Giáo trình Kế toán thuế

MỤC LỤC

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ KẾ TOÁN THUẾ

1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế 1

2. Các yếu tố cấu thành của một sắc thuế 6

3. Phân loại thuế 8

4. Kế toán thuế 9

5. Sự tác động của thuế đối với kế toán tài chính 10

CHƯƠNG I

KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Mục tiêu của Chương I:

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 15

1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế giá trị gia tăng 15

1.1.1.1. Khái niệm 15

1.1.1.2. Đặc điểm 16

1.1.1.3. Ưu điểm 18

1.1.2. Nội dung cơ bản của luật thuế GTGT hiện hành 19

1.1.2.1. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 20

1.1.2.2. Căn cứ và phương pháp tính thuế GTGT 22

1.1.2.3. Hoàn thuế giá trị gia tăng 33

1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 34

1.2.1. Chứng từ sử dụng 34

1.2.2. Kế toán thuế giá trị gia tăng 34

1.2.2.1. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 34

1.2.2.2. Kế toán thuế phải nộp Nhà nước 39

1.2.2.3. Kế toán thuế GTGT được giảm trừ 45

1.2.2.4. Kế toán hoàn thuế giá trị gia tăng 45

CHƯƠNG II

KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

Mục tiêu của Chương II:

2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 53

2.1.1. Khái niệm và đặc điểm thuế tiêu thụ đặc biệt 53

2.1.1.1. Khái niệm 53

2.1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt 54

2.1.2. Nội dung cơ bản của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành 55

2.1.2.1. Đối tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt 56

2.1.2.2. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 56

2.1.2.3. Đối tượng không chịu thuế 57

2.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt 58

2.1.2.5. Hoàn thuế, khấu trừ thuế, giảm thuế 63

2.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT 65

2.2.1. Chứng từ sử dụng 65

2.2.2. Tài khoản sử dụng 66

2.2.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 66

2.2.3.1. Kế toán thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu 66

2.2.3.2. Kế toán thuế TTĐB của hàng hóa dịch vụ sản xuất trong nước 68

CHƯƠNG III

KẾ TOÁN THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU 75

3.1.1. Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu 75

3.1.2. Đặc điểm và vai trò thuế xuất – nhập khẩu 76

3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT THUẾ XUẤT – NHẬP KHẨU HIỆN HÀNH 77

3.2.1. Đối tượng nộp thuế; đối tượng được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thay thuế 78

