Giáo trình mô đun Khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá

Lời giới thiệu . 2

Mục lục . 4

Bài 1: Khai thác máy định vị GPS . 8

Mục tiêu . 8

A. Nội dung . 8

1. Giới thiệu chung máy định vị GPS . 8

2. Chuẩn bị máy định vị GPS . 10

2.1. Cách lắp đặt anten . 10

2.2. Cách lắp đặt máy định vị . 10

2.3. Kiểm tra và kết nối máy định vị . 10

3. Khai thác máy định vị GPS FURUNO GP-30 . 10

3.1. Mở máy . 10

3.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị Furuno GP-30 . 11

3.3. Mở các màn hình của máy Định vị Furuno GP-30 . 11

3.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị GP-30 . . 16

3.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị Furuno GP- 30 . 26

3.6. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị Furuno GP-30 . 29

3.7. Hệ thống tự kiểm tra các hoạt động của máy Định vị Furuno GP-30 . 31

3.8. Tắt máy . 31

4. Khai thác máy Định vị KODEN KGP – 912 . 31

4.1. Mở máy . 31

4.2. Nhập số liệu ban đầu vào máy Định vị KODEN KGP- 912 . 32

4.3. Mở các màn hình của máy Định vị KODEN KGP- 912 . 35

4.4. Sử dụng các chức năng cơ bản của máy Định vị KGP-912 . 39

4.5. Cài đặt các chế độ báo động của máy Định vị KODEN KGP-912 . 48

4.6. Chế độ đồ thị (PLOT) trên máy Định vị KODEN KGP-912 . 51

4.7. Hiệu chỉnh vị trí tàu trên máy Định vị KODEN KGP-912 . 53

4.8. Xử lý sự cố xảy ra trong khi sử dụng máy Định vị KODEN KGP-912 55

4.9. Xóa và đặt lại hoạt động của máy Định vị KODEN KGP-912 . 56

4.10. Tắt máy . 56

5. Bảo quản máy định vị GPS . 56

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 56

C. Ghi nhớ . 57

Bài 2: Khai thác thiết bị thông tin liên lạc . 58

Mục tiêu . 58

A. Nội dung . 58

1. Hệ thống thống tin liên lạc trên biển . 585

2. Nguyên lý hoạt động của máy thông tin liên lạc . 59

3. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-3161 . 60

3.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC- 3161 . 60

3.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển . 60

3.3. Chuẩn bị máy . 62

3.4. Mở máy . 62

3.5. Tự động dò tìm đài phát . 62

3.6. Chọn kênh . 63

3.7. Nhận và phát thông tin . 63

3.8. Liên lạc trong điều kiện bình thường . 63

3.9. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp . 63

3.10. Xử lý sự cố trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161. 64

3.11. Tăt máy . 65

3.12. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- 3161 . 65

4. Khai thác máy thông tin liên lạc IC-M95 . 65

4.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC-M59 . 65

4.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy . 66

4.3. Micro cầm tay . 67

4.4. Chuẩn bị máy . 67

4.5. Mở máy . 68

4.6. Chọn kênh . 68

4.7. Cách đọc các số liệu trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 . 68

4.8. Sử dụng ở chế độ phát . 70

4.9. Sử dụng chức năng tự dò tìm đài phát . 70

4.10. Chức năng loại bỏ tiếng ồn (tiếng sôi) . 70

4.11. Liên lạc trong điều kiện bình thường . 70

4.12. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp . 71

4.13. Xử lý sự cố máy Thông tin liên lạc IC-M59 . 72

4.14. Tắt máy . 73

4.15. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- M59 . 73

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 73

C. Ghi nhớ . 74

Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải . 75

Mục tiêu . 75

A. Nội dung . 75

1. Nguyên lý hoạt động và các bộ phận của Ra đa hàng hải . 75

1.1. Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải . 75

1.2. Các bộ phận của Ra đa hàng hải . 76

2. Khai thác Ra đa hàng hải KODEN MD 3404 . 76

2.1. Tên và chức năng các phím . 76

2.2. Chuẩn bị Ra đa . 766

2.3. Mở máy . 79

2.4. Chọn thang đo . 80

2.5. Điều chỉnh độ sáng . 80

2.6. Điều chỉnh độ khuếch đại . 80

2.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải Koden MD3404 . 81

2.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải Koden MD3404 . 82

2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden MD3404 . 92

2.10. Tắt máy . 92

3. Khai thác Ra đa hàng hải JMA-2254 . 92

3.1. Tên và chức năng các phím . 92

3.2. Chuẩn bị Ra đa . 95

3.3. Mở máy . 95

3.4. Chọn thang đo . 96

3.5. Điều chỉnh độ sáng . 97

3.6. Điều chỉnh độ khuếch đại . 97

3.7. Cách đọc tín hiệu trên Ra đa hàng hải JMA – 2254 . 97

3.8. Các chế độ của Ra đa hàng hải JMA-2254 . 98

2.9. Xử lý sự cố Ra đa hàng hải Koden JMA-2254 . 113

2.10. Tắt máy . 114

4. Bảo quản Ra đa hàng hải . 114

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 114

C. Ghi nhớ . 115

Bài 4: khai thác thiết bị Vô tuyến tầm phương . 116

Mục tiêu . 116

A. Nội dung . 116

1. Các bộ phận và nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương . 116

1.1. Các bộ phận của Vô tuyến tầm phương . 116

1.2. Nguyên lý hoạt động của máy Vô tuyến tầm phương . 116

2. Khai thác máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 . 118

2.1. Các thông số kỹ thuật của máy Vô tuyến tầm phương JMC DF-2701 118

2.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím, núm trên bảng điều khiển 118

