Giáo trình mô đun Chuẩn bị hành trình cho tàu cá

ĐỀ MỤC TRANG

Lời giới thiệu . 2

Mục lục . 4

Bài 1: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình . 6

Mục tiêu . 6

A. Nội dung . 6

1. Chuẩn bị . 6

2. Xác định các điểm trên hành trình . 7

3. Đo toạ độ các điểm trên hành trình . 8

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 10

C. Ghi nhớ . 10

Bài 2: Xác định hướng đi giữa hai điểm trên hành trình . 12

Mục tiêu . 12

A. Nội dung . 12

1. Chuẩn bị . 12

2. Xác định hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ

nhất . 12

3. Xác định hướng đi từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển

hướng thứ hai . 12

4. Xác định hướng đi từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích . 13

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 15

C. Ghi nhớ . 15

Bài 3: Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình . 16

Mục tiêu . 16

A. Nội dung . 16

1. Chuẩn bị . 16

2. Xác định khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ

nhất . 16

3. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm

chuyển hướng thứ hai . 16

4. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm

đích . 17

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 17

C. Ghi nhớ . 17

Bài 4: Xác định các thời điểm chuyển hướng và thời gian đi trên hành

trình . 18

Mục tiêu . 18

A. Nội dung . 185

1. Chuẩn bị . 18

2. Xác định thời điểm chuyển hướng thứ nhất . 18

3. Xác định thời điểm chuyển hướng thứ hai . 18

4. Xác định thời điểm tàu đến đích . 19

5. Xác định thời gian đi trên hành trình . 19

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 20

C. Ghi nhớ . 20

Bài 5: Kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải . 21

Mục tiêu . 21

A. Nội dung . 21

1. Kiểm tra thiết bị cứu sinh . 21

1.1. Kiểm tra phao áo cá nhân . 21

1.2. Kiểm tra phao tròn cá nhân . 21

1.3. Kiểm tra bè cứu sinh . 22

2. Kiểm tra thiết bị cứu hoả . 24

2.1. Kiểm tra bình cứu hoả . 24

2.2. Kiểm tra dụng cụ cứu hoả khác . 25

3. Kiểm tra thiết bị cứu thủng . 25

3.1. Kiểm tra vợt rà lỗ thủng . 25

3.2. Kiểm tra nêm và nút gỗ . 26

3.3. Kiểm tra thảm chống thủng . 26

3.4. Kiểm tra dụng cụ chống thủng khác . 27

4. Kiểm tra thiết bị phát tín hiệu cấp cứu . 28

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 28

C. Ghi nhớ . 28

Hướng dẫn giảng dạy mô đun . 29

I. Vị trí, tính chất của mô đun . 29

II. Mục tiêu . 29

III. Nội dung chính của mô đun . 29

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 30

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 33

VI. Tài liệu tham khảo . 34

pdf36 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Chuẩn bị hành trình cho tàu cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lỗ thủng .................................................................... 25 3.2. Kiểm tra nêm và nút gỗ ..................................................................... 26 3.3. Kiểm tra thảm chống thủng ............................................................... 26 3.4. Kiểm tra dụng cụ chống thủng khác .................................................. 27 4. Kiểm tra thiết bị phát tín hiệu cấp cứu ................................................. 28 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 28 C. Ghi nhớ ................................................................................................ 28 Hướng dẫn giảng dạy mô đun .................................................................. 29 I. Vị trí, tính chất của mô đun .................................................................. 29 II. Mục tiêu ............................................................................................... 