3.2.2. Đối tượng chịu thuế 78

3.2.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế 79

3.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế xuất - nhập khẩu 79

3.2.4.1. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm 79

3.2.4.2. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối 90

3.2.5. Hoàn thuế, miễn thuế và giảm thuế 91

3.2.5.1. Các trường hợp được hoàn thuế 91

3.2.5.2. Miễn thuế 93

3.2.5.3. Giảm thuế 94

3.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP 94

3.3.1. Chứng từ sử dụng 94

3.3.2. Tài khoản sử dụng 94

3.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 95

3.3.3.1. Kế toán thuế xuất khẩu 95

3.3.3.2. Kế toán thuế nhập khẩu 96

CHƯƠNG IV

KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 107

4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 108

4.1.1.1. Khái niệm 108

4.1.1.2. Đặc điểm 108

4.1.2 Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 109

4.1.2.1. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 109

4.1.2.2. Thu nhập chịu thuế 110

4.1.2.3. Thu nhập được miễn thuế 111

4.1.2.4. Căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp 112

4.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 130

4.2.1. Chứng từ sử dụng 130

4.2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 130

4.2.2.1. Tài khoản sử dụng 130

4.2.2.2. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 132

4.2.3. Kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả 133

4.2.3.1. Tài khoản sử dụng 136

4.2.3.2. Một số nghiệp vụ về chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 138

CHƯƠNG V

KẾ TOÁN CÁC LOẠI THUẾ KHÁC

5.1. KẾ TOÁN THUẾ NHÀ ĐẤT 147

5.1.1. Khái niệm 147

5.1.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế 149

5.1.3. Căn cứ tính thuế và mức thuế thuế 151

quản lý sử dụng 155

5.1.4. Kế toán thuế nhà đất 155

5.2. KẾ TOÁN THUẾ TÀI NGUYÊN 156

5.2.1. Khái niệm 156

5.2.2. Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế 157

5.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 159

5.2.4. Kế toán thuế tài nguyên 165

5.3. KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 166

5.3.1. Khái niệm và đối tượng nộp thuế 166

5.3.2. Các khoản thu nhập chịu thuế và không thuộc diện chịu thuế 168

5.3.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế 169

5.3.4. Kế toán thuế thu nhập cá nhân 171

5.4. THUẾ MÔN BÀI 172

5.4.1. Khái niệm 172

5.4.2. Đối tượng nộp thuế 173

5.4.3. Mức nộp thuế môn bài 173

5.4.4. Kế toán thuế Môn bài 175

 