2.3. Chuẩn bị máy . 120

2.4. Mở máy . 120

2.5. Điều chỉnh độ nhạy thu . 121

2.6. Điều chỉnh tín hiệu ra loa . 121

2.7. Tinh chỉnh tần số . 121

2.8. Chọn tần số thu . 121

2.9. Chọn các chế độ thu nhận tín hiệu . 121

2.10. Cách cài tần số vào kênh nhớ . 121

2.11. Cách đọc dữ liệu trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 . 123

2.12. Sử dụng máy Vô tuyến tầm phương để xác định vị trí của đài phát7

(phao vô tuyến) . 124

2.13. Xử lý sự cố trên máy Vô tuyến tầm phương DF-2701 . 124

2.14. Tắt máy . 125

3. Khai thác phao vô tuyến KTR 17 (KTR-18) . 125

3.1. Các thông số kỹ thuật của Phao vô tuyến KTR-17, KTR-18 . 125

3.2. Chuẩn bị phao vô tuyến . 128

3.3. Xử lý sự cố trên Phao vô tuyến . 128

3.4. Tắt máy . 128

4. Bảo quản Máy vô tuyến tầm phương và phao vô tuyến . 128

B. Câu hỏi và bài tập thực hành . 129

C. Ghi nhớ . 129

Hướng dẫn giảng dạy mô đun . 130

I. Vị trí, tính chất của mô đun . 130

II. Mục tiêu . 130

III. Nội dung chính của mô đun . 130

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành . 131

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập . 139

VI. Tài liệu tham khảo . 141

Danh sách Ban chủ nhiệm . 142

Danh sách Hội đồng nghiệm thu . 142

pdf143 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 428 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo trình mô đun Khai thác thiết bị vô tuyến điện hàng hải trên tàu cá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơ quan này có biện pháp cứu giúp tàu thuyền bị nạn một cách nhanh nhất. Như vậy thông tin an toàn, tìm kếm cứu nạn giữa các tàu thuyền và các đài thông tin Duyên Hải là rất quan trọng. Nếu thông tin kịp thời việc triển khai công tác cứu giúp tàu thuyền bị nạn được nhanh hơn, làm giảm tối đa những thiệt hại về sinh mạng con người và phương tiện. 1.2. Các đài thu phát trên bờ Mạng Thông tin Duyên hải (TTDH) Việt nam bao gồm 01 Trung tâm xử lý thông tin Hàng Hải và 29 Đài TTDH nằm trải dọc theo bờ biển Việt Nam từ Móng Cái đến Hà Tiên, sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực viễn thông hàng hải hiện nay, với tầm phủ sóng rộng, bao phủ các vùng biển trong nước và quốc tế, cụ thể bao gồm: 01 Trung tâm xử lý thông tin Hàng hải tại Hà Nội. 02 Đài TTDH loại I tại: Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh. 03 Đài TTDH loại II tại: Đà Nẵng, Vũng Tàu, Nha Trang. 08 Đài TTDH loại III tại : Móng Cái, Cửa Ông, Hạ Long, Cửa Lò, Huế, Quy 59 Nhơn, Cần Thơ, Kiên Giang. 16 Đài TTDH loại IV tại: Bạch Long Vĩ, Vũng Áng, Thanh Hoá, Cửa Việt, Dung Quất, Quảng Ngãi, Phú Yên, Cam Ranh, Phan Rang, PhanThiết, Bạc Liêu, Năm Căn, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc, Hà Tiên. Mục tiêu chính của mạng TTDH Việt Nam là cung cấp dịch vụ phục vụ cho mục đích cấp cứu, an toàn và tìm kiếm cứu nạn hàng hải (theo các tiêu chuẩn của Hệ thống Thông tin Cấp cứu và An toàn Hàng hải Toàn cầu GMDSS – Global Maritime Distress and Safety System), phục vụ thông tin liên lạc cho hoạt động hàng hải và các hoạt động khác trên biển (khai thác hải sản, nghiên cứu biển...), thông tin phục vụ khai thác, điều hành, kiểm soát và quản lý các phương tiện hoạt động trên biển, phối hợp với các đơn vị chức năng khác thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải, hàng không trên biển và góp phần trong việc cảnh báo và giữ gìn an ninh quốc gia trên biển. 1.3. Các máy thu phát ở trên tàu Mỗi một tàu khi hoạt động trên biển phải có ít nhất một máy thông tin. Tuỳ theo cỡ tàu, vùng hoạt động của tàu mà ta có thể chọn loại máy thông tin cho phù hợp. Đối với những tàu hoạt động ven bờ chỉ cần trang bị máy