quả của olanzapine và haloperidol trên 1966 bệnh nhân, được đánh giá bằng thang BPRS; olanzapine điều trị tâm thần phân liệt hiệu quả hơn haloperidol (P<0,02) cũng như đối với triệu chứng trầm cảm (P=0,001). Trong hai công trình nghiên cứu khác với liều cố định, olanzapine vẫn có hiệu quả điều trị hơn hẳn haloperidol và ít gây ra các tác dụng phụ ngoại tháp hơn 2.1.2. TRIỆU CHỨNG DƯƠNG TÍNH. Trong công trình mù đôi, so sánh hiệu quả của olanzapine (liều 2,5-17,5mg/ngày) với haloperidol (liều 10-20mg/ngày) được đánh giá bằng thang CGI, BPRS, PANSS, thuốc olanzapine hiệu quả hơn thuốc haloperidol trên triệu chứng dương tính. Trong công trình khác ở Hoa kỳ và Châu Aâu, nghiên cứu mù đôi, liều cố định, so sánh hiệu quả của olanzapine và haloperidol trên 1966 bệnh nhân, được đánh giá bằng thang BPRS, olanzapine hiệu quả hơn haloperidol đối với các triệu chứng dương tính (P=0,03) 2.1.3. TRIỆU CHỨNG ÂM TÍNH. Kết quả các nghiên cứu kể trên cho thấy Olanzapine hiệu quả hơn haloperidol trong điều trị triệu chứng âm tính 2.1.4. ĐIỀU TRỊ CỦNG CỐ. • So với giả dược: trong một nghiên cứu hiệu quả điều trị của olanzapine và giả dược trong 1 năm, tỷ lệ tái phát của olanzapine thấp hơn của giả dược. 23 • So với haloperidol: trong một nghiên cứu hiệu quả điều trị của olanzapine và giả dược trong 1 năm, tỷ lệ tái phát của olanzapine thấp hơn của haloperidol; tỷ lệ bỏ thuốc của olanzapine, cũng thấp hơn tỷ lệ của haloperidol. 2.1.5. CƠN LOẠN THẦN ĐẦU TIÊN. Trong các nghiên cứu mở, so sánh hiệu quả điều trị của Olanzapine trên những cơn loạn thần đầu tiên và cơn loạn thần sau; Olanzapine có hiệu quả trong điều trị cơn loạn thần đầu tiên so với các cơn loạn thần sau (65% so với 40%). Một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả điều trị của Olanzapine với haloperidol trên những người bị cơn loạn thần đầu tiên; tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm điều trị bằng Olanzapine cao hơn ở nhóm điều trị bằng haloperidol 2.1.6. TÂM THẦN PHÂN LIỆT KHÁNG THUỐC • So với thuốc chống loạn thần cũ: một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine với chlorpromazine trong điều trị bệnh nhân kháng thuốc, hiệu quả của hai thuốc không khác biệt; nhưng theo một công trình nghiên cứu của Alan Breier, olanzapine có hiệu quả hơn haloperidol (PANSS) và ít tác dụng phụ ngoại tháp hơn trong điều trị bệnh nhân kháng thuốc • So với thuốc chống loạn thần mới: một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine (liều 10-25mg/ngày) và clozapine (liều 200-600mg/ngày) trên 180 bệnh tâm thân phân liệt mạn tính và kháng thuốc, trong 18 tuần; hiệu quả điều trị của hai thuốc ngang nhau 2.2. RỐI LOẠN PHÂN LIỆT CẢM XÚC. Trong nghiên cứu mù đôi, so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine với haloperidol trong điều trị người bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc; olanzapine có hiệu quả hơn haloperidol 2.3. RỐI LOẠN KHÍ SẮC. Có hai công trình nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine với giả dược, trên bệnh nhân hưng cảm hoặc thể hỗn hợp, theo tiêu chuẩn DSM-IV-TR, đánh giá theo thang YMRS, trong 3 tuần; olanzapine làm giảm điểm số của thang nhiều hơn của giả dược; trong công trình nghiên cứu khác so sánh hiệu quả của olanzapine với giả dược trong 4 tuần, cũng có kết quả tương tự. 2.4. LOẠN THẦN THỰC THỂ. Trong một nghiên cứu mù đôi, so sánh hiệu quả điều trị của olanzapine với