doc202 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình Kế toán thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quy định của pháp luật thì được hoàn lại số tiền thuế đã nộp. - Các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định trong lĩnh vực hải quan, hàng hoá đang trong sự giám sát, quản lý của cơ quan hải quan là tang vật vi phạm, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định tịch thu hàng hoá thì được hoàn lại số tiền thuế xuất khẩu hoặc thuế nhập khẩu đã nộp. - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã nộp thuế nhưng sau đó được miễn thuế, hoàn thuế theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hoàn thuế. 3.2.5.2. Miễn thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp sau đây được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: - Hàng hoá tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định; - Hàng hoá là tài sản di chuyển theo quy định của Chính phủ; - Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao tại Việt Nam theo định mức do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; - Hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngoài để gia công cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công; - Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh do Chính phủ quy định; - Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án khuyến khích đầu tư, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); để phục vụ hoạt động dầu khí; sử dụng trực tiếp vào hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. - Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất của dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn năm năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất; - Hàng hoá sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước; trường hợp có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài thì khi nhập khẩu vào thị trường trong nước chỉ phải nộp thuế nhập khẩu trên phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu cấu thành trong hàng hóa đó; 3.2.5.3. Giảm thuế Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếu bị hư hỏng, mất mát được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định chứng nhận thì được xét giảm thuế tương ứng với tỷ lệ tổn thất thực tế của hàng hoá. 3.3. NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP 3.3.1. Chứng từ sử dụng Bộ chứng từ tùy theo từng trường hợp có thể bao gồm các loại sau: Tờ khai hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ (HQ/2010-TC); Phiếu theo dõi xuất – nhập khẩu từng lần (Mẫu 04A-PTD/2010); Giấy chứng nhận xuất xứ; Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với hàng nông sản, thực phẩm; Phiếu đóng gói; Một số chứng từ cần thiết khác như: tờ khai hải quan, biên lai thuế và phí các loại Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có; Phiếu nhập, phiếu xuất, 3.3.2. Tài khoản sử dụng Tài khoản 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Số dư đầu kỳ (bên Có): Thuế xuất nhập khẩu phải nộp Bên Nợ: Thuế xuất nhập khẩu đã nộp Nhà nước Bên Có: Thuế xuất nhập khẩu phát sinh trong kỳ. Dư Có: Thuế xuất nhập khẩu phải nộp. Nợ Tài khoản 3333 Có Dư đầu kỳ Tổng số phát sinh Nợ Tổng số phát sinh Có Dư Có 3.3.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu 3.3.3.1. Kế toán thuế xuất khẩu (1) Khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế nhập khẩu: Nợ TK 111, 112, 131: Phải thu của khách hàng Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ví dụ 1: DN A xuất khẩu một lô hàng hóa X với giá gốc 80.000.000 đ, giá bán chưa thuế 100.000.000 đ, thuế xuất khẩu 0% chưa thu tiền. BT1: Nợ TK 632: 80.000.000 Có TK 156: 80.000.000 BT2: Nợ TK 131: 100.000.000 Có TK 511: 100.000.000 - Khi tính ra số thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Ví dụ 2: DN A xuất kho chuyển HH ra cảng xuất khẩu bán cho DN B ở nước X, giá kho 200.000.000, giá bán là 15.000 USD, giá FOB, thuế XK 5%, tỷ giá thực tế 20.000 đồng/USD, chưa nộp thuế, doanh nghiệp B chưa thanh toán tiền hàng. Cuối kỳ khách hàng đã nhận được hàng. BT1: Xuất kho chuyển hàng: Nợ TK 157: 200.000.000 Có TK 156: 200.000.000 BT2: Hàng đã XK: Nợ TK 632: 200.000.000 Có TK 157: 200.000.000 BT3: Doanh thu: Nợ TK 131: 300.000.000 Có TK 511: 300.000.000 BT4: Thuế xuất khẩu phải nộp: Nợ TK 511: 15.000.000 Có TK 3333: 15.000.000 - Khi nộp thuế: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112: Tổng số tiền Ví dụ 3: Chi tiền gửi ngân hàng nộp thuế xuất khẩu ở VD2: Nợ TK 3333: 15.000.000 Có TK 112: 15.000.000 (2) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng vì lý do nào đấy buộc nhập khẩu trở lại được xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp: BT1: Phản ánh giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại: Nợ TK 151, 155, 156: Hàng mua đang đi đường, thành phẩm, hàng hóa. Có TK 632: Giá vốn hàng bán BT2: Phản ánh tiền phải trả người mua về hàng xuất khẩu bị trả lại: Nợ TK 531: Hàng bán bị trả lại Có TK 111, 