thông tin liên lạc cầm tay, những tàu hoạt động gần bờ chỉ cần trang bị những máy thông tin có công suất vừa và nhỏ, những tàu hoạt động xa bờ cần trang bị máy thông tin có công suất lớn hoặc sử dụng các máy thông tin liên lạc qua vệ tinh. 2. Nguyên lý hoạt động của máy Thông tin liên lạc Hàng ngày theo một giờ nhất định đài thông tin Duyên Hải phát các thông tin như: dự báo thời tiết, dự báo bão và các thông tin khác v.vtrên các tần số đã quy định để cho các tàu thuyền hoạt động trên biển có thể nhận được các thông tin đó. Mọi tàu thuyền hoạt động trên biển căn cứ vào gìờ đã quy định mở máy thông tin liên lạc để cập nhật tin tức về dự báo thời tiết, dự báo bão v.vtrên cơ sở đó có kế hoạch chủ động trong hành trình cũng như sản xuất trên biển. Để biết các tin cảnh báo khí tượng, dự báo thời tiết và các thông tin khác tàu thuyền có thể dùng các tần số 7906 và 8294 KHz. Đài thông tin Duyên hải 60 Khi tàu thuyền gặp tai nạn hoặc sự cố trên biển có thể dùng máy thông tin liên lạc gọi khẩn cấp cho đài thông tin Duyên Hải gần nhất để các Đài này có trách nhiệm gửi yêu cầu cứu trợ đến các đơn vị cứu hộ nhanh nhất. Hệ thống Đài TTDH trực canh và trả lời trên tần số 7903 kHz liên tục 24/24 giờ bằng phương thức Thoại để tiếp nhận và xử lý các tin liên quan đến tình hình cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền đánh bắt hải sản. Việc trực canh trên tần số 7903 KHz được thực hiện đồng thời tại các Đài TTDH nằm trải dọc theo bờ biển đất nước từ Móng Cái tới Hà Tiên. Các thông tin cấp cứu nhận được đều được gửi trực tiếp đến các cơ quan tìm kiếm cứu nạn như Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải, Trung tâm an ninh hàng hải, Cảng vụ hàng hải, Ban chỉ huy PCLB&TKCN các tỉnh thành ven biển, Bộ đội biên phòng, Hải quân để phối hợp tìm kiếm cứu nạn. Đồng thời, Hệ thống đài TTDH cũng gửi ngay các thông tin cấp cứu này cho các tàu đang hoạt động ở lân cận khu vực bị nạn qua phương thức thoại hoặc vệ tinh để các tàu thuyền này tham gia vào việc cứu nạn. 3. Khai thác máy Thông tin liên lạc IC-3161 3.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC- 3161 - Chiều cao máy: 127 mm; chiều rộng máy: 40 mm - Màn hình có kích thước: 2 inches - Tần số phát: 156 – 157.5 MHz - Tần số thu: 156 – 163 MHz - Chế độ sóng: FM - Công suất phát: cao: 6 w; trung bình: 3 w; thấp: 0,5 w - Tầm hoạt động: 5 – 10 hải lý - Dùng Ac quy 12 VDC 3.2. Sơ đồ mặt máy, tên và chức năng các phím trên bảng điều khiển 3.2.1. Sơ đồ mặt máy 61 Hình 2-1: Máy Thông tin liên lạc IC- 3161 Hình 2-2: Sơ đồ các phím trên máy Thông tin liên lạc IC-3161 Loa Micro 62 3.2.2. Tên và chức năng các phím Tên phím Chức năng 1 Chọn kênh 2 Kết nối với anten 3 Giắc cắm tai nghe 4 Phím gọi nhanh ( các kênh đã đặt sẵn trong bộ nhớ) 5 Phím thu, phát (PTT) 6 Phím tăng, giảm kênh 7 Bànphím 8 Các phím 9 Màn hình 10 Cổng kết nối đa năng 11 Đèn chỉ thị( xanh: nhận tín hiệu; đỏ: phát tín hiệu) 12 Điều chỉnh to, nhỏ và tắt, mở nguồn 3.3. Chuẩn bị máy - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Thông tin liên lạc IC- 3161. Trước khi mở máy cần kiểm tra theo các bước sau: - Núm [VOLUME] ở vị trí tắt - Phím [SQL] ở vị trí tắt 3.4. Mở máy - Bước 1: Xoay núm [VOL] để mở nguồn. - Bước 2: Nếu máy thu đặt mã số ta phải nhập mã số vào máy thông thường chỉ cần đặt mã số đơn giản như “ 01234” và “56789”. - Bước 3: Sau khi đã nhập mã số tiến hành tắt nguồn và khởi động lại, lúc này máy đã sẵn sàng hoạt động. 3.5. Tự động dò tìm đài phát 63 Sau khi mở máy, máy thu tự động dò tìm đài phát. Chế độ này dừng khi đã nhận được tín hiệu của một đài phát. 3.6. Chọn kênh - Bước1: Xoay