29 III. Nội dung chính của mô đun ................................................................ 29 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ....................................... 30 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .................................................. 33 VI. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 34 Danh sách Ban chủ nhiệm ........................................................................ 35 Danh sách Hội đồng nghiệm thu .............................................................. 35 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ HÀNH TRÌNH CHO TÀU CÁ Mã mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Chuẩn bị hành trình cho tàu cá” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản về: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình, hướng đi giữa hai điểm trên hành trình, khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình, các thời điểm chuyển hướng và thời gian đi trên hành trình và kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải trang bị trên tàu. Môn học được giảng dạy trong phòng học kết hợp với thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc môn học phối hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Xác định toạ độ các điểm trên hành trình Mục tiêu: - Mô tả hành trình của tàu - Chọn được điểm xuất phát, các điểm chuyển hướng, điểm đích trên hành trình của tàu. - Đo toạ độ của các điểm trên hành trình A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Kế hoạch hành trình Lập kế hoạch hành trình là thiết kết một kế hoạch chạy tàu trước khi hành trình bắt đầu. Đây là một việc cần thiết để đảm bảo tàu hành trình một cách an toàn từ nơi neo đậu tàu đến ngư trường, từ ngư trường này đến ngư trường khác, từ ngư trường về nơi neo đậu tàu hoặc ngược lại. Kế hoạch hành trình thay đổi theo từng chuyến đi biển tuỳ thuộc vào ngày, giờ, nơi neo đậu tàu, ngư trường khai thác. Kế hoạch hành trình phải nhằm thiết kế một đường đi thuận lợi tối ưu nhất trên cơ sở duy trì giới hạn an toàn thích hợp. 1.2. Các chú ý khi lập kế hoạch hành trình của tàu 7 - Tình hình thời tiết, gió, nước, thuỷ triều, giao thông, mật độ tàu thuyền đánh cá. - Dự kiến tình hống thời tiết xấu, nơi trú gió, bão... - Chướng ngại vật nguy hiểm. - Những điểm chuyển hướng quan trọng cần có những mục tiêu nổi bật, rõ rệt. 1.3. Công tác chuẩn bị lập kế hoạch hành trình - Thu thập các thông tin về thời tiết, thuỷ văn, tình hình gió, bão... - Chuẩn bị và tìm hiểu hải đồ khu vực tàu hoạt động - Chuẩn bị dụng tác nghiệp hải đồ: com pa, thước tam giác, thước đo độ, thước song song, bút chì, tẩy... - Chuẩn bị sổ tay, bút .... 2. Xác định các điểm trên hành trình Khi xác định các điểm trên hành trình: Điểm xuất phát, các điểm chuyển hướng, điểm đích, cần tìm hiểu kỹ đặc điểm khu vực mà tàu sẽ hoạt động, sao cho khi nối hai điểm liên tiếp trên hành trình thì các đoạn thẳng đó không cắt qua chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn... đã được đánh dấu trên hải đồ. 2.1. Xác định điểm xuất phát - Điểm xuất phát phải từ nơi neo đậu được chỉ rõ trên hải đồ. - Chuyển tải các thông tin có liên quan lên hải đồ cùng những ghi chú cần thiết. 2.2. Xác định các điểm chuyển hướng - Căn cứ điểm xuất phát đã chọn trên hải đồ, tình hình gió, nước, thời tiết, chướng ngại vật nguy hiểm... kẻ hướng đi thứ nhất trên hải đồ. - Căn cứ vào ngư trường đánh bắt, tình hình gió, nước, thời tiết, chướng ngại vật nguy hiểm... để đường đi ngắn nhất và an toàn nhất, chọn: + Điểm chuyển hướng thứ nhất. + Từ điểm chuyển hướng thứ nhất đã chọn, kẻ hướng đi thứ hai. + Trên hướng đi thứ hai chọn điểm chuyển hướng thứ hai ...... 