giả dược trên bệnh nhân bị loạn thần thực thể; olanzapine có hiệu quả hơn giả dược. 3. TÁC DỤNG PHỤ. 3.1. QUÁ LIỀU : chưa có báo cáo về tử vong do dùng Olanzapine quá liều. 3.2. HỆ THẦN KINH. Một nghiên cứu so sánh tác dụng phụ của Olanzapine với các thuốc chống loạn thần cũ, tỷ lệ rối loạn vận động muộn của Olanzapine chỉ bằng 10% của thuốc chống loạn thần cũ. 3.3. HỆ NỘI TIẾT. Đái tháo đường: trong một nghiên cứu hồi cứu số liệu dịch tễ học, 73% bệnh nhân điều trị bằng olanzapine bị đái tháo đường sau 6 tháng điều trị; và trong 237 người này có 80 bệnh nhân bị metabolic acidosis hoặc ketosis, 15 bệnh nhân tử vong. Sau khi giảm liều hoặc ngưng thuốc, chỉ có 78% của số này có giảm đường huyết; gần đây, trong một nghiên cứu bệnh chứng trong dân 24 số chung, người dùng olanzapine dễ bị đái tháo đường hơn ở người không dùng thuốc chống loạn thần. Tại Nhật, sau 2 trường hợp người bệnh tâm thần phân liệt bị đái tháo đường được điều trị với olanzapine bị tử vong, đái tháo đường được coi là một chống chỉ định trong điều trị với olanzapine. 4. LIỀU LƯỢNG. Liều lượng: liều khởi đầu là 10 mg/ngày, liều điều trị là 5 - 20 mg/ngày, có thể lên đến liều 30 -40 mg/ngày. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM. Nhóm thuốc này thường được dùng để điều trị các triệu chứng trầm cảm, nên có tên là thuốc chống trầm cảm; tuy nhiên, trên lâm sàng, thuốc còn điều trị cả rối loạn lo âu Các triệu chứng trầm cảm có thể gặp trong nhiều loại rối loạn tâm thần khác nhau, như trong nhóm “Rối loạn tâm thần thực thể” (nhóm F0) với thể bệnh cảm xúc thực thể; nhóm “Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần” (nhóm F1), nhóm “Bệnh tâm thần phân liệt, các rối loạn phân liệt và các rối loạn hoang tưởng” và nhóm “Rối loạn khí sắc” (nhóm F3) Các thuốc chống trầm cảm được chia thành nhiều nhóm: thuốc chống trầm cảm 3 vòng, nhóm IMAO, nhóm SSRI, nhóm SNRI Ở đây chỉ trình bày các nhóm chống trầm cảm 3 vòng, nhóm SSRI, nhóm SNRI và Mirtazapine. THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM 3 VÒNG. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng ức chế tái hấp thu các chất nor-adrenaline và serotonine vào tế bào thấn kinh tiền tiếp hợp. Các nghiên cứu cho thấy, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng tác động trên chất chuyên chở ở màng tế bào của nhân xanh, làm giảm khả năng tái hấp thu nor-adrenaline. 1. CÔNG THỨC HOÁ HỌC: Thuốc chống trầm cảm 3 và 4 vòng khác nhau ở cấu trúc hóa học. Chống trầm cảm 3 vòng Chống trầm cảm 4 vòng 2. HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ. 2.1. ĐIỀU TRỊ CƠN TRẦM CẢM . 2.1.1. TỰ TỬ 25 • So sánh với giả dược: Trong một nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng với giả dược trong điều trị triệu chứng tự tử; kết quả cho thấy, tỷ lệ người có ý tưởng tự tử ở nhóm điều trị bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng thấp hơn ở nhóm giả dược. • So với thuốc khác nhóm: trong nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của Amitriptyline với Fluoxetine trên bệnh nhân trầm cảm tự tử; kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả của hai thuốc này tương đương nhau. 2.1.2. NGỦ ÍT. Các thử nghiệm lâm sàng cũng như kinh nghiệm trên lâm sàng cho thấy các thuốc chống trầm cảm 3 vòng đều điều trị được chứng mất ngủ hoặc ngủ ít 2.1.3. ĂN ÍT: • Nghiên cứu mở: các nghiên cứu cho thấy, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có hiệu quả trên triệu chứng ăn ít. • So sánh với thuốc khác nhóm: trong các công trình nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của amitriptyline với Mirtazapine; trong nhóm điều trị bằng Mirtazapine, tỷ lệ người lên cân vào khoảng 15-25%; cao gấp 2 lần tỷ lệ này ở nhóm điều trị bằng Amitriptyline. 