núm chọn kênh đến kênh mà ta cần liên lạc. - Bước2: Có thể nhập kênh, tần số của đài phát trực tiếp trên màn hình bằng các phím chữ và số. 3.7. Nhận và phát thông tin - Bước 1: Ấn và giữ phím thu phát [PTT] để phát thông tin, trên màn hình xuất hiện chữ TX - Bước 2: Tiến hành đàm thoại bằng Micro - Bước 3: Nhả phím thu phát [PTT] để nhận thông tin ( ấn: gọi; nhả: nghe) Cứ lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi kết thúc phiên liên lạc. Chú ý: trong quá trình liên lạc, phải để núm âm lượng ở mức trung bình nhằm tránh ảnh hưởng đến tai người sử dụng. 3.8. Liên lạc trong điều kiện bình thường Trong các điều kiện thời tiết bình thường, hàng ngày có 3 đài thông tin Duyên hải là: Hải Phòng radio, Hồ Chí Minh radio và Đà Nẵng rado phát trên tần số 8294 KHz các bản tin dự báo thời tiết biển theo đúng các giờ như sau: - Đài Hải Phòng radio vào lúc 8 giờ và 20 giờ hàng ngày. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào luc 9 giờ và19 giờ hàng ngày. - Đài Đà Nẵng radio vào lúc 7 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút hàng ngày 3.9. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 3.9.1. Trong các điều kiện trời có giông bão, áp thấp nhiệt đới Trong ncác điều kiện thời tiết này có 2 đài phát bản tin khí tượng liên tục trên tần số 8294 KHz cho đến khi tan cơn bão mới thôi, giờ phát cụ thể như sau: - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu các giờ lẻ như: 3,5,7,9,11, 13 giờ v.v. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu cấc giờ chẵn như: 2,4,6,8,10,12 giờ v.v. 3.9.2. Thông tin cấp cứu khẩn cấp Trong những trường hợp các phương tiện gặp sự cố có thể dẫn đến nguy hiểm cho an toàn của tàu và sinh mạng của thuyền viên. Hãy gọi cấp cứu tới các đài Duyên hải để được giúp đỡ. Ví dụ: tàu bị thủng, nước tràn vào tàu mà không tụ xử lý được hoặc tàu bị mất điều khiển cần hỗ trợ hoặc trên tàu có người ốm cần chỉ dẫn về y tế v.v. 64 - Tần số sử dụng: các tàu có thể sử dụng một trong các tần số sau: 2182 KHz, 6215 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz. Trong đó tần số 7903 KHz hay sử dụng nhất. - Gọi cấp cứu: + Cách 1: gọi cấp cứu đến tất cả các đài Duyên hải mà không cần phải nói rõ tên đài nào. Ví dụ tàu TSHP 01 gặp nạn thì gọi cấp cứu như sau: Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110 0 32 ’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng + Cách 2: gọi cấp cứu trực tiếp đến một đài Duyên hải (khi vị trí tàu ở gần đài đó). Ví dụ Đài Hải Phòng radio Gọi khần cấp, gọi khẩn cấp, gọi khẩn cấp Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110 0 32 ’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng Chú ý: vị trí gặp nạn của tàu trong điện cấp cứu, khẩn cấp được xác định như sau: đọc ở trên máy Định vị vệ tinh để biết toạ độ. Nếu tàu không có máy Định vị vệ tinh có thể quan sát các địa danh xung quanh như lân cận các hòn đảo trên biển v.v. 3.10. Xử lý sự cố trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161 3.10.1. Máy không mở được nguồn - Nguyên nhân: Pin không đủ điện áp - Khắc phục: kiểm tra trên màn hình nếu thấy dấu hỉệu chỉ thị của pin chỉ còn một vạch hoặc không có vạch nào thì ta phải tiến hành sạc điện cho máy. 3.10.2. Máy không thu được tín hiệucủa đài phát - Nguyên nhân: Do việc đặt kênh hoặc tần số chưa phù hợp - Khắc phục: đặt lại kênh và tần số cho phù hợp 3.10.3. Máy không hoạt động - Nguyên nhân: Hỏng bo mạch bên trong máy 65 - Khắc phục: đưa máy đến trung tâm dịch vụ sửa chữa chuyên ngành gần nhất. 3.11. Tăt máy Vặn núm số [12] ngược chiều kim đồng hồ để tắt nguồn 3.12. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC- 3161 - Hàng ngày hoặc đầu các chuyến biển phải thường xuyên kiểm tra pin và tình trạng của máy, nếu pin yếu phải sạc, máy hỏng phải sửa chữa ngay. - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và bảo quản trong hộp. 4. Khai thác máy Thông tin liên lạc IC- M59 4.1. Các thông số kỹ thuật của máy Thông tin liên lạc IC-M59 Hình 2-3: Máy thông tin liên lạc IC-M59 - Kích thước máy: 66 + Dài: 140 mm; rộng: 155 mm; cao: 55 mm + Trọng lượng: 1 kg - Tần số phát 156 – 157.5 MHz - Tần số nhận: 156 – 163 MHz - Dòng điện phát( ở mức độ cao: 6A; ở mức độ thấp: 1,5 A) - Dòng điện nhận ( ở chế độ chờ: 350 mA; ở chế độ thu lớn nhất: 1,2 A) - Tầm hoạt động của máy Thông tin liên lạc IC-M59 xa nhất là 20 hải lý - Nguồn cung cấp 13,6 VDC, để cho nguồn ổn định cần dùng bộ đổi nguồn kèm ổn áp ( vào: 220 – 250 VAC; ra: 19 - 32 VDC) Hình 2-4: Sơ đồ mặt máy IC-M59 4.2. Tên và chức năng các phím trên mặt máy Tên phím các phím Chức năng các phím Núm chọn kênh Phím tự động dò đài phát Phím chuyển đổi công suất nguồn ( cao, thấp) và điều chỉnh độ sáng màn hình Phím chọn kênh thông thường và kênh thời tiết 67 Phím chọn đồng thời 2 kênh Phím chọn trực tiếp kênh 9 Phím chọn trực tiếp kênh 16 Núm điều chỉnh tiếng ồn khi không liên lạc Núm mở, tắt nguồn và điều chỉnh âm lượng 4.3. Micro cầm tay Giải thích: - Phím tăng, giảm kênh - Phím chuyển đổi công suất phát (cao và thấp) - Phím thu phát [PTT] 4.4. Chuẩn bị máy - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng - Sử dụng nguồn điện một chiều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. 3 68 - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn. - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối điện được tiếp xúc tốt, nếu chưa đảm bảo thì phải làm sạch các chỗ tiếp xúc. - Phải kiểm tra và đảm bảo việc kết nối giữa anten và máy Thông tin liên lạc IC- M59. Trước khi mở máy cần kiểm tra theo các bước sau: - Micro phải được nối với máy - Núm [VOLUME] ở vị trí tắt - Phím [SQL] ở vị trí tắt 4.5. Mở máy Xoay núm [PWR/ VOL] thuận chiều kim đồng hồ để mở nguồn 4.6. Chọn kênh - Xoay núm chọn kênh ở trên máy để chọn kênh cần thiết - Ấn phím [9] hoặc [16] chọn trực tiếp 4.7. Cách đọc các số liệu trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 69 Giải thích: Các phím Ý nghĩa các phím [TX] Chỉ thị chế độ phát, chữ TX xuất hiện trên màn hình trong quá trình phát [BUSY] xuất hiện khi nhận được tín hiệu hoặc khi xoay phím[SQUELCH] ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều Số chỉ thị kênh liên lạc [ TAG] Chỉ thị khi nối kênh đặc biệt [SCAN] Chỉ thị khi dò kênh tự động [DUAL] Chỉ thị khi liên lạc 2 kênh luân phiên [TRI] Chỉ thị khi chuyển đổi 3 kênh [SCRM] Hiển thị khi có giọng nói [DUP] Hai kênh liên lạc đồng thời [RCV] Thông báo khi đã nhận được cuộc gọi [dTR] Chỉ thị khi nhận được mẫu đặc biệt, tin nhắn [ACK] Xuất hiện khi nhận được tín hiệu GPS( khi máy được nối với máy định vị vệ tinh) [ALT] Chỉ thị khi sử dụng kênh thời tiết Chỉ thị các chế độ hoạt động của máy: + USA: kênh của Mỹ + CAN: kênh của Ca Na Đa + INT: kênh Quốc tế + WX: kênh thời tiết 70 [LOW] xuất hiện khi nguồn yếu [CALL] xuất hiện có cuộc gọi từ kênh đã chọn 4.8. Sử dụng ở chế độ phát - Bước 1: Ấn phím [HI/LO] để chọn công suất phát cao hay thấp tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa 2 tàu khi liên lạc. - Bước 2: Ấn và giữ phím [PTT] để phát, lúc này trên màn hình xuất hiện chữ TX. - Bước 3: Nói vào Micro ở mức độ bình thường. - Bước 4: Nhả phím [PTT] để nhận cuộc gọi. - Bước 5: Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi kết thúc phiên liên lạc. Chú ý: khi ấn phím [PTT] nên đặt Micro cách miệng từ 15 – 20 cm sau đó mới nói váo Micro. 