112, 131: Phải thu của khách hàng BT3: Thuế xuất khẩu được hoàn lại bằng tiền hoặc trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu (nếu trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau) Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền (nếu được hoàn lại bằng tiền) Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Ví dụ 4: Do hàng bị lỗi nên DN B trả lại toàn bộ số hàng bị lỗi, doanh nghiệp A nhận lại hàng, số thuế xuất khẩu đã nộp được hoàn lại bằng tiền gửi ngân hàng. BT1: Giá trị hàng xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại: Nợ TK 156: 200.000.000 Có TK 632: 200.000.000 BT2: Hàng xuất khẩu bị trả lại: Nợ TK 531: 300.000.000 Có TK 131: 300.000.000 BT3: Thuế xuất khẩu được hoàn lại: Nợ TK 112: 15.000.000 Có TK 511: 15.000.000 3.3.3.2. Kế toán thuế nhập khẩu (1) Khi nhập khẩu vật liệu, hàng hóa: Nợ TK 152, 153, 156, 211...: Có TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu Có TK 111, 112, 331: Tổng số tiền (2) Khi nộp thuế: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 111, 112: Tổng số tiền Ví dụ 5: Nhập khẩu một số công cụ trị giá 400 USD, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất GTGT 10%, tỷ giá thanh toán 21.000 VND/USD. Tiền chưa thanh toán, chi TGNH nộp thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu. a. Nợ TK 153: 10.080.000 Có TK 331: 8.400.000 Có TK 3333: 1.680.000 b. Nợ TK 133: 1.008.000 Có TK 33312: 1.008.000 c. Nợ TK 3333: 1.680.000 Nợ TK 33312: 1.008.000 Có TK 112: 2.688.000 (3) Trường hợp hoàn thuế nhập khẩu: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 152, 156: Nguyên vật liệu, hàng hóa (4) Đã nhập khẩu nhưng vì lý do nào đó phải xuất trả lại chủ hàng nước ngoài, được xét hoàn lại thuế nhập khẩu đã nộp và không phải nộp thuế xuất khẩu: - Giá trị hàng nhập khẩu xuất trả lại chủ hàng nước ngoài: Nợ TK 331: Phải trả cho người bán (giá nhập khẩu không có thuế nhập khẩu) Có TK 152, 156, 211: NVL, hàng hóa, TSCĐ, - Được hoàn thuế nhập khẩu nhưng trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau: Nợ TK 3333: hoàn thuế nhập khẩu nhưng trừ vào số thuế phải nộp kỳ sau. Nợ TK 111, 112: Hoàn thuế nhập khẩu bằng tiền Có TK 152, 156, 211: Số thuế nhập khẩu đã nộp (5) Khi được giảm thuế: Nợ TK 3333: Thuế xuất, nhập khẩu Có TK 711: Thu nhập khác TÓM TẮT CHƯƠNG III Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào các mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu. Đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu là tổ chức cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa. Đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu là hàng hóa được phép xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, kể cả hàng hóa được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Căn cứ để tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là số lượng hàng hóa, giá tính thuế và thuế suất của mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được tính: Số thuế XK hay NK phải nộp = Số lượng từng mặt hàng XK hay NK x Trị giá tính thuế trên một đơn vị HH x Thuế suất của từng mặt hàng Số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan Giá tính thuế: Đối với hàng hoá xuất khẩu theo hợp đồng: Giá tính thuế là giá FOB - Là giá bán tại cửa khẩu xuất không bao gồm phí vận tải (F) và phí bảo hiểm (I); Đối với hàng hoá nhập khẩu: giá tính thuế là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên và được xác định bằng cách áp dụng tuần tự sáu phương pháp xác định trị giá tính thuế và dừng ngay ở phương pháp xác định được trị giá tính thuế. Thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy đinh đối với từng loại hàng hóa, được xác định dựa trên biểu thuế suất của luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Đối với hàng hóa áp dụng thuế suất tuyệt đối Số thuế XK, NK phải nộp = Số lượng từng đơn vị mặt hàng thực tế XK, NK ghi trong tờ khai hải quan x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa BÀI TẬP CHƯƠNG III I. TRẮC NGHIỆM 1. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế đánh vào: a. Các mặt hàng xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam b. Các mặt hàng được phép xuất, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam c. Các mặt hàng đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại. d. Cả b, c đều đúng 2. Hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan thuộc diện: a. Không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu b. Chịu thuế xuất khẩu c. Chịu thuế nhập khẩu d. Cả b, c đều đúng 3. Hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước thuộc diện: a. Không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu b. Chịu thuế xuất khẩu c. Chịu thuế nhập khẩu d. Cả b, c đều đúng 4. Hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại thuộc diện: a. Không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu b. Chịu thuế xuất khẩu, không thuộc diện chịu thuế nhập khẩu c. Chịu thuế nhập khẩu; không thuộc diện chịu thuế xuất khẩu d. Thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩu 5. Hàng hóa nào sau đây là đối tượng chịu thuế xuất, nhập khẩu: a. Hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngoài, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. b. Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. c. Hàng là quà biếu, quà tặng của tổ chức nước ngoài gửi cho tổ chức, cá nhân ở Việt Nam. d. Cả a, b, c đều sai. 6. Các đối tượng nào sau đây không thuộc đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu: a. Hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại. b. Hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ Việt Nam. c. Hàng hóa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác. d. Cả a, b, c đều đúng 7. Đối tượng nộp thuế xuất, nhập khẩu là: a. Tất cả các tổ chức, cá nhân xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định qua biên giới Việt Nam. b. Tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định qua biên giới Việt Nam. c. Tất cả các tổ chức xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định qua biên giới Việt Nam. d. Tất cả các tổ chức xuất, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Việt Nam. 8. Số lượng hàng hóa làm căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu là: a. Số lượng của từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu ghi trong tờ khai Hải quan. b. Số lượng của từng mặt hàng trên hợp đồng của doanh nghiệp. c. Số lượng của từng mặt hàng ghi trong tờ khai Hải quan d. Số lượng của từng mặt hàng ghi trong tờ khai Hải quan nếu số lượng của từng mặt hàng ghi trong tờ khai Hải quan lớn hơn số lượng của từng mặt hàng thực tế xuất, nhập khẩu. 9. Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa là: a. Giá FOB (không bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) b. Giá CIF (bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) c. Giá FOB (bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) d. Giá CIF (không bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) 10. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa là: a. Giá FOB (không bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) b. Giá CIF (bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) c. Giá FOB (bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) d. Giá CIF (không bao gồm phí vận chuyển (F) và bảo hiểm (I)) 11. Giá tính thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu không có hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng không hội đủ các điều kiện theo quy định là: a. Giá do cơ quan Hải quan quy định b. Giá ghi trong tờ khai Hải quan c. Giá của hàng hóa tương đương xuất, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa d. Không tính thuế xuất nhập khẩu 12. Giá tính thuế xuất, nhập khẩu được tính bằng: a. Tiền đồng Việt Nam b. Tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ dùng để thanh toán trên hợp đồng của doanh nghiệp c. Tiền USD d. Đồng tiền khác do doanh nghiệp ghi trong tờ khai Hải quan 13. Thuế xuất nhập khẩu nộp cho Nhà nước bằng phương thức a. Thanh toán tiền mặt bằng tiền đồng Việt Nam b. Thanh toán chuyển khoản bằng tiền đồng Việt Nam c. Thanh toán chuyển khoản bằng USD và quy ra đồng Việt Nam d. Cả a, b, c đều đúng 14. Khi xuất khẩu rượu nhà sản xuất rượu phải nộp a. Miễn thuế b. Thuế xuất khẩu c. Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB d. Thuế xuất khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT 15. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, nhập khẩu là: a. Ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan Hải quan theo quy định của Luật Hải quan. b. Ngày ký hợp đồng mua bán của doanh nghiệp với nước ngoài. c. Ngày đối tượng nộp thuế nhận được hàng đối với trường hợp nhập khẩu, hoặc đưa hàng ra khỏi cảng, cửa khẩu đối với trường hợp xuất khẩu. d. Ngày hàng hóa nhập khẩu cập cảng hoặc hàng hóa xuất khẩu đưa ra khỏi cảng. 16. Thời hạn nộp thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu là: a. Nộp xong thuế trước khi nhận hàng b. 15 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan c. 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan d. 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan 17. Đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt luật pháp về thuế, có hàng hóa nhập khẩu là vật tư, vật liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì thời hạn nộp thuế nhập khẩu là: a. Nộp ngay khi làm thủ tục nhập khẩu. b. 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan c. 275 ngày kể từ ngày hàng nhập khẩu cập cảng đến đầu tiên d. 275 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan 18. Đối với đối tượng nộp thuế chấp hành tốt pháp luật về thuế, có hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập thì thời hạn nộp thuế xuất, nhập khẩu là: a. Nộp ngay khi làm thủ tục nhập khẩu b. 