2.1.4. THUYÊN GIẢM. • So với giả dược. Trong các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, imipramine là thuốc được nghiên cứu nhiều nhất, có 44 công trình so sánh hiệu quả của thuốc với giả dược; trong đó 30 công trình cho thấy thuốc có hiệu quả hơn giả dược. Trong một báo cáo kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của imipramine với giả dược trên 1.334 bệnh nhân; tỷ lệ thuyên giảm ở nhóm điều trị bằng imipramine là 65 % cao hơn tỷ lệ 30% của giả dược. Trong công trình phân tích các nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác với giả dược; tỷ lệ thuyên giảm của thuốc chống trầm cảm 3 vòng là 51% cao hơn tỷ lệ 30% của giả dược • So với các thuốc cùng nhóm. Trong hầu hết các nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng khác nhau, hiệu quả của các thuốc chống trầm cảm 3 vòng tương đương với nhau. 2.2. ĐIỀU TRỊ CŨNG CỐ. Trong một nghiên cứu của nhóm Pittsburgh, khoảng 80 % bệnh nhân điều trị phòng ngừa với imipramine vẫn đáp ứng điều trị sau 3 năm cao hơn tỷ lệ 10 % của giả dược. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng đều có thể dùng trong giai đoạn điều trị phòng ngừa, và hiệu quả của các thuốc thuộc nhóm này tương đương nhau 3. TÁC DỤNG PHỤ. 3.1. TỶ LỆ TỬ VONG. Tại Hoa kỳ, trong năm 2000, trong các thuốc có tỷ lệ tử vong cao nhất, amitriptyline chiếm vị trí thứ hai (sau acetaminophen), vượt qua tổng số chết của các loại thuốc nhóm SSRI, mặc dù số bệnh nhân dùng SSRI cao gấp 4,5 lần so với amitriptyline, ước tính, tỷ lệ tử vong do quá liều của amitriptyline là 8,5/1.000, của SSRI là 1.5/ 1.000; trong các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, Desipramine được coi là có tỷ lệ tử vong cao nhất. 26 3.2. BỆNH THẦN KINH. Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tính chất kháng acetylcholine nên có thể gây ra tình trạng mê sảng, co giật và run tay chân.. 3.3. BỆNH TIM MẠCH Hạ huyết áp tư thế: thường xảy ra, có thể bị té ngã, gãy cổ xương đùi. Tim đập nhamh, loạn nhịp tim: thường là nguyên nhân gây tử vong khi quá liều, nên thuốc chống trầm cảm 3 vòng cần hạn chế dùng cho người bệnh tim mạch, như người bị bloc nhánh tim Ngạnh tắc cơ tim, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của các bệnh nhân này. 4. DUNG NẠP. 4.1. TỶ LỆ BỎ THUỐC. Trong một công trình nghiên cứu so sánh hiệu quả điều trị của Mirtazapine, Venlafaxine, Amitriptyline và nhóm SSRI; kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bỏ thuốc trong nhóm điều trị bằng mirtazapine thấp hơn của nhóm điều trị bằng amitriptyline, và venlafaxine, tương đương với nhóm SSRI. 4.2. THAI KỲ. Trên lâm sàng, đã có một số báo cáo về dị tật bẩm sinh khi người mẹ dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng; tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm trong thai kỳ, và các thuốc này vẫn đươc coi là an toàn trong thai kỳ. 4.3. HỆ TIÊU HOÁ, Thuốc chống trầm cảm thường gây ra các biến chứng như khô môi, khô miệng, táo bón; các biến chứng này thường g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_hoa_duoc.pdf
Tài liệu liên quan