4.9. Sử dụng chức năng tự dò tìm đài phát - Bước 1: Ấn phím [SCAN] để khởi động chức năng dò tìm đài phát, khi đó trên màn hình xuất hiện chữ “ SCAN”. - Bước 2: Khi muốn dừng chế độ dò tìm ấn phím [SCAN] một lần nữa, khi đó chữ “ SCAN” trên màn hình biến mất 4.10. Chức năng loại bỏ tiếng ồn (tiếng sôi) - Bình thường núm [SQL] được vặn hết ngược chiều kim đồng hồ. Khi tiếng sôi quá lớn thì vặn núm [SQL] theo chiều thuận kim đồng hồ cho đến khi vừa dứt tiếng sôi. - Chú ý: Nếu vặn núm [SQL] quá nhiều theo chiều thuận kim đồng hồ thì có thể sẽ không thu được tín hiệu yếu 4.11. Liên lạc trong điều kiện bình thường Trong các điều kiện thời tiết bình thường, hàng ngày có 3 đài thông tin Duyên hải là: Hải Phòng radio, Hồ Chí Minh radio và Đà Nẵng rado phát trên tần số 8294 KHz các bản tin dự báo thời tiết biển theo đúng các giờ như sau: - Đài Hải Phòng radio vào lúc 8 giờ và 20 giờ hàng ngày. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào luc 9 giờ và19 giờ hàng ngày. - Đài Đà Nẵng radio vào lúc 7 giờ 30 phút và 19 giờ 30 phút hàng ngày 71 4.12. Liên lạc trong trường hợp khẩn cấp 4.12.1 Trong các điều kiện trời có giông bão, áp thấp nhiệt đới Trong các điều kiện thời tiết này có 2 đài phát bản tin khí tượng liên tục trên tần số 8294 KHz cho đến khi tan cơn bão mới thôi, giờ phát cụ thể như sau: - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu các giờ lẻ như: 3,5,7,9,11, 13 giờ v.v. - Đài Hồ Chí Mỉnh rado vào đầu cấc giờ chẵn như: 2,4,6,8,10,12 giờ v.v. 4.12.2. Thông tin cấp cứu khẩn cấp Trong những trường hợp các phương tiện gặp sự cố có thể dẫn đến nguy hiểm cho an toàn của tàu và sinh mạng của thuyền viên. Hãy gọi cấp cứu tới các đài Duyên hải để được giúp đỡ. Ví dụ: tàu bị thủng, nước tràn vào tàu mà không tự xử lý được hoặc tàu bị mất điều khiển cần hỗ trợ hoặc trên tàu có người ốm cần chỉ dẫn về y tế v.v. - Tần số sử dụng: các tàu có thể sử dụng một trong các tần số sau: 2182 KHz, 6215 KHz, 8291 KHz, 12290 KHz, 7903 KHz, 7906 KHz. Trong đó tần số 7903 KHz hay sử dụng nhất. - Gọi cấp cứu: + Cách 1: gọi cấp cứu đến tất cả các đài Duyên hải mà không cần phải nói rõ tên đài nào. Ví dụ tàu TSHP 01 gặp nạn thì gọi cấp cứu như sau: Gọi cấp cứu, gọi cấp cứu, gọi cấp cứu Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Các đài Duyên hải, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110 0 32 ’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. Thuyền trưởng + Cách 2: gọi cấp cứu trực tiếp đến một đài Duyên hải (khi vị trí tàu ở gần đài đó). Ví dụ Đài Hải Phòng radio Gọi khần cấp, gọi khẩn cấp, gọi khẩn cấp Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Hải Phòng radio, tàu TSHP 01 gọi Tàu TSHP 01 lúc 15 giờ 30 phút bị thủng hầm hàng tại vị trí 20015’ Bắc, 110 0 32 ’ Đông, nước đang tràn vào tàu. Đề nghị cứu hộ khẩn cấp. 72 Thuyền trưởng Chú ý: vị trí gặp nạn của tàu trong điện cấp cứu, khẩn cấp được xác định như sau: đọc ở trên máy Định vị vệ tinh để biết toạ độ. Nếu tàu không có máy Định vị vệ tinh có thể quan sát các địa danh xung quanh như lân cận các hòn đảo trên biển v.v. 4.13. Xử lý sự cố máy Thông tin liên lạc IC-M59 4.13.1. Máy không bật được nguồn - Nguyên nhân: + Đứt dây cáp nguồn + Đứt cầu chì - Xử lý: + Kiểm tra dây cáp nguồn, nếu dây đứt thì phải nối hoặc thay dây mới + Kiểm tra cầu chì, nếu đứt phải thay cầu chì khác đúng trị số như cầu chì cũ. 4.13.2. Không có âm thanh từ loa - Nguyên nhân: Do núm [SQELCH] vặn ngược chiều kim đồng hồ quá nhiều. - Xử lý: Vặn núm [SQELCH] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe được âm thanh từ loa. 4.13.3. Không có tiếng bip khi ấn các phím - Nguyên nhân: Do chức năng bip bị tắt - Xử lý: Đặt lại tiếng bip ( ON) trong chế độ SET. 4.13.4. Độ nhạy kém và chỉ có khi nhận được những tín hiệu mạnh - Nguyên nhân: + Chỉnh núm [SQELCH] chưa đúng + Cáp anten bị lỗi - Xử lý: + Vặn núm [SQELCH] thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi nghe được âm thanh từ loa. 73 + Kiểm tra cáp anten nếu đứt phải nối lại, hoặc thay cáp anten mới. 4.13.5. Máy không phát được khi ấn phím [PTT] - Nguyên nhân: + Đứt cáp Micro + Mỉco bị hỏng + Cáp anten bị lỗi -Xử lý: + Kiểm tra cáp Micro nếu đứt phải nối hặc thay cáp mới + Kiểm tra Micro nếu hỏng phải thay Micro mới + Kiểm tra cáp anten nếu đứt phải nối lại, hoặc thay cáp anten mới. 4.14. Tắt máy Xoay núm [PWR/ VOL] ngược chiều kim đồng hồ để tắt nguồn 4.15. Bảo quản máy Thông tin liên lạc IC-M59 - Hàng ngày hoăc đầu các chuyến đi biển phải tiến hành: + Kiểm tra bộ đổi nguồn để đảm bảo nguồn hoạt động ổn định và đủ dòng điện, điện áp cung cấp cho máy. + Nếu dùng Ac quy phải kiểm tra bình ac quy xem có đủ dòng điện, điện áp, kiểm tra các chỗ tiếp xúc, dây nối phải đảm bảo kẹp bình phải chắc chắn, tiếp xúc tốt tuyệ đối không vừa sạc ac quy vừa sử dụng máy. + Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ, để máy ở nơi thoáng. - Trường hợp tàu đỗ bờ với thời gian dài phải lau chùi sạch sẽ máy và che đậy cẩn thận. B. Câu hỏi và Bài tập thực hành: Câu hỏi 1: Thế nào là hệ thống Thông tin liên lạc? Cho biết mục đích sử dụng của máy Thông tin liên lạc? Câu hỏi 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của máy thông tin liên lạc? Bài tập thực hành 1: Thực hành đọc màn hình máy Thông tin liên lạc IC- 3161 Bài tập thực hành 2: Thực hành thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161. Bài tập thực hành 3: Thực hành đọc màn hình máy Thông tin liên lạc IC-M59 74 Bài tập thực hành 4: Thực hành thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC-M59 C. Ghi nhớ: Cần chú ý một số nội dung trọng tâm: - Hệ thống Thông tin liên lạc - Nguyên lý hoạt động của máy Thông tin liên lạc - Các chế độ màn hình của máy Thông tin liên lạc IC- 3161; - Cách thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC- 3161. - Các chế độ màn hình của máy Thông tin liên lạc IC-M59; - Cách thao tác liên lạc trên máy Thông tin liên lạc IC-M59. 75 Bài 3: Khai thác Ra đa hàng hải Mục tiêu: - Trình bày nguyên lý hoạt động, các chức năng cơ bản của Ra đa hàng hải; - Kết nối Ra đa hàng hải với nguồn và phụ kiện; - Sử dụng Ra đa hàng hải trong quá trình hành trình và khai thác hải sản; - Xử lý những sự cố thông thường của Ra đa hàng hải. - Nghiêm túc học tập, sáng tạo, tuân thủ quy định. A. Nội dung: 1. Nguyên lý hoạt động và các bộ phận của Ra đa hàng hải 1.1. Nguyên lý hoạt động của Ra đa hàng hải RADAR là chữ viết tắt của RADIO DETECTION AND RANGING nghĩa là phát hiện và đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến Ra đa Hàng hải là một thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện cho phép phát hiện và xác định vị trí của các vật ở xung quanh tàu nhờ sóng vô tuyến điện cực ngắn. Nguyên lý hoạt động của ra đa hàng hải là dựa vào hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến điện, ra đa sẽ thu được các sóng đó và đưa đến máy hiện sóng (màn hình). Anten của ra đa theo chu kỳ phát ra các xung vô tuyến điện mạnh với vận tốc C = 3. 