2.3. Xác định điểm đích Tuỳ thuộc vào chuyến biển để chọn điểm đích: 8 Điểm đích có thể là nơi neo đậu tàu thuyền hoặc ngư trường khai thác Hình 1-1: Sơ đồ xác định các điểm trên hành trình 3. Đo toạ độ các điểm trên hành trình Sử dụng dụng cụ tác nghiệp đo trên hải đồ: 3.1. Đo toạ độ điểm xuất phát 9 3.1.1. Đo vĩ độ điểm xuất phát - Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần điểm xuất phát nhất. - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm xuất phát. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm xuất phát và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm xuất phát. 3.1.2. Đo kinh độ điểm xuất phát - Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần điểm xuất phát nhất. - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm xuất phát. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm xuất phát và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của điểm xuất phát. 3.2. Đo toạ độ các điểm chuyển hướng 3.2.1. Đo vĩ độ điểm chuyển hướng - Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần điểm chuyển hướng nhất. - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển hướng. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm chuyển hướng và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm chuyển hướng. 3.2.2. Đo kinh độ điểm chuyển hướng - Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần điểm chuyển hướng nhất. 10 - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển hướng. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm chuyển hướng và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của điểm chuyển hướng. 3.3. Đo toạ độ điểm đích 3.3.1. Đo vĩ độ điểm đích - Đặt mép thước song song trùng với đường vĩ tuyến trên hải đồ gần nhất so với điểm đích. - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm chuyển hướng. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm đích và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên dọc của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị vĩ độ của điểm đích. 3.2.2. Đo kinh độ điểm đích - Đặt mép thước song song trùng với đường kinh tuyến trên hải đồ gần nhất so với điểm đích. - Dịch chuyển thước song song, sao cho mép thước đi qua điểm đích. - Đặt một cạnh của thước êke sát với mép thước song song đi qua điểm đích và dịch chuyển thước êke sao cho mép thước êke trượt trên mép thước song song cho đến khi cắt đường biên ngang của hải đồ thì dừng lại. - Dùng bút chì đánh dấu điểm cắt nhau nói trên và đọc giá trị kinh độ của điểm đích. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị để lập hành trình cho tàu? Bài tập thực hành 2: Thực hành chọn các điểm trên hành trình và đo toạ độ của chúng trên hải đồ. C. Ghi nhớ: 11 - Cần tìm hiểu kỹ hải đồ khu vực tàu hoạt động trước khi xây dựng kế hoạch hành trình. - Cần ghi nhớ các thao tác đo toạ độ của 1 điểm trên hải đồ. 12 Bài 2: Xác định hƣớng đi giữa hai điểm trên hành trình Mục tiêu: Mục tiêu: - Mô tả cách đo và tiến hành đo hướng đi giữa hai điểm trên hành trình. - Đọc chính xác hướng đi đo được. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị: - Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp. - Các điểm: xuất phát, chuyển hướng, điểm đích trên hành trình 2. Xác định hƣớng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hƣớng thứ nhất Cách 1: - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm xuất phát và điểm chuyển hướng thứ nhất. - Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía điểm chuyển hướng thứ nhất). - Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất. Cách hai: - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm xuất phát và điểm chuyển hướng thứ nhất. - Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song. - Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất. - Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước êke. - Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 1800, căn cứ vào hướng cần đo để chọn một trong hai giá trị cho phù hợp. 3. Xác định hƣớng đi từ điểm chuyển hƣớng thứ nhất đến điểm chuyển hƣớng thứ hai Cách 1: 13 - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng thứ nhất và điểm chuyển hướng thứ hai. - Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía điểm chuyển hướng thứ hai). - Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai. Cách hai: - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng thứ nhất và điểm chuyển hướng thứ hai. - Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song. - Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất. - Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước êke. - Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai. Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 1800, căn cứ vào hướng cần đo để chọn một trong hai giá trị cho phù hợp. Tương tự như trên ta xác định được hướng đi giữa các điểm chuyển hướng tiếp theo. 4. Xác định hƣớng đi từ điểm chuyển hƣớng cuối cùng đến điểm đích Cách 1: - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng cuối cùng và điểm đích. - Dịch chuyển thước song song để mép thước đi qua tâm hoa hải đồ, dùng bút chì đánh dấu vị trí mép thước cắt vòng chia độ của hoa hải đồ (vị trí hướng về phía điểm đích). - Đọc giá trị trên vành chia độ vừa đánh dấu ta được hướng đi từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích. 14 Hình 2-1: Hướng đi giữa hai điểm trên hành trình Cách hai: - Đặt mép thước song song đồng thời đi qua điểm chuyển hướng cuối cùng và điểm đích. - Đặt cạnh huyền của thước êke áp sát vào mép thước song song. 15 - Dịch chuyển thước êke trượt theo mép thước song song cho đến khi tâm của vành chia độ trên thước êke nằm trên đường kinh tuyến gần nhất. - Đọc giá trị tại điểm giao giữa đường kinh tuyến với vành chia độ trên thước êke. Giá trị đọc được chính là hướng đi từ điểm chuyển hướng cuối cung đến điểm đích. Chú ý: có hai giá trị hơn kém nhau 1800, căn cứ vào hướng cần đo để chọn một trong hai giá trị cho phù hợp. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Kẻ hướng đi nối các điểm liên tiếp trên hành trình với nhau? Bài tập thực hành 2: Thực hành đo hướng đi từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất, từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai ..., từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích. C. Ghi nhớ: Cần ghi nhớ các thao tác đo hướng đi giữa hai điểm trên hải đồ 16 Bài 3: Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình Mục tiêu: Mục tiêu: - Mô tả cách đo và tiến hành đo khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình. - Đọc chính xác khoảng cách đo được. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị - Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp; - Các điểm trên hành trình 2. Xác định khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hƣớng thứ nhất - Kẻ đoạn thẳng nối điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất - Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm xuất phát và điểm chuyển hướng thứ nhất) làm đơn vị đo. - Từ điểm xuất phát, trên đoạn thẳng nối điểm xuất phát với điểm chuyển hướng thứ nhất, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường hợp đoạn cuối cùng nhỏ hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa để đo độ dài còn lại và so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác định độ dài còn lại. Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 2 hải lý, đo khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất được 3 lần (3 khẩu độ compa), phần cuối cùng còn dư lại ta đo được 1 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất là: 3 lần x 2 hải lý/lần + 1 hải lý = 7 hải lý 3. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hƣớng thứ nhất đến điểm chuyển hƣớng thứ hai - Kẻ đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai - Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm chuyển hướng thứ nhất và điểm chuyển hướng thứ hai) làm đơn vị đo. - Từ điểm chuyển hướng thứ nhất, trên đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng thứ nhất với điểm chuyển hướng thứ hai, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường hợp đoạn cuối cùng nhỏ hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa 17 để đo độ dài còn lại và so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác định độ dài còn lại. Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 1 hải lý, đo khoảng cách từ điểm chuyển hướng thứ nhất đến điểm chuyển hướng thứ hai được 5 lần (5 khẩu độ compa), phần cuối cùng còn dư lại ta đo được 0,5 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm xuất phát đến điểm chuyển hướng thứ nhất là: 5 lần x 1 hải lý/lần + 0,5 hải lý = 5,5 hải lý Tương tự như vậy ta tiếp tục đo khoảng cách giữa các điểm chuyển hướng tiếp theo. 4. Xác định khoảng cách từ điểm chuyển hƣớng cuối cùng đến điểm đích - Kẻ đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích - Dùng compa đo chọn một khoảng tuỳ ý (1 hoặc 2 hoặc 5 hải lý) trên khung dọc hải đồ (khu vực ứng với vĩ độ giữa điểm chuyển hướng cuối cùng với điểm đích) làm đơn vị đo. - Từ điểm chuyển hướng cuối cùng, trên đoạn thẳng nối điểm chuyển hướng cuối cùng với điểm đích, đo từng khoảng 1 cho đến hết. Trường hợp đoạn cuối cùng nhỏ hơn độ dài của đơn vị đo đã chọn, ta giảm khẩu độ compa để đo độ dài còn lại và so sánh với thước chiều dài trên khung dọc hải đồ để xác định độ dài còn lại. Ví dụ: Ta chọn đơn vị đo là 1 hải lý, đo khoảng cách từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích 7 lần (7 khẩu độ compa), phần cuối cùng còn dư lại ta đo được 0,3 hải lý. Như vậy khoảng từ điểm chuyển hướng cuối cùng đến điểm đích là: 7 lần x 1 hải lý/lần + 0,3hải lý = 7,3 hải lý B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành: Thực hành đo khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên hành trình? C. Ghi nhớ: Cần ghi nhớ các thao tác đo khoảng cách giữa hai điểm chuyển hướng liên tiếp trên hải đồ Kiểm tra định kỳ lần 1 18 Bài 4: Xác định các thời điểm chuyển hƣớng và thời gian đi trên hành trình Mục tiêu: - Tính toán được các thời điểm chuyển hướng trên hành trình. - Xác định được thời gian đi trên hành trình và thời điểm về đến đích A. Nội dung: 1. Chuẩn bị - Hải đồ, dụng cụ tác nghiệp; - Các điểm trên hành trình. 2. Xác định thời điểm chuyển hƣớng thứ nhất - Xác định tốc độ tàu trên hướng thứ nhất Gọi tốc độ tàu trên hướng đi thứ nhất là V1 (đơn vị tính là hải lý/giờ) Thời điểm xuất phát là Txp - Xác định quãng đường trên hướng đi thứ nhất Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ nhất là S1 - Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng thứ nhất là: - Xác định thời điểm chuyển hướng thứ nhất Gọi thời điểm chuyển hướng thứ nhất là Tch1, thì: Tch1 = Txp + T1 3. Xác định thời điểm chuyển hƣớng thứ hai - Xác định tốc độ tàu trên hướng thứ hai Gọi tốc độ tàu trên hướng đi thứ hai là V2 (đơn vị tính là hải lý/giờ) - Xác định quãng đường trên hướng đi thứ hai Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ hai là S2 - Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng thứ hai là: - Xác định thời điểm chuyển hướng thứ hai Gọi thời điểm chuyển hướng thứ hai là Tch2, thì: 19 Tch2 = Tch1 + T2 Tiếp tục xác định thời điểm chuyển hướng tiếp theo... ta tính được Tchcc (Tchcc thời điểm chuyển hướng cuối cùng ). Hình 4-1: Sơ đồ hành trình được lập 4. Xác định thời điểm tàu đến đích - Xác định tốc độ tàu trên hướng đi cuối cùng Gọi tốc độ tàu trên hướng đi cuối cùng là Vcc (đơn vị tính là hải lý/giờ) - Xác định quãng đường trên hướng đi cuối cùng Đo trên hải đồ ta được quãng đường trên hướng thứ hai là Scc - Xác định thời gian tàu hành trình trên hướng đi cuối cùng là: - Xác định thời điểm tàu đến đích Gọi thời điểm tàu đến đích là Td , thì: Td = Tchcc + Tcc 5. Xác định thời gian đi trên hành trình 20 Gọi thời gian đi trên hành trình là Tht , thì: Tht = Td - Txp B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Xác định thời điểm chuyển hướng ứng với từng điểm chuyển hướng trên hành trình? Bài tập thực hành 2: Xác định thời điểm đến đích và thời gian đi trên hành trình. C. Ghi nhớ: Cần làm được các phép tính: cộng, trừ nhân, chia đơn giản. 21 Bài 5: Kiểm tra thiết bị an toàn hàng hải Mục tiêu: Mục tiêu: Kiểm tra số lượng, chất lượng và đề xuất, kiến nghị về thiết bị an toàn hàng hải trang bị trên tàu. A. Nội dung: 1. Kiểm tra thiết bị cứu sinh 1.1. Kiểm tra phao áo cá nhân - Số lượng: Số lượng phao áo phải đủ trang bị cho số người định biên làm việc trên tàu trên tàu. - phao còn lành, không bị sờn, rách; dây buộc không bị đứt. - Phao phải được bảo quản đúng nơi quy định. Hình 5-1: Phao áo 22 1.2. Kiểm tra phao tròn cá nhân - Số lượng phao tròn cá nhân đủ cơ số cho số người làm việc trên tàu. - Phao còn lành, không bị rách, gãy; dây bám xung quanh phao không bị sờn, đứt. - Phao phải được bố trí dọc hành lang, lan can hai bên ca bin của tàu (hình 5- 2) Hình 5-2: Phao tròn cá nhân 1.3. Kiểm tra bè cứu sinh - Bè cứu sinh được bảo quản cẩn thận trong túi (bè cứu sinh tự thổi Hình 5-3) hoặc trong thùng bảo quản (Hình 5-4). 23 - Số lượng bè cứu sinh trang bị trên tàu tuỳ thuộc vào cấp tàu. Đối với tàu cá của ngư dân hiện nay hầu như không trang bị bè cứu sinh vì chi phí lớn, thao tác phức tạp, đặc biệt sau khi sử dụng xong thì chi phí để xếp phao trở lại trạng thái ban đầu rất tốn kém. Hình 5-3: Bè cứu sinh tự thổi Hình 5-4: Bè cứu sinh đang được bảo quản 24 Hình 5-5: Bè cứu sinh được mở ra 2. Kiểm tra thiết bị cứu hoả 2.1. Kiểm tra bình cứu hoả - Kiểm tra số lượng: Bình bọt, bình co2, ...trang bị trên tàu. - Kiểm tra trạng thái của các bình: các bộ phận, chi tiết vận hành khi sử dụng, tem, mác nhãn hiệu, giấy hướng dẫn sử dụng trên bình. Hình 5-6: Bình cứu hoả 25 - Kiểm tra vị trí lắp đặt, bảo quản trên tàu, tiêu lệnh chữa cháy. - Tín hiệu báo động và bảng phân công nhiệm vụ khi xẩy cháy trên tàu 2.2. Kiểm tra dụng cụ cứu hoả khác - Kiểm tra hộp cứu hoả, vòi rồng, các dụng cụ khác như: ủng, búa, dao, kìm... a) Hộp cứu hoả b) Vòi rồng cứu hoả c) Các dụng cụ cứu hoả Hình 5-6: Các dụng cụ cứu hoả khác Vòi rồng thường được trang bị trên các tàu lớn, trên tàu cá của ngư dân hầu như không trang bị vòi rồng. Tuy nhiên, có thể thay thế nó khi xẩy cháy trên tàu bằng các vòi nhựa dùng để bơm nước rửa cá, rửa tàu. 3. Kiểm tra thiết bị cứu thủng 3.1. Kiểm tra vợt rà chỗ thủng 26 Vợt dùng để rà và xác định lỗ thủng theo chiều sâu. Vợt có hình dáng và kích thước như sau: 1 vòng sắt có đường kính 500mm. Lưới sắt hình mắt cáo kích thước 2a = 2  3mm 1 thanh sắt nối liền với vòng sắt gọi là cán vợt có khắc chiều dài. Hình 5-7: Vợt rà chỗ thủng 3.2. Kiểm tra nêm và nút gỗ: Nêm làm bằng gỗ mềm như thông, bạch dương Nêm hình tam giác để bịt các khe hở và vết nứt của vỏ tàu. Nút tròn, hình nón để bịt những ống nước, lỗ tròn Trước khi đóng phải lấy vải bạt hoặc sợi gai ngâm dầu uấn vào nút đóng cho chặt. Hình 5-7: Nêm và nút gỗ 3.3. Kiểm tra thảm chống thủng Thảm chống thủng gồm: - Thảm mềm: Gồm 2- 3 lớp bạt dày, khâu thành đường cắt nhau tạo ra các ô vuông cạnh 40cm, viền thảm là dây ngâm dầu có đường kính  = 65  75mm, loại này độ bền kém. Sử dụng bịt lỗ thủng nhỏ. 27 - Thảm nửa cứng: Gồm 1 đến 2 lớp vải bạt, khung có thêm các thanh gỗ. Sử dụng nơi bằng phẳng. - Thảm cứng: Gồm 2 lớp gỗ dọc một lớp gỗ ngang bao bằng vải bạt. Nhằm bịt các lỗ thủng phẳng nằm sâu dưới nước. Thảm có dạng hình vuông hoặc hình thoi. Hình 5-8: Thảm chống thủng hình vuông Hình 5-9: Thảm chống thủng hình thoi 3.4. Kiểm tra các dụng cụ chống thủng khác - Kiểm tra nắp vít Bao gồm miếng cao su có kích thước lớn hơn lỗ thủng. Miếng tôn gắn vào thanh sắt tròn bằng một bản lề làm cho thanh sắt này gập lại được vuông góc hoặc nằm trong mặt phẳng của miếng tôn. Đầu kia có ren để bắt ecu. - Xi măng (bêtông) Bê tông làm bằng xi măng trộn với cát theo tỉ lệ 1:1, có thể dùng các chất bổ sung sau đây. 28 Sỏi, đá dăm, gạch vụn, xỉ than theo tỉ lệ 1 xi măng; 1 cát; 1 phần sỏi, đá dăm tính theo thể tích. Cát sỏi phải rửa sạch cho hết tạp chất trộn bê tông trên mặt boong sạch hoặc trong hòm. 4. Kiểm tra thiết bị phát tín hiệu cấp cứu Các thiết bị phát tín hiệu cấp cứu gồm súng bắn pháo sáng màu da cam, máy bộ đàm, thiết bị phát tín hiệu vô tuyến SOS, ... Hình 5-10: Thiết bị phát tín hiệu cấp cứu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi: Anh hãy cho biết mục đích của việc kiểm tra các thiết bị an toàn hàng hải? Bài tập thực hành: Thực hành nhận biết và kiểm tra các thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng và các loại thiết bị phát tín hiệu cấp cứ trên tàu? C. Ghi nhớ: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị an toàn hàng hải trên tàu là rất quan trọng Kiểm tra định kỳ lần 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 29 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun : - Vị trí: Mô đun Chuẩn bị hành trình cho tàu là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Điều khiển tàu cá; được giảng dạy sau môn học Những kiến thức hàng hải cơ bản. - Tính chất: Đây là mô đun quan trọng, giúp người học tiếp cận với kiến thức và làm quen với kỹ năng chuẩn bị hành trình của tàu; Mô đun này được đào tạo ở cơ sở đào tạo kết hợp với thực địa, thời gian thích hợp để tiến hành giảng dạy là ban ngày trong điều kiện thời tiết tốt. II. Mục tiêu: Học xong mô đun nàyngười học có: - Kiến thức: + Giải thích hướng đi, toạ độ địa lý của tàu trên biển. + Nhớ được các thao tác cơ bản trên hải đồ + Nhận biết các dụng cụ, thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng trên tàu cá. - Kỹ năng: + Thực hiện các thao tác cơ bản trên hải đồ + Tính toán các phép tính đơn giản + Kiểm tra các thiết bị cứu sinh, cứu hoả, cứu thủng, dấu hiệu, thiết bị phát tín hiệu cấp cứu trên tàu cá. - Thái độ: Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ theo quy định. III. Nội dung chính của mô đun: Mã bài Tên bài Loại bài dạy Địa điểm Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* MĐ01-1 Bài 1. Xác định toạ độ các điểm trên hành trình Tích hợp Phòng học 4 1 3 MĐ01-2 Bài 2. Xác định hướng đi giữa hai điểm trên hành trình Tích hợp Phòng học 4 1 3 MĐ01-3 Bài 3. Xác định khoảng cách giữa hai điểm trên hành trình Tích hợp Phòng học 7 1 4 2 30 Mã bài Tên bài Loại bài dạy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_chuan_bi_hanh_trinh_cho_tau_ca.pdf
Tài liệu liên quan