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai Hải quan c. 15 ngày kể từ ngày hết hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập d. 30 ngày kể từ ngày hết hạn của cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập. 19. Những hàng hóa nào sau đây thuộc diện miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu a. Hàng hóa viện trợ không hoàn lại b. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất hoặc tạm xuất – tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm. c. Hàng hóa tư các tổ chức, cá nhân nước ngoài gởi tặng cho tổ chức, cá nhân trong nước hoặc ngược lại. d. Cả a, b đều đúng 20. Các trường hợp nào sau đây được hoàn thuế xuất, nhập khẩu a. Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu nhưng không xuất khẩu nữa b. Hàng hóa đã nộp thuế xuất khẩu nhưng thực tế xuất khẩu ít hơn c. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu d. Cả a, b, c đều đúng II. BÀI TẬP Bài 1: Nhà máy thuốc lá A, trong tháng có các số liệu sau: Nhập khẩu thuốc lá đã cắt thành sợi để làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu có đầu lọc. Tổng giá trị hàng nhập khẩu theo điều kiện CIF quy ra đồng Việt Nam là 20 tỷ đồng, nhà máy sử dụng 60% nguyên liệu đưa vào chế biến tạo ra 500.000 cây thuốc lá thành phẩm. Nhà máy xuất khẩu 300.000 cây thuốc lá thành phẩm với giá CIF tính ra đồng Việt Nam là 120.000 đồng/cây thuốc thành phẩm, bán trong nước 100.000 cây thuốc lá thành phẩm với giá chưa thuế GTGT là 150.000 đồng/cây thuốc thành phẩm. Yêu cầu: Xác định các loại thuế: nhập khẩu, xuất khẩu, thuế TTĐB, các thuế được hoàn (nếu có) liên quan cho nhà máy thuốc lá A. Biết rằng: Thuế suất thuế xuất khẩu là 5%. Thuế suất thuế nhập khẩu là 30%. Thuế suất thuế TTĐB của thuốc lá là 65%. Phí bảo hiểm và vận chuyển quốc tế chiếm 2% CIF. Trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định theo phương pháp thứ nhất. Bài 2: Tại Công ty thương mại X nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ tính thuế có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: I/ Mua hàng: Mua 20.000 sản phẩm A với giá chưa thuế GTGT là 50.000 đồng/sản phẩm. Mua 5.000 sản phẩm B với giá đã có thuế GTGT là 60.000 đồng. Sản phẩm, 2.000 sản phẩm B với giá chưa có thuế là 55.000 đồng/sản phẩm. Mua của một doanh nghiệp chế xuất 10.000 sản phẩm với giá 80.000 đồng/sản phẩm, của Công ty K 3.000 sản phẩm B với giá chưa thuế là 90.000 đồng/sp. II/ Tiêu thụ: Bán lẻ 10.000 sản phẩm A với giá đã gồm thuế GTGT là 55.000 đồng/sản phẩm, 5.000 sản phẩm A với giá chưa thuế GTGT là 52.000 đồng/sản phẩm. Xuất khẩu ra nước ngoài theo giá FOB 6.000 sản phẩm B với giá 80.000 đồng/sản phẩm, và bán trong nước 1.000 sản phẩm B với giá chưa thuế GTGT là 75.000 đồng/sản phẩm. Bán cho siêu thị trong nước 8.000 sản phẩm C với giá: 5.000 sản phẩm v ới giá chưa thuế GTGT là 95.000 đồng/sản phẩm và 3.000 sản phẩm với giá chưa thuế là 98.000 đồng/sản phẩm. - Yêu cầu: Xác định thuế nhập khẩu, xuất khẩu, phải nộp của Công ty thương mại X. - Biết rằng: Thuế GTGT của các mặt hàng là 10%. Các sản phẩm A, B, C không thuộc diện chịu thuế TTĐB, Thuế nhập khẩu của sản phẩm C là 10%. Thuế xuất khẩu của sản phẩm B là 5%. Bài 3: Tại Công ty xuất nhập khẩu A, trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau: 1. Nhập khẩu 3 lô hàng đều có xuất xứ từ nước X, cả 3 lô hàng đều mua theo giá FOB, tổng chi phí vận chuyển cho cả 3 lô hàng từ cảng nước X đến cảng Việt Nam là 9.000 USD.. Lô hàng A1 có tổng trị giá 20.000 USD, được mua bảo hiểm với giá 2% giá FOB. Lô hàng A2 gồm 10.000 sản phẩm, đơn giá 5 USD/sản phẩm, được mua bảo hiểm với giá là 1,5% giá FOB. Lô hàng A3 gồm 2.000 sản phẩm, đơn giá 100 USD/sản phẩm, được mua bảo hiểm với giá 1% giá FOB. Tỷ giá tính thuế nhập khẩu là 20.000 đồng/USD, trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định là giá CIF. Thuế suất thuế nhập khẩu hàng A1 là 10%, hàng A2 là 15% và hàng A3 là 20%. 2. Công ty ký hợp đồng nhận gia công cho nước ngoài, theo hợp đồng Công ty nhập khẩu 100.000 kg nguyên liệu theo giá CIF là quy đổi ra đồng Việt Nam 30.000 đồng/kg. Theo định mức được giao thì phí Việt Nam phải hoàn thành 10.000 thành phẩm từ số nguyên liệu trên. Tuy nhiên, khi giao hàng thì có 1.000 thành phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng nên bên nước ngoài trả lại. Biết rằng, thuế suất thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu là 10%, thuế suất thuế xuất khẩu đối với thành phẩm là 2%, trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định là giá CIF. Yêu cầu: Xác định các thuế xuất khẩu, nhập khẩu mà Công ty xuất nhập khẩu A phải nộp trong kỳ. Bài 4: Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu ABC, trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh sau: 1. Nhập khẩu 15.000 sản phẩm A theo giá CIF quy ra đồng Việt Nam là 60.000 đồng/sản phẩm. Theo biên bản giám định của cơ quan chức năng có 1.000 sản phẩm bị hỏng hoàn toàn do thiên tai trong quá trình vận chuyển. 