10 8 m/s, khi Gặp chướng ngại vật các xung này được phản xạ trở lại anten. Nếu biết khoảng thời gian từ thời điểm phát đến thời điểm thu tín hiệu xung thì ta sẽ biết được khoảng cách từ tàu đến mục tiêu theo công thức sau: D = C.t/2 Trong đó: - D: là khoảng cách từ anten đến vật phản xạ (hải lý) - C: là tốc độ truyền sóng (m/s) - t: là thời gian từ lúc phát dến lúc nhận sóng (s) Anten ra đa có phương hướng tính và góc phát sóng rất hẹp từ 10 đến 20, cho nên anten phát sóng về phía nào thì nhận được sóng phản xạ về phía đó. Nhờ đó ta có thể xác định được góc mạn từ tàu đến mục tiêu. 76 1.2. Các bộ phận của Ra đa 1.2.1. Hệ thống anten Hệ thống anten của ra đa còn được gọi là bộ quét. Hệ thống anten của ra đa có chức năng nhận sóng vô tuyến với tần số rất cao gọi là siêu cao tần, được tạo ra từ máy phát và phát sóng đó vào không gian theo một phương hướng nhất định, sau đó anten lại thu sóng phản xạ từ mục tiêu trở về và chuyển vào máy thu. Anten ra đa hàng hải được quay tròn một góc 3600 trên mặt phẳng chân trời. 1.2.2. Máy phát của Ra đa Máy phát của ra đa có chức năng tạo ra những xung siêu cao tần với công suất rất lớn, những xung này được chuyển tới anten và được phát vào không gian .Công suất của ra đa càng lớn thì tầm hoạt động của ra đa càng lớn. 1.2.3. Máy thu của Ra đa Sóng phản xạ trở về từ mục tiêu đến anten rất yếu nên được đưa đến máy thu khuyếch đại, biến đổi thành hình ảnh sau đó chuyển đến máy hiện sóng. Máy thu của ra đa có độ nhạy rất cao và độ khuyếch đại rất lớn. 1.2.4. Máy hiện sóng của Ra đa Có chức năng nhận các tín hiệu đã gia công biến đổi từ máy thu chuyển sang và hiện chúng trên màn hình. 1.2.5. Máy biến dòng Các bộ phận của ra đa khi hoạt động tiêu thụ một lượng điện năng rất lớn. Do vậy phải có một nguồn riêng biệt. Máy biến dòng có chức năng tạo ra một nguồn điện riêng cho ra đa. 2. Khai thác Ra đa hàng hải Koden MD3404 2.1. Tên và chức năng các phím - Núm dùng để khử nhiễu biển, dò các mục tiêu ẩn - Núm dùng để điều chỉnh độ khuếch đại thu 77 - Phím dùng để chọn thang cự ly - Phím dùng dể tắt dấu mũi tàu Hình 3-1: Ra đa hàng hải Koden MD3404 - Phím dùng để mở hoặc tắt vòng cự ly cố định - Phím dùng để khử nhiễu mưa, tuyết, sương - Phím có 2 chức năng + IR: dùng để xoá nhiễu do một ra đa khác gây ra + EXP: dùng để phóng to mục tiêu gấp đôi 78 - Phím dùng dể điều chỉnh độ sáng của màn hình - Phím dùng để kích hoạt chức năng đường đi của mục tiêu. Thời gian 15s, 30s, 1m hay liên tục -Phím dịch vị trí tàu xuống dưới để mở rộng cự ly lên 1,5 lần so với cự ly sử dụng - Phím dùng để lựa chọn vùng báo động trong phạm vi 900, 1800 hoặc 3600. - Phím dùng để di chuyển đường phương vị điện tử hoặc chọn phương vị vùng báo động - Phím dùng để di chuyển vòng cự ly di động hoặc chọn cự ly vùng báo động. - Phím dùng để mở và tắt nguồn - Phím có 2 chức năng: + TX: dùng để khởi động máy phát của ra đa + SAVE: để máy ở chế độ dự chữ, lúc này màn hình không bật sáng để chống tiêu hao điện (đèn báo màu đỏ: mở; màu xanh:ở chế độ dự chữ) 2.2. Chuẩn bị Ra đa - Khi nối nguồn vào máy phải kiểm tra và biết chắc chắn nguồn được dùng là nguồn một chiều có điện áp phù hợp với máy thì mới sử dụng. - Sử dụng nguồn điện một chỉều ổn định có thể dùng bộ đổi nguồn từ 220 V AC xuống 12 – 24 VDC, hoặc dùng ác quy 12 - 24 VDC riêng. 79 - Khi nối dây nguồn với ác quy hoăc bộ đổi nguồn phải xác định chính xác dây nguồn nào nối với cực dương (+), dây nguồn nào nối với cực âm (-). - Phải kiểm tra cầu chì của máy, nếu bị đứt phải tìm nguyên nhân trước khi thay cầu chì mới, cầu chì thay thế phải có trị số ampe bằng với trị số của cầu chì đứt. Tuyệt đối không được dùng cầu chì có trị số ampe lớn hơn. - Phải kiểm tra và đảm bảo các đầu nối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_khai_thac_thiet_bi_vo_tuyen_dien_hang_hai.pdf