2. Nhập khẩu 5.000 sản phẩm B theo giá CIF là 5 USD/sản phẩm. Qua kiểm tra hải quan xác định thiếu 500 sản phẩm. Tỷ giá tính thuế là 20.800 đồng/USD. 3. Xuất khẩu 300 tấn sản phẩm C, giá bán tại kho là 5.000.000 đồng/tân, chi phí vận chuyển từ kho đến cảng là 200.000 đồng/tấn. Biết rằng: thuế suất thuế nhập khẩu sản phẩm A là 10%, B là 15%; thuế xuất khẩu sản phẩm C là 2%; trị giá tính thuế nhập khẩu được xác định là giá CIF. Yêu cầu: Xác định thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp trong kỳ của Công ty ABC. Bài 5: Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất nhập khẩu A hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Dư đầu kỳ: (ĐVT: đồng) TK 133: 50.000.000 TK 3332: 120.000.000 TK 3333: 60.000.000 Trong kỳ: 1. DN xuất bán một lô sản phẩm trị giá xuất kho 300.000.000, thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 30%, giá bán 450.000.000, thuế GTGT 10%, thuế xuất khẩu 0%, đã thu một nửa số tiền. Doanh nghiệp nộp thuế TTĐB bằng tiền mặt. 2. DN chuyển khoản nộp NSNN các khoản thuế TTĐB và thuế xuất nhập khẩu. 3. Nhập khẩu một lô nguyên liệu trị giá 500.000.000 thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 60%, thuế suất thuế nhập khẩu 3%, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán và nộp thuế bằng TGNH. 4. Xuất khẩu một lô sản phẩm giá xuất kho 350.000.000, giá bán 450.000.000, thuế suất thuế xuất khẩu là 3%, đã thu 50% quan ngân hàng. Doanh nghiệp nộp thuế xuất khẩu bằng chuyển khoản. 5. Nhập khẩu một dây chuyền sản xuất trị giá 50.000 USD chưa thanh toán cho nhà cung cấp, thuế nhập khẩu phải nộp là 20%, thuế GTGT phải nộp được khấu trừ là 10%, tỷ giá thực tế phát sinh là 20.000 đồng/USD. Các chi phí phát sinh liên quan đến TSCĐ này được kế toán tập hợp: Xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất thử là 10.000.000 Dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán là 20.000.000 Chi phí khác phát sinh thanh toán bằng tiền mặt là 15.000.000 Chi phí thuê chuyên gia thanh toán bằng chuyển khoản 12.000.000 Các khoản giải chi tạm ứng liên quan đến dây chuyền sản xuất 2.000.000 6. Nhập khẩu một lô hàng trị giá 25.000 USD thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB với thuế suất 60%. Thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán cho người bán bằng TGNH. Tỷ giá thực tế phát sinh lúc đó là 20.200.000 đồng/USD. 7. Xuất khẩu chuyển hàng ra cảng xuất khẩu, giá xuất khẩu 150.000.000, giá bán là 12.000 USD, giá FOB, thuế xuất khẩu 3%, tỷ giá thực tế 20.000 đồng/USD, chưa nộp thuế. Cuối kỳ khách hàng đã nhận được hàng. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Kkkkk K K K K K K K k k k k k k CHƯƠNG IV KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Mục tiêu của chương IV: Những vấn đề chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: khái niệm, đặc điểm. Nội dung cơ bản của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Người nộp thuế TNDN, thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế, căn cứ và phương pháp tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Nội dung công tác kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp: Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; kế toán tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả. 4.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của thuế. Hiện nay ở các nước phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách Nhà nước và thực hiện phân phối thu nhập. Mức thuế cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là khác nhau, điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân phối thu nhập của từng quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau: + Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ yêu cầu thực hiện chức năng tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. + Sự ra đời của thuế thu nhập doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu tài chính của Nhà nước. Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức. Qua 4 năm thực hiện, Luật thuế TNDN ngày 10/05/1997 được thay thế bởi Luật 09/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 17/06/2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004. Nhìn chung, Luật thuế TNDN năm 2003 đã đạt mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, góp phần đảm bảo nguồn thu quan trọng của NSNN, thúc đẩy cải cách hành chính trong quản lý thuế và ưu đãi đầu tư. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Bộ Tài chính đã xây dựng Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03/06/2008, hiệu lực từ ngày 01/01/2009 4.1.1. Khái niệm, đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 4.1.1.1. Khái niệm Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời bắt nguồn từ các lý do chủ yếu sau đây: - Thuế TNDN được sử dụng để điều tiết thu nhập của các nhà đầu tư nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội. - Thuế TNDN là một trong các nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước và có xu hướng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docgiao_trinh_ke_toan_thue.